C5. AN TOAN HO DAO VA DAN GIAO

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CHƯƠNG V: KỸ THUẬT AN TOÀN KHI ĐÀO ĐẤT ĐÁ VÀ LÀM VIỆC TRÊN GIÀN GIÁO

Đ1 PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN GÂY CHẤN THƯƠNG KHI ĐÀO ĐẤT ĐÁ VÀ HỐ SÂU

I.Nguyên nhân gây ra tai nạn thi cong đào đất, hố sâu:

-Trong xây dựng cơ bản, thi công đất đá là một loại công việc thường có khối lượng lớn, tốn nhiều công sức và cũng thường xảy ra chấn thương.

-Các trường hợp chấn thương, tai nạn xảy ra khi thi công chủ yếu là khi đào hào, hố sâu và khai thác đá mỏ.

-Các nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn:

·        Sụp đổ đất khi đào hào, hố sâu:

Ø     Đào hào, hố với thành đứng có chiều rộng vượt quá giới hạn cho phép đối với đất đã biết mà không có gia cố.

Ø      Đào hố với mái dốc không đủ ổn định.

Ø      Gia cố chống đỡ thành hào, hố không đúng kỹ thuật, không đảm bảo ổn định.

Ø      Vi phạm các nguyên tắc an toàn tháo dỡ hệ chống đỡ.

·        Đất đá lăn rơi từ trên bờ xuống hố hoặc đá lăn theo vách núi xuống người làm việc ở dưới.

·        Người ngã:

Ø      Khi làm việc mái dốc quá đứng không đeo dây an toàn.

Ø      Nhảy qua hào, hố rộng hoặc leo trèo khi lên xuống hố sâu.

Ø      Đi lại ngang tắt trên sườn núi đồi không theo đường quy định hoặc không có biện pháp đảm bảo an toàn.

·        Theo dõi không đầy đủ về trình trạng an toàn của hố đào khi nhìn không thấy rõ lúc tối trời, sương mù và ban đêm.

·        Bị nhiễm bởi khó độc xuất hiện bất ngờ ở các hào, hố sâu.

·        Bị chấn thương do sức ép hoặc đất đá văng vào người khi thi công nổ mìn.

·        Việc đánh giá không hoàn toàn đầy đủ về khảo sát, thăm dò và thiết kế bởi vì:

Ø      Hiện nay các tính chất cơ học của đất đá vẫn chưa thể hiện hoàn toàn trong cơ học đất.

Ø      Đất cũng không phải là 1 hệ tĩnh định theo thời gian, cho nên trong quá trình thi công những yếu tố đặc trưng của đất có thể sai khác so với khi thiết kế.

II.Phân tích nguyên nhân làm sụt lỡ mái dốc:

-Sự sụp đổ mái dốc ở hào, hố xảy ra do các điều kiện cân bằng của khối lăng trụ ABC bị phá hoại. Khối này được giữ bởi các lực ma sát và lực dính tác dụng lên mặt trượt AC:

-Khi mái dốc ổn định tức là khi khối lăng trụ ở trạng thái cân bằng giới hạn theo lực ma sát và lực dính ở dạng chung có thể biểu hiện sau:

                                                         _         (5.1)

                           tức là           _

         Trong đó:

              +Q: trọng lượng khối lăng trụ ABC (tấn).

           +j, c: góc mái dốc tự nhiên và lực dính của đất.

           +q: góc giữa mặt phẳng trượt và mặt nằm ngang.

                                                    Hình 5.1: Sơ đồ tính ổn định mái dốc

-Trị số lực dính và ma sát giảm đi khi độ ẩm của đất tăng. Khi tổng các lực này trở nên nhỏ hơn lực trượt, điều kiện cân bằng của khối lăng trụ ABC sẽ bị phá hoại, mái dốc đào sẽ bị sụp lở ® Sự ổn định của mái dốc hố đào không gia cố cũng chỉ được giữ tạm thời cho đến khi các tính chất cơ lý của đất thay đổi do nước ngầm và mưa lũ làm cho đất ẩm ướt.

-Để loại trừ các nguyên nhân làm sụt lở đất đá khi đào móng, đào hố sâu, kênh mương, thì việc thiết kế quy trình công nghệ hoặc sơ đồ thi công cần phải xét các yếu tố sau:

·         Đặc trưng cụ thể của đất.

·         Độ sâu, chiều rộng của khối đào và thời hạn thi công.

·         Sự dao động của mực nước ngầm và nhiệt độ của đất trong suốt thời kỳ thi công khối đào.

·         Hệ thống đường ngầm có sẵn và vị trí phân bố của chúng.

·         Điều kiện thi công.

®Trong quy trình công nghệ và sơ đồ thi công đất cần chỉ rõ phương pháp thi công và biện pháp ngăn ngừa sụt lỡ, đảm bảo sự ổn định của đất và an toàn thi công.

Đ2 CÁC BIỆN PHÁP ĐỀ PHÒNG CHẤN THƯƠNG KHI ĐÀO HỐ, HÀO SÂU

-Để đề phòng chấn thương, ngăn ngừa tai nạn khi khai thác đất đá và đào các hố sâu, đường hào thường dùng các biện pháp kỹ thuật sau đây:

I.Đảm bảo sự ổn định của hố đào:

1.Khi đào với thành đứng:

-Khi đào hố móng, đường hào không có mái dốc cần phải xác định đến một độ sâu mà trong điều kiện đã cho có thể đào với thành vách thẳng đứng không có gia cố.

a/Xác định theo quy phạm:

-Đối với đất có độ ẩm tự nhiên, kết cấu không bị phá hoại và khi không có nước ngầm chỉ cho phép đào thành thẳng đứng mà không cần gia cố với chiều sâu hạn chế do quy phạm quy định như sau:

·        Đất cát và sỏi: không quá 1m.

·        Đất á cát: không quá 1.25m.

·        Đất á sét và sét: không quá 1.5m.

·        Đất cứng (dùng xà beng, cuốc chim): không quá 2m.

b/Xác định theo công thức:

-Chiều sâu tới hạn khi đào hố, hào thành đứng có thể xác định theo công thức của Xôkôlôpski:

                                             _        (5.2)

         Trong đó:

              +Hgh: độ sâu giới hạn của thành đứng hố đào (m).

              +c, j, g: lực dính, góc ma sát trong và dung trọng của đất (t/m2, độ, t/m3).

-Khi xác định độ sâu giới hạn của hố móng hoặc đường hào với thành thẳng đứng nên đưa hệ số tin cậy >1, thường lấy bằng 1.25:

                                                         _       (5.3)

-Khi đào hào, hố sâu hơn chiều sâu cực hạn thì phải gia cố thành hố hoặc đào thành dật cấp.

2.Khi đào hào, hố có mái dốc:

-Đối với những khối đào sâu có mái dốc thì góc mái dốc có thể được xác định theo tính toán. Tính góc mái dốc có thể tiến hành theo phương pháp của Matslôp dựa trên 2 giả thiết:

·        Góc mái dốc ổn định đối với bất kỳ loại đất nào là góc chống trượt của nó Ft.

·        Ứng suất cực hạn ở trong chiều dày lớp đất được xác định bằng đẳng thức cảu 2 ứng suất chính do trọng lượng của của cột đất có chiều cao bằng khoảng cách từ mốc đang xét đến bề mặt nằm ngang của đất.

-Hệ số chống trượt Ft thể hiện bằng đẳng thức:

                                                      _       (5.4)

         Trong đó:

              +c, j, g: lực dính, góc nội ma sát và dung trọng của đất.

              +Ptn=gH: tải trọng tự nhiên hay áp lực thẳng đứng của đất ở chiều sâu H.

-Đại lượng Ft=tgFt khi hệ số an toàn ổn định n=1. Do đó khi lạp góc mái dốc a xuất phát từ đẳng thức:

                                                          _         (5.5)

         Trong đó:

              +n: hệ số an toàn được lựa chọn xuất phát từ thời hạn tồn tại của khối đào. Nếu thời gian đó trên 10 năm thì n=1.5-1.8 và khi đó sự ổn định của nó sẽ được đảm bảo ngay cả lúc mưa lũ.

-Khi khai thác đất đá và đào hố sâu, điều nguy hiểm đặc biệt đối với công nhân là khả năng sụt lỡ, trượt và xô đổ mái dốc. Ở những khối đào sâu từ 20-30m, nguy hiểm nhất là hiện tượng trượt đất có thể lấp hố đào ở dưới cùng với máy móc, thiết bị và người làm việc. Hiện tượng này thường xuyên xảy ra nhiều về mùa mưa lũ.

-Để đề phòng trượt đất và sụp lỡ khi đào có thể thực hiện các biện pháp như:

·        Gia cố đáy mái dốc bằng cách đóng cọc bố trí theo hình bàn cờ.

·        Làm tường chắn bằng loại đá rắn và vữa đảm bảo độ bền chịu lực.

·        Làm giảm góc mái dốc hoặc chia mái dốc thành ra nhiều cấp, làm bờ thềm trung gian và thải đất thừa ra khỏi mái dốc.

3.Khi đào hào, hố có thành dật cấp:

-Đối với hào, hố rộng chiều sâu lớn, khi thi công thường tiến hành đào theo dật cấp:

·        Chiều cao mỗi đợt dật cấp đứng không được vượt quá chiều cao theo quy định an toàn ở trường hợp đào với thành vách thẳng đứng.

·        Khi dật cấp để theo mái dốc thì góc mái dốc phải tuân theo điều kiện đảm bảo ổn định mái dốc.

-Giữa các đợt giật cấp có chừa lại cơ trung gian (bờ triền, thềm). Cần căn cứ vào chiều rộng cần thiết khi thi công người ta phân ra cơ làm việc, cơ để vận chuyển đất và cơ để bảo vệ;

·        Cơ làm việc và cơ vận chuyển đất được xác định xuất phát từ điều kiện kỹ thuật đào, cần phải có nền ổn định và chiều rộng đủ để hoàn thành các thao tác làm việc 1 cách bình thường. Chiều rộng cơ để vận chuyển đất lấy như sau:

Ø      Khi vận chuyển thủ công lấy rộng 3-3.5m.

Ø      Khi vận chuyển bằng xe súc vật kéo lấy rộng 5m.

Ø      Khi vận chuyển bằng xe cơ giới lấy rộng 7m.

·        Trên mỗi dật cấp khối đào phải để lại cơ bảo vệ, khi tuân theo mái dốc tự nhiên của đất thì chiều rộng cơ có thể xác định theo điều kiện:

                                                                 _       (5.6)

         Trong đó:

              +a: chiều rộng của cơ (m).

              +H: chiều cao đật cấp (m).

4.Bố trí đường vận chuyển trên mép khối đào:

-Thi công công tác đất ở trên công trường và khai thác mỏ có liên quan đến việc sử dụng máy móc và công cụ vận chuyển cũng như việc bố trí đúng đắn đường vận chuyển ở gần hố đào ngoài phạm vi sụp đổ của khối lăng trụ.

                                         Hình 5.2: Bố trí đường vận chuyển trên mép hố đào

-Khoảng cách từ mép khối đào đến tuyến vận chuyển có thể được xác định theo công thức:

                                       _       (5.7)

         Trong đó:

              +l1: khoảng cách từ tuyến vạn chuyển đến cỗ giao nhau với đường được tạo bởi mái dốc tự nhiên của đất (m).

              +H: chiều sâu khối đào (m).

              +j: góc mái dốc tự nhiên của đất (độ).

              +a: góc giữa mái đóc đào thực tế và mái dốc tự nhiên.

II.Biện pháp ngăn ngừa đất đá lăn rơi:

-Khi đào nếu trên thành hố đào ngẫu nhiên tạo ra các ụ đất đá treo thì đình chỉ công việc ở dưới và phá đi từ phía trên sau khi đã chuyển người và máy ra nơi an toàn.

-Chừa bờ bảo vệ để ngăn giữ các tầng đất đá lăn từ phía trên xuống. Để đảm bảo tốt hơn, ở mép bờ cần đóng các tấm ván thành bảo vệ cao 15cm.

-Đất đá đào lên phải đổ xa cách mép hố, hào ít nhất 0.5m.

-Khi đào đất tuyệt đối không đào theo kiểu hàm ếch. Nếu đào bằng máy gầu thuận thì chiều cao tầng xúc không được lớn chiều cao xúc tối đa của gầu xúc, phải xúc theo góc độ đã quy định theo thiết kế khoan đào.

-Trong quá trình đào hào, hố, người ta phải thường xuyên xem xét vách đất và mạch đất phía trên nếu thấy có kẽ nứt hoặc hiện tượng sụt lỡ đe doạ thì phải đình chỉ việc đào ngay. Cán bộ kỹ thuật phải tiến hành nghiên cứu để đề ra biện pháp giải quyết thích hợp và kịp thời.

-Đặc biệt sau mỗi trận mưa phải kiểm tra vách đào trước khi để công nhân xuống hố đào tiếp.

III.Biện pháp ngăn ngừa người ngã:

-Công nhân lên xuống hố, hào sâu phải có thang chắc chắn, cấm leo trèo lên xuống theo các văng chống.

-Công nhân phải đeo dây an toàn và dây phải buộc vào chổ thật chắc trong trường hợp sau:

·        Khi làm việc trên mái dốc có chiều cao hơn 3m và độ dốc £ 45o.

·        Khi bề mặt mái dốc trơn trượt, ẩm ướt và độ dốc £ 30o.

-Khi đã đào tới độ sâu 2m trở lên bằng thủ công thì không để công nhân làm việc 1 người mà phải bố trí ít nhất 2 người.

-Tuyệt đối cấm đứng ngồi trên miệng hoặc sát dưới chân thành hào hố có vách đứng đang đào dỡ để nghỉ giải lao hoặc đợi chờ công việc. Trường hợp dưới chân thành hào hố có khoảng cách đất rộng thì có thể đứng hoặc ngồi cách chân thành hào hố 1 khoảng cách lớn hơn chiều cao của thành hố từ 1m trở lên.

-Hố đào trên đường đi lại phải có rào chắn, ban đêm phải có đèn sáng để bảo vệ.

IV.Biện pháp đề phòng nhiễm độc:

-Trước khi công nhân xuống làm việc ở các hố sâu, giếng khoan, đường hầm phải kiểm tra không khí bằng đèn thợ mỏ. Nếu có khí độc phải thoát đi bằng bơm không khí nén. Trường hợp khí CO2 thì đèn lập loè và tắt, nếu có khí cháy như CH4 thì đèn sẽ cháy sáng.

-Khi đào sâu xuống lòng đất, phát hiện có hơi hoặc khói khó ngửi thì phải ngừng ngay công việc, công nhân tản ra xa để tránh nhiễm độc. Phải tìm nguyên nhân và áp dụng các phương pháp triệt nguồn phát sinh, giải toả đi bằng máy nén không khí, quạt,...cho đến khi xử lý xong và đảm bảo không còn khí độc hoặc nồng độ khí độc rất nhỏ không nguy hiểm đến sức khoẻ thì mới ra lệnh cho tiếp tục thi công.

-Khi đào đất ở trong hầm, dưới hố móng có các loại ống dẫn hơi xăng dầu hoặc có thể có hơi độc, khí mêtan, dễ nổ thì không được dùng đen đốt dầu thường để soi rọi, không được dùng lửa và hút thuốc.

-Nếu cần phải làm việc dưới hố, giếng khoan, đường hầm có hơi khí độc, công nhân phải trang bị mặt nạ phòng độc, bình thở và phải có ở trên theo dõi hỗ trợ.

V.Phòng ngừa chấn thương khi nổ mìn:

-Trong nổ phá cần chú ý phạm vi nguy hiểm của nổ phá gây ra cho người, máy móc thi công, các vật kiến trúc xung quanh và phải có biện pháp an toàn tương ứng.

-Nghiên cứu tính chất nguy hiểm của nổ phá có mấy phương diện sau:

·        Phạm vi nguy hiểm của hiệu ứng động đất.

·        Cự ly nguy hiểm nổ lây.

·        Phạm vi tác dụng nguy hiểm của sóng không khí xung kích.

·        Cự ly nguy hiểm mảnh vụn đất đá bay cá biệt.

-Việc tính toán an toàn cho công tác nổ phá là xác định chinh xác khoảng cách an toàn. Khoảng cách an toàn là khoảng cách tính từ chỗ nổ, mà ngoài phạm vi đó sức ép mất khả năng gây ra tác hại đối với người, máy móc thi công và công trình lân cận.

3.Những quy định bảo đảm an toàn khi nổ mìn:

-Khi nổ mìn phải sử dụng các loại thuốc nào ít nguy hiểm nhất và kinh tế nhất được cho phép dùng đối với mỗi loại công việc.

-Trường hợp phải dự trữ thuốc nổ quá 1 ngày đêm thì phải bảo quản thuốc nổ ở kho đặc biệt riêng, được sự đồng ý của cơ quan công an địa phương nhằm hạn chế lượng thuốc nổ và bảo đảm  an toàn.

-Khu vực kho thuốc nổ phải bố trí xa khu người ở, khu vực sản xuất và có rào bảo vệ xung quanh cách kho ít nhất 40m. Kho thuốc nổ nếu có thể làm chìm xuống đất hoặc đắp đất bao quanh, mái làm bằng kết cấu nhẹ.

-Nếu thi công nổ mìn theo lúc tối trời thì chỗ làm việc phải được chiếu sáng đầy đủ và phải tăng cường bảo vệ vùng nguy hiểm.

-Trong trường hợp nổ mìn bằng dây cháy chậm mà công nhân không chạy ra được vùng an toàn kịp thời thì dùng phương pháp nổ bằng điện điều khiển từ xa hoặc bằng dây dẫn nổ.

-Sau khi nổ mìn phải quan sát vùng nổ, kiểm tra phát hiện thấy mìn câm hay nghi ngờ có mìn sót thì phải đánh dấu, cắm biển báo không cho người vào và tìm cách xử lý.

Đ2 GIÀN GIÁO VÀ NGUYÊN NHÂN CHẤN THƯƠNG KHI LÀM VIỆC TRÊN CAO

I.Yêu cầu về mặt an toàn đối với giàn giáo:

-Hầu hết tất cả các công việc xây dựng và lắp ghép, trang trí, sữa chữa và các công việc khác làm trên cao đều cần có giàn giáo. Do đó muốn đi sâu kỹ thuật an toàn của từng loại công việc xây lắp trên cao, cần nắm vững kỹ thuật na toàn chung cho các công việc đó. Đó chính là kỹ thuật an toàn trong trong việc lắp dựng và sử dụng giàn giáo.

-Tác dụng của giàn giáo là kết cấu tạm để đỡ vật liệu và người làm việc trên cao, cho nên yêu cầu cơ bản đối với giàn giáo về mặt an toàn là:

·        Từng thanh của giàn giáo phải đủ cường độ và độ cứng, nghĩa là không bị cong võng quá mức, không bị gục gãy.

·        Khi chịu lực thiết kế thì toàn bộ giàn giáo không bị mất ổn định, nghĩa là toàn bộ kết cấu không bị nghiêng, vặn, biến dạng quá lớn hoặc bị sập đổ dưới tác dụng của tải trọng thiết kế.

-Nếu kết cấu của giàn giáo không tốt hoặc khi sử dụng không theo chỉ dẫn kỹ thuật an toàn thì nhất định dễ xảy ra tai nạn nghiêm trọng cho những người làm việc trên giàn giáo và cả người làm việc dưới đất gần giàn giáo. Cho nên để đảm bảo an toàn trong việc dùng giàn giáo cần phải:

·        Chọn loại giàn giáo thích hợp với tính chất công việc.

·        Lắp dựng giàn giáo đúng yêu cầu của thiết kế, có kiểm tra kỹ thuật trước khi sử dụng.

·        Quá trình sử dụng phải tuân theo kỹ thuật an toàn khi làm việc trên giàn giáo.

-Khi lựa chọn và thiết kế giàn giáo, phải dựa vào:

·        Kết cấu và chiều cao của từng đợt đổ bêtông, đợt xây trát, loại công việc.

·        Trị số tải trọng, vật liệu sẵn có để làm giàn giáo.

·        Thời gian làm việc của giàn giáo và các điều kiện xây dựng khác.

-Khi lắp dựng và sử dụng giàn giáo, phải đảm bảo các nguyên tắc an toàn cơ bản sau:

·        Bảo đảm độ bền kết cấu, sự vững chắc và độ ổn định trong thời gian lắp dựng cũng như thời gian sử dụng.

·        Phải có thành chắn để đề phòng người ngã hoặc vật liệu, dụng cụ rơi xuống.

·        Bảo đảm vận chuyển vật liệu trong thời gian sử dụng.

·        Bảo đảm các điều kiện an toàn lao động trên giàn giáo trong thời gian lắp dựng và sử dụng.

·        Chỉ được sử dụng giàn giáo khi đã lắp dựng xong hoàn toàn và đã được kiểm tra đồng ý của cán bộ kỹ thuật.

II.Nguyên nhân sự cố làm đổ gãy giàn giáo và gây chấn thương:

1.Những nguyên nhân làm đổ gãy giàn giáo:

-Nguyên nhân thuộc về thiết kế tính toán: lập sơ đồ tính toán không đúng, sai sót xác định tải trọng,...

-Nguyên nhân liên quan đến chất lượng gia công, chế tạo: gia công các bộ phận kết cấu không đúng kích thước thiết kế, các liên kết hàn, buộc các mối nối kéo kém chất lượng,...

-Nguyên nhân do không tuân theo các điều kiện kỹ thuật khi lắp dựng giàn giáo:

·        Thay đổi tuỳ tiện các kích thước thiết kế của sơ đồ khung không gian.

·        Đặt các cột giàn giáo nghiêng lệch so với phương thẳng đứng làm lệch tâm của các lực tác dụng thẳng đứng gây ra quá ứng suất.

·        Không đảm bảo độ cứng, ổn định và bất chuyển vi của các mắt giàn giáo; sự vững chắc của hệ gia cố giàn giáo với tường hoặc công trình.

·        Giàn giáo tựa lên nền không vững chắc, không chú ý đến điều kiện địa hình và các yêu cầu chất lượng lắp ghép khác.

-Nguyên nhân phát sinh trong quá trình sử dụng giàn giáo:

·        Giàn giáo bị quá tải so với tính toán do dự trữ vật liệu hoặc tích luỹ rác rưỡi trên sàng công tác quá nhiều.

·        Không kiểm tra thường xuyên về tình trạng giàn giáo và sự gia cố của chúng với tường hoặc công trình.

·        Hệ gia cố giàn giáo với tường bị nới lỏng hoặc hư hỏng.

·        Các đoạn cột ở chân giàn giáo bị hư hỏng do các công cụ vận chuyển va chạm gây ra.

·        Các chi tiết mối nối bị phá hoại hoặc tăng tải trọng sử dụng do tải trọng động.

2.Những nguyên nhân gây ra chấn thương:

-Người ngã từ trên cao xuống, dụng cụ vật liệu rơi từ trên cao vào người.

-Một phần công trình đang xây dựng bị sụp đổ.

-Chiếu sáng chỗ làm việc không đầy đủ.

-Tai nạn về điện.

-Thiếu thành chắn và thang lên xuống giữa các tầng.

-Chất lượng ván sàn kém.

III.Yêu cầu đối với vật liệu làm giàn giáo:

-Thông thường giàn giáo có thể làm bằng tre, gỗ, kim loại, hoặc làm kết hợp gỗ và kim loại. Hiện nay giàn giáo làm bằng gỗ và thép là chủ yếu.

-Nói chung trên công trường nên dùng các loại giàn giáo đã được chế tạo sẵn hoặc đã được thiết kế theo tiêu chuẩn.. Trường hợp giàn giáo không theo tiêu chuẩn thì phải tiến hành tính toán theo độ bền và ổn định.

Đ3 ĐẢM BẢO AN TOÀN KHI SỬ DỤNG GIÀN GIÁO

I.Độ bền của kết cấu và độ ổn định của giàn giáo:

-Độ bền và ổn định của giàn giáo là yếu tố cơ bản để đảm bảo an toàn, tránh sự cố gẫy đổ khi sử dụng chúng. Tuy nhiên hệ số an toàn độ bền và ổn định cũng không lấy lớn quá tránh lãng phí vật liệu, làm giảm các chỉ tiêu kinh tế.

1.Độ bền của kết cấu giàn giáo:

-Để đảm bảo an toàn làm việc trên giàn giáo, phải tính toán với sơ đồ tải trọng tác dụng phù hợp với điều kiện làm việc thưc tế, tức là kết cấu phải chịu được trọng lượng bản thân giàn giáo, người làm việc và số lượng máy móc vật liệu cần thiết.

-Thực chất tính toán độ bền làm việc của giàn giáo rất phức tạp. Vì vậy, người ta tính với mức độ chính xác tương đối dựa trên 1 số giả thiết có chú ý đến sự dự trữ cần thiết của độ bền. Các giả thiết đó là:

·        Các cột giàn giáo liên tục theo chiều cao, những chỗ nối coi như tuyệt đối cứng.

·        Chiều cao của tất cả các tầng giàn giáo coi như bằng nhau.

·        Tất cả các đầu mối đều được gắn chặt vào phần đổ và xây của công trình, có đủ thanh giằng chéo để giữ khỏi bị chuyển vị theo mặt phẳng ngang.

·        Liên kết giữa sàn chịu lực và cột bằng cốt thép đai đã tạo ra mômen phụ thêm ở trong các cột ống do sự nén lệch tâm.

-Từ các giả thiết trên, ta có sơ đồ tính cho 1 cột giàn giáo sau:

         +P: lực tác dụng ở từng tầng bao gồm lực thường xuyên, lực tạm thời,...(kg).

         +h: chiều cao của tầng giàn giáo (m).

         +eo: độ lệch tâm giữa điểm đặt lực và các bộ phận liên kết (m).

-Lực tác dụng vào cột được xác định theo công thức:

                                                      _       (5.14)

         Trong đó:

              +Ptx: tải trọng thường xuyên trên cột (kg).

              +Pg: tải trọng gió, có thể lấy bằng 25kg ở mỗi tầng.

              +Ptth: tải trọng tạm thời trên sàng công tác, có thể lấy bằng 200kg trên 1m2 sàng.

              +n: số tầng của giàn giáo.

              +K: hế số an toàn lấy bằng 2.

-Sau đó kiểm tra lực tới hạn trong cột theo công thức Euler:

                                                        _       (5.15)

         Trong đó:

              +E, J: môđun đàn hồi và mômen quán tính của tiết diện cột.

-Điều kiện kiểm tra:

                                                            _          (5.16)

®Nếu không thoả mãn thì phải tăng độ bền của kết cấu giàn giáo.

2.Độ ổn định của giàn giáo:

-Sự ổn định của giàn giáo phụ thuộc vào:

·        Trị số đặt các tải trọng thẳng đứng.

·        Hệ thống liên kết của đoạn giàn giáo với các bộ phận cố định của công trình.

·        Điều kiện làm việc của cột khi uốn dọc.

·        Điều kiện tỳ lên đất của cột giàn giáo, sức chịu tải của đất nền dưới giàn giáo.

-Khi tính ổn định của giàn giáo, coi rằng giàn giáo được lắp đặt trên nền đất chắc, dồng chất, đáp ứng được những yêu cầu kỹ thuật và bảo đảm thoát nước.

-Những nguyên tắc cơ bản làm mất tính ổn định các bộ phận của những đoạn giàn giáo có thể dẫn đến sự cố của cả giàn giáo và tai nạn có thể phân ra làm 4 loại chính sau đây:

·        Số lượng gia cố không đủ so với yêu cầu kỹ thuật làm cho chiều dài tính toán của cột tăng lên nhiều.

·        Sự tăng giả tạo những trị số tính toán của các tải trọng tạm thời  và thường xuyên lên cột do việc tăng tuỳ tiện khoảng cách giữa các cột ở 2 phương của giàn giáo làm cho cột bị quá tải.

·        Sự lún của các chỗ tựa riêng biệt cũng gây ra quá tải ở các cột khác do sự phân bố lại tải trọng tạm thời.

·        Gió bão.

-Ngoài ra một nguyên nhân nữa là tổ hợp bất kỳ trong 4 nguyên nhân trên. Do đó để đảm bảo ổn định của giàn giáo thì phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

·        Trước khi lắp dựng giàn giáo phải san nền cho phẳng, nếu độ dốc quá lớn thì phải làm bậc, đầm lèn kỹ và phải có rãnh thoát nước tốt.

·        Để tăng độ cứng của giàn giáo, thường làm các thanh giằng chéo.

·        Chiều cao giàn giáo ứng với tiết diện của cột đã chọn không phải là vô hạn bời vì ứng suất đoạn dưới của cột sẽ tăng lên khi tăng chiều cao của giàn giáo. Do đó chiều cao tối đa của nó được xác định theo điều kiện sao cho ứng suất ở đoạn dưới của cột không được vượt quá ứng suất cho phép, có nghĩa là lực tính toán cho phép Ptt ở đoạn dưới sẽ là:

                                                         _       (5.15)

         Trong đó:

              +F: diện tích tiết diện cột.

              +j: hệ số uốn dọc.

              +[s]: ứng suất cho phép của vật liệu cột.

II.Các điều kiện lao động an toàn trên giàn giáo:

-Sàn giàn giáo thường làm bằng gỗ, không nên dùng tre. Khi lát sàn cần đực biệt chú ý sự liên kết chắc chắn giữa sàn và thanh ngang đỡ sàn. Mặt sàn công tác phải bằng phẳng, không có lỗ hỗng, không để hụt ván, khe hở giữa các tấm ván không được rộng quá 5mm.

-Chiều rộng sàn trong công tác xây dựng không hẹp hơn 2m, trong công tác trát là 1.5m, trong công tác sơn là 1m.

-Sàn công tác không nên làm sát tường:

·        Nên chừa mép sàn và mặt tường để kiểm tra độ thẳng đứng bức tường khi xây, khe hở không rộng hơn 6cm.

·        Khi trát bức tường thì khe hở đó không rộng hơn 10cm.

-Trên mặt giàn giáo và sàn công tác phải làm thành chắn để ngăn ngừa ngã và dụng cụ, vật liệu rơi xuống dưới. Thành chắn cao hơn 1m, phải có tay vịn. Thành chắn, tay vịn phải chắc chắn và liên kết với các cột giàn giáo về phía trong, chịu được lực đẩy ngang của 1 công nhân bằng 1 lực tập trung là 25kg. Mép sàn phải có tấm gỗ chắn cao 15cm.

-Số tầng giàn giáo trên đó cùng 1 lúc có thể tiến hành làm việc không vượt quá 3 tầng, đồng thời phải bố trí công việc sao cho công nhân không làm việc trên 1 mặt phẳng đứng.

-Để thuận tiện cho việc lên xuống, giữa các tầng phải đặt các cầu thang:

·        Khoảng cách từ cầu thang đến chỗ xa nhất không quá 25m theo phương nằm ngang.

·        Độ dốc cầu thang không được quá 10o.

·        Chiều rộng thân thang tối thiểu là 1m nếu lên xuống 1 chiều và 1.5m nếu lên xuống 2 chiều.

·        Nếu giàn giáo cao dưới 12m, thang có thể bắt trực tiếp từ trên sàn; khi cao hơn 12m để lên xuống phải có lồng cầu thang riêng.

·        Lên giàn giáo phải dùng thang, cấm trèo cột, bấu víu đu người lên, không được mang vác, gánh gồng vật liệu nặng lên thang; không được phép chất vật liệu trên thang.

-Để bảo vệ công nhân khi làm việc khỏi bị sét đánh phải có thiết bị chống sét đạt yêu cầu kỹ thuật an toàn. Giàn  giáo kim loại phải được tiếp đất.

-Trong thời gian làm việc phải tổ chức theo dõi thường xuyên tình trạng của giàn giáo nói chung, đặc biệt sàn và thành chắn. Nếu phát hiện có hư hỏng phải sửa chữa ngay. Khi có mưa dông hoặc gió lớn hơn cấp 6, sương mù dày đặc thì không được làm việc trên giàn giáo. Sau cơn gió lớn, mưa dông phải kiểm tra lại giàn giáo trước khi tiếp tục dùng.

-Khi làm việc về ban đêm, chỗ làm việc trên giàn giáo phải được chiếu sáng đầy đủ. Tất cả lối đi lại cầu thang trên giàn giáo và mặt đất xung quanh chân cầu thang cũng phải được chiếu sáng theo tiêu chuẩn chiếu sáng chung.

-Giàn giáo lắp dựng ở cạnh các đường đi có nhiều người và xe cộ qua lại phải có biện pháp  bảo vệ chu đáo để các phương tiện vận tải khỏi va chạm làm đổ gãy giàn giáo.

-Công nhân làm việc trên giàn giáo phải có dây an toàn, đi giày có đế nhám, đầu đội mũ cứng. Không cho phép:

·        Đi các loại dép không có quai hậu, các giày dép trơn nhẵn dễ bị trượt ngã.

·        Tụ tập nhiều người cùng đứng trên 1 tấm ván sàn.

·        Ngồi trên thành chắn hoặc leo ra ngoài thành chắn.

-Những công nhân phải leo lên cao làm việc trên giàn giáo, công nhân làm việc dưới đất xung quanh giàn giáo đều phải học tập về kỹ thuật an toàn có liên quan. Những người có bệnh tim, động kinh, huyết áp cao, tai điếc, mắt kém, phụ nữ có thai, dưới 18 tuổi không được làm việc trên cao.

III.An toàn vận chuyển vật liệu trên giàn giáo:

-Để đưa các bộ phận chi tiết giàn giáo lên cao trong khi lắp dựng, trên công trường thường được dùng puli, ròng rọc và tời kéo tay. Lúc lắp giàn giáo ở trên cao, khi chưa có sàn công tác, công nhân phải đeo dây an toàn buộc vào các bộ phận chắc chắn hoặc cột giàn giáo bằng cáp hay xích.

-Để đưa vật liệu xây dựng lên giàn giáo trong quá trình sử dụng có thể áp dụng 2 dạng vận chuyển:

·        Khi phương tiện vận chuyển trực tiếp liên quan đến giàn giáo có thể dùng cẩu thiếu nhi hoặc thăng tải. Chỗ đặt cần trục và chỗ nhận vật liệu phải nghiên cứu trước trong thiết kế và tính toán đủ chịu lực.

·        Khi cần trục và thang tải bố trí đứng riêng, độc lập với giàn giáo thì phải cố định chúng với các kết cấu của công trình hoặc dùng neo xuống đất chắc chắn.

-Các thao tác bốc xếp vật liệu từ cần trục lên giàn giáo phải nhẹ nhàng, không được quăng vứt vật liệu vỡ hoặc thừa không dùng đến. Muốn đưa xuống phải dùng cần trục hoặc tời.

-Chỉ cho phép vận chuyển vật liệu trên giàn giáo bằng xe cút kít hay xe cải tiến khi giàn giáo đã được tính toán thiết kế với những tải trọng đó và phải lát ván cho xe đi.

IV.An toàn khi tháo dỡ giàn giáo:

-Trong thời gian tháo dỡ giàn giáo, tất cả các cửa ra vào ở tầng 1 và ở các ban công các tầng gác trong khu vực tiến hành tháo dỡ đều phải đóng lại.

-Trước khi lột ván sàn, giàn giáo phải dọn sạch vật liệu, dụng cụ, rác rưỡi trên sàn ván và rào kín đường đi dẫn đến chỗ đó.

-Trong khu vực đang tháo dỡ giàn giáo phải có rào dậu di động đặt cách chân giàn giao ít nhất bằng 1/3 chiều cao của giàn giáo, phải có biển cấm không cho người lạ vào.

-Các tấm ván sàn, các thanh kết cấu giàn giáo được tháo dỡ ra không được phép lao từ trên cao xuống đất mà phải dùng cần trục hoặc tời để đưa xuống đất 1 cách từ từ…

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro