Bình Ngô đại cáo

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

      Nguyễn Trãi Là nhà chính trị, quân sự lỗi lạc, tài ba, nhà văn nhà thơ với sự nghiệp sáng tác đồ sộ, trong đó đại cáo bình ngô được coi như là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông. Tác phẩm được ra đời vào hoàn cảnh khi quân ta đại thắng giặc Minh. Nguyễn Trãi thừa lệnh chủ soái Lê Lợi viết Đại cáo bình Ngô. Đây là một bản tổng kết về cuộc khảng chiến vĩ đại để báo cáo rộng rãi cho toàn dân được biết. Đại cáo Bình Ngô được coi là "bản tuyên ngôn độc lập thứ hai" sau Thơ Thần của Lí Thường Kiệt, xứng đảng là áng "thiên cổ hùng văn" trong lịch sử văn chương nước ta. Hai đoạn đầu của tác phẩm nói lên luận đề chính nghĩa và vạch rõ tội ác của kẻ thù.

"Từng nghe:

...

Ai bảo thần nhân chịu được"

Nguyễn Trãi mỏ đầu bài cáo bằng đạo lí nhân nghĩa được xây dựng trên nén tảng là tư tưởng thân dân mà ông rất coi trọng:

"Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân,

Quân diếu phạt trước lo trừ bạo."

Tác giả đã khéo léo đưa khái niệm nhân nghĩa vào bài cáo. "Nhân nghĩa" là phạm trù tư tưởng của Nho giáo chỉ mối quan hệ giữa người với người dựa trên cơ sở tình thương và đạo lí. Theo Nguyễn Trãi, việc nhân nghĩa quan trọng nhất là ở yên dân, tức là làm cho nhân dân được ấm no, yên ổn. Mà để làm được điều đó, trước hết là phải diệt trừ bạo loạn. Vậy tư tưởng nhân nghĩa luôn gắn liền với sự nghiệp chống quân xâm lược. Ức Trai đã bóc trần luận điệu nhân nghĩa xảo trá của địch và phân định rạch ròi ta là chinh nghĩa, giặc là phi nghĩa. Dân tộc ta vùng lên chiến đấu chống xâm lược là phù hợp với đạo lí nhân nghĩa, cho nên sự tốn tại có chủ quyền độc lập của quốc gia Đại Việt cũng lả một chân lí khách quan.là một tư tưởng tích cực, tiến bộ, mới mẻ mà các nhà văn, nhà thơ đương thời khó có thể có được.

Sau đó, Nguyễn Trãi viết tiếp bằng giọng văn hào hùng, thể hiện lòng tự hào, tự tôn về đất nước có một nền văn hiến lâu đời:

"Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Dường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có."

Tác giả khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc. Đại Việt là một đất nước có cương vực, ranh giới rõ ràng: "Tiệt nhiên định phận tại thiên thư", từ lâu đời đã song song tổn tại cùng các quốc gia phương Bắc. Phong tục tập quán cũng khác hẳn phương Bắc. Các triều đại vua Nam xưng đế, hùng cứ một phương, chứ không phải là chư hầu. Truyền thống văn hiến có tự ngàn năm củng với hào kiệt đời nào cũng có đã khẳng định Đại Việt là quốc gia có chủ quyền độc lập, tự do. <So với "bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất" của Lý Thường Kiệt, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi đã có những bước tiến mới trong việc khẳng định chủ quyền. Ở "Nam quốc sơn hà" chỉ khẳng định độc lập dân tộc thông qua cương vực lãnh thổ, ý chí đánh bại quân xâm lược để xưng đế một phương. Còn ở "Bình Ngô đại cáo" còn nói thêm các vua nước Nam cũng xưng đế, chẳng khác nào nói hai nước đều bình đẳng, hoàn toàn ngang hang với nhau. Tác giả còn đưa ra các chứng cứ như nền văn hiến, phong tục tập quán để chứng minh nước Đại Việt độc lập là một điều hiển nhiên, không ai có thể xâm phạm nổi.>

Tác giả đã chứng minh cho đạo lí nhân nghĩa bằng chính những chứng cứ còn ghi trong lịch sử:

"Vậy nên:

Lưu Cung tham công nên thất bại,

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.

Của Hàm Tử bất sổng Toa Dô,

Sông Bạch Dàng giết tươi Ô Mã.

Việc xưa xem xét,

Chứng cớ còn ghi."

Sự thất bại thảm hại của Triệu Tiết, Toa Đô, ô Mã Nhi được tác giả đưa ra để nhấn mạnh ý: những thế lực phi nghĩa ắt phải tiêu vong, đổng thời khẳng định chiến thắng luôn đứng vể phía những người đấu tranh cho chính nghĩa. Cách lập luận của ông trong đoạn này thật hùng hổn và sắc sảo.

Nguyễn Trãi đã vạch trần âm mưu xâm lược, lên án chủ trương cai trị thâm độc của giặc Minh:

"Vừa rồi:

Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,

Để trong nước lòng dân oán giận.

Quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ,

Bọn gian tà bán nước cầu vinh."

Nguyễn Trãi vạch trần âm mưu cướp nước Đại Việt của giặc Minh đã có từ lầu, đổng thời vạch trần luận điệu bịp bợm "phù Trần diệt Hổ", để "mượn gió bẻ măng" của chúng. Việc nhà Hổ cướp ngôi nhà Trần chỉ là một nguyên nhân, đúng hơn chỉ là một cái cớ để giặc Minh thừa cơ gây hoạ. Những từ như nhân (nhân dịp), thừa cơ đã góp phần phơi bày luận điệu giả nhân giả nghĩa, hành động hèn hạ của chúng.

Nguyễn Trãi đã vẽ ra thảm cảnh của dân tộc Đại Việt dưới ách đô hộ của giặc Minh. Cả đất nước chỗ nào thịt da cũng như rướm máu, chỗ nào cũng vang lên tiếng thét căm giận, oán than. Ông đã viết nên một bản cáo trạng đanh thép kết tội bọn bán nước và quân cướp nước:

"Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.

Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,

Gãy binh kết oán trải hai mươi năm.

Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,

Nặng thuế khoá sạch không dầm núi.

Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc,

ngán thay cá mập, thuổng luồng.

Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗirừng sâu nước độc.

Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng,

Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.

Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ

Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng."

Ông đã đứng trên lập trường nhân nghĩa để tố cáo tội ác của chúng bằng hai hình ảnh rất án tượng: "nướng dân đen," "vùi con đỏ", vừa diễn tả một cách rất cụ thể tội ác man rợ kiểu trung cổ của lũ giặc, vừa mang tính khái quát như khắc vào bia căm thù để muôn đời người dân nước Việt nguyền rủa quân xâm lược bạo tàn. Chúng còn "dối trời lừa dân" là "phù Trần diệt Hồ", gây chiến tranh khắp nơi khiến nhân dân lầm than, đói khổ. Bọn giặc Minh bóc lột bằng thuế khóa, bắt dân ta đi đến những nơi rừng thiên nước độc để lấy sản vật, tài nguyên; dồn nhân dân vào đường cùng. Ác độc hơn, chúng nó còn "tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ", chúng muốn tiêu diệt đi sự sống, sức lao động của dân ta. Nguyễn Trãi sử dụng biện pháp liệt kê, phép gợi hình để tố cáo giặc.

Đối lập với thảm cảnh của người dân vô tội là hình ảnh kẻ thủ xâm lược hung hãn, man rợ:

"Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nồ chưa chán;

Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.

Nặng nề những nỗi phu phen,

Tan tác cả nghề canh cửi."

Nhân dân ta đã chịu biết bao khó khan, gian khổ. Mà chúng lại sống một cuộc sống hạnh phúc tươi đẹp trên sự đau khổ của dân ta. Câu văn đã khắc hoạ bộ mặt quỷ sứ khát máu của quân xàm lược.

Để diễn tả tội ác chất chổng của giặc và khối căm hờn sôi sục của nhân dân ta, Nguyễn Trãi đã kết thúc bản cáo trạng bằng hai câu văn mang ý nghĩa khái quát rất cao:

"Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,

Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi."

Tác giả đã lấy cái vô hạn (trúc Nam Sơn) để so sánh với cái vô hạn (tội ác của giặc), dùng cái vô cùng {nước Đông Hải) để nói cái vô cùng (sự dơ bẩn của kẻ thù). Câu văn đầy hình tượng ấy đã giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc tội ác của giặc Minh xâm lược.

Dân tộc ta chỉ còn con 'đường duy nhất là đứng lên hành động:

"Lẽ nào trời đất dung tha,

Ai bảo thần nhân chịu được?"

Câu nói "Lẽ nào trời đất dung tha", "Ai bảo thần nhân chịu được?" chính là sự giận dữ trước chính sách, cai trị tàn bạo của kẻ thù, đồng thời cũng là tấm lòng đau xót vạn phần cho nỗi thống khổ mà nhân dân ta đã phải chịu đựng suốt mấy mươi năm qua.

Nguyễn Trãi đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật một cách linh hoạt. Ông sử dụng phép liệt kê, nói quá, các câu hỏi tu từ đầy nghệ thuật, sử dụng hình ảnh đối lập, gợi hình gợi cảm. Bình ngô đại cáo quả là một tác phẩm chứa đựng một nội dung lớn, một tư tư tưởng cao, được diễn đạt bằng một áng văn đầy nghệ thuật

Tác phẩm Bình Ngô đại cáo tràn ngập nguồn cảm hứng trữ tình và mang tính chất hào hùng hiếm có. Chính vì vậy, đoạn trích có giá trị rất sâu sắc đối với nước ta, khẳng định nhân dân ta có tinh thần nhân nghĩa và nền độc lập riêng của mình. Đoạn thơ giúp ta hiểu rõ chủ quyền lãnh thổ, độc lập dân tộc cũng như lịch sử đấu tranh hào hùng của cha ông ta ngày trước, qua đó bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào tự tôn dân tộc, quyết tâm xây dựng, bảo vệ và củng cố độc lập chủ quyền nước nhà.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#văn10