c5khaithac

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

5.3. Khai thác và sử dụng nguồn lực thương mại theo hướng phát triển bền vững

5.1.1. Bản chất của phát triển bền vững

5.1.1.1. Tăng trưởng và phát triển

Tăng trưởng và phát triển đôi khi được xem là đồng nghĩa, nhưng thực ra về bản

chất chúng có những nội hàm khác nhau và có mối quan hệ với nhau. Theo cách hiểu phổ

biến hiện nay thì, tăng trưởng là sự gia tăng thu nhập quốc dân và sản phẩm quốc dân

hoặc thu nhập quốc dân và sản phẩm thu nhập quốc dân tính theo đầu người. Nếu như sản

phẩm hàng hoá và dịch vụ hàng năm trong một quốc gia tăng lên, nó được coi là tăng

trưởng kinh tế. Tăng trưởng cũng được áp dụng để đánh giá cụ thể đối với từng ngành

sản xuất, từng vùng của một quốc gia. Trong khi đó, phát triển bao hàm ý nghĩa rộng hơn,

phát triển bên cạnh sự tăng thu nhập bình quân đầu người còn bao gồm nhiều khía cạnh

khác gắn với việc nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao các tiêu chuẩn sống, cải

thiện giáo dục, sức khoẻ, đảm bảo bình đẳng xã hội và bảo vệ môi trường sinh thái.

Vì vậy, về bản chất tăng trưởng là một phương tiện cơ bản để có thể có được sự phát

triển, nhưng bản thân nó chỉ là một đại diện, chưa phản ánh đầy đủ sự tiến bộ xã hội.

Tăng trưởng và phát triển là hai mặt của sự phát triển xã hội có quan hệ chặt chẽ với nhau.

Tăng trưởng diễn tả động thái của nền kinh tế, còn phát triển phản ánh sự thay đổi về chất

của nền kinh tế và xã hội, để phân biệt các trình độ khác nhau trong sự tiến bộ xã hội.

Theo đó, phát triển còn được quan niệm là sự phát triển bền vững về các tiêu chuẩn sống,

bao gồm tiêu dùng vật chất, giáo dục, sức khoẻ và bảo về môi trường.

5.1.1.2. Bản chất của phát triển bền vững

Từ những thập kỷ cuối của thế kỷ XX đến nay, hầu hết các quốc gia đang phải đối

mặt với những thách thức lớn về nguồn lực, giảm cấp môi trường và những bất bình đẳng

xã hội. Những vấn đề này càng trở nên trầm trọng hơn khi những tác động xấu của kinh

tế thị trường và xu thế toàn cầu hóa đem lại ngày càng ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều mặt

của quá trình phát triển ở mỗi quốc gia. Trước thực tế đó, một quan niệm mới về sự phát

triển đã được đưa ra, đó là: Phát triển bền vững.

Theo tiếp cận về khái niệm phát triển nói trên, phát triển bền vững về thực chất là

một khái niệm mới của sự phát triển. Bản thân khái niệm "phát triển" không chỉ đơn

thuần với ý nghĩa "tăng trưởng kinh tế". Mà, phát triển còn bao hàm cả việc "phân phối

lại" để đảm bảo tính công bằng xã hội nhằm thoả mãn những "nhu cầu cơ bản" của con

người về dinh dưỡng, sức khoẻ, nhà ở, giáo dục và việc làm... http://www.ebook.edu.vn 54

Trước đây, quan niệm về phát triển bền vững là khái niệm lồng ghép các quá trình

sản xuất với bảo tồn thiên nhiên và làm tốt hơn về môi trường. Đến nay, phát triển bền

vững mang một nội dung rộng hơn, vượt ra khỏi khuân khổ bảo vệ môi trường. Khái

niệm được nêu ra trong báo cáo của Hội đồng thế giới về Môi trường và Phát triển

(WCED) của Liên Hợp Quốc có chủ đề "Tương lai chung của chúng ta"(1987) hiện đang

được sử dụng rộng rãi, chính thức trên thế giới là: "Phát triển bền vững là sự phát triển

đáp ứng những nhu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu

của các thế hệ tương lai".

Như vậy về bản chất, phát triển bền vững phải đáp ứng được các yêu cầu:

- Đảm bảo hài hòa mối quan hệ lợi ích trong phát triển giữa hiện tại và tương lai về

tất cả các khía cạnh: Kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường.

- Lồng ghép một cách hài hòa các khía cạnh tăng trưởng kinh tế với công bằng xã

hội và bảo vệ môi trường.

5.3.2. Những tiêu chí cơ bản của phát triển bền vững

Những tiêu chí của phát triển bền vững là thước đo phản ánh sự phát triển bền vững

của một quá trình. Với nội hàm của sự phát triển bền vững được trình bày ở trên những

tiêu chí cơ bản phản ánh sự phát triển bền vững bao gồm:

5.3.2.1. Đảm bảo sự phát triển bền vững về kinh tế.

Sự phát triển bền vững về kinh tế được thể hiện ở sự tăng trưởng và phát triển lành

mạnh nền kinh tế, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống của nhân dân, tránh được sự

suy thoái hay đình trệ trong tương lai, đặc biệt là không bị thâm hụt cán cân thương mại

và cán cân thanh toán. Nhiều chuyên gia cho rằng, một quốc gia phát triển bền vững về

kinh tế phải đạt được các yêu cầu sau:

- Có tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người cao và ổn định. Quốc gia càng

nghèo, thu nhập càng thấp đòi hỏi sự tăng trưởng này càng cao. Trong điều kiện hiện nay,

các quốc gia phải có thu nhập GDP tăng với tỷ lệ vào khoảng 5%/năm thì mới có thể xem

là phát triển bền vững về kinh tế, nếu thu nhập thấp hơn thì nền kinh tế này không được

xem là phát triển bền vững. Ngược lại nếu tăng trưởng trong một thời kì quá cao được coi

là tăng trưởng nóng.

- Cơ cấu GDP theo hướng tỷ lệ đóng góp của công nghiệp và dịch vụ trong GDP

phải cao hơn nông nghiệp nhằm đảm bảo cho tăng trưởng GDP ổn định và lâu dài.

- Có GDP hoặc GDP bình quân đầu người bằng hoặc cao hơn mức trung bình hiện

nay của các nước đang phát triển. Nếu tăng GDP cao, nhưng GDP bình quân đầu người

thấp thì vẫn coi là chưa đạt tới mức phát triển bền vững.

5.3.2.2. Sự phát triển bền vững về xã hội. http://www.ebook.edu.vn 55

Sự phát triển bền vững xã hội phải đáp ứng được yêu cầu duy trì và phát huy tính

đa dạng về bản sắc dân tộc, giảm tình trạng đói nghèo, hạn chế khoảng cách giàu nghèo

và sự bất bình đẳng trong xã hội. Tính bền vững về xã hội của một quốc gia được đánh

giá qua các chỉ tiêu: Chỉ số phát triển con người (HDI), hệ số bình đẳng thu nhập, các chỉ

số về giáo dục, dịch vụ y tế, hoạt động văn hoá.

5.3.2.3. Sự phát triển bền vững về môi trường

Sự phát triển bền vững môi trường phải đáp ứng yêu cầu sử dụng hợp lý các nguồn

tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn được sự đa dạng sinh học, hạn chế ô nhiễm, cải thiện

được môi trường. Cụ thể, trong quá trình sử dụng, các yếu tố chất lượng môi trường sống

của con người, như sự trong sạch của không khí, nước, đất, không gian vật lý, cảnh

quan... không được làm giảm chất lượng các yếu tố xuống dưới giới hạn cho phép theo

các qui định của Nhà nước và của xã hội. Chất lượng các yếu tố môi trường sau sử dụng

phải lớn hơn hoặc bằng các chỉ tiêu qui định. Lượng sử dụng phải nhỏ hơn hoặc bằng với

lượng thay thế, lượng thay thế phải nhỏ hơn khả năng tái sử dụng.

5.3.2.4. Sự kết hợp hài hòa và hợp lý ba mặt lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường trong

quá trình phát triển.

Sự phát triển lâu dài và ổn định hay phát triển bền vững chỉ có thể đạt được khi quá

trình phát triển đáp ứng được yêu cầu có một sự cân bằng nhất định của ba nội dung nói

trên. Ba nội dung đó chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, vừa thể hiện sự tác

động qua lại, vừa chế ước lẫn nhau. Tính cân đối và sự hài hòa giữa các khía cạnh nói

trên phải được thể hiện ở mọi khâu, ngay từ lúc xây dựng chủ trương và hoạch định các

chiến lược phát triển. Nội dung này là tiền đề để thực hiện sự công bằng xã hội trong quá

trình phát triển và nó phản ánh bản chất của phát triển bền vững. Đó là sự công bằng giữa

các thành viên về khả năng tiếp cận các cơ hội và các giá trị lợi ích. Công bằng xã hội

trong phát triển phải thể hiện cả ở sự công bằng trong cùng một thế hệ và công bằng giữa

các thế hệ. Công bằng giữa các thế hệ của một xã hội là điều kiện cần thiết để xã hội đó

phát triển lâu dài và ngày càng tốt đẹp hơn. Trong khi đó, công bằng giữa các thành viên

trong cùng một thế hệ khi tiếp cận với các giá trị lợi ích từ sự phát triển là điều kiện cần

thiết góp phần để mọi thành viên cùng đồng tâm hiệp lực cho sự phát triển bền vững của

một xã hội.

Tuy nhiên, trong từng giai đoạn phát triển cụ thể thì một mặt nào đó có thể được đưa

lên vị trí ưu tiên số một, song mức độ và thời hạn của sự ưu tiên là có giới hạn. Chẳng

hạn, giai đoạn đầu CNH, HĐH và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay thì mục tiêu hàng

đầu là tăng trưởng kinh tế và có thể phải tạm thời chấp nhận sự bất bình đẳng trong xã

hội và một sự suy thoái môi trường nào đó.

5.3.3. Khai thác và sử dụng nguồn lực thương mại theo hướng phát triển bền vững http://www.ebook.edu.vn 56

5.3.3.1. Sự cần thiết của việc khai thác và sử dụng nguồn lực thương mại theo hướng

phát triển bền vững

Việc khai thác và sử dụng nguồn lực thương mại theo hướng phát triển bền vững là

sự cần thiết khách quan xuất phát từ những lý do cơ bản sau:

- Các nguồn lực nói chung và các nguồn lực trong thương mại nói riêng là có giới

hạn, do đó đặt ra yêu cầu cần thiết phải được khai thác tối đa và sử dụng có hiệu quả.

- Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập, việc di chuyển các nguồn giữa các quốc

gia ngày càng trở nên thuận lợi. Mặc dù các nguồn lực bên ngoài có vai trò rất quan trọng

đối với quá trình phát triển thương mại, song các nguồn lực này cũng có thể gây ra sự

không ổn định, gia tăng phụ thuộc vào bên ngoài và gây mất cân đối trong quá trình phát

triển...

- Việc khai thác các nguồn lực không có qui hoạch và kế hoạch có thể làm tổn hại

đến sự phát triển của các thế hệ tương lại, đặc biệt là đối với các nguồn lực tự nhiên,

nguồn lực từ bên ngoài.

5.3.3.2. Những nguyên tắc cơ bản của việc khai thác và sử dụng nguồn lực thương

mại theo hướng phát triển bền vững

- Khai thác mọi nguồn lực có thể, đặc biệt là nguồn lực vô hình để phát triển thương

mại. Nhu cầu về nguồn lực cho sự phát triển luôn là vấn đề quan trọng đối với mọi lĩnh

vực của nền kinh tế và các nguồn lực luôn luôn có hạn đối với nhu cầu của con người.

Chính vì vậy, trong một điều kiện cụ thể việc huy động được mọi nguồn lực vào phát

triển thương mại là một nguyên tắc hết sức quan trọng, nó cho phép tận dụng được mọi

điều kiện, thời cơ để phát triển. Trong thời đại ngày nay, bên cạnh các nguồn lực vật chất,

các nguồn lực vô hình là vô hạn và đem lại những đóng góp đặc biệt cho con người trong

mọi lĩnh vực, trong đó có phát triển thương mại. Vì vậy, việc chú trọng khai thác và sử

dụng rộng rãi nguồn lực vô hình còn cho phép hạn chế được nguy cơ làm cạn nguồn tài

nguyên thiên nhiên và đáp ứng được yêu cầu sử dụng bền vững nguồn lực trong quá trình

phát triển.

Khả năng khai thác các nguồn lực lại phụ thuộc chủ yếu vào vai trò của hệ thống cơ

chế, chính sách của Nhà nước có khả năng giải phóng được sức sản xuất hay không.

Thực tế, nếu hệ thống cơ chế, chính sách của Nhà nước tạo được môi trường phát triển

thương mại tốt, các nguồn lực của nền kinh tế sẽ được huy động tối đa. Đặc biệt, trong

điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay thì các nguồn lực phát triển thương mại từ

bên ngoài cũng có thể được huy động với qui mô lớn và chất lượng cao. Việc khai thác

không tối đa mọi nguồn lực cũng có thể đồng nghĩa với việc lãng phí và sử dụng thiếu

bền vững nguồn lực trong quá trình phát triển. http://www.ebook.edu.vn 57

- Kết hợp sử dụng hợp lý nguồn lực trong nước với nguồn lực bên ngoài. Các nguồn

lực trong nước và nguồn lực nước ngoài có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung và tác động

lẫn nhau. Các nguồn lực bên ngoài có thể bao gồm vốn, công nghệ, đội ngũ chuyên gia...

Đây là những nguồn lực thường có vai trò tạo ra sự đột phá quan trọng trong quá trình

phát triển của thương mại, đặc biệt là sự phát triển về mặt qui mô và chất lượng. Tuy

nhiên, để đảm bảo yêu cầu khai thác và sử dụng nguồn lực theo hướng phát triển bền

vững thì việc kết hợp hợp lý hai nguồn lực này là đặc biệt quan trọng. Về nguyên tắc, các

nguồn lực bên trong phải giữ vai trò quyết định, còn các nguồn lực bên ngoài là quan

trọng, có vai trò thúc đẩy và tạo ra sự phát triển đột phá trong cạnh tranh và phát triển

thương mại.

- Khai thác các nguồn lực không gây cạn kiệt và suy thoái môi trường. Việc khai

thác tối đa các nguồn lực để phát triển thương mại phải được tính đến khả năng không

gây tổn hại đến sự phát triển của các thế hệ trong tương lai. Nhiều nguồn lực trong thực

tế nếu việc khai thác không có qui hoạch và kế hoạch có thể đe dọa đến nguy cơ làm cạn

kiệt nguồn tài nguyên và suy thoái môi trường gây trở ngại đến sự phát triển của các thế

hệ tương lai, đặc biệt là các nguồn lực liên quan đến sử dụng các điều kiện tự nhiên, địa

lý, nguồn nước...

- Đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình sử dụng các nguồn lực. Đảm bảo hiệu quả

sử dụng các nguồn lực trong thương mại về thực chất là đòi hỏi về mặt chất lượng sử

dụng nguồn lực với yêu cầu mỗi đơn vị giá trị nguồn lực phải tạo ra được khối lượng kết

quả cao nhất cho nền kinh tế và xã hội. Nguyên tắc này không chỉ đặt ra yêu cầu phải tiết

kiệm trong sử dụng nguồn lực mà còn phải đảm bảo mở rộng qui mô và chất lượng phát

triển thương mại nhằm đem lại những kết quả và sự đóng góp của thương mại cho nền

kinh tế - xã hội ngày càng nhiều. Để sử dụng các nguồn lực thương mại có hiệu quả,

trong quá trình khai thác và sử dụng cần thiết phải chú ý cả số lượng và chất lượng các

nguồn lực, đặc biệt là chất lượng các nguồn lực. Thực tế, chất lượng nguồn lực tốt sẽ làm

tăng thêm số lượng của nó. Phải kết hợp xem xét các nguồn lực cả ở trạng thái tĩnh và

trạng thái động, trong đó phải chỉ rõ động thái, hướng phát triển của các nguồn lực nhằm

nâng cao tối đa hiệu quả mà các nguồn lực này đem lại. Đồng thời, phải chú ý đến tổng l-

ượng, cơ cấu, vai trò của các nguồn lực này và mối quan hệ lẫn nhau giữa các yếu tố liên

quan...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#jar