C7 Moilienhe pho bien

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 7: Trình bày nội dung ý nghĩa về mối liên hệ phổ biến

            Nguyên lý về mối quan hệ phổ biến:

          Các nhà triết học duy tâm tôn giáo cho nguồn gốc của mối quan hệ  phổ biến là từ thần linh, thượng đế "Ý niệm tuyệt đối" sinh ra.

          Các nhà triết học siêu hình không thừa nhận mối liên hệ phổ biến nhưng họ cho sự vật, hiện tượng tồn tại một cách cô lập, tách rời nhau, cái nầy bên cạnh cái kia, hết cái nầy tới cái kia, giữa chúng không có sự phụ thuộc, không có sự ràng buộc lẫn nhau, có chăng chỉ là sự hời hợt bề ngoài, ngẫu nhiên.

          Triết học Mác-Lênin cho rằng, thế giới có vô vàn các sự vật, hiện tượng, nhưng chúng lại thống nhất với nhau ở tính vật chất, nên tất yếu giữa chúng phải có mối liên hệ với nhau. Những mối liên hệ đó có tính khách quan, phổ biến vì đó là những cái vốn có của các sự vật, hiện tượng, nó không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người, hay thần linh thượng đế, và chỉ có liên hệ  với nhau sự vật mới tồn tại, vận động phát triển.

TÍNH CHẤT CỦA MỐI LIÊN HỆ :

          Tính phổ biến: Khoa học về mối liên hệ phổ biến: diễn ra trên tất cả các lĩnh vực: Tự nhiên (người với tự nhiên), xã hội (người với người), tư  duy (cảm tính, lý tính). Trong từ sự vật (đồng hóa - dị hóa, điện tính âm - dương); giữa các sự vật (vật nầy-vật kia, quốc gia nầy - quốc gia kia...).

          Tính khách quan: Do nội tại bản thân sự vật tự có (không do áp đặt bên ngoài). Xuất phát từ nguyên lý triết học: tính thống nhất vật chất, thế giới chỉ có một nguyên lý duy nhất là thế giới vật chất, không do thần linh nào cả, chúng có mối liên hệ ràng buộc nhau.

          Tính nhiều vẽ (tính đa dạng): Mối liên hệ vô cùng phong phú như liên hệ bên trong - bên ngoài, trực tiếp - gián tiếp, bản chất - không bản chất... Tuy nhiên không có mối liên hệ nào giống cái nào như bên trong quyết định bên ngoài, trực tiếp quyết định gián tiếp, bản chất quyết định không bản chất.

Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN:

          Vì các sự vật và hiện tượng trên thế giới đều tồn tại trong mối quan hệ phổ biến, cho nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn chúng ta phải có quan điểm toàn diện, khắc phục quan điểm phiến diện siêu hình.

          Quan điểm toàn diện yêu cầu khi phân tích sự vật, chúng ta phải đặt nó trong mối quan hệ với sự  vật  hiện tượng khác.

          Phải xem xét các mặt, các yếu tố, các thuộc tính, các mắc khâu trung gian gián tiếp trong bản thân mỗi sự vật. Tuy nhiên, toàn diện không có nghĩa là  xem xét một cách cào bằng, tràn lan mà phải thấy được vị trí  của từng mối liên hệ, từng mặt, từng yếu tố trong tổng thể của chúng để đi đến nắm bắt được bản chất của sự vật.

          Vận dụng  vào thực tế:

Xây dựng chính sách dàn đều và chính sách có  trọng điểm: Trong quá trình quán triệt Đảng ta đã vận dụng: Đổi mới toàn diện, đồng bộ, triệt để  nhưng đổi mới kinh tế là trọng tâm (văn kiện đại hội VIII của Đảng ).

Quan điểm lịch sử cụ thể còn đòi hỏi chúng ta vận dụng quan điểm trên vào việc xem xét, giải quyết các vấn đề do thực tiễn đặt ra, đòi hỏi chúng ta phải chú ý đúng mức với hoàn cảnh lịch sử cụ thể đã làm phát sinh vấn đề đó  tới sự ra đời và phát triển của nó. Ví vụ: Nền kinh tế thị trường hiện nay, có người cho rằng là đi theo con đường tư bản chủ nghĩa. Nhưng chúng ta phải thực hiện để gắn với điều kiện lịch sử cụ thể .

Mối liên hệ là dùng để chỉ sự ràng buộc, làm tiền đề chỉ ra sự tồn tại giữa các mặt trong 1 sự vật hay giữa các sự vật với nhau, mối liên hệ trên mang tính phổ biến, gồm có liên hệ bên trong và bên ngoài; liên hệ gián tiếp và trực tiếp. Vì vậy, khi xem xét chúng ta có cái nhìn toàn diện. Liên hệ trong không gian xem xét sự vật ở vị trí khác nhau dẫn đến có mối liên hệ khác nhau. Liên hệ thời gian, xem xét mối liên hệ khi chúng ở nhiều thời điểm, quá trình khác nhau của sự phát triển. Vì dụ: Hôm nay, anh ta là người xấu nhưng ngày mai anh ta trở thành người tốt.

- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến: Mọi sự vật hiện tượng tồn tại trong nhiều mối liên hệ ràng buộc lại với nhau. Mối liên hệ này phải là mối liên hệ phổ biến khách quan để sự vật và hiện tượng luôn phát triển, không cô lập. Mối liên hệ phổ biến khách quan chi phối tổng quát mọi sự vận động của sự vật, hịên tượng.

Ý nghĩa thực tiễn: Chúng ta phải chú trọng tất cả các mối liên hệ, đánh giá đúng vai trò mối liên hệ đang chi phối đối tượng. Qua hoạt động thực tiễn, chúng ta sử dụng nhiều biện pháp, phương tiện thích hợp để thúc đẩy mối quan hệ đó phát triển một cách tích cực. Ví dụ: Về không gian, trước đây anh ta là con nhà giàu, nhưng hiện nay anh ta là người nghèo. Vì vậy trước đây anh ta là người tốt nhưng hiện nay anh ta trở thành kẻ trộm cắp.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro