C6.NMTCTT

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Put your story text here...6.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TÍN DỤNG

6.1.1. Sự ra đời và phát triển của tín dụng

Tín dụng nặng lãi :

- Lãi suất cao

- Tín dụng nặng lãi phục vụ cho mục đích tiêu dùng là chủ yếu

- Vay mượn bằng hiện vật là chủ yếu

Tín dụng nặng lãi không có tính thống nhất

Tín dụng thị trường

- Lãi suất được hình thành dựa trên quan hệ cung cầu vốn trên thị trường

- Phục vụ cho mục đích kinh doanh là chủ yếu

- Vay mượn bằng giá trị là chủ yếu

Tín dụng thị trường có tính thống nhất

- -

6.1.2.1. Khái niệm

Theo nghĩa hẹp: tín dụng là quan hệ vay mượn giữa người đi vay và người cho vay về một lượng giá trị nhất định dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật.

Theo nghĩa rộng (Khái niệm): Tín dụng là hệ thống những quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình chuyển quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định từ chủ thể này sang chủ thể khác dựa trên nguyên tắc hoàn trả

6.1.2.2. Đặc điểm

• Tín dụng mang tính hoàn trả

• Trong quan hệ tín dụng quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn tách rời nhau

• Lợi tức tín dụng là một loại giá cả đặc biệt

6.1.3. Phân loại tín dụng

• Căn cứ vào đối tượng cấp tín dụng

- Tín dụng hàng hoá

- Tín dụng tiền tệ

• Căn cứ vào chủ thể cấp tín dụng

- Tín dụng ngân hàng

- Tín dụng Nhà nước

- Tín dụng cá nhân

- Tín dụng của các tổ chức tài chính quốc tế

• Căn cứ vào thời hạn của tín dụng

- Tín dụng ngắn hạn

- Tín dụng dài hạn

• Căn cứ vào phạm vi phát sinh các quan hệ tín dụng

- Tín dụng trong nước

- Tín dụng quốc tế

• Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn vay

- Tín dụng sản xuất

- Tín dụng tiêu dùng

6.1.4. Vai trò của tín dụng

• Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng nền kinh tế (sx - td): Thông qua hoạt động tín dụng, vốn đã được cung cấp đáp ứng kịp thời, đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên, liên tục.Tín dụng đã góp phần kích thích tổng cầu của toàn xã hội phát triển, qua đó thúc đẩy sản xuất phát triển.

• Tín dụng là công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước : Nhà nước sử dụng tín dụng làm phương tiện cân đối thu chi ngân sách nhà nước.Thông qua việc thay đổi và điều chỉnh lãi suất tín dụng => thay đổi quy mô tín dụng, chuyển hướng vận động của nguồn vốn tín dụng.Nhà nước sử dụng tín dụng để điều tiết lưu thông tiền tệ, đảm bảo sự cân đối tiền hàng, ổn định giá cả hàng hóa.

• Tín dụng góp phần tiết kiệm chi phí lưu thông của xã hội.

• Tín dụng góp phần nâng cao đời sống nhân dân : Cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo, tổ chức kinh tế xã hội, làm cho họ được đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất hoặc tiêu dùng .Các hộ gia đình, cá nhân còn sử dụng tín dụng như là một trong các phương tiện để cải thiện và nâng cao mức sống của mình

• Tín dụng góp phần mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế : Mua hàng hóa. Nhập khẩu máy móc thiết bị.Tiếp cận với những thành tựu khoa học kỹ thuật mới, cũng như trình độ quản lý tiên tiến trên thế giới

6.2. Lãi suất tín dụng

• 6.2.1. Khái niệm

• Lãi suất tín dụng là tỉ lệ phần trăm giữa lợi tức thu được với tổng số tiền cho vay trong một khoảng thời gian nhất định.

Lãi suất TD = Lợi tức thu được trong kỳ / Tổng số tiền cho vay trong kỳ x100%

Đơn vị tính của lãi suất tín dụng là %/ năm (ngày, tháng)

6.2.2. Các loại lãi suất tín dụng

• Phân loại nghiệp vụ tín dụng:

- Lãi suất huy động :

o Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn

o Lãi suất tiền gửi có kỳ hạn

- Lãi suất cho vay

o Lãi suất cho vay ưu đãi

o Lãi suất nợ quá hạn

• Phân loại theo giá trị thực:

- Lãi suất danh nghĩa là lãi suất người cho vay được hưởng không tính đến sự biến động của giá trị tiền tệ

- Lãi suất thực là loại lãi suất sau khi đã loại trừ sự biến động của giá trị tiền tệ

- RIR = NIR - tỉ lệ lạm phát

• Phân loại theo phương pháp tính lãi:

- Lãi suất đơn

- Lãi suất kép

- 1. Tính lãi đơn

Theo phương thức này, lãi của tất cả các kỳ hạn trong toàn bộ thời hạn vay mượn đều bằng nhau (lãi của kỳ hạn trước không sinh lãi ở kỳ hạn sau trong toàn bộ thời hạn vay mượn)

2. Tính lãi kép

Theo phương thức này, lãi của kỳ hạn trước được gộp vào số vốn gốc ban đầu để tính lãi cho kỳ hạn sau (lãi của kỳ hạn trước sinh lãi ở kỳ hạn sau trong toàn bộ thời hạn vay mượn)

• Phân loại theo tiêu thức quản lý vĩ mô:

- Lãi suất trần

- Lãi suất sàn

== > Lãi suất thấp nhất và cao nhất trong một khung lãi suất nào đó mà ngân hàng trung ương quy định để can thiệp vào hoạt động tín dụng nhằm đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia.

- Lãi suất cơ bản

• Là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố, làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh.

• Lãi suất cơ bản được xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trường liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của Ngân hàng Nhà nước, lãi suất huy động đầu vào của tổ chức tín dụng và xu hướng biến động cung-cầu vốn.

• Theo quy định các tổ chức tín dụng không được cho vay với lãi suất cao gấp rưỡi lãi suất cơ bản.

****Một số loại lãi suất khác

 Lãi suất tái chiết khấu: áp dụng khi ngân hàng trung ương tái cấp vốn cho các ngân hàng thương mại dưới hình thức chiết khấu lại thương phiếu hoặc giấy tờ có giá ngắn hạn chưa đến hạn thanh toán cho các ngân hàng. Nó được tính bằng tỷ lệ % trên mệnh giá của giấy tờ có giá và được khấu trừ ngay khi ngân hàng trung ương cấp tiền vay cho khách hàng

 Lãi suất chiết khấu: áp dụng khi ngân hàng cho khách hàng vay dưới hình thức chiết khấu thương phiếu hoặc giấy tờ có giá khác chưa đến hạn thanh toán của khách hàng. Nó được tính bằng tỷ lệ % trên mệnh giá của giấy tờ có giá và được khấu trừ ngay khi ngân hàng phát tiền vay cho khách hàng

 Lãi suất thị trường liên ngân hàng: là lãi suất mà ngân hàng áp dụng khi cho nhau vay trên thị trường liên ngân hàng

***Lãi suất LIBOR và PIBOR là lãi suất trên thị trường liên ngân hàng London và Paris, là lãi suất đối với tiền gửi bằng đôla hay ngoại tệ khác mà theo đó các ngân hàng lớn làm căn cứ để đi vay và cho vay trên thị trường tiền tệ châu Âu. LIBOR phản ánh điều kiện thị trường nên được các ngân hàng sử dụng rộng rãi làm cơ sở để ấn định lãi suất các món vay.

6.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất tín dụng

 Quan hệ cung cầu về vốn trên thị trường:

CẦU VỀ VỐN VAY

• Là nhu cầu vay vốn phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng của các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế.

• Cấu thành cầu về vốn vay:

Nhu cầu vay của các doanh nghiệp, hộ gia đình

Nhu cầu vay vốn của khu vực chính phủ

Nhu cầu vay vốn của chủ thể nước ngoài: doanh nghiệp, chính phủ nước ngoài, tổ chức tài chính trung gian nước ngoài

CUNG VỀ VỐN VAY

• Là khối lượng vốn dùng để cho vay kiếm lời của các chủ thể khác nhau trong xã hội

• Cung vốn vay được tạo bởi các nguồn:

Tiền gửi tiết kiệm của các hộ gia đình

Nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp

Các khoản thu chưa sử dụng đến của NSNN

Nguồn vốn của các chủ thể nước ngoài

= > Cung - cầu vốn sẽ tác động đến xu thế hình thành lãi suất theo 2 hướng:

+ Cung vốn> cầu vốn, lãi suất sẽ giảm

+ Cung vốn <cầu vốn, lãi suất sẽ tăng

 Lạm phát

Tỷ lệ lạm phát tăng => lãi suất tín dụng phải tăng theo

Tỷ lệ lạm phát giảm => lãi suất tín dụng giảm

• Xuất phát từ mối quan hệ giữa lãi suất thực và lãi suất danh nghĩa cho thấy, để duy trì lãi suất thực không đổi, khi lạm phát tăng, đòi hỏi lãi suất danh nghĩa phải tăng lên tương ứng

• Khi lạm phát tăng công chúng đều có xu hướng rút tiền ra khỏi lưu thông để mua những tài sản phi tài chính như vàng, ngoại tệ mạnh, hoặc đầu tư ra nước ngoài làm giảm cung vốn gây áp lực tăng lãi suất

• Đối với nhà nước, một trong những biện pháp khắc phục lạm phát là tăng lãi suất tín dụng để "hút" bớt lượng tiền ra khỏi lưu thông.

=> Như vậy, khi lạm phát tăng thì mọi chủ thể trong xã hội (nhà nước, các tổ chức tín dụng và công chúng) đều có những giải pháp nhằm hạn chế sự ảnh hưởng của lạm phát, các giải pháp này đều dẫn đến việc tăng lãi suất tín dụng.

 Chính sách vĩ mô của chính phủ

• Chính sách tài khóa

Chính sách tài khoá sử dụng công cụ thuế và chi tiêu của chính phủ để điều tiết nền kinh tế. Do vậy, nó có tác động đến lãi suất tín dụng.

• Chính sách tiền tệ

- Dự trữ bắt buộc

- Lãi suất tái chiết khấu

- Nghiệp vụ thị trường mở

 Rủi ro và kỳ hạn tín dụng

Rủi ro của các khoản cho vay càng cao thì lãi suất cho vay càng lớn

Kỳ hạn tín dụng:

Lãi suất huy động

Lãi suất cho vay

 Một số nhân tố khác

o Mức độ phát triển của các thể chế tài chính trung gian

o Mức độ cạnh tranh trong hoạt động cung cấp dich vụ tín dụng

o Sự phát triển thị trường tài chính cùng với phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin thông tin góp phần giảm chi phí quản lý, giao dịch...kéo theo lãi suất có xu hướng giảm xuống.

o Tình hình về chính trị cũng như biến động của tài chính quốc tế

o Khủng hoảng tài chính tiền tệ ...

6.3 Các hình thức tín dụng chủ yếu

TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI

TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

TÍN DỤNG NHÀ NƯỚC

TÍN DỤNG THUÊ MUA

***Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng được biểu hiện dưới hình thức mua - bán chịu hàng hóa.

Đặc điểm tín dụng thương mại

• Đối tượng tín dụng: là hàng hóa

• Chủ thể cấp tín dụng: là các doanh nghiệp, các tổ chức cung ứng hàng hóa, dịch vụ

• Nguồn vốn cho vay: Là nguồn vốn đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh

• Mục đích: Nhằm thúc đẩy quá trình lưu thông hàng hoá và thoả mãn nhu cầu tiêu dùng

• Phạm vi: Diễn ra ở khâu trao đổi của quá trình tái sản xuất xã hội

• Thời hạn: Thường là ngắn hạn

• Quy mô vốn: Bị giới hạn bởi khối lượng hàng hoá, dịch vụ cung ứng

• Giá cả của tín dụng thương mại được ẩn chứa trong giá bán hàng hoá

***6.3.2. Tín dụng ngân hàng

Khái niệm: tín dụng ngân hàng là các quan hệ tín dụng giữa các tổ chức tín dụng với các chủ thể trong nền kinh tế.

• Đối tượng tín dụng: là tiền tệ

• Chủ thể cấp tín dụng: là ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác

• Nguồn vốn cho vay: Là nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế được huy động

• Mục đích: Kinh doanh tiền tệ để kiếm lời

• Phạm vi: Diễn ra ở tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội

• Thời hạn: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn

• Quy mô vốn: Đáp ứng được mọi nhu cầu xin vay của khách hàng

• Giá cả của tín dụng ngân hàng được biểu hiện thông qua lãi suất, là một yếu tố độc lập trong hợp đồng tín dụng

***6.3.3. Tín dụng nhà nước

• Khái niệm: là quan hệ tín dụng giữa nhà nước với các chủ thể trong và ngoài nước

• Đối tượng tín dụng: là tiền tệ

• Nhà nước vừa là người cho vay vừa là người đi vay

• Mục đích: nhằm thực hiện các chức năng nhiệm vụ của nhà nước trong từng thời kỳ

• Phạm vi: Rộng

• Việc huy động và sử dụng vốn có sự kết hợp giữa nguyên tắc tín dụng và các chính sách tài chính - tiền tệ của nhà nước

*** 6.3.4. Thuê tài chính (tín dụng thuê mua)

Khái niệm: Thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung dài hạn thụng qua việc cho thuê tài sản trên cơ sở hợp đồng giữa bên cho thuê và bên thuê

• Đối tượng cấp tín dụng: là tài sản

• Chủ thể cấp tín dụng: công ty cho thuê tài chính

• Nguồn vốn cho vay: Là nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế được huy động

• Mục đích: Kinh doanh tiền tệ để kiếm lời

• Phạm vi: Diễn ra ở tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội

• Thời hạn: ngắn hạn, trung hạn, dài hạn

• Quy mô vốn: Đáp ứng được mọi nhu cầu xin vay của khách hàng

• Giá cả của tín dụng ngân hàng được biểu hiện thông qua lãi suất, là một yếu tố độc lập trong hợp đồng tín dụng

****** Phân biệt tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng

TÍN DỤNG THƯƠNG MẠI # TÍN DỤNG NGÂN HÀNG

Đối tượng cấp tín dụng:

HÀNG HÓA # TIỀN

Chủ thể tham gia quan hệ tín dụng:

DN - DN # Ngân hàng - các tổ chức và cá nhân

Nguồn hình thành vốn tín dụng:

Hàng hóa của doanh nghiệp bán chịu # Tiền thuộc quyền sở hữu của ngân hàng hoặc từ tiền gửi huy động

Thời hạn:

Ngắn hạn # Ngắn hạn, trung hạn, dài hạn

Công cụ thực hiện quan hệ tín dụng:

Thương phiếu # Hợp đồng vay nợ, trái phiếu, kỳ phiếu...

Phạm vi:

Chỉ có ở khâu trao đổi # Có ở cả 4 khâu: sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng

Quy mô vốn:

Hạn chế hơn # Lớn

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#nmtctt