C7:xây dựng con người mới

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 28: TT HCM về xây dựng con người mới

1. Quan niệm của HCM về con người

a. Con người được nhìn nhận như một chỉnh thể

- HCM xem xét con người về tâm lực, thể lực và các hoạt động của nó. Con người luôn có xu hướng vươn lên cái Chân- Thiện- Mỹ, mặc dù “ có thế này, thế khác”.

- HCM xem xét con người trong sự thống nhất của hai mặt đối lập

b. Con người cụ thể, lịch sử.

HCM cũng dùng khái niệm “con người” theo nghĩa rộng trong một số trường hợp, nhưng đặt trong 1 bối cảnh cụ thể và một tư duy chung, còn phần lớn, Người xem xét con người trong các mối quan hệ XH, quan hệ giai cấp, theo giới tính, theo lứa tuổi, nghề nghiệp, trong khối thống nhất của cộng đồng dân tộc và quan hệ quốc tế.

c. Bản chất con người mang tính XH.

- Để sinh tồn, con người phải lao động SX.

- Con người là sản phẩm của XH.

2.Quan điểm của HCM về vai trò của con người và chiến lược “ trồng người”

a. Quan điểm của HCM về vai trò của con người

- Con người là vốn quý nhất, nhân tố quyết định thành công của sự nghiệp CM

- “ Vô luận việc gì, đều do người làm ra, và từ nhỏ đến to, từ gần đến xa, đều thế cả”.

- Nhân dân là người sáng tạo ra mọi giá trị vật chất và tinh thần, họ là những người tài năng, trí tuệ và sáng tạo. Vì vậy, nhân dân là yếu tố quyết định thành công của CM.

* Con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của CM, phải coi trọng, chăm sóc, phát huy nhân tố con người

- Con người là mục tiêu của CM

+ Khi đất nước còn nô lệ thì mục tiêu của CM trước hết là giải phóng dân tộc, giành độc lập dân tộc

+ Khi đã có chính quyền thì mục tiêu cảu CM phải hướng vào việc giải quyết vấn đề ăn, ở, mặc, đi lại cho nhân dân.

+ Con người là mục tiêu của CM nên mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng đều phải vì lợi ích chính đáng của con người.

- Con người là động lực của CM

+ Theo HCM, động lực của CM là toàn thể dân tộc, là cả dân tộc, nhưng trước hết là giai cấp công nhân và nông dân.

+ Không phải mọi con người đều trở thành động lực, mà phải là những con người được giác ngộ, có trí tuệ và bản lĩnh, có văn hóa và đạo đức.

Con người chỉ là động lực khi được hoạt động có tổ chức, có lãnh đạo. Vì vậy, cần có sự lãnh đạo của Đảng.

+ Giữa con người mục tiêu và con người động lực có mối quan hệ biện chứng với nhau.

+ Phải kiên quyết khắc phục kịp thời các phản động lực trong con người và tổ chức- đó chính là chủ nghĩa cá nhân, vì từ chủ nghĩa cá nhân sẽ sinh ra nhiều thứ bệnh khác…

b. Quan điểm của HCM về chiến lược “ trồng người”.

- Trồng người là yêu cầu khách quan, vừa cấp bách, vừa lâu dài của CM

HCM nói: “ Muốn xây dựng CNXH trước hết cần có những con người CNXH”, nghĩa là:

+ Ngay từ đầu phải đặt ra nhiệm vụ xây dựng con người có phẩm chất cơ bản, tiêu biểu cho con người mới XHCN để làm gương lôi cuốn XH. Công việc này là lâu dài.

+ Mỗi bước xây dựng con người như vậy là một nấc thang xây dựng CNXH. Đây là mối quan hệ biện chứng giữa “ xây dựng CNXH” và “ con người XHCN”.

+ Con người XHCN có 2 mặt gắn bó chặt chẽ với nhau:

Một là, kế thừa những giá trị tốt đẹp của con người truyền thống

Hai là, hình thành những phẩm chất mới như có tư tưởng, đạo đức XHCN, có trí tuệ và bản lĩnh để làm chủ, có tác phong XHCN, có lòng nhân ái, vị tha, độ lượng.

- Chiến lược “trồng người” là một trọng tâm, một bộ phận hợp thành của chiến lược phát triển kinh tế- xã hội

Theo HCM, con người phải được đặt vào vị trí trung tâm của sự phát triển, nó vừa nằm trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội của đất nước, vừa nằm trong chiến lược giáo dục, đào tạo.

+ Để thực hiện chiến lược “ trồng người” có nhiều biện pháp nhưng giáo dục đào tạo là biện pháp quan trọng bậc nhất.

+ Nội dung giáo dục phải toàn diện cả đức- trí- thể - mỹ lí tưởng, tình cảm CM, lối sống XHCN.

+ Phương châm giáo dục là phải kết hợp giữa nhận thức với hành động, lời nói với việc làm

+ Trồng người là công việc trăm năm, không được nóng vội, cũng không phải tùy tiện có ý nghĩa thường trực, bền bỉ trong suốt cuộc đời mỗi con người, trong suốt thời kì quá độ lên CNXH

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro