c4tmdv

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

4.1. Thương mại dịch vụ

4.1.1. Bản chất của thương mại dịch vụ

4.1.1.1. Khái niệm về thương mại dịch vụ

a. Khái niệm về thương mại dịch vụ

Thương mại dịch vụ là một khái niệm phân biệt với khái niệm thương mại về hàng

hoá. Nếu thương mại hàng hoá về cơ bản là mua bán các sản phẩm hữu hình, thì thương

mại dịch vụ về cơ bản là trao đổi về các sản phẩm vô hình. "Bất kỳ thứ gì mua bán trong

thương mại mà không thể rơi vào chân bạn đó là dịch vụ".

Trên thị trường dịch vụ được cung cấp thông qua các phương thức khác nhau để đổi

lấy tiền công trả cho việc cung cấp các dịch vụ đó.

Dịch vụ có thể được cung cấp trên thị trường như một sản phẩm độc lập (ví dụ cung

cấp một khoá học tiếng anh), một số trường hợp chúng được cung cấp nhu một tập hợp

nhiều dịch vụ riêng lẻ có tính chất bổ sung lẫn nhau (ví dụ một tour du lịch bao gồm: dịch

vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ nhà hàng...), trường hợp khác chúng phải đi kèm http://www.ebook.edu.vn 31

cùng với các sản phẩm hàng hoá (ví dụ các dịch vụ nhà hàng luôn đi kèm với thức ăn, đồ

uống).

Cần lưu ý rằng không phải bất kỳ sự cung ứng dịch vụ nào trong xã hội cũng có tính

thương mại. Thương mại dịch vụ chỉ bao gồm những hoạt động mua bán và trao đổi

nhằm vào mục đích lợi nhuận.

Vậy thương mại dịch vụ là toàn bộ những hoạt động cung ứng dịch vụ trên thị

trường thông qua mua bán nhằm mục đích lợi nhuận.

4.1.1.2. Đặc điểm của thương mại dịch vụ

a. Tính đặc thù về đối tượng trao đổi trong thương mại dịch vụ

Sự khác biệt rõ nhận thấy nhất giữa thương mại hàng hóa và thương mại dịch vụ

chính là ở đối tượng của hoạt động trao đổi. Trong thương mại hàng hóa đối tượng trao

đổi là các sản phẩm vật thể còn trong thương mại dịch vụ chúng là các sản phẩm phi vật

thể. Mặc dù có sự khác biệt nhưng dịch vụ và hàng hóa vẫn có những điểm giống nhau:

Là sản phẩm của lao động vì vậy dich vụ mang giá trị. Trong trao đổi giá trị dịch vụ

thể hiện thông qua giá cả thị trường. Dịch vụ cũng có giá trị sử dụng, giá trị sử dụng của

dịch vụ hay công dụng của chúng chính là các lợi ích mà người tiêu dùng nhận được và

thỏa mãn khi tiêu dùng chúng.

Vì dịch vụ vô hình nên so với hàng hoá chúng khó thương mại hoá hơn, điều này lý

giải vì sao cho mãi đến thập niên 70 các nhà kinh tế học vẫn cho rằng: "ngành dịch vụ là

tập hợp chủ yếu của những hoạt động phi thương mại" (theo UNCTAD). Cũng chính vì

thế mà cho đến nay tỷ trọng của các ngành dịch vụ trong GDP khá cao nhưng giá trị kim

ngạch dịch vụ cho xuất khẩu hoặc trao đổi là tương đối nhỏ. Đối với các nước phát triển

tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GDP chiếm khoảng hai phần ba nhưng kim ngạch

thương mại dịch vụ trong nền kinh tế chỉ chiếm khoảng một phần năm (theo Service

Economy).

Vì dịch vụ vô hình nên khi xẩy ra mất cân đối cung cầu theo thời gian người ta

không dự trữ chúng lại trong các kho hoặc nếu có sự mất cân đối cung cầu theo không

gian người ta không thể điều hoà bằng cách vận chuyển chúng từ nơi này qua nơi khác

bằng các phương tiện vận tải nhằm điều tiết cung cầu như trong trường hợp thương mại

hàng hoá.

Trong thương mại dịch vụ để thoả mãn đòi hỏi của khách hàng người ta luôn phải

đảm bảo sự sẵn sàng cung ứng tại nơi và thời điểm mà thị trường có nhu cầu. Mâu thuẫn

là ở chỗ cầu về dịch vụ thường có tính đàn hồi cao và mang tính thời vụ lớn trong khi

cung dịch vụ lại có tính "cứng". Điều này dẫn tới những mâu thuẫn về cung cầu. Đây là

bài toán nan giải trong nhiều ngành dịch vụ. Ví dụ: khả năng truyền tải mạng điện thoại

di động hay mạng Internet thì có hạn nhưng cầu lại biến động và mang tính thời vụ rất http://www.ebook.edu.vn 32

cao nên thường xẩy ra tình trạng "quá tải" do có nhiều người cùng sử dụng vào những

giờ cao điểm hoặc ngược lại có những lúc lại có rất ít người sử dụng như ban đêm hay

ngày nghỉ cuối tuần.

b. Tính đặc thù về các phương thức cung cấp trong thương mại dịch vụ

Do những đặc trưng của sản phẩm dịch vụ nên các giao dịch trong thương mại dịch

vụ giữa người mua, người bán thường đòi hỏi phải có sự tiếp xúc trực tiếp. Trao đổi các

dịch vụ có thể xảy ra trong các trường hợp sau: dịch vụ được chuyển dịch trực tiếp từ nhà

sản xuất đến người tiêu dùng (trong thương mại hàng hóa hoạt động trao đổi này là phổ

biến thì trong thương mại dịch vụ chỉ có một số ít dịch vụ được thực hiện theo cách này.

Ví dụ như chuyển tiền qua ngân hàng...). Các trường hợp giao dịch phổ biến trong lĩnh

vực dịch vụ là: nhà cung cấp dịch vụ dịch chuyển đến nơi có người tiêu dùng (ví dụ các

bác sỹ đến khám bệnh tại nhà) hoặc người tiêu dùng di chuyển đến nơi có nhà cung cấp

dịch vụ (ví dụ bệnh nhân đến bệnh viện để khám, chữa bệnh) hoặc nhà cung cấp dịch vụ

và người tiêu dùng cùng di chuyển đến một địa điểm thứ ba, ví dụ: một doanh nghiệp của

Pháp mở bệnh viện ở Việt Nam (bệnh viện Việt Pháp) để khám, chữa bệnh cho một bệnh

nhân đến từ Nhật Bản.

Trong buôn bán quốc tế dịch vụ được cung cấp giữa các quốc gia theo một trong bốn

phương thức sau:

- Phương thức 1: di chuyển qua biên giới của các sản phẩm dịch vụ (các dịch vụ có

thể truyền qua phương tiện viễn thông như chuyển tiền qua ngân hàng).

- Phương thức 2: di chuyển của người tiêu dùng sang nước khác( khách du lịch sang

thăm một nước khác).

- Phương thức 3: thiết lập hiện diện thương mại tại một nước để cung cấp dịch vụ

(thành lập chi nhánh hay công ty con ở nước ngoài).

- Phương thức 4: di chuyển tạm thời của thể nhân sang một nước khác để cung cấp

dịch vụ tại đó (các luật sư hay bác sỹ di chuyển đến nước khác để làm việc).

c. Tính liên ngành của các dịch vụ

Lĩnh vực dịch vụ có một đặc điểm nổi bật là sự liên kết cao giữa các ngành và phân

ngành dịch vụ. Một mặt, sự phát triển của mỗi ngành kinh doanh dịch vụ phụ thuộc chặt

chẽ vào các ngành dịch vụ khác như là các yếu tố đầu vào. Mặt khác do tính chất của

nhiều loại nhu cầu của dịch vụ mà sự thoả mãn chúng đòi hỏi sản phẩm dịch vụ không

chỉ là những dịch vụ riêng lẻ mà chúng như là một tổ hợp gồm nhiều dịch vụ có tính chất

bổ sung lẫn nhau. Để tạo ra một sản phẩm dịch vụ loại này phải là sự liên kết và phối

hợp hoạt động của nhiều ngành dịch vụ khác nhau cùng tạo ra và cung ứng các dịch vụ

(ví dụ như sản phẩm du lịch).

d. Tính đa dạng cúa các loại hình dịch vụ http://www.ebook.edu.vn 33

Dịch vụ là lĩnh vực rất rộng, đa dạng về quy mô và tính chất kinh doanh. Bên cạnh

một số ngành dịch vụ quy mô kinh doanh lớn: vốn đầu tư lớn, công nghệ hiện đại, lao

động chuyên môn cao như dịch vụ viễn thông, dịch vụ tài chính, dịch vụ hàng không, vận

tải biển, vận tải đường sắt... còn có vô số những ngành dịch vụ kinh doanh nhỏ, linh hoạt,

phân tán, lao động giản đơn, thích hợp với loại hình kinh doanh nhỏ, hộ gia đình và

doanh nghiệp nhỏ. Những ngành dịch vụ này tồn tại khách quan do nhu cầu đời sống như

trông xe, giữ trẻ, xe ôm, giúp việc gia đình... cho dù sự phát triển ở trình độ nào của nền

kinh tế thì chúng vẫn tồn tại như là một bộ phận không thể thiếu được của nền kinh tế xã

hội và vai trò của chúng không nhỏ, nhất là trong việc thỏa mãn nhu cầu muôn màu,

muôn vẻ của đời sống xã hội và tạo công ăn việc làm cho dân cư.

Sự đa dạng về vai trò của dịch vụ đối với đời sống và sản xuất: có nhiều ngành dịch

vụ là những ngành quan trọng cung cấp yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh và trình

độ của những ngành dịch vụ này có ảnh hưởng rất lớn tới sức cạnh tranh của hàng hoá và

dịch vụ của quốc gia ví dụ dịch vụ vận tải, dịch vụ viễn thông...Nhiều ngành dịch vụ

không chỉ đáp ứng nhu cầu sản xuất mà cả nhu cầu sinh hoạt của dân cư như dịch vụ điện

thoại. Ngoài ra có một số dịch vụ hoàn toàn chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của dân cư .

e. Tính chất nhạy cảm về tác động của dịch vụ với đời sống kinh tế, xã hội, chính trị và

môi trường

Thương mại dịch vụ là lĩnh vực hoạt động kinh tế có sự phụ thuộc chặt chẽ và đặc

biệt nhậy cảm vấn đề chính trị, an ninh, quốc phòng. Ngược lại, cũng là lĩnh vực mà hoạt

động của chúng có tác động rất phức tạp và khó dự báo đối với đời sống xã hội.

4.1.1.3. Phân loại thương mại dịch vụ

Ngày nay, dịch vụ là một lĩnh vực bao gồm những hoạt động hết sức rộng lớn. Ban

thư ký WTO đã chia các hoạt động dịch vụ khác nhau thành 12 ngành (trong đó gồm 155

tiểu ngành):

1. Các dịch vụ kinh doanh

2. Dịch vụ bưu chính viễn thông

3. Dịch vụ xây dựng và các dịch vụ kỹ thuật liên quan

4. Dịch vụ phân phối

5. Dịch vụ giáo dục

6. Dịch vụ môi trường

7. Dịch vụ tài chính

8. Các dịch vụ xã hội và liên quan đến y tế

9. Các dịch vụ du lịch và dịch vụ liên quan đến lữ hành

10. Các dịch vụ giải trí, văn hoá, thể thao (ngoài dịch vụ nghe nhìn)

11. Dịch vụ vận tải http://www.ebook.edu.vn 34

12. Các dịch vụ khác chưa được thống kê ở trên

Cần lưu ý rằng ngoài 11 ngành dịch vụ chính, nhóm dịch vụ thứ 12 (nhóm các dịch

vụ khác) là vô số những loại dịch vụ tồn tại một cách khách quan do nhu cầu của đời

sống. Những dịch vụ này rất đa dạng và hiện vẫn chưa được xét đến trong thống kê

thương mại.

4.1.2. Vai trò của thương mại dịch vụ

Trong thời đại ngày nay, thương mại dịch vụ có một ví trí ngày càng quan trọng

trong buôn bán toàn cầu và trong cơ cấu kinh tế của các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia

phát triển. ở nhiều nước, một số ngành dịch vụ được xem là ngành kinh tế có vị trí mũi

nhọn, ngành công nghiệp không ống khói. Theo thống kê của WTO, tổng giá trị thương

mại dịch vụ của những năm đầu thế kỷ XI đã tăng gấp 4 lần so với tổng giá trị thương

mại dịch vụ năm 1980. Giá trị thương mại dịch vụ năm 2002 đạt 2.900 tỷ USD, chiếm

20% tổng giá trị thương mại thế giới (

1

). ở các nước phát triển, các ngành dịch vụ chiếm

tỷ trọng khoảng 60-70% GNP, như Anh, Pháp, Đức khoảng 65%, riêng Hoa Kỳ chiếm

gần 80%, và ở các nước đang phát triển tỷ trọng này cũng chiếm khoảng 50%. Mỹ, EU

và Nhật Bản là những quốc gia có sức cạnh tranh cao trong các ngành dịch vụ, đặc biệt là

tài chính, viễn thông, vận tải. Các nước này đang tăng cường vị trí của mình trong thương

mại dịch vụ nhiều hơn thương mại hàng hóa. Với vị trí đó, thương mại dịch vụ đã đem lại

những vai trò đặc biệt quan trọng cho các quốc gia trong thời đại ngày nay, cụ thể:

- Thương mại dịch vụ có vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đóng góp vào GNP

của nền kinh tế các quốc gia.

Vai trò của thương mại dịch vụ với tăng trưởng kinh tế không những thể hiện ở sự

tăng trưởng nhanh chóng của bản thân những ngành dịch vụ mà vai trò này còn thể hiện ở

việc thúc đẩy, hỗ trợ các ngành kinh tế khác trong nền kinh tế quốc dân, đặc biệt là vai

trò của các ngành dịch vụ như bưu chính - viễn thông, tài chính - ngân hàng, giao thông -

vận tải... Với khả năng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đó, những đóng góp của thương mại

dịch vụ vào GNP cũng ngày càng được khẳng định. Theo WTO, giai đoạn 1980-2002,

hàng năm bản thân thương mại dịch vụ trên thế giới có tốc độ tăng trưởng bình quân 9%,

cao hơn tốc độ tăng 6% của thương mại hàng hóa. Về đầu tư, khoảng 60% giá trị đầu tư

trực tiếp nước ngoài hiện nay đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ. (

2

- Vai trò của thương mại dịch vụ với tăng cường hội nhập khu vực và quốc tế, cải

thiện cán cân thương mại của các quốc gia.

Xu thế tự do hóa thương mại không chỉ còn diễn ra ở lĩnh vực thương mại hàng hóa,

mà tự do hóa thương mại dịch vụ cũng đang từng bước mở ra. Hiện nay, các nước phát

1

) Ngu¬n: www.ilo.org

2

) Ngu¬n: www.ilo.org http://www.ebook.edu.vn 35

triển đang chú trọng vào phát triển và tìm cơ hội xuất khẩu ở các ngành dịch vụ như tài

chính, viễn thông, y tế và giáo dục. Các nước này thường thu được lợi ích rất cao nhờ vào

những ngành dịch vụ và thường gây sức ép đòi hỏi các nước mở cửa hơn đối với thị

trường này. Mặc dù các nước đang phát triển và chậm phát triển thường có nhiều bất lợi

khi mở của thị trường dịch vụ, song họ cũng đang khai thác những lợi thế so sánh của

mình để hội nhập và cải thiện cán cân thương mại thông qua các ngành dịch vụ như du

lịch, xuất khẩu lao động.

- Vai trò của thương mại dịch vụ với việc thúc đẩy phân công lao động và chuyển

dịch cơ cấu kinh tế.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã

hội, các ngành dịch vụ mới không ngừng ra đời và phát triển nhanh chóng. Do vậy, lĩnh

vực dịch vụ đã ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu của nền kinh tế quốc dân.

Đồng thời, một số ngành dịch vụ ra đời đã thúc đẩy tích cực trao đổi hàng hóa và dịch vụ

giữa các vùng, giữa các quốc gia, đưa đến xu thế phân bổ nguồn lực theo nguyên lý cân

bằng hiệu quả cận biên (Marginal Efficiency). Những tác động đó đã góp phần thúc đẩy

mạnh mẽ quá trình phân công lao động xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong phạm

vi từng quốc gia, cũng như trên phạm vi toàn thế giới phù hợp với lợi thế so sách của

từng vùng và từng quốc gia.

- Vai trò của thương mại dịch vụ đối với việc tạo ra công ăn việc làm cho xã hội.

Một mặt, qui mô của lĩnh vực dịch vụ ngày càng được mở rộng sẽ đem lại công ăn

việc làm ngày càng nhiều cho xã hội. Mặt khác, đối với một số ngành dịch vụ, sự phát

triển nó sẽ đem lại số lượng công ăn việc làm mới cả về số tương đối và tuyệt đối. Đây là

những lĩnh vực dịch vụ có cấu tạo hữu cơ mà việc sử dụng lao động sống có xu hướng

tăng nhanh hơn lao động vật hóa. Tại nhiều quốc gia trên thế giới, nhất là các quốc gia

phát triển, tỷ trọng lao động của các ngành dịch vụ chiếm khoảng 60-70% công ăn việc

làm trong xã hội. Chỉ tính riêng ngành du lịch, năm 2002 đã thu hút khoảng 204 triệu lao

động trên toàn thế giới (ước tính cứ 9 lao động thì có 1 lao động làm việc trong lĩnh vực

du lịch), chiếm khoảng 10,6% lực lượng lao động thế giới. (

3

- Vai trò của thương mại dịch vụ đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của

con người.

Trước hết, xuất phát từ những vai trò của thương mại dịch vụ nói trên mà nó đã góp

cải thiện tích cực thu nhập cho xã hội và người lao động. Theo đó việc cải thiện thu nhập

được xem là một yếu tố quan trọng cho phép con người nâng cao chất lượng cuộc sống

của họ. Mặt khác, thực tế ngày nay ở hầu hết các quốc gia thì chất lượng cuộc sống đang

phụ thuộc chủ yếu vào khả năng thỏa mãn nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ, đặc biệt là

3

) Ngu¬n: www.ilo.org http://www.ebook.edu.vn 36

các dịch vụ liên quan đến chăm sóc sức khỏe, nâng cao dân trí, giải trí hay phục vụ cho

các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.

Ngoài ra, thương mại dịch vụ còn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường

giao lưu văn hóa, chuyển giao công nghệ...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#jar