C4-7 - Ve sinh LD, DK khi hau, chong bui, chong doc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

                                     PHẦN II : VỆ SINH LAO ĐỘNG .

                                                  CHƯƠNG 4 :

           KHÁI NIỆM CHUNG VỀ VỆ SINH LAO ĐỘNG .

              ß 1. PHÂN LOẠI CÁC TÁC HẠI VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP

                                   TRONG NGÀNH XÂY DỰNG .

Phân loại một số bệnh nghề nghiệp :

TT

Đặc tính tác dụng của tác hại

Bệnh nghề nghiệp

Quá trìnhlàm việc

1

Điều kiện vi khí hậu không tiện nghi : quá nóng , quá lạnh

Say Nóng , say nắng , cảm lạnh , ngất

Làm việc trong buồng lái cần trục , làm ngoài trời .

2

Sợ chênh lệch về áp suất cao hoặc thấp hơn áp suất khí quyển

Bệnh xung huyết

Lv trên Nói cao , dưới sâu : giếng chìm , lặn dưới nước .

3

Tiếng ồn thường cao hơn mức giới hạn 75dB . Những âm thanh quá mạnh

Giảm độ thính , điếc .

Lviệc với dụng cụ nén khí , đóng cọc , bóa hơi

4

Rung động tác dụng thường xuyên

Đau xương , thấp khíp , các biến đổi bệnh lý không hồi phục .

Đầm bê tông , máy nén khí , rung động điện .

5

Tác hại củ bụi SX , đặc biệt là bụi độc

Huỷ hoại hệ hô hấp , bệnh bụi phổi , bệnh lao .

Đạp , nghiền VL rời , nổ mìn , khai thác đá amian , thăm dò khai thác quặng phóngg xạ .

6

Tác dụng của chất độc

Nhiễm độc cấp tính , mãn tính , phòng rộp .

Sơn , công tác trang trí , cạo rỉ , tẩm gỗ , nấu bi tum .

7

Tác dụng của tia phóng xạ

Bệnh da cấp tính , mãn tính

Dò khuyết tật trong các cấu kiện kim loại , kiểm tra mối hàn bằng tia gam ma .

             ß 2. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA BỆNH NGHỀ NGHIỆP .

1.     Lựa chọn đúng đắn , đảm bảo các yếu tố vi khí hậu .

2.     Loại trừ các tác dụng có hại của chất độc và nhiệt độ cao : thông gió , hút thải khí độc .

3.     Làm giảm , triệt tiêu tiếng ồn , rung động : Tiêu âm , cách âm , giảm cường độ rung động .

4.     Cần có chế độ riêng với các  công việc nặng nhọc : Rút ngắn thời gian làm việc , nghỉ phép , điều dưỡng .v.v.

5.     Tổ chức chiếu sáng tự nhiên , nhân tạo , đủ ánh sáng cho làm việc .

6.     Đề phòng bệnh phóngg xạ : liên quan đến các chất phóng xạ và đồng vị phóng xạ .

7.     Sử dụng các phương tiện BHLĐ bảo vệ các bộ phận của cơ thể : tay chân , da .v.v.

                                                CHƯƠNG 5 .

      ĐIỀU KIỆN VI KHÍ HẬU TRONG MÔI TRƯỜNG SẢN XUẤT .

                        ß1. ẢNH HƯỞNG CỦA YẾU TỐ VI KHÍ HẬU

                                        ĐẾN SỨC KHOẺ CÔN NGƯỜI .

Điều kiện vi khí hậu trong môi trường SX : nhiệt độ , độ ẩm tương đối , vận tốc lưu chuyển của không khí , bức xạ nhiệt .

      Thành phần không khí gồm :       nitơ  75,55%      -   ô xy 23,1%  . Ngoài ra còn khí cácboníc , ácgon , hơi nước .v.v.

+ Nếu ô xy giảm xuống chỉ còn 12% ta sẽ thấy khó thở , bộ máy hô hấp làm việc căng , thở nhiều và  sâu , con người chỉ chịu được không quá nửa giờ .  Do đó cần làm thoáng mát nơi làm việc .

 Thân nhiệt cơ thể ( 36 – 37 ) độ , khi làm việc thân nhiệt tăng lên , nó phải được thoát ra Khái cơ thể để đảm bảo ổn định thân nhiệt cho người . Sự thoát nhiệt của cơ thể ra bên ngoài theo các yếu tố sau :

+ Đối lưu : Khi nhiệt độ cơ thể cao hơn môi trường .

+ Bức xạ : Khi nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ không khí bằng nhau nhưng nhiệt độ các vật xung quanh thấp hơn .

+ Bốc hơi :  Khi nhiệt độ môi trường cao hơn nhiệt độ cơ thể .

Khi nhiệt độ không khí 200 C sự toả nhiệt như sau :

    Đối lưu –31 % ,  Bức xạ - 43,7% , bốc hơi 21, 7% , nhiệt còn lại tiêu hao vào làm nóng thức ăn và không khí .

Khi nhiệt độ không khí trên 300 C sự toả nhiệt xảy ra chủ yếu là bốc hơi , khi nhiệt độ từ ( 35- 40 ) 0 C tthì tuyệt đối bằng con đường này . Lượng nhiệt bốc hơi phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường , độ ẩm , độ lưu chuyển không khí . Độ lưu chuyển không khí càng lớn thì sự bốc hơi càng mạnh . Sự toả nhiệt ngoài phụ thuộc vào đ / k vi khí hậu còn phụ thuộc vào cường độ LĐ . Lao động càng nặng thì toả nhiệt càng nhiều . Quá trình toả nhiệt không chỉ làm giảm nhiệt độ cơ thể mà cón làm cơ thể mất nước , lượng mồ hôi bốc hơi 10- 12 lít , kèm theo mất nước là mất muối 30 – 40 g / ngày đêm .

  Cơ thể bị quá nóng làm tăng mệt mỏi, nhức đầu , chóng mặt ù tai hoa mắt . Khi làm việc chân tay quá nặng nhọc , nhiệt độ và độ ẩm không khí cao có thể gây ngộ nhiệt là do sự mất nước , mất muối quá nhiều trong cơ thể .

  Sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa cơ thể và môi trường cũng gây ảnh hưởng tới cơ thể : khi quá lạnh sẽ gây cảm lạnh , rét run , tê buốt .v.v.  

Tóm lại điều kiện vi khí hậu ảnh hưởng rất nhiều tới sức khoẻ vì vậycần tạo điều kiện thuận lợi về vi khí hậu cho công nhân làm việc .

                           ß2. BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM CÁC ĐIỀU KIỆN

                                               VI KHÍ HẬU TIỆN NGHI  .

1.     Bảo đảm sự trao đổi không khí bằng thông gió tự nhiên tốt . Bố trí hướng gió tốt cho các xưởng SX ( theo hướng Bắc – Nam ) , tăng diện tích các cửa sổ để tăng thông thoáng .

2.     Xây dựng hệ thông thông gió nhân tạo : quạt gió cố định , lưu động , sử dụng hương sen  đưa không khí mát tới từng chỗ làm việc .

3.     Hạn chế các nguồn bức xạ nhiệt : lò xấy , lò đốt

4.     Cải tiến kỹ thuật , cơ giới hoá thi công làm giảm lao động nặng nhọc của CN .

5.     Sử dụng các dụng cụ phòng hộ cá nhân : quần áo bằng vải cách nhiệt , kính màu , kính mờ .

6.     Tạo điều kiện nghỉ ngơi , bồi dưỡng vật chất cho người lao động , bù đắp sự mất mát năng lượng trong SX , pha thêm muối vào nước chống mất muối cho CN trong SX .

7.     Có tấm che nắng cho người làm ngoài trời .

8.     Che nắng cho thiết bị xe máy làm liên tục ngoài nằng : Sơn chống tia nắng .v.v.

                                                         CHƯƠNG 6 .

      PHÒNG CHỐNG BỤI TRÊN CÁC CÔNG TRƯỜNG VÀ TRONG

               CÁC  XÍ NGHIỆPCÔNGNGHIỆP XÂY DỰNG  .

                      ß1. PHÂN TÍCH TÁC HẠI CỦA BỤI .

Trong quá trìnhthi công , sản xuất vật liệu xây dựng đều có thể phát sinh ra bụi . Có thể phân bụi thành : bụi hữu cơ , bụi vô cơ , bụi hỗn hợp .

Bụi hữu cơ : bụi lông , bụi xương động vật , bụi gỗ , bụi bông .v.v.

Bụi vô cơ : bụi khoáng , gốm , xi măng , bụi đá mài, bụi kim loại .

Theo cỡ hạt bụi , Phân làm 3 nhóm :

+ Nhóm nhìn thấy được > 10mk  .

+ Nhóm nhìn thấy qua kính hiển vi : 10 - 0,25mk  .

+ Chỉ nhìn được qua kính hiển vi điện tử : < 0,25mk

Những hạt lớn rơi nhanh , hạt nhỏrơi chậm hơn , hạt quá nhỏ có thể bay lơ lửng trong không khí rất lâu .

Những hạt bụi rơi vào đường thở : nếu to được giữ  lại trên mũi họng , được khạc ra theo đờm , những hạt nhỏhơn lọt sâu vào khí quản gây bệnh bụi phổi . Tác hại của bụi còn phụ thuộc vào điện tích của nó , các hạt bụi tích điện sẽ nằm lâu trong phổi hơn hạt bụi trung hoà gây nguy hiểm cho sức khoẻ con người .

Làm việc lâu trong môi trường bụi sau một thời gian dài có thể bị bệnh bụi phổi : có bệnh bụi silic , bệnh bụi nhôm , bệnh bụi than .v.v. Bệnh bụi silíc là bệnh nguy hiểm nhất . Ngoài ra bụi còn làm chấn thương mắt .

                               ß 2. NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH BỤI

                              NỒNG ĐỘ GIỚI HẠN BỤI CHO PHÉP  .

Bụi sản xuất thường tạo ra nhiều do các khâu thi công : làm đất , nổ mìn , bốc dỡ nhà cửa , đập nghiền sàng đá , trộn bê tông , .v.v. sản ra một khối lượng lớn bụi silíc SiO2  gây bệnh bụi phổi silíc . hoặc khi cháy bụi phát sinh ra dưới dạng sản phẩm cháy không hoàn toàn .v.v.

Tác hại của bụi đến cơ thể con người phụ thuộc vào nồng độ bụi . Vì vậytiêu chuẩn vệ sinh khi thiết kế các XN công nghiệp có quy định nồng độ cho phép của bụi trong quá trìnhSX .

                                ß 3. BIỆN PHÁP CHỐNG BỤI .

Để chống bụi có thể dùng các dụng cụ phòng hộ cá nhân :  Dụng cụ bảo vệ cơ quan hô hấp , mũ che mặt , kính che mắt . Ngoài phương pháp phòng bụi cá nhân còn biện pháp phòng bụi chung :

+ Các nơi phát sinh bụi như trạm nghiền đá , kho VL rời , máy nhào trộn .v.v. bố trí xa nơi làm việc và bố trí cuối gió .

+ Có thể thay đổi biện pháp kỹ thuật thi công để giảm nồng độ bụi : Vd thay đá mài thiên nhiên bằng đá mài nhân tạo , cơ giới hoá bốc dỡ đất đá .

+ Phun nước ẩm VL , đất đá , nhà cửa trước khi thi công .

+ Đậy kín các bộ phận phát sinh bụi , khói ( che bạt thùng xe khi v/c )

+ Dùng máy hút bụi đặt trong các nhà xưởng , đưa bụi ra ngoài .

+ Thường xuyên vệ sinh các phòng , nơi làm việc để giảm nồng độ bụi . Ơ trên công trường , xưởng SX phải có đủ nhà tắm , rửa cho CN trước khi nghỉ việc .

                                                         CHƯƠNG 7 .

                PHÒNG CHỐNG NHIỄM ĐỘC TRONG XÂY DỰNG  .

        ß1. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN VÀ TÁC HẠI KHI NHIỄM ĐỘC  .

Chất độc là các chất hoá học có tác dụng xấu lên cơ thể con người , gây ra sự phá huỷ các quá trìnhsống bình thường .

Có nhiễm độc cấp tính và nhiễm độc mãn tính .

·     Nhiễm độc cấp tính :  Xảy ra trong trường hợp khi một lượng lớn chát độc xâm nhập vào cơ thể trong thời gian ngắn .

·     Nhiễm độc mãn tính :    Do kết quả tác dụng dần dần , lâu dài của chất độc xâm nhập vào cơ thể với số lượng ít .

Tính độc của vật chất phụ thuộc vào thành phần hoá học , cấu tạo , tính chất lý hoá , nồng độ và đường xâm nhập của nó vào cơ thể , cũng như tình trạng của cơ thể khi làm việc .

Chất độc xâm nhập vào cơ thể chủ yếu bằng đường thở , đường tiêu hoá , da . Trong đó sự xâm nhập qua đường thở là nguy hiểm nhất , vì khả năng hấp thụ chất độc lớn .

Chất độc được phân thành 2 nhóm chính ;

·     Chất độc rắn : Chì , thạch tín , sơn .

·     Chất độc thể lỏng , khí :  Ô xít các bon , xăng , ben zen , sun fua hyđrô , cồn , ête, sunfuarơ , a xêtilen .v.v.  

Theo đặc tính độc tố có 4 nhóm :

+ Các chất phá huỷ da , niờm mạc :  HCl , H2SO4 , CrO3 .

+ Các chất phá huỷ cơ quan hô hấp :  SiO2 , NH3 , SO2

+ Các chất độc tác dụng đến máu  :  CO  ( Phản ứng với huyết sắc tố làm mất khả năng chuyển Ô xy của máu )

+ Các chất độc tác dụng lên hệ thần kinh : cồn , ête , Sun fuahyđrô .v.v.

       ß2 . BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG NHIỄM ĐỘC TRONG XÂY DỰNG  .

Để phòng nhiễm độc trong quá trìnhthi công XD có thể có một số biện pháp sau :

·     Có thể áp dụng cơ giới hoá , tự động hoá trong thi công để giảm độc hại nếu điều kiện cho phép : tự động khâu pha sơn , thay chì bằng kẽm .v.v.

·     Sử dụng thiết bị thông giố để thải chất độc hại ra ngoài , giảm nồng độ xuống thấp hơn mức cho phép .

·     Sử dụng các dụng cụ phòng hộ cá nhân : mũ bảo vệ , mặt nạ phòng ngạt , bình ô xy , kính ngăn cách cơ quan hô hấp với chất độc ở dạng khí , lỏng .

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro