cac bai tap ve kinh te chinh tri - Mr. Kael

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Lượng giá trị hàng hóa bao gồm giá trị cũ, tức là giá trị những tư liệu sản xuất đã sử dụng để sản xuất hàng hóa chuyển vào (c) và giá trị mới, tức là hao phí lao động sống của người sản xuất trong quá trình tạo ra hàng hóa (v + m)

W = c + v + m

Công thức lưu thông hàng hóa là: H – T – H, khi tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hóa đã làm cho hành vi bán và hành vi mua có thể tách rời nhau cả về thời gian và không gian. Sự không nhất trí giữa mua và bán chứa đựng mầm mống của khủng hoảng kinh tế.

công thức đầy đủ của lưu thông

 T – H – T là T – H – T + ΔT hay T – H – T’ với T’ = T + ΔT.

Số tiền tăng thêm (ΔT) được gọi là giá trị thặng dư.

Giả định để sản xuất 10kg sợi, cần 10kg bông và giá 10kg bông là 10$. Để biến số bông thành sợi, một công nhân phải lao động trong 6h và hao mòn máy móc là 2$; giá trị sức lao động trong một ngày là 3$ và ngày lao động là 12h; trong một giờ lao động, người công nhân tạo ra lượng giá trị là 0,5$; cuối cùng giả định trong quá trình sản xuất sợi đã hao phí theo thời gian lao động xã hội cần thiết.

Với giả định như vậy, nếu nhà tư bản chỉ bắt công nhân lao động trong 6h, thì nhà tư bản ứng ra là 15$ và giá trị sản phẩm mới (10kg sợi) mà nhà tư bản thu được cũng là 15$.

Trong thực tế quá trình lao động không dừng lại ở điểm đó. Nhà tư bản đã trả tiền mua sức lao động trong 12h nên việc sử dụng sức lao động là thuộc quyền của nhà tư bản.

Nếu nhà tư bản bắt công nhân lao động 12h trong ngày như đã thỏa thuận:

Chi phí sản xuất

Giá trị sản phẩm mới (20 kg sợi)

-    Tiền mua bông (20kg):           20$

-    Tiền hao mòn máy móc:           4$

-    Tiền mua sức lao động trong 1 ngày:                                         3$

- Giá trị của bông chuyển vào sợi:               20$

-    Giá trị của máy móc chuyển vào sợi:         4$

-    Giá trị mới do lao động của công nhân tạo ra trong 12h lao động:                                    6$

Tổng cộng:                                27$

Tổng cộng:                                                   30$

Vậy 27$ ứng trước đã chuyển hóa thành 30$, đã đem lại 3$ giá trị thặng dư. Do đó tiền tệ ứng ra ban đầu đã chuyển hóa thành tư bản.

Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến cần thiết để sản xuất ra giá trị thựng dư đó.

Nếu ký hiệu m’ là tỷ suất giá trị thặng dư, thì m’ được xác định bằng công thức:

m’ =(m/v) . 100%

Tỷ suất giá trị thặng dư chỉ rõ trong tổng số giá trị mới do sức lao động tạo ra, thì công nhân được hưởng bao nhiêu, nhà tư bản chiếm đoạt bao nhiêu.

Tỷ suất giá trị thặng dư còn chỉ rõ, trong một ngày lao động, phần lao động thặng dư mà người công nhân làm cho nhà tư bản chiếm bao nhiêu phần trăm so với thời gian lao động tất yếu của mình.Do đó, có thể biểu thị tỷ suất giá trị thặng dư theo công thức khác:

m’ =(t’/t).100%

                                                     t: thời gian lao động tất yếu

                                                    t’: thời gian lao động thặng dư

Tỷ suất giá trị thặng dư nói lên trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê, nó chưa nói rõ quy mô bóc lột.

Khối lượng giá trị thặng dư phản ánh quy mô bóc lột của nhà tư bản.

Khối lượng giá trị thặng dư là tích số giữa tỷ suất giá trị thặng dư và tổng tư bản khả biến đã được sử dụng.

Nếu ký hiệu M là khối lượng giá trị thặng dư, thì M được xác định với công thức:

                                    M = m’ . V

Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì khối lượng giá trị thặng dư càng tăng, vì trình độ bóc lột sức lao động càng tăng.

Giả sử, lao động 8h trong đó 4h là thời gian lao động tất yếu và 4h là thời gian lao động thặng dư. Tỷ suất giá trị thặng dư là:

m’ =(4/4) . 100% = 100%

Giả sử nhà tư bản kéo dài ngày lao động thêm 2h trong khi thời gian lao động tất yếu không đổi, do đó tỷ suất giá trị thặng dư là:

m’ =(6/4) . 100% = 150%

Như vậy, kéo dài tuyệt đối ngày lao động trong điều kiện thời gian lao động tất yếu không đổi thì thời gian lao động thặng dư tăng lên, nên tỷ suất giá trị thặng dư tăng lên (trong ví dụ: từ 100% tăng lên 150%).

Giá trị thặng dư tương đối là giá trị thặng dư được tạo ra do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động xã hội, nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên ngay trong điều kiện độ dài ngày lao động vẫn như cũ.

Giả sử, lao động 8h trong đó 4h là thời gian lao động tất yếu và 4h là thời gian lao động thặng dư. Tỷ suất giá trị thặng dư là:

m’ =(4/4) x 100% = 100%

Giả định ngày lao động không đổi, nhưng bây giờ công nhân chỉ cần 3h để lao động để tạo ra một lượng giá trị mới bằng với giá trị sức lao động của mình, do đó thời gian lao động thặng dư là 5h và tỷ suất giá trị thặng dư là:

m’ =(5/3) x 100% = 166%

Như vậy, tỷ suất giá trị thặng dư đã tăng từ 100% lên 166%.

Tư bản công nghiệp (với nghĩa là các ngành sản xuất vật chất), trong quá trình tuần hoàn đều vận động theo công thức:   T-H àSLĐ;   T-H àTLSX) à …SX..H’-T’

  Sự vận động này trải qua ba giai đoạn: hai giai đoạn lưu thông và một giai đoạn sản xuất.

-    Giai đoạn thứ nhất – giai đoạn lưu thông:  T-H àSLĐ;   T-H àTLSX

Giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản tiền tệ.

Chức năng của tư bản: mua các yếu tố của quá trình sản xuất là TLSX và SLĐ. Khi mua hai yếu tố của quá trình sản xuất nhà tư bản phải tính toán sao cho có sự phù hợp với nhau cả về số lượng và chất lượng.

Sau khi mua xong, tư bản tiền tệ biến thành tư bản sản xuất. Quá trình tuần hoàn của tư bản chuyển sang giai đoạn thứ hai.

-  Giai đoan thứ hai – giai đoạn lưu thông: T-H àSLĐ;   T-H àTLSX) à …SX..H’-T’

Giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản sản xuất.

Chức năng của tư bản: thực hiện sự kết hợp hai yếu tố tư liệu sản xuất và sức lao động để sản xuất ra hàng hóa, mà trong giá trị của nó có giá trị thặng dư.

Đây là giai đoạn có ý nghĩa quyết định nhất trong các giai đoạn tuần hoàn của tư bản, vì nó gắn trực tiếp với mục đích của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa.

-  Giai đoạn thứ ba – giai đoạn lưu thông: H’-T’

* Tốc độ chu chuyển của tư bản:

Tốc độ chu chuyển của tư bản là số vòng (lần) chu chuyển của tư bản trong một năm.

Công thức:

n = CH/ ch

n là số vòng (lần) chu chuyển của tư bản.

CH là thời gian trong năm.

ch là thời gian cho một vòng chu chuyển của tư bản.

Tốc độ chu chuyển của tư bản tỷ lệ nghịch với thời gian một vòng chu chuyển của tư bản. Muốn tăng tốc độ chu chuyển của tư bản phải giảm thời gian sản xuất và thời gian lưu thông của nó.

* Điều kiện thực hiện sản phẩm xã hội trong tái sản xuất giản đơn

Trong tái sản xuất giản đơn, toàn bộ giá trị thặng dư được sử dụng hết cho tiêu dùng cá nhân của nhà tư bản. Vì vậy, để nghiên cứu điều kiện thực hiện tổng sản phẩm xã hội, quan hệ tổng cung và tổng cầu về TLSX và TLTD trong tái sản xuất giản đơn, Mác đưa ra mô hình:

Khu vực I:  4000c + 1000v + 1000m  =  6000   (Tư liệu sản xuất)

Khu vực II: 2000c +   500v +   500m  =  3000   (Tư liệu tiêu dùng)

Tổng sản phẩm xã hội là  9000.

Điều kiện cơ bản để thực hiện tái sản xuất giản đơn tư bản xã hội:

I (v + m) = II c

Điều kiện thực hiện sản phẩm xã hội trong tái sản xuất mở rộng:

Muốn có tái sản xuất mở rộng phải biến một phần giá trị thặng dư thành tư bản bất biến phụ thêm (c) và tư bản khả biến phụ thêm (v). Muốn có thêm tư liệu sản xuất thì khu vực I phải cung ứng lượng tư liệu sản xuất nhiều hơn trong tái sản xuất giản đơn, để không những phụ thêm tư liệu sản xuất cho khu vực I mà cho cả khu vực II. Ngược lại, khu vực II cũng phải sản xuất ra lượng tư liệu tiêu dùng nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu tăng thêm của cả hai khu vực.

Mác đưa ra mô hình tái sản xuất mở rộng:

Khu vực I:  4000c + 1000v + 1000m  =  6000   (Tư liệu sản xuất)

Khu vực II: 1500c +   750v +   750m  =  3000   (Tư liệu tiêu dùng)

Điều kiện cơ bản để thực hiện trong tái sản xuất mở rộng tư bản xã hội là:

I (v + m) > II c

Quan điểm của xã hội: Chi phí lao động đó là chi phí thực tế của xã hội, chi phí này tạo ra giá trị hàng hóa. Ký hiệu hàng hóa là W:

W = c + v + m

Chi phí thực tế = giá trị hàng hóa

Đối với nhà tư bản: Trên thực tế, nhà tư bản chỉ quan tâm đến việc ứng tư bản ra để mua tư liệu sản xuất (c) và sức lao động (v) để xem hao phí hết bao nhiêu tư bản chứ không tính đến hao phí hết bao nhiêu lao động xã hội.

C.Mác gọi chi phí đó là chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, ký hiệu: (k)

k = c + v

Vậy chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là chi phí về tư bản mà nhà tư bản bỏ ra để sản xuất hàng hóa. Khi xuất hiện chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa thì công thức giá trị hàng hóa sẽ chuyển thành:

W = k + m

Như vậy, giữa chi phí thực tế và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa có sự khác nhau cả về chất và về lượng.

-  Về mặt chất:

Chi phí thực tế là chi phí lao động, phản ánh đúng, đầy đủ hao phí lao động xã hội cần thiết để sản xuất và tạo ra giá trị hàng hóa

Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa chỉ phản ánh hao phí tư bản của nhà tư bản, nó không tạo ra giá trị hàng hóa.

-  Về mặt lượng:

Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn nhỏ hơn chi phí thực tế:

(c + v) < (c + v + m)

Việc hình thành chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa che đậy thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản. Giá trị hàng hóa: W = k + m, trong đó k = c + v, nhìn vào công thức ta thấy dường như k sinh ra m, nguồn gốc của giá trị bị che lấp và dường như toàn bộ chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa sinh ra giá trị thặng dư.

Giá trị thặng dư được so với toàn bộ tư bản ứng trước, được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước sẽ mang hình thức biến tướng là lợi nhuận.

W = c + v + m = k + m

giờ chuyển thành:

          W = k + p

Vậy giữa pm có gì giống và khác nhau?

Giống nhau:

Cả pm đều có chung nguồn gốc là kết quả lao động không công của công nhân.

Khác nhau:

-  Phạm trù giá trị thặng dư phản ánh đúng nguồn gốc và bản chất của nó là kết quả của sự chiếm đoạt lao động không công của công nhân.

-  Phạm trù lợi nhuận chảng qua là hình thái thần bí hóa của giá trị thặng dư. Nó phản ánh sai lệch bản chất quan hệ sản xuất giữa nhà tư bản và lao động làm thuê, vì nó làm người ta nhầm tưởng rằng giá trị thặng dư không phải chỉ do lao động làm thuê tạo ra. Nguyên nhân của hiện tượng đó:

ü  Thứ nhất, sự hình thành chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa đã xóa nhòa sự khác nhau giữa cv, nên việc p sinh ra v được thay thế bằng k, bây giờ p được quan niệm là con đẻ của toàn bộ tư bản ứng trước.

ü  Thứ hai, do chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa luôn nhỏ hơn chi phí sản xuất thực tế, cho nên nhà tư bản chỉ cần bán hàng hóa cao hơn chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa và có thể thấp hơn giá trị hàng hóa là đã có lợi nhuận. Đối với nhà tư bản họ cho rằng lợi nhuận là do việc mua bán, do lưu thông tạo ra, do tài kinh doanh của nhà tư bản mà có.

Chính sự không nhất trị về lượng giữa pm nên càng che dấu thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản.

c. Tỷ suất lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước, ký hiệu: p’.

p’ =(m/(c+v)) . 100%

Lợi nhuận là hình thức chuyển hóa của giá trị thặng dư nên tỷ suất lợi nhuận là hình thức chuyển hóa của tỷ suất giá trị thặng dư, vì vậy chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhưng giữa p’m’ có sự khác nhau về chất và lượng.

Về mặt lượng:  p’ luôn nhỏ hơn m’.

Về mặt chất: m’ phản ánh trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê, còn p’ không thể phản ánh điều đó, mà chỉ nói lên mức doanh lợi của việc đầu tư tư bản.

Tỷ suất lợi nhuận chỉ cho nhà tư bản biết tư bản đầu tư vào đâu thì có lợi hơn.

Tỷ suất giá trị thặng dư: Tỷ suất giá trị thặng dư càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn và ngược lại.

Ví dụ:

Nếu cơ cấu giá trị hàng hóa là: 800c + 200v + 200m thì m’= 100%, p’= 20%.

Nếu cơ cấu giá trị hàng hóa là: 800c + 200v + 400m thì m’= 200%, p’= 40%.

Do đó, tất cả những thủ đoạn nhằm nâng cao trình độ bóc lột giá trị thặng dư cũng chính là những thủ đoạn nhằm nâng cao tỷ suất lợi nhuận.

Cấu tạo hữu cơ của tư bản: Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư không đổi, nếu cấu tạo hữu cơ tư bản càng cao thì tỷ suất lợi nhuận càng giảm và ngược lại.

Ví dụ:

Nếu cấu tạo hữu cơ tư bản là: 70c + 20v + 30m thì p’= 30%.

Nếu cấu tạo hữu cơ tư bản là: 80c + 20v + 20m thì p’= 20%.

Tốc độ chu chuyển của tư bản: Tốc độ chu chuyển tư bản càng lớn thì tỷ suất giá trị thặng dư hàng năm càng tăng lên, do đó tỷ suất lợi nhuận càng tăng.

Ví dụ:

Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản một năm 1 vòng:

80c + 20v + 20m thì p’= 20%

Nếu tốc độ chu chuyển của tư bản một năm 2 vòng:

80c + 20v + (20 + 20)m thì p’= 40%

Vậy, tỷ suất lợi nhuận tỷ lệ thuận với số vòng chu chuyển của tư bản và tỷ lệ nghịch với thời gian chu chuyển của tư bản.

Tiết kiệm tư bản bất biến: Trong điều kiện tỷ suất giá trị thặng dư và tư bản khả biến không đổi, nếu tư bản bất biến càng nhỏ thì tỷ suất lợi nhuận càng lớn.

Vì theo công thức:

p’ =(m/(c+v)) . 100%

Rõ ràng khi vm không đổi, nếu c càng nhỏ thì p’ càng lớn. Vì vậy, trong thực tế để nâng cao tỷ suất lợi nhuận, các nhà tư bản đã tìm mọi cách để tiết kiệm tư bản bất biến như sử dụng máy móc, nhà xưởng, phương tiện vận tải với hiệu quả cao nhất, kéo dài ngày lao động...

Tỷ suất lợi nhuận bình quân là tỷ số tính theo % giữa tổng giá trị thặng dư và tổng số tư bản đã đầu tư vào các ngành của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, ký hiệu (p’  ngang)

P’ngang =(tổng của m/ tổng của c+v).100%

Khi hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân, nếu lượng tư bản ứng ra bằng nhau, dù đầu tư vào ngành nào cũng đều thu được lợi nhuận bằng nhau, gọi là lợi nhuận bình quân.

Lợi nhuận bình quân là số lợi nhuận bằng nhau của những tư bản bằng nhau, đầu tư vào những ngành khác nhau, bất kể cấu tạo hữu cơ của tư bản như thế nào. Ký hiệu:Pngang

pngang = p’ngang . k

Như vậy, trong giai đoạn cạnh tranh tự do của chủ nghĩa tư bản, giá trị thặng dư biểu hiện thành lợi nhuận bình quân và quy luật giá trị thặng dư cũng biểu hiện thành quy luật lợi nhuận bình quân.

Sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân và lợi nhuận bình quân đã che giấu hơn nữa thực chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản.

Giá cả sản xuất bằng chi phí sản xuất cộng với lợi nhuận bình quân.

Giá cả sản xuất = k + pngang

Điều kiện để giá trị hàng hóa chuyển hóa thành giá cả sản xuất: Đại công nghiệp cơ khí tư bản chủ nghĩa phát triển; sự liên hệ rộng rãi giữa các ngành sản xuất; quan hệ tín dụng phát triển; tư bản tự do di chuyển từ ngành này sang ngành khác.

VD: Giả sử nhà tư bản công nghiệp ứng ra 900 usd để sản xuất hàng hóa, được chia thành 720 c + 180 v, nếu m’ = 100% thì giá trị hàng hóa là:

720 c + 180 v + 180 m = 1080 usd

Tỷ suất lợi nhuận công nghiệp là:

P’cn = (180/900) .100% = 20%

Nhưng nhà tư bản muốn bán được số hàng hóa trên để thu về 1080 USD như dự tính thì tư bản công nghiệp còn phải chi thêm 1 số tiền để làm chi phí lưu thông (quảng cáo, chuyên chở, bảo quản…), do đó:

P’ cn =  (180/(900+100)) . 100% = 18%

Nay có nhà tư bản thương nghiệp xuất hiện để đảm nhiệm chức năng lưu thông, nghĩa là tư bản thương nghiệp tự ứng tiền ra để làm chi phí lưu thông, do đó tư bản công nghiệp sẽ bán hàng hóa cho tư bản thương nghiệp theo giá bán buôn xí nghiệp (hay giá cả sản xuất công nghiệp) bao gồm:

720 c + 180 v + 900 k x 18% = 1062 usd

Còn nhà tư bản thương nghiệp sẽ bán hàng hóa cho người tiêu dùng đúng giá trị của hàng hóa là 1080 usd:           720 c + 180 v +  162 (Pcn)+18 (Ptn)

Ta thấy:                                P’tn = (PTN/KTN) . 100% = 18 / 100 x 100% = 18 %

Lợi tức

Lợi tức (z) là một phần của lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản đi vay phải trả cho nhà tư bản cho vay căn cứ vào lượng tư bản tiền tệ mà nhà tư bản cho vay đã bỏ ra cho nhà tư bản đi vay sử dụng.

Nguồn gốc của lợi tức cũng chính là từ giá trị thặng dư do công nhân làm thuê sáng tạo ra trong lĩnh vực sản xuất. Vì vậy, có thể khẳng định tư bản cho vay cũng gián tiếp bóc lột công nhân làm thuê thông qua nàh tư bản đi vay.

Vì là một phần của lợi nhuận bình quân nên thông thường giới hạn của lợi tức phải ở trong khoảng:          0 < z <

Tỷ suất lợi tức

Tỷ suất lợi tức là tỷ lệ tính theo phần trăm giữa tổng số lợi tức và số tư bản tiền tệ cho vay (thường tính theo tháng, quý, năm…)

z’ =  (z / tổng tư bản cho vay) .  100%

Giới hạn của tỷ suất lợi tức:                0 < z’ < p’

Tỷ suất lợi tức phụ thuộc vào các nhân tố sau đây:

-      Tỷ suất lợi nhuận bình quân.

-      Tỷ lệ phân chia lợi nhuận bình quân thành lợi tức và lợi nhuận của nhà tư bản hoạt động.

-      Quan hệ cung – cầu về tư bản cho vay.

Trong điều kiên của chủ nghĩa tư bản, tỷ suất lợi tức có xu hướng giảm vì tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm và cung về tư bản cho vay có xu hướng tăng nhanh hơn cầu về tư bản cho vay.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#kael