C4.NTac.TTGD

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

 

 

Câu 4. Trình bày các nguyên tắc của thanh tra giáo dục.

        Nguyên tắc chỉ đạo hoạt động: là những tư tưởng chỉ đạo, luận điểm cơ bản quy định việc lựa chọn nội dung phương pháp, phương tiện và hình  thức tổ chức thanh tra giáo dục phù hợp, đó là những tri thức chuẩn mực được tổng kết từ thực tiễn TTGD, có tính khách quan, là chỗ dựa đáng tin cậy về lý luận giúp định hướng đúng đắn trong hoàn cảnh phức tạp để tự mình giải quyết những nhiệm vụ thanh tra trong các tình huống cụ thể, đa dạng và biết tổ chức một cách khoa học việc TTGD đạt kết quả cao.

Từ thực tiễn thanh tra giáo dục đã hình thành một hệ thống các nguyên tắc chỉ đạo hoạt động thanh tra giáo dục như sau:

·  Nguyên tắc pháp chế: thanh tra giáo dục phải dựa trên cơ sở pháp luật, hoạt động theo luật định, không thể tùy tiện. Nghĩa là thanh tra giáo dục tuyệt đối tuân thurcacs văn bản hướng dẫn về cuung tác thanh tra của bộ giáo dục và đào tạo. Thanh tra viên và các đối tượng thanh tra đều phải chấp hành những quy định của thanh tra giáo dục.

·  Nguyên tắc tính đảng: trong công tác giáo dục phải quán triệt đường lối, chủ trương của đảng và nhà nước, quan điểm giáo dục về xây dựng nhà nước pháp quyền Đảng.

·  Nguyên tắc tính kế hoạch: nhằm đảm bảo tính khoa học trong công tác quản lý và hoạt động sư phạm, đảm bảo cho hoạt động dạy và học đúng tiến độ, tránh gây sự xáo trộn. Đó là đề được ra các chuẩn cho các nội dung thanh tra trươc khi đi thanh tra và làm sao cho các CSGD được thanh tra đề phải hoạt động bình thường.

·  Nguyên tắc dân chủ: trong thanh tra giáo dục, tổ chức thanh tra cấp trên có quyền phủ quyết những kết luận, kiến nghị của tổ chức thanh tra cấp dưới và mới có quyền tổ chức phúc tra. Các tổ chức, cơ quan, cá nhân được thanh tra co quyền khiếu nại, khiếu tố, đề xuất kiến nghị với các tổ chức thanh tra xem xét, giải quyết (dân chủ).

·  Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan: trong thanh tra trong giáo dục:

-   người thanh tra viên phải có thái độ trung thực, tôn trọng sự thật, khách quan trong kiểm soát, đánh giá và xử lý.

-   Kết luận, kiến nghị,quyết định phải xuất phát từ thực tiễn kquả suy diễn chủ quan hay áp đặt

-    Cơ sở của nguyên tắc này là tính chính xác, dân chủ, công khai và công bằng.

-   Đk thực hiện:

+ Phải có chuẩn để đánh giá được lượng hóa

+ Đánh giá phải dân chủ, công khai

+ Thanh tra viên phải có phẩm chất và trình độ chuyên môn nghiệp vụ về TTGD, hiểu biết về P.luật

·  Nguyên tắc tính hiệu quả: hoạt động TTGD phải tối ưu (chi phí vật chất, thời gian, sức lực cần thiết ít nhất, nhưng đem lại kết quả tối đa).  Hiệu quả của TTGD được đánh giá bằng chính những kết luận chính xác và những kiến nghị có giá trị thực tiễn, có tính khả thi và giúp cho đối tượng thanh tra sửa chữa những sai sót, ngăn ngừa vi phạm chính sách, chế độ, pháp luật, gữ nguyên kỷ luât chấp hành, phát hiện đúng sai trong các quyết định quản lý để người lãnh đạo nghiên cứu, bổ sug ban hành quyết định mới được chính xác và phù hợp, nâng cao hiệu lực quản lý giáo dục.

·  Nguyên tắc tính giáo dục: thanh tra làm cho đối tượng vươn tới cái đẹp hơn, thanh tra để hiểu đối tượng, giúp đỡ và giáo dục họ. Thanh tra không mang tính trừng phạt, trù dập. Người QL và cán bộ thanh tra phải biết vận dụng và kết hợp các nguyên tắc trên hợp lý, sáng tạo vào từng trường hợp cụ thể nhằm mang lại hiệu quả thanh tra tối ưu.

 

 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro