Đời cua, đời cáy....

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Khi còn hạc ở HBS, có lần giáo sư đặt câu hỏi, theo bạn, doanh nhân là ai. Rất nhiều quan niệmkhác nhau được đưa ra, vì lớp hạc là 1 hợp chủng quốc, đến từ nhiều nền văn hóa. Sau đó thìthầy mới đưa ra quan niệm của thầy, cũng như của các giáo sư trong trường, thành 1 quanđiểm hay còn gọi là trường phái Harvard về doanh nhân. Nôm na là doanh nhân là người lãnhđạo, có thể làm chủ hay không phải làm chủ, nhưng phải là lãnh đạo doanh nghiệp hay tổ chứccó lợi nhuận. Mục tiêu là lợi nhuận nhưng doanh nhân phải lèo lái làm sao đó để không xungđột với đạo đức xã hội. Doanh nhân phải giải quyết sao cho sự phát triển của doanh nghiệp củamình không gây phương hại đến môi trường thiên nhiên. Doanh nhân phải làm từ thiện xuấtphát từ tâm của mình, từ tình đồng loại chứ không phải vì nhu cầu marketing. Và cuối cùng làdoanh nhân phải biết chia sẻ, với thế hệ sau, về cả tiền bạc lẫn vốn sống, kiến thức.....nhằm tạora 1 thế hệ doanh nhân mới khi mình chết đi. Các quan niệm tuy có khác đi chút ít, song vẫntựu trung các ý trên. Thành 1 chuẩn thế giới.

Nói chung là diễn giải từ tiếng Anh qua tiếng Việt, Tony nói thấy nó không có trơn tru gì hết. Vàlúc đó mình cũng hoảng hồn, thấy mắc cỡ. Vì mang tiếng là doanh nhân đã lâu, ngày 13/10 nàocũng tổ chức ăn uống hát hò tặng bằng khen treo đầy nhà, nhưng mình đã làm được gì. Chẳnglàm được gì cho cộng đồng và chẳng chia sẻ với ai một cách tự nguyện. Bạn bè hỏi, ở VN, doanhnhân là thế nào. Tony thật sự lúng túng, và nói ở VN muốn làm doanh nhân không có tiêuchuẩn hay ai cấp phép, nên tụi tao thường phải đăng ký vào câu lạc bộ doanh nhân, là xong. Đólà tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN). Thế là ngồi suy nghĩ lại, thế giới người ta quan niệm doanhnhân nó khác mình. Vậy nước mình chắc không có ai, hay có mà mình chưa biết. 15 năm đi làm,gặp n người gọi là doanh nhân, mình thấy không ai thỏa hết các điều kiện của chuẩn thế giớinhư thế cả. Có người thì làm giàu một cách nhanh chóng nhờ lấy tài nguyên thiên nhiên, chặndòng chảy của các con sông làm thủy điện, xả nước thải ra sông mặc cá tôm chết sạch. Cóngười làm giàu bằng bóc lột sức lao động của đồng loại mình một cách quá đáng, ép quần quậtbán sức lao động cho họ nhưng tới lúc lãnh lương thì kỳ kèo, o ép, hẹn tới hẹn lui mới trả. Cóngười đoạt giải anh hùng từ thiện, quán quân từ thiện...nhưng lu loa lên cho cả thiên hạ biết,ghi rõ tên mình hay doanh nghiệp mình lên phong bì, chỉ cho vài triệu đồng nhưng phải bắtnhững thân phận đáng thương kia phải khóc phải cười phải cám ơn xỉu lên ngất xuống... đểquay lên ti vi, chụp hình lên báo. Có người có con đường làm giàu bí hiểm, không ai biết làmsao họ giàu vì họ không muốn chia sẻ, vì cái khôn của người Trung Quốc dạy ta là "cho bạc chovàng, không ai trỏ đàng đi buôn". Bao nhiêu tỷ phú thế giới lúc họ chia gia tài, chỉ để lại cho convài đồng gọi là, còn tất cả đều đưa vào quỹ từ thiện, trong khi bên ta thì ngược lại. Nhà thườngthường bậc trung có 2 đứa con thì ông cha bà mẹ cũng cày gần chết để có 2 cái nhà cho chúngnó làm của. Còn doanh nhân ta thì làm quần quật, o ép đối tác từng đồng, kỳ kèo với người làmtừng xu....để con cháu mua siêu xe, đốt tiền nấu trứng như công tử Bạc Liêu một thời. Thươngcon hay không thương. Tụi Tây nói vậy là không thương. Vì như vậy là làm cho nó hỏng

Lúc thảo luận, mình có ngồi chung nhóm có 2 bạn Trung Quốc. Thấy các bạn nói là bên TrungQuốc, vẫn có khái niệm không ai giàu ba họ. Tức giàu cho lắm, 3 thế hệ thì cũng hết, nhưng ởphương Tây, họ giàu đến cả chục thế hệ, cụ thể trong nhóm vẫn có 1 anh người Ý là thế hệ thứ5 của một tập đoàn sản xuất các sản phẩm cà chua. Mình chợt nhớ lại hình ảnh cậu con của BaHuy, công tử Bạc Liêu lừng lẫy những năm 1930-1940, với cả trăm ngàn hecta đất ruộng lúa vàruộng muối, với chiếc máy bay và sân bay tư nhân đầu tiên, thế nhưng thằng con sau này chạyxe ôm, sau này nhà nước phát hiện ra nên cho về làm bảo vệ khách sạn công tử Bạc Liêu. Dukhách đến tham quan, ông vẫn dắt khách chỉ trỏ đây là phòng ngủ của ba tui, đây là chỗ đá gàcủa tui, đây là chỗ tui chỉ con gà con vịt nào...là gia nhân sẽ bẻ cổ ngay lập tức để luộc tui ăn,đây là giường nóng, đây là giường lạnh...Từ hội đồng Trạch đến Ba Huy giàu có vậy, mà tới thếhệ thứ 3 thì chạy xe ôm. Ủa sao kỳ vậy, tụi Trung Quốc nói bên tao cũng vậy. Vậy Âu, Á có gìkhác biệt. 

Cái Tony với 2 người bạn Trung Quốc đi tìm hiểu tiếp. Vô thư viện search tài liệu đọc, rồiphỏng vấn bao nhiêu là người. Cuối cùng cũng tạm rút ra được nguyên nhân trong 1 cổ thưTrung Quốc thế kỷ 15, họ cũng làm thống kê trong cả mấy ngàn năm lịch sử TQ và châu Á, nênnhóm tạm tin và dùng làm cơ sở nghiên cứu tiếp. Cuốn sách nói về sức mạnh của sự chia sẻ.The power of giving. Một người sinh ra, để thành đạt, có 1 phần tài, 2 phần đức và 7 phần phúc.Nôm na cái phúc này là cái may mắn, phúc phần của gia đình tổ tiên để lại. Sinh ra có phúc, nóđẹp đẽ khôi ngô lành lặn, nói một hiểu mười. Cái đó sẽ quyết định 70% sự thành đạt. Vấn đề làcon người mình không biết cái phúc của mình bao nhiêu, nên con người muốn thành đạt phảitích đức, tức tăng tỷ lệ trong cái zoom 20% đó. Phải luyện tài, để đạt max trong cái zoom 10%.Có ví dụ ông Trương ở Hàng Châu, một nhà buôn nổi tiếng thời Đường. Số phận của ông làthương gia, nên thang đo sự thành công là số tiền có được. Phúc của ông là được 100,000lượng vàng, đó là tới điểm cực đại của đồ thị sự nghiệp của ông. Tức ông nếu chỉ có 50,000lượng, thì công việc cứ vẫn phát đạt, vì đồ thị vẫn còn đi lên. Nhưng khi ông có 100,000 lượngrồi mà vẫn cứ tích lũy tiếp, thì sự nghiệp bắt đầu xuống dốc. Rủi ro xui xẻo, rồi bịnh đau, đủ thứchuyện cho nó mất dần mất dần, rồi xuống con số 0. Đó là thế hệ thứ 3 của ông sẽ phải gánhchịu. 

Nên người phương Tây họ nắm bắt cái này sớm, họ đưa ra giải pháp. Đó là bí mật của nhà giàuphương Tây. Họ chỉ nuôi con nuôi cháu đến 18 tuổi, rồi muốn học nữa thì đi vay, của chính phủhay của gia đình, có hợp đồng luật sư đàng hoàng. Xong ra trường, tụi này cũng cày quần quậtnhư bao nhiêu người khác, để trả nợ. Sau một thời gian dài mới vô công ty của gia đình làm, rồileo dần lên như người ngoài vậy. Nên tụi nó quý trọng đồng tiền. Các tỷ phú phương Tây vìkhông biết cực đại của cuộc đời mình là bao nhiêu, nên họ chủ động bỏ bớt. Khi đến con số99,000 lượng, họ cho đi 90,000 lượng vào quỹ từ thiện, chỉ còn 9,000. Số phận của họ lại đượctiếp tục 91,000 lượng nữa, nên làm ăn cứ lại phát đạt. Cứ như thế, tới đời con đời cháu, cứ phátđạt hoài....Chưa kể khi cho đi, sức mạnh của sự chia sẻ, nó lại làm cho cực đại của họ cao hơn,mức cực đại lần sau sẽ là 150,000 lượng chứ không phải 100,000 lượng nữa.

Đọc xong. Thở dài. Hiểu. Thôi thì "đời cua cua máy, đời cáy cáy đào". Thôi giờ lo cho tụi nhỏthế hệ Tony junior hưởng 1 chương trình giáo dục thật tốt. Rồi thôi, không để lại 1 xu cho nó,rồi nó muốn làm gì thì làm, muốn siêu xe biệt thự gì thì tự nó làm lấy. Mình, mảnh đất bé xinhở một góc đồi Đà Lạt, cất cái nhà nhỏ ẩn trong rừng thông, bình yên, sáng pha ấm trà Cầu Đất,xong đạp xe đi dạy hạc, truyền cho thế hệ sau những cái mình đã biết. Chiều tưới cây tưới hoatrong vườn, viết thơ, viết văn, đọc sách, đối ẩm với bạn hiền. Chờ trăng lên và gió ngàn vi vútqua đồi thông trước mặt. 

Hổng biết có làm được không nữa. Thấy cũng khó....nhưng ráng.


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro