c5nguonluc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

5.1. Nguồn lực thương mại

5.1.1. Khái niệm và phân loại nguồn lực thương mại

5.1.1.1. Khái niệm nguồn lực thương mại

Thương mại, giống như các lĩnh vực khác trong nền kinh tế, cũng cần phải có nguồn

lực để tồn tại và phát triển.

Nguồn lực thương mại được hiểu là tất cả các yếu tố tài nguyên thiên nhiên, vốn,

công nghệ và nhân lực là những yếu tố và điều kiện khách quan để tạo ra các yếu tố và

những điều kiện cần thiết đảm bảo hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ ở

phạm vi vi mô cũng như quá trình tổ chức và quản lí hoạt động thương mại trong nền

kinh tế diễn ra trên thị trường một cách liên tục, thông suốt và ngày càng phát triển.

Các yếu tố trên do nhiều nguồn hình thành, nhưng suy cho cùng là do thiên nhiên

"ban tặng" và con người tạo ra, do nội lực và các nguồn lực từ bên ngoài tạo nên. Các

quốc gia trên thế giới đều coi đó là tài sản, nguồn lực của nền kinh tế và cần phải, khai

thác sử dụng hợp lý để đáp ứng yêu cầu của đời sống kinh tế-xã hội và phát triển bền

vững.

Nguồn lực thương mại là một bộ phận hợp thành nguồn lực của toàn bộ nền kinh tế,

bao gồm: (1) các nguồn tài nguyên rừng, biển, sông ngòi, đất đai, nước, khí hậu, khoảng

không, vị trí địa lý được khai thác vào mục đích thương mại; (2) các nguồn vốn và nguồn

lực khoa học - công nghệ phục vụ cho quá trình tái sản xuất các hoạt động trao đổi (bao

gồm ở các khâu mua, bán, vận chuyển, dự trữ kho hàng,...); (3) nguồn nhân lực sử dụng

trong các doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh thương mại, dịch vụ.

Theo nghĩa rộng, nguồn lực thương mại còn bao gồm các nguồn lực của nền kinh tế

được khai thác, sử dụng nhằm phục vụ cho công tác tổ chức và quản lý nhà nước trên tầm

vĩ mô đối với lĩnh vực thương mại. Như vậy, nguồn lực thương mại cũng chính là những

bộ phận của sức sản xuất xã hội được đưa vào sử dụng trong lĩnh vực lưu thông và cung

ứng dịch vụ trên thị trường.

5.1.1.2. Phân loại nguồn lực thương mại

Phân loại các nguồn lực thương mại có ý nghĩa quan trọng trên tầm vĩ mô đối với

quản lý nhà nước cũng như trên tầm vi mô đối với các nhà kinh doanh và người tiêu dùng.

Trên tầm vĩ mô, nhà nước cần xây dựng các chiến lược, chính sách bảo vệ, phát

triển và khai thác các nguồn lực sử dụng trong nền kinh tế, trong thương mại một cách

đúng đắn, nhằm phát triển kinh tế đi đôi với cải thiện đời sống dân cư, đảm bảo công

bằng và tiến bộ xã hội, đồng thời bảo vệ được môi trường bền vững. http://www.ebook.edu.vn 42

Trên tầm vi mô, các chủ thể hoạt động thương mại kết hợp sử dụng tối ưu các nguồn

lực của quốc gia, quốc tế và nguồn lực tự tạo ra để nâng cao hiệu quả cũng như sức cạnh

tranh trong kinh doanh thương mại. Người tiêu dùng với tư cách là người mua có sự lựa

chọn tốt nhất các hàng hoá và dịch vụ để thoả mãn nhu cầu trên cơ sở phân tích mức độ

tiện ích của các yếu tố nguồn lực thương mại.

Tuỳ theo mục đích nghiên cứu có thể phân chia nguồn lực thương mại thành các

loại khác nhau:

a. Theo hình thái biểu hiện

Nguồn lực thương mại có thể được biểu hiện dưới 2 hình thái:

Nguồn lực hữu hình: Đây là nguồn lực thể hiện dưới dạng vật chất hữu hình, có thể

lượng hoá bằng các đơn vị đo lường cụ thể. Một số loại nguồn lực thể hiện ở dạng tài sản

lưu động như hàng hoá vật tư, tiền vốn, các tài sản tài chính khác. Một số loại khác tồn

tại ở dạng tài sản cố định như đất đai, hệ thống giao thông, bến cảng, nhà cửa làm kho

hàng, cửa hàng, cửa hiệu, trung tâm thương mại, hội chợ, trang thiết bị, công nghệ kinh

doanh trong các khâu mua, bán, kho hàng, các phương tiện vận chuyển và công trình kiến

trúc khác. Ngoài ra, còn có lực lượng lao động trong thương mại, bao gồm lao động làm

việc trong các cơ sở kinh doanh và cơ quan quản lý nhà nước về thương mại.

Nguồn lực vô hình: Bao gồm vốn sức lao động và chất xám, trí tuệ của các nhà kinh

doanh, các nhà quản trị mua, bán, ... Ngoài ra, còn các nguồn lực vô hình khác, đó là uy

tín, danh tiếng của thương hiệu doanh nghiệp, sự tín nhiệm đối với thương mại của quốc

gia, vị trí địa lý, hệ thống giá trị và văn hoá, tinh thần doanh nhân, hệ thống thông tin

thương mại ...

b. Theo nguồn hình thành

Nguồn nhân, tài, vật lực trong thương mại được hình thành từ nguồn trong nước và

từ nước ngoài.

Nguồn lực trong nước bao gồm nguồn tài nguyên sẵn có từ nhiên nhiên, các nguồn

lao động xã hội, các tài sản tích luỹ của quốc gia, của các tổ chức, cá nhân được sử dụng

trong thương mại, các tài sản do các doanh nghiệp sáng tạo ra và các đầu tư của chính

phủ, các yếu tố vô hình khác có ý nghĩa như nội lực trong thương mại. Nguồn lực trong

nước được sử dụng trong thương mại có thể trên phạm vi cả nước hoặc ở từng địa

phương và vùng lãnh thổ.

Nguồn lực quốc tế bao gồm nguồn tài trợ tài chính và đầu tư quốc tế, các nguồn lực

khoa học-công nghệ và chất xám thể hiện ở sự chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng

thương hiệu, bản quyền, sự thu hút các chuyên gia kinh tế, thương mại và kinh nghiệm

kinh doanh, quản lý quốc tế. Ngoài ra, còn phải kể đến những thiện chí và sự ủng hộ quốc

tế đối với thương mại của quốc gia. http://www.ebook.edu.vn 43

c. Theo đặc điểm các nguồn lực

Nguồn lực vật chất tồn tại dưới dạng vật thể hữu hình, bao gồm tài nguyên thiên

nhiên được sử dụng trong thương mại như đất đai để xây dựng mạng lưới thương mại

(nhà kho, cửa hàng, cửa hiệu, siêu thị, chợ, trung tâm triển lãm, quảng cáo, sở giao dịch,

...) và kết cấu hạ tầng của nền kinh tế như hệ thống giao thông, nhà ga, bến cảng, sân bay,

bến bãi và các hạ tầng "mềm" sử dụng trong thương mại. Các nguồn lực vật chất khác

như thiết bị, công nghệ và phương tiện kỹ thuật được đưa vào sử dụng ở các khâu nghiệp

vụ mua bán, dự trữ kho hàng, vận tải giao nhận,... và quản lý thương mại của nhà nước.

Nguồn vốn trong thương mại: Vốn trong thương mại biểu hiện bằng tiền của các tài

sản sử dụng trong quá trình tổ chức lưu thông hàng hoá và cung ứng dịch vụ. Nó bao

gồm vốn cố định và vốn lưu động được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như nguồn

vốn ngân sách, nguồn vốn từ dân cư và doanh nghiệp, từ hệ thống ngân hàng thương mại,

từ quỹ hỗ trợ phát triển, xúc tiến thương mại, từ các nguồn vốn vay và tài trợ, đầu tư quốc

tế.

Nguồn nhân lực thương mại: Trên tầm vĩ mô, nguồn nhân lực thương mại chính là

bộ phận nguồn nhân lực trong nền kinh tế đến độ tuổi lao động, đủ sức khoẻ và được đưa

vào làm việc trong lĩnh vực thương mại. Nguồn nhân lực này bao gồm cả tổ chức, cá

nhân trong nước và nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực thương mại hàng hoá, thương

mại dịch vụ . Đây là nguồn lực giữ vị trí then chốt trong các nguồn lực thương mại. Đầu

tư nguồn nhân lực thương mại thực chất là đầu tư cho phát triển, vì lao động thương mại

vừa là trung tâm và vừa là tác nhân, vừa là mục đích và vừa là động lực của sự phát triển.

d. Theo khả năng phục hồi, tái tạo

- Nguồn lực không tái tạo được.

Trong quá trình sử dụng, có nguồn lực dần mất đi không tái tạo được như một số

loại tài nguyên thiên nhiên (các mỏ kim loại, than đá, dầu) hoặc có loại tái tạo được rất ít

hoặc rất khó khăn do sự khai thác thác thái quá các tài nguyên môi trường (chẳng hạn,

chặt phá rừng bừa bãi, đánh bắt hải sản với phương pháp không phù hợp làm huỷ hoại

các tài nguyên rừng và biển). Ngoài ra, môi trường xã hội trong điều kiện nạn dịch HIV,

AIDS hoặc cúm gia cầm làm tổn hại tới nguồn lực vật chất và con người sử dụng trong

nền kinh tế và thương mại.

- Nguồn lực có khả năng tái tạo.

Nguồn nhân lực và chất xám của con người là một trong những nguồn lực được tái

tạo không ngừng. Do vậy, để phát triển thương mại cần phải đầu tư cho đội ngũ thương

nhân và các nhà quản lý vĩ mô nhằm tái sản xuất sức lao động cả về quy mô và cơ cấu, về

trình độ và chất lượng cũng như sự phân bố hợp lý nguồn nhân lực thương mại trong nền

kinh tế. http://www.ebook.edu.vn 44

Trình độ lành nghề, kiến thức, năng lực và hệ thống giá trị của toàn bộ cuộc sống lao

động thương mại có vị trí đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.

5.1.2. Vai trò của nguồn lực đối với sự phát triển thương mại

5.1.2.1. Thúc đẩy mở rộng quy mô, thay đổi cơ cấu thương mại và nâng cao chất

lượng tăng trưởng

Muốn đẩy mạnh các hoạt động thương mại, cần phải chuẩn bị các điều kiện về

nguồn lực vật chất kỹ thuât, tài chính và con người phù hợp. Quy mô, cơ cấu, chất lượng

và sự phân bố các nguồn lực đó có ảnh hưởng lớn tới quá trình đầu tư, khai thác và phát

huy lợi thế so sánh, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển thương mại của quốc gia.

Nguồn lực trong thương mại còn tác động tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và

phân công lao động xã hội, phục vụ cho công cuộc CNH, HĐH đất nước.

Tác động nâng cao hiệu quả kinh tế và xã hội của thương mại.

Việc quản lý, sử dụng hợp lý các nguồn lực trong thương mại vừa đáp ứng được yêu

cầu tiết kiệm chi phí lưu thông, vừa đẩy nhanh tốc độ trao đổi thương mại, nâng cao giá

trị gia tăng của hàng hoá, dịch vụ trong tất cả các khâu của chuỗi cung ứng. Nguồn lực

trong thương mại không chỉ tác động tới hiệu quả kinh tế, mà còn nâng cao hiệu quả về

mặt xã hội, thu hút lao động và tạo việc làm, đáp ứng kịp thời và tốt nhất nhu cầu của dân

cư ngày càng tăng lên trong xã hội.

Nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, của ngành/doanh nghiệp và của nền kinh tế.

Số lượng và chất lượng nguồn lực được sử dụng trong thương mại có ảnh hưởng tới

khả năng cạnh tranh của sản phẩm, cạnh tranh của bất cứ hoạt động kinh tế cụ thể nào

(chẳng hạn, hoạt động mua hàng, bán hàng hay xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ) Nó

còn tác động đến sức cạnh tranh của ngành/doanh nghiệp cũng như của cả nền kinh tế vĩ

mô. Bởi vì, các nguồn lực sẽ gia nhập vào chi phí đơn vị sản phẩm, giá tiêu thụ và tác

động tới cả tốc độ tiêu thụ, thời gian giao hàng hay cung ứng dịch vụ cũng như chất

lượng của hoạt động trao đổi đó. Chất lượng nguồn lực trong thương mại vừa là bộ phận

cấu thành, vừa là thước đo phản ánh mức độ ổn định, phát triển kinh tế - xã hội và tính

cạnh tranh trên bình diện vĩ mô toàn bộ nền kinh tế, cũng như trong phạm vi ngành/doanh

nghiệp.

Vai trò đối với công tác hội nhập quốc tế.

Một mặt hội nhập quốc tế đòi hỏi phải có sự chuẩn bị về hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ

thuật, mạng lưới thương mại, các yếu tố vật chất khác và con người. Mặt khác, việc đầu

tư và khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong thương mại lại tạo điều kiện để

đẩy nhanh quá trình hội nhập, phấn đấu đạt tới các chuẩn mực về yêu cầu và điều kiện

thương mại quốc tế. http://www.ebook.edu.vn 45

Nguồn lực trong thương mại được quản lý, sử dụng có hiệu quả còn có tác động ảnh

hưởng lớn tới việc nâng cao và phát triển các giá trị văn hoá, phát triển, mở mang các

quan hệ kinh tế, cải thiện các quan hệ xã hội, tác động tích cực đến môi trường. Ngoài ra,

thông qua bố trí hợp lý mạng lưới thương mại, kết cấu hạ tầng, nguồn lực lao động, tạo ra

đội ngũ thương nhân có nghiệp vụ tình báo kinh tế nó còn có ý nghĩa quan trọng đối với

vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia và chủ quyền của dân tộc.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#jar