C4.Bi.Q'ThanhCong

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 4. một số bí quyết thành công trong ứng xử tình huống

1.         Bí quyết lục tri :

(1). Tri kỉ - biết mình.

(2). Tri bỉ - biết người.

(3). Tri chỉ - biết giới hạn, điểm dừng cần thiết

(4). Tri túc - Biết đến đây là đủ.

(5). Tri thời – biết thời thế, hoàn cảnh.

(6). Tri ứng – biết cách ứng xử.

2. tạo ra sự cân bằng động, sự tương đồng trong nhiều mối quan hệ tương khắc ẩn chứa trong tình huống

- Giữa lý và tình, giữa cái chung và cái riêng, giữa cái phổ biến và cái cá biệt, giữa trước và sau, giữa trên và dưới, giữa ngoài và trong.

3. Dĩ bất biến ứng vạn biến :

Bí quyết này đòi hỏi người ql phải lấy cái bất biến, cái nguyên tắc để ứng phó với các sự kiện, vụ việc, tình huống xảy ra muôn hình vạn trạng. Do đó phải xem xét , đắn đo, cân nhắc nhiều phương án khác nhau và tìm ra những giải pháp tối ưu trong hoàn cảnh, điều kiện cụ thể cảu mình.

4. Phép đối cực trong ứng xử :

Cách xử thế này  đã có từ ngàn xưa ông cha ta vẫn thường sử dụng theo quan niệm « đức trị ».

5. thuật tương phản :trong ứng xử tình huống, nhiều khi cũng phải « tương kế, tựu kế » lấy « độc trị độc » để thay đổi tình thế, biến bị động thành chủ động, để ứng xử trước những tình huống gay cấn, với những đối tượng tỏ ra « cao thủ » khác người.

6. nghệ thuật chuyển hướng :

Trong 1 số tình huống, người ql ko nhất thiết phải giải quyết chính bản thân mâu thuẫn đó mà tìm cách giải tỏa mâu thuẫn bằng cách tạo ra điều kiện, cơ hội để lấp hố ngăn cách làm cho họ « đến với nhau », hoặc đến với tổ chức để dần dần chuyển từ đối đầu sang hội nhập, chuyển từ sung đột sang cộng tác. Bằng cách đó , việc giải quyết tình huống mâu thuẫn, xung đột trong tập thể sẽ trở nên nhẹ nhàng và có hiệu quả bền vững.

7.  sử dụng nhân vật trung gian:

 Có những trường hợp, những tình huống xảy ra trong quan hệ giữa con người với con người trong tổ chức đòi hỏi người quản lý phải xử lý. Những người quản lý, do có nhiều nguyên nhân khá tế nhị, bản thân mình trực tiếp ứng sử có thể kém hiệu quả. Trong trường hợp đó ng quản lý cần sử dụng nhân vật trung gian và nhân vật đó tỏ ra có những ưu thế đặc ddiemr, có những mối quan hệ qua lại có sức thuyết phục đặc biệt với các đối tượng tạo ra tình huống. biện pháp này sẽ tạo ra những lực lượng tác động song song rất có hiệu quả, tạo thêm sứ manhj và uy tín cho người quản lý.

8.  biện pháp bùng nổ:

Có những tình huống xảy ra mang sắc thái đối xử cá biệt trong tập thể. ở đây đối tượng tạo ra tình huống trở nên chai sạn, trơ lỳ trước mọi tác động thông thường áp dụng trong quản lý. Trong trường hợp này người quản lý cần tỏ ra táo bạo, tìm ra những thủ pháp “ đột phá” vào nội tâm của đối tượng ở những nguồn sức mạnh tình cảm, của lòng tự trọng, danh dự, lương tâm… để làm thức tỉnh, bùng nổ những sức mạnh tiềm ẩn su kín bên trong con người. sự bùng nổ đó sẽ tạo ra nội lực phá bỏ cái vỏ bề ngoài chai sạn, trơ lỳ, thâm căn cố đế tưởng chừng nhu bất khả kháng. Cũng có khi chỉ là sự khêu gợi, một sự rung chạm nho nhỏ nhưng lại đánh đúng vào điểm sáng của tâm hồn, có một daaus hiệu động cơ tích cực cùng tạo ra một sự “bùng nổ” tích cực, tự giải tỏa được mâu thuẫn cho chính mình tạo ra được kết quả bất ngờ, bên vững.

9. thuật sử dụng ngôn ngữ ứng xử:

Ngôn ngữ là một phương tiện cực kỳ sắc bén trong giao tiếp, ứng xử. nó vừa là tiếng nói của trí tuệ, vừa là tiếng nói của trái tim. Nó còn thể hiện độc đáo dáng vẻ, thần sắc của con người. nó là phương tiện đặc sắc trong mối quan hệ giao ;lưu liên nhân cách. Trong quản lý, ngoài sự giao tiếp thông thường nó còn là một phương tiện để truyền tải thông tin, ra các quyết định, mệnh lệnh, để đối nhân, xử thế…

Nhưng việc sử dụng ngôn ngữ đôi khi cũng là con dao 2 lưỡi. tác dụng của nó,chính hay tà, tốt hay xấu, tích cực hay tiêu cực phụ thuộc vào người sử dụng nó:

-           nếu biết cách nói năng lịch thiệp, tế nhị, chân tình, đứng mực, biết “lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Lời nói sẽ có hiệu lực siêu việt, nhiều khi còn mạnh hơn cả sức mạnh vật chất. nhưng nấu sử dụng những ngôn ngữ thô bỉ, cục cằn, hách dịch, trực thượng, cực đoan, nịnh bợ. giả dối… thì rất xúc phạm tới nhân tâm, nhiều khi gây ra những phản ứng đối ngịch cực kỳ nguy hiểm, hậu quả của nó cũng không lường trước được.

-           mặt khác cũng cần phải biết im lặng, biết nghe người khác nói. Châm ngôn bạn cần ghi nhớ trong xử thế: “nói là gieo, nghe là gặt”

-           nụ cười, cách nhìn, điệu bộ, cơ chế, nét hài hước của người quản lý cũng là một dạng ngôn ngữ đặc biệt trong giao tiếp ứng xử. chúng có khả năng giải tỏa mâu thuẫn, tạo ra trạng thái tinh thần, bầu không khí thuận lợi trong tình huống nhất định.

10. biết khen, biết chê:

 khen chê chính là một nghệ thuật để đánh giá, xác định nhân cách của con người, sức mạnh cảu tổ chức biểu hiện trong kết quả của công việc, mức độ tiến bộ của từng các nhân và tập thể. Nó tác động đúng vào bản chất của con người là muốn khẳng định mình giữa mọi người trong tổ chức, họ tìm thấy mình trong sự đánh giá của ng khác, trong tập thể. Tronh đó sự đánh giá của ng quản lý có tầm quan trọng đặc biệt, cóa tính đại diên cao nhât. Nó có tác dụng động viên, khuyến khích các nhân tố tích cực, dù là nhỏ nhất hay lớn nhât, động thời khẳng định giá trị của cái ưu viêt, nổi bật. mặt khác nó tao cơ hội cho mọi ng, cho mọi tổ chức nhân biết mặt hạn chế để khắc phục. việc khen ngợi thái quá sẽ kích thích nảy sinh tính chủ quan, thói nịnh bợ, tính kiêu ngạo… mặt khác sự chê bai quá đáng thẳng thừng, thiếu tế nhị sẽ làm ng ta nhụt chí, cảm thấy mình nhủ nhỏ bé đi, tầm thường đi, dể đảy đến hành vi tiêu cực. điều cần nhớ trong cách khen chê là:

-           phát huy ưu điểm để khắc phục khuyết điểm.

-           chỉ nên chê trách trừng phạt khi ng ta hiểu rõ lỗi lầm, khuyết điểm của mình

-           khen cái ưu việt, tiêu biểu, nhưng cũng đặc biệt khuyến khích khen ngợi cái mới có triển vọng.

-           khách quan, công bặng, công khai đúng mực trong đánh giá, khen ngợi. rõ ràng minh bạch nhưng lại độ lượng, tế nhị và thận trọng trong sự phê bình, chê trách, kỷ luật.

-           vì thế tùy cơ ứng biến mới là nghệ thuật khen chê hướng con người vào cái chân, thiện, mỹ

11. Cần quyết doán và thận trong, táo bạo 1 tý để vượt qua vỏ ốc do dự và đánh mất thơi cơ. Tùy theo đối tượng ứng xử đôi khi cũng phải lì để tiến, hòa để thắng

     12. thuật ứng xử tình huống thành công còn thể hiện ở :

a. ứng xử theo nguyên tắc « 3 lý » : pháp lý, tâm lý và đạo lý.

Trong đó chân lý là mục tiêu cần đạt đến.

+ hành xử/ sống và làm việc theo pháp lý.

+ tu dưỡng, tập luyện theo đạo lý.

+ ứng xử theo tâm lý, tâm lý là cầu nối hai nhân tố pháo lý và đao lý để đạt đến chân lý.

Điều quan trọng đối với  người ql nhà trường trong ứng xử tình huống là phải hiểu tâm tư, nguyện vọng, sở thích và hoàn cảnh của người giáo viên, nhân viên làm việc dưới quyền của mình và biết làm cho họ hiểu mình. Hiểu rõ nhau, đó là bí quyết của nghệ thuật ql.

b. ứng xử theo nhu cầu.

Các nhu cầu cảu cá nhân là nguyên nhân dẫn đến các tình huống. với time, với điều kiện sống mỗi ngày 1 biến động cac nhu cầu cá nhân trở nên càng nhiều, càng đa dạng. Diều đó dẫn đến số lượng các tình huống ngày 1 tăng lên chứ không giảm đi. Các hành động của cá nhân có nguồn gốc sâu xa từ các nhu cầu của cá nhân và họ hành động nhằm làm thỏa mãn các nhu cầu đo. Chính vì vậy. Người ql cần nhận dạng và phân loại các  cấp bậc nhu cầu của cá nhân để giải quyết đúng người, đúng việc. Theo maslow các cấp bậc nhu cầu của con người được chia làm 7 cấp bậc trong 3 nhóm chính như sau :

Nhóm 1- các nhu cầu sinh học : ăn, uống, nghỉ ngơi, giữ thân nhiêt, tiêt kiệm sức lực, tự bảo vệ, duy trì giống nòi...(các nhu cầu để cá nhân tồn tại và phát triển như 1 cá thể, 1 giống loài sinh học)

Nhóm 2- các nhu cầu xã hội : nhu cầu thuộc về cộng đồng xã hội giữ 1 vị trí nhất định trong cộng đồng xã hội nào đó. Dó là nhu cầu được để ý, chú ý và quan tâm. Cao hơn nữa là các nhu cầu được kính trọng, đưuọc yêu mến,...( các nhu cầu để cá nhân tồn tại và phát triển trong xã hội).

2 nhóm nhu cầu sinh học ( nhóm 1) và nhu cầu xã hôi ( nhóm 2) nêu trên, tạo thành nhóm nhu cầu thiếu hụt, bao gồm 4 cấp độ nhu cầu thấp hơn cần được thỏa mã đầu tiên.

Nhóm 3- các nhu cầu nhận thức/ phát triển : nhu cầu trả lời các câu hỏi nảy sinh trong đầu cảu cá nhân (các nhu cầu cần biết, hiểu  và giải thích thế giới xung quanh cũng như chính bản thân mình), gồm có 3 cấp độ nhu cầu cao hơn

Các như cầu cá nhân khác là tổ hợp của các nhu cầu nêu trên.

Trong thực tế mâu thuẫn được giải quyết khih nhu cầu con người được thoả mãn. Các nhu cầu có thể khác nhau về mức độ đòi hỏi thỏa mãn. Các nhu cầu có mức độ đòi hỏi thỏa mãn cao được gọi là nhu cầu cấp bách. Chính nhu cầu cấp bách này đòi hỏi người ta phải hành động.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro