C8,9 - Chong on + chieu sang

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

                                                             CHƯƠNG 8 .

        CHỐNG TIẾNG ỒN VÀ RUNG ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG .

                 ß1. PHÂN TÍCH NGUỒN PHÁT SINH VÀ TÁC HẠI CỦA

                    TIẾNG ỒN VÀ RUNG ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG   .

    Tiếng ồn và rung động trong SX là các tác hại nghề nghiệp nếu cường độ của chúng vượt quá giới hạn cho phép . Tiếng ồn không chỉ gây ảnh hưởng đến cơ quan thính giác , có thể gây điếc hẳn , mà còn tác động vào các cơ quan thần kinh và các hệ thống chức năng khác bên trong cơ thể .

    Anh hưởng của tiếng ồn với cơ thể phụ thuộc vào tính chất vật lý của Nó như : cường độ âm thanh , tần số , âm phổ … và các yếu tố khác như thời gian tác dụng , đặc tính riêng của từng người .( độ nhạy cảm , lứa tuổi .v.v. ) .

Khi chịu tác dụng của tiếng ồn độ nhạy của thính giác giảm xuống , ngưỡng nghe tăng lên .  Khi rời Khái tiếng ồn đến nơi yên tĩnh độ nhạy cảm  của thính giác phục hồi nhanh sau 2-3 phút , nhưng nó chỉ có giới hạn nhất định .  Nếu tác dụng của tiếng ồn kéo dài , hoặc lặp đi lặp lại nhiều lần , thính giác không còn khả năng phục hôi hoàn toàn về trạng thái bình thường gây ra tình trạng nặng tai và điếc .

    Tiếng ồn cường độ trung bình và cao gây kích thích mạnh đến hệ thần kinh , sau một thời gian dài có thể dẫn tới huỷ hoại sự hoạt động của não : gây đau đầu , chóng mặt , cảm giác sợ hãi , bực tức , trạng thái tâm thần không ổn định , giảm trí nhớ .v.v.

Tiếng ồn còn gây ảnh hưởng xấu đến hệ thống tim mạch : gây loạn nhịp tim , làm giảm sự tiết dịch vị , độ toan , ảnh hưởng đến co bóp bình thường của dạ dày , có thể gây rối loạn dinh dưỡng , thay đổi chức năng tuyến giáp trạng , rối loạn tuyến sinh dục nam nữ .

@ Các nguồn phát sinh tiếng ồn :  Tiếng ồn cơ khí , tiếng ồn khí động , tiếng ồn các máy điện ..v.v.

     ß2. CÁC THÔNG SỐ ĐẶC TRƯNG CHO TIẾNG ỒN VÀ RUNG ĐỘNG

             VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CHÚNG ĐẾN MỨC ĐỘ TÁC HẠI .

@ Tiếng ồn đặc trưng bởi các thông số vật lý : cường độ , tần số , phổ của tiếng ồn và các mức độ sinh lý như : mức to , độ cao . Tác hại gây bởi tiếng ồn phụ thuộc vào mức ồn ( cường độ ) và tần số của nó .

·     Tiếng ồn mức 100- 120 decibel (dB) với tần số thấp 80 – 90 dB , với tấn số trung và cao gây ra sự thay đổi không phục hồi ở cơ quan thính giác . Tiếng ồn 130  - 150 dB gây huỷ hoại tính chất cơ học của cơ quan thính giác : điếc .

·     Ngoài cường độ tiếng ồn , tần số của tiếng ồn cũng gây tác hại tới cơ quan thính giác :    âm có tần số cao > 3000 Hz có hại hơn âm có tần số thấp < 300 Hz .

·     Theo đặc điểm tiếng ồn mà phổ của nó có thể là phổ đều (liên tục) , phổ thưa( gián đoạn) và phổ hỗn hợp (rú lên từng hồi) . Hai loại phổ sau gây ảnh hưởng đặc biệt xấu lên cơ thể con người .

@ Thông số đặc trưng cho độ rung động là biên độ dao động  ( A ) , tần số ( f ) , vận tốc       và gia tốc  .

   Trong quy phạm tiêu chuẩn vệ sinh đó quy định các trị số giới hạn cho phép của rung động ở nơi làm việc . Đó xác định được đặc trưng cảm giác của người chịu tác dụng của rung động chung , với biên độ 1mm khi tấn số 10 – 100 Hz phụ thuộc vào vận tốc dao động , khi tần số 1- 10Hz phụ thuộc vào gia tốc . Theo tiêu chuẩn vệ sinh chỉ cho phép sử dụng những thiết bị nào khi làm việc rung động của chúng không vượt quá các trị số giới hạn cho phép .

                            Đặc trưng của người chịu tác dụng rung động .

Tác dụng của dao động

Gia tốc khi tần số

từ 1-10Hz ( mm / s2 )

Vận tốc khi tần số

từ 10 – 100 Hz ( mm/s)

Không cảm thấy

Cảm thấy yếu

Cảm thấy vừa dễ chịu

Cảm thấy mạnh (khó chịu )

Có hại khi tác dụng Lâu

Rất hại

10

140

125

400

1000

> 1000

0,16

0,64

2,00

6,4

16,4

> 16,4

           ß3. CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG TIẾNG ỒN VÀ RUNG ĐỘNG .

1. Chống tiếng ồn :

Làm giảm tác dụng của tiếng ồn đối với người làm việc có thể thực hiện được bằng cách sau :

a.     Làm giảm cường độ ồn phát ra từ của các máy móc , động cơ :

+ Thay chuyển động tiến lùi của các chi tiết máy bằng chuyển động xoay .

+ Giảm dung sai khi chế tạo đến mức tối thiểu .

+ Thay ổ bi lác bằng ổ bi trượt .

+ Thay chuyển động của các bánh xe răng kim loại bằng chuyển động của bánh xe răng chất dẻo .

+ Phủ chất hấp phụ rung động lên bệ máy .

+ Nơi phát ra tiếng ồn nhiều bố trí cuối gió , với khoảng cách nhất định tới các khu làm việc khác .

+ Trồng cây xanh quanh khu phát ra tiếng ồn để giảm tiếng ồn .

+ Dựng các dụng cụ phòng hộ giảm tiếng ồn :  dựng bụng , bọt biển , băng đặt vào lỗ tai giảm ồn 3 – 14dB ( tần số 10 – 100Hz ) , dùng băng tẩm mỡ giảm ồn 18dB , bông len tẩm sáp giảm ồn 30 dB , hoặc có thể dựng các bao ốp tai .v.v.

1.     Chống tác hại của rung động :

Để làm giảm tác hại của rung động ở chỗ làm việc đến mức tiêu chuẩn cho phép có thể thực hiện theo một số cách sau :

+ Thiết kế các thiết bị rung động mới , hoàn chỉnh hơn với sự điều khiển tự động , từ xa .v.v.

+ Nghiên cứu các biện pháp làm giảm tác dụng có hại của rung động ở chỗ làm việc .

+ Nghiên cứu phương pháp mới đúc bê tông .

+ Sử dụng các dụng cụ chống rung động cá nhân .

VD :

  @ Với thợ đổ bê tông dùng phương pháp đổ bê tông tự động , máy có gắn đầm rung bên trong , người thợ không phải làm trực tiếp .

  @ Với phòng làm việc gần nơi đặt máy lớn , rung động của máy có thể phát triển qua móng và nền đất vào nơi làm việc . Biện pháp giảm rung động bằng cách cách ly chỗ làm việc Khái nguồn rung động :   áp dụng mạch cách âm lấp khe hố móng rung động bằng amiăng rời . Hoặc có thể làm khe rung động rộng khoảng 10cm , trong đó lớp cách âm là không khí .

                                         3

                        1                                                          300 - 500

                                                                                                         2

                                     Sơ đồ móng với mạch cách âm .Móng         Cát .

Chú thích :                    1. Móng            2. Cát           3 . máy rung động .

             2

                                                                                                                        4

                                                                                3

                         1          

                                             Sơ đồ móng với khe cách rung .

Chú thích :           1. Tấm lút làm từ  phít tẩm bi tum .

                   2. Móng máy rung  ,   3 . Khe cách âm    ,    4. Móng nhà .

   Một yêu cầu quan trọng là chiều sâu đặt móng máy rung phải sâu hơn nhiều so với chiều sâu đặt móng nhà .

 @ Thay liên kết cứng của Móng máy với nền nhà bằng liên kết lò xo , lớp đệm đàn hồi ( cao su , amiăng , sợi bi tum )

                              Sơ đồ liên kết mềm giữa móng máy và nền .

  @ Một trong những biện pháp tích cực để giảm rung động nữa là thay biện pháp đổ bê tông truyền thống hiện nay bằng các cách đổ mới như đổ bê tông điều khiển từ xa , hoặc dùng bê tông với cách đổ các chất phụ gia và vữa riêng .v.v.

                                                     CHƯƠNG 9 .

                          CHIẾU SÁNG TRONG XÂY DỰNG .

                 ß1. ẢNH HƯỞNG CỦA SỰ CHIẾU SÁNG ĐẾN VỆ SINH

                                         VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG .

   Chiếu sáng hợp lý trong nhà xưởng , nơi làm việc , trên các công trường , trong xí nghiệp là vấn đề quan trọng để cải thiện điều kiện vệ sinh , đảm bảo an toàn lao động , nâng cao năng suất lao động .

  Chiếu sáng không đầy đủ làm cho người LĐ phải nhìn căng thẳng thường xuyên làm tăng mệt mỏi, chậm phản xạ thần kinh , giảm thị lực , có thể gây mất an toàn trong sản xuất .

Có 3 hình thức chiếu sáng :    tự nhiên , nhân tạo , hỗn hợp  . 

@ Anh sáng mặt trời có ảnh hưởng tác dụng sinh học tốt với cơ thể , vì vậychiếu sáng tự nhiên là hình thức hợp vệ sinh nhất .

Năng lượng nhìn thấy được được đánh giá bằng cảm giác ánh sáng : gọi là quang thông –  là công suất bức xạ ánh sáng .

     Đặc trưng cho điều kiện vệ sinh chiếu sáng người ta có Khái niệm độ rọi  E :

Trong đó :   

             E độ rọi  ( là mật độ quang thông đổ trên một bề mặt xác định ) .   

             F quang thông    ;     S diện tích bề mặt được chiếu sáng .      

Trong quá trìnhnhìn , vai trò quyết định là phần quang thông phản chiếu từ bề mặt được chiếu sáng tới mắt người .  Đại lượng quang thông phản chiếu bởi bề mặt tới mắt người gọi là độ chói bề mặt ( đơn vị độ chói là nít )

  Để ttổ chức chiếu sáng hợp lý không chỉ đảm bảo đủ độ rọi bề mặt mà còn phải đáp ứng được yêu cầu : ánh sáng phân bố đều trong phạm vi làm việc cũng như trong toàn bộ trường nhìn , không có hiện tượng chói , loá , không có bóng đen và sự tương phản lớn và cuối cùng hệ thống chiếu sáng phải tối ưu về mặt kinh tế . 

                                    ß2. CHIẾU SÁNG TỰ NHIÊN .

Có thể đưa ánh sáng vào nhà bằng :

+ Chiếu sáng trên qua cửa trời hoặc cửa sổ lấy ánh áng trên cao .

+ Chiếu sáng bên qua cửa sổ ở tường ngoài .

+ Chiếu sáng kết hợp hai hình thức trên .

Đặc điểm của ánh sáng tự nhiên là nó thay đổi trong phạm vi rất lớn phụ thuộc vào thời gian trong ngày , theo mùa trong năm , theo thời tiết . Trong một thời gian ngắn độ chiếu sáng tự nhiên có thể thay đổi vài lần . Do vậy độ chiếu sáng tự nhiên trong phòng không nên đặc trưng bằng đại lượng tuyệt đối ( độ rọi , độ chói ) như với chiếu sáng nhân tạo . Sự chiếu sáng tự nhiên trong phòng có thể đặc trưng bằng đại lượng tương đối – cho biết độ chiếu sáng trong phòng tối hơn , hoặc sáng hơn  độ chiếu sáng bên ngoài khoảng bao nhiêu lần :

Trong đó :                              e    Độ chiếu sáng tự nhiên  ;    

                     E t  Độ rọi bên trong phòng   ;                 E t  Độ rọi bên ngoài .

                                  ß3. CHIẾU SÁNG NHÂN TẠO .

Trong các trường hợp ánh sáng tự nhiên không đủ tthì phải thiết kế và sử dụng chiếu  sáng nhân tạo . Chiếu sáng nhân tạo có thể là chiếu sáng chung , cục bộ và kết hợp .

Trong điều kiện sản xuất để ánh sáng phân bố đều nên tổ chức chiếu sáng chung hoặc kết hợp , không nên tổ chức chiếu sáng cục bộ , vì sự tương phản giữa chố chiếu sáng quá và tối làm cho mắt mệt mỏi, giảm năng suất LĐ , hoặc có thể gây chấn thương .

Nguồn chiếu sáng có thể là đèn dây tóc , đèn huỳnh quang , đèn đặc biệt và đèn hồ quang điện .

 Trong các loại đèn tthì đèn không có chao không có lợi vì một nửa quang thông không được sử dụng chiếu sáng .  Hiện nay đèn có chao được sử dụng nhiều . Đèn có chaođược phân làm 3 loại : chiếu thẳng , phản chiếu , khuyéch tán . Tuỳ theo yêu cầu nơi cần chiếu sáng mà lựa chọn loại chao thích hợp .

    Đèn dây tóc gây ra độ loá cho mắt , ảnh hưởng quá trìnhlàm việc . Vì vậyđèn huỳnh quang ngày càng sử dụng rộng rãi trong SX ở các Phân xưởng , xí nghiệp đặc biệt nơi cần phân biệt màu sắc , nơi cần độ chính xác cao .  Đèn huỳnh quang có ưu điểm phân tán ánh sáng tốt , ít chói hơn đèn dây tóc vài lần , xoá được sự cách biệt gữa ánh sáng đèn và ánh sáng tự nhiên , tiêu thụ điện năng ít hơn , phát quang tốt , sử dụng được lâu hơn . Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm : chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường xung quanh , kết cấu phức tạp , hay bị nhấp nhỏy với mạng điiện xoay chiều .

Có thể tính được độ rọi tại một điểm A nào đó  : bằng phương pháp điểm

                                        O             

                                                      I     

                           H

                                  O /                           900-         A

                                                          L

                              Tính độ rọi bằng phương pháp điểm .

 Độ rọi trên mặt phẳng ngang :                    

Độ rọi trên mặt phẳng đứng  :           

Trong đó :   E n  Độ rọi trên mặt phẳng ngang .

                    E d Độ rọi trên mặt phẳng đứng  .

             Trị số được xác định theo đường cong phân bố ánh sáng .

            Góc chiếu từ nguồn  sáng tới điểm A .

          H Khoảng cách vuông góc từ nguồn sáng tới mặt phẳng ngang .

          L  Khoảng cách từ điểm O /  ( tia vuông góc trên mặt phẳng ) tới điểm A .

                     Khi               0 0 <    <  45 0           :          E n > E d

                     Khi               45 0 <    <  90 0           :        E n <  E d

Khi điểm A được chiếu sáng bởi nhiều bóng đèn tthì độ rọi sẽ là tổng độ rọi khi tính cho từng đèn riêng .

                                     ß4. ĐÈN PHA CHIẾU SÁNG  .

      Ơ trên công trường khi thi công vào ban đêm để chiếu sáng các khu vực xây dựng , diện tích kho bãi lớn , không thể bố trí các đèn chiếu thường trên bề mặt chiếu rộng được , lúc này ta nên dùng đèn pha chiếu sáng .

Đèn pha rải ánh sáng có chùm ánh sáng rộng nhờ bộ phận phản chiếu bằng kính tráng bạc hình parabol nên Nó được sử dụng để chiếu sáng các diện tích rộng , kho bãi , chiếu sáng mặt đứng .

  Khi cần tạo độ rọi có quang thông phân bố đều trên diện tích lớn đèn pha phải đặt trên các trụ cao . Có thể lợi dụng các công trìnhcao sẵn cố như dàn giáo ,trụ tháp cần trục .v.v.  Khi mức tiêu chuẩn chiếu sáng không cao , chiều rộng công trìnhkhông lớn có thể dựng đèn pha dây tóc công suất 300 W – 500 W .

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro