C9-12

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CÂU 9: Trình bày nội dung cơ bản của định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường mà đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng (4/2006) đề ra.

-Vmục đích phát triển: + Nhằm thực hiện: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân để mọi người đều được hưởng thành quả của sự phát triển

+ Đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng, giúp đỡ người khác thoát nghèo và từng bước

khá giả hơn.

-Về phương thức phát trin:+ Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế nhằm giải phóng mọi tiềm năng trong mọi thành phần kinh tế, trong mỗi cá nhân và mỗi vùng miền,… phát huy tối đa nội lực để phát triển nhanh nền kinh tế.

+ Kinh tế nhà nước phải giữ vị trí then chốt: Nắm được KH-CN, nắm được tư liệu sản xuất dựa trên công hữu

-Về định hướng xã hi và phân phối: + Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội

ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế gắn kết

chặt chẽ và đồng bộ với phát triển xã hội, văn hóa, giáo dục và đào tạo, giải quyết

tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triểm con người. Hạn chế tác động tiêu cực

của nền kinh tế thị trường.

+ Thực hiện phân phối theo lao động, phân phối theo sự đóng góp của mỗi cá nhân hoặc tập thể, phân phối theo phúc lợi xã hội, phân phối theo hiệu quả kinh tế

-Vqun lý: + Phát huy vai trò làm chủ xã hội của nhân dân

+ Nâng cao vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng => Tiêu chí này thể hiện sự khác biệt cơ bản giữa kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của kinh tế thị trường, bảo đảm quyền lợi chính đáng của mọi người.

CÂU 10: Trình bày mục tiêu và các quan điểm cơ bản về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN do Đảng đề ra.

-Khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa:kinh tế thị trường định hướng XHCN là một kiểu tổ chức kinh tế vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường vừa chịu sự dẫn dắt, chi phối và dựatrên cơ sở các nguyên tắc, bản chất của CNXH

-Mục tiêu:

+ Mt là, từng bước xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật, đảm bảo cho

nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển thuận lợi.

Phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước đi đôi với phát triển mạnh

mẽ các thành phần kinh tế và các loại hình doanh nghiệp.

+ Hai là, đổi mới cơ bản mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của

các đơn vị sự nghiệp công.

+ Ba là, phát triển đồng bộ, đa dạng các loại thị trường cơ bản thống nhất

trên cả nước, từng bước liên thông với thị trường khu vực và thế giới.

+ Bn là, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát

triển văn hóa, xã hội đảm bảo tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi

trường.

+ Năm là, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước và phát huy

vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân

trong quản lý, phát triển kinh tế - xã hội.

- Các quan điểm về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa do Đảng đề ra:

+ Nhận thức đầy đủ, tôn trọng và vận dụng đúng đắn các quy luật khách

quan của kinh tế thị trường, thông lệ quốc tế, phù hợp với điều kiện của

Việt Nam, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế.

+ Bảo đảm tính đồng bộ giữa các bộ phận cấu thánh của thể chế kinh tế.

+ Kế thừa và chọn lọc thành tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân loại

và kinh nghiệm tổng thể từ thực tiễn đổi mới ở nước ta.

+ Chủ động, tích cực giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn quan trọng,

bức xúc, đồng thời phải có bước đi vững chắc, vừa làm, vừa tổng kết rút

kinh nghiệm.

+ Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực và hiệu quả quản lý của

nhà nước

Câu 11: Trình bày mục tiêu và các quan điểm cơ bản về xây dựng hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới của ĐCSVN?

KN: Hệ thống chính trị là hệ thống các tổ chức chính trị xã hội mà nhờ đó nhân dân lao động thực hiện quyền lực của mình.

1.Mục tiêu:

●Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

●Phát huy đầy đủ quyền làm chủ nhân dân, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.

●Thực hiện tốt hơn chủ nghĩa dân chủ XH,phát huy đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân.

2.Quan điểm:

·Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới chính trị.

èĐảng ta đã tập trung trước hết vào việc thực hiện nhiệm vụ đổi mới kinh tế, khắc phục khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo tiền đề cần thiết về vật chất và tinh thần để giữ vững ổn định chính trị, xây dựng, củng cố niềm tin của nhân dân, tạo thuận lợi để đổi mới các mặt khác của đời sống xã hội.

·Đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị.

èTăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, làm cho hệ thống chính trị hoạt động năng động hơn, phù hợp hơn và có hiệu quả hơn.

·Đổi mới hệ thống chính trị một cách toàn diện, đồng bộ có kế thừa, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp.

·Đổi mới mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị với nhau và với xã hội.

èTạo ra sự vận động cùng chiều theo hướng tác động thúc đẩy xã hội phát triển, phát huy quyền làm chủ của nhân dân

CÂU 12: Trình bày chủ trương của ĐCSVN về xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCNVN.

Quan điểm:

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa tồn tại là một tất yếu khách quan. Việc đề ra chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền là sự khẳng định của Đảng ta với sự tồn tại của nhà nước đó. Nhà nước pháp quyềnXHCN không phải là sản phẩmriêng mà là sự kết tinh, là tinh hoa, là sản phẩm của trí tuệ loài người, của nền văn minh nhân loại mà VN cần tiếp thu, học tập.

Đặc điểm: Nhà nướcpháp quyền là cách phân công, tổ chức quyền lực của Nhà nước chứ không phải 1 chế độ nhà nước. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta được xây dựng với 5 đặc điểm sau đây:

1-Đó là nhà nước của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân.

*Của dân: Trong điều 1 và điều 32 trong Hiến pháp (1946) khẳng định nhà nước ta là nhà nước của dân, bao nhiêu tinh thần và lực lượng đều ở nơi dân, bao nhiêu quyền lực đều thuộc về dân. Tất cả mọi việc quan trọng liên quan đến vận mệnh quốc gia đều được đưa ra để nhân dân phúc quyết ( biết, bàn, làm, kiểm tra).

*Do dân: do dân bầu, dân kiểm tra, giám sát, góp ý xây dựng và có thể bãi miễn, dân đóng thuế để nhà nước chi tiêu.

*Vì dân: phục vụ lợi ích của dân, cán bộ nhà nước phải tận trung, tận hiếu với dân.

2-Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rành mạch và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp,

hành pháp và tư pháp

3-Nhà nước được tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật, đảm bảo cho Hiến pháp và các đạo luật giữ vị trí tối thượng trong việc điều chỉnh các mối quan hệ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

4-Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền con người, quyền công dân, nâng cao trách nhiệm pháp lí giữa nhà nước và công dân, thực hành dân chủ đồng thời tăng cường kỉ cương, kỉ luật.

5-Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa VN do 1 Đảng duy nhất lãnh đạo, có sự giám sát của nhân dân, sự phản biện của Mặt trận Tổ quốc VN và các tổ chức thành viên của Mặt trận.

Các biện pháp để xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN:

1.Hoàn thiện hệ thống pháp luật, tăng tính cụ thể, tính khả thi của các qui định trong văn bản pháp luật. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế kiểm tra, giám sát tính hợp hiến, hợp pháp trong các hoạt động và quyết định của các cơ quan công quyền.

2.Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Hoàn thiện cơ chế bầu cử nhằm nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội. Đổi mới qui trình xây dựng luật, giảm mạnh việc ban hành pháp lệnh. Thực hiện tốt hơn nhiệm vụ quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và chức năng giám sát tối cao.

3.Đẩy mạnh cải cách hành chính, đổi mới tổ chức và hoạt động của Chính phủ theo hướng xây dựng cơ quan hành pháp thống nhất, thông suốt, hiện đại.

4.Xây dựng hệ thống cơ quan tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, quyền con người. Xây dựng cơ chế phán quyết về những vi phạm Hiến pháp trong hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp.

5.Nâng cao chất lượng hoạt động của hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân, bảo đảm quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong phạm vi được phân cấp.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#c9-12