C7Sự phát triển của các hình thái kinh tế-xã hội là một quá trình lstn

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu7 : Sự phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội là một quá trình lịch sử - tự nhiên :

Khái niệm, hình thái kinh tế xã hội: (1đ)

K/n: Hình thái kinh tế - xã hội là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử dùng để chỉ xã hội ở từng giai đoạn phát triển lịch sử nhất định, với những quan hệ sản xuất đặc trưng cho xã hội đó phù hợp với một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất và với một kiến trúc thượng tầng tương ứng được xây dựng lên trên những quan hệ sản xuất đó.

Tính lịch sử - tư nhiên của sự phát triển hình thái kinh tế xã hội (2đ)

Lịch sử phát triển của xã hội đã trải qua nhiều giai đoạn nối tiếp nhau từ thấp tới cao. Tương ứng với mỗi giai đoạn là một hình thái kinh tế - xã hội.

Môt là: Sự vận động thay đổi của các hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử không tuân theo ý chí chủ quan của con người mà tuân theo quy luật khách quan. Đó chính là do sự tác động của quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất - quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng và các quy luật xã hội khác.

Hai là: nguồn gốc của mọi sự vận động, phát triển của xã hội, của lịch sử nhân loại, của mọi lĩnh vực kinh tế xã hội suy cho đến cùng đều do nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp từ sự phát triển của lực lượng sản xuất xã hội.

Ba là: quá trình phát triển của hình thái kinh kinh tế xã hội là quá trình thay thế nhau của hình thái kinh tế - xã hội trong lịch sử nhân loại, và đó cũng là quá trình phát triển của lịch sử xã hội loài người, có thể là do nhiều sự tác động của nhân tố chủ quan, nhưng nhân tố giữ vai trò quyết định là: sự tác động của các quy luật khách quan.

Ngoài các nhân tố trên còn có nhiều nhân tố khác như: điều kiện lịch sử, vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, truyền thống văn hóa của mỗi cộng đồng người...

- Giá trị khoa học của học thuyết hình thái kinh tế -xã hội (2đ)

Một là: theo lý luận hình thái kinh tế xã hội, sản xuất vật chất chính là cơ sở của đời sống kinh tế xã hội, phương thức sản xuất quyết định trình độ của nền sản xuất và do đó cũng là nhân tố quyết định trình độ phát triển của đời sống xã hội, vì vậy không thể xuất phát từ ý thức chủ quan của con người để giải thích các hiện tượng trong đời sống xã hội, mà phải xuất phát từ thực trạng đời sống xã hội.

Hai là: theo lý luận của hình thái kinh tế - xã hội, xã hội không phải là sự kết hợp một cách ngẫu nhiên mà là một cơ thể sống động, trong đó các phương diện của đời sống xã hội tồn tại trong hệ thống cấu trúc chặt chẽ tác động qua lại lẫn nhau, trong đó quan hệ sản xuất đóng vai trò cơ bản nhất quyết định các quan hệ xã hội khác.

Ba là: theo lý luận của hình thái kinh tế - xã hội là quả trình phát triển của xã hội là một quả trình lịch sử tự nhiên, tức là quá trình diễn ra theo quy luật khách quan, chứ không theo ý muốn chủ quan do vậy muốn nhận thức và giải quyết đúng đắn, các vấn đề của đời sống xã hội thì phải đi sâu nghin cứu các quy luật vận động, phát triển của xã hội.

Lần đầu tiên trong lịch sử xã hội học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội vạch rõ, nguồn gốc, động lực bên trong của sự phát triển xã hội, tìm ra những nguyên nhân và cơ sở xuất hiện và biến đổi của những hiện tượng xã hội.

Ý nghĩa của học thuyết :

Cung cấp cho chúng ta một phương pháp luận khoa học để nghiên cứu sự phát triển xã hội qua các chế độ khác nhau, hiểu rõ cơ cấu chung của hình thái kinh tế - xã hội và những quy luật phổ biến tác động chi phối sự vận động và phát triển của xã hội

Cung cấp những tiêu chuẩn thực sự duy vật, khoa học cho việc phân kỳ lịch sử, giúp con người hiểu được logic khách quan của quá trình tiến hóa xã hội. Học thuyết này vạch ra sự thống nhất của lịch sử trong cái muôn vẻ của các sự kiện ở các nước khác nhau trong các thời kỳ khác nhau. Chính vì vậy nó đem lại cho khoa học xã hội sợi dây dẫn đường để phát hiện ra những mối liên hệ nhân quả, để giải thích chứ không chỉ mô tả sự kiện lịch sử. Bất kỳ một hiện tượng xã hội nào, từ hiện tượng kinh tế đến hiện tượng tinh thần, đều chỉ có thể hiểu đúng khi gắn với một hình thái kinh tế - xã hội nhất định.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro