cac cau ve dang

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1- Bối cảnh lịch sử và diễn biến của Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930

a/Bối cảnh lịch sử

Từ đầu nǎm 1929, phong trào đấu tranh của công nhân, nông dân, tiểu tư sản và các tầng lớp nhân dân yêu nước phát triển mạnh mẽ, kết thành một làn song dân tộc dân chủ ngày càng lan rộng khắp cả nước.

Cuối tháng 3 nǎm 1929, những hội viên tiên tiến trong Kỳ bộ Bắc Kỳ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên gồm Trần Vǎn Cung, Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh, Ngô Gia Tự, Đỗ Ngọc Du, Kim Tôn (Nguyễn Tuân), Dương Hạc Đính đã họp tại số nhà 5D, Hàm Long, Hà Nội, quyết định thành lập chi bộ cộng sản và chủ trương tiến tới thành lập Đảng Cộng sản thay thế Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để lãnh đạo cách mạng.

Từ ngày 1 đến ngày 9 tháng 5 nǎm 1929, tại Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, kiến nghị của đoàn đại biểu Kỳ bộ Bắc Kỳ về việc giải tán Hội để thành lập Đảng Cộng sản không được chấp nhận. Đoàn đại biểu Bắc Kỳ rút khỏi Đại hội về nước, ra lời kêu gọi công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân ủng hộ chủ trương thành lập Đảng Cộng sản. Ngày 17 tháng 6 nǎm 1929, đại biểu các tổ chức cộng sản Bắc Kỳ đã họp Đại hội tại số nhà 312 phố Khâm Thiên, Hà Nội, tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng, cử ra Ban chấp hành Trung ương lâm thời, thông qua Tuyên ngôn, Điều lệ và quyết định xuất bản báo Búa Liềm làm cơ quan ngôn luận, xúc tiến việc xây dựng tổ chức đảng và các đoàn thể quần chúng. Thượng tuần tháng 8 nǎm 1929, các cán bộ lãnh đạo tiên tiến trong Tổng bộ và Kỳ bộ Nam Kỳ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên quyết định thành lập An Nam Cộng sản Đảng. Hội nghị này đã cử ra Ban lâm thời chỉ đạo của Đảng, ra tờ báo Đỏ làm cơ quan ngôn luận của Đảng. Khoảng tháng 11/1929, An Nam Cộng sản Đảng họp đại hội để thông qua đường lối chính trị và bầu BCH Trung ương Đảng. Sau Đông Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng, các đảng viên giác ngộ cộng sản trong Tân Việt Cách mạng Đảng tuyên bố thành lập Đông Dương Cộng sản Liên đoàn vào tháng 9/1929. Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản là một xu thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam theo con đường cách mạng vô sản. Nhưng các tổ chức này sau khi ra đời đã hoạt động riêng rẽ, có sự tranh giành ảnh hưởng, tranh giành quần chúng và công kích lẫn nhau. Đây là những mâu thuẫn trong quá trình phát triển đi lên của phong trào cộng sản Việt Nam, làm cho phong trào cách mạng trong nước có nguy cơ bị chia rẽ. Tình hình đó đòi hỏi những người cộng sản và những người yêu nước chân chính cần phải sớm khắc phục hiện tượng chia rẽ nội bộ. Giữa lúc ấy, Nguyễn Ái Quốc được tin liền rời Xiêm sang Trung Quốc để xúc tiến việc thống nhất các tổ chức cộng sản, thành lập một đảng cộng sản thống nhất để lãnh đạo cách mạng Việt Nam tiến lên.

b/Diễn biến Hội nghị

Với cương vị là phái viên thực hiện chỉ thị của Quốc tế Cộng sản, có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến phong trào cộng sản Đông Dương, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập đại biểu các tổ chức cộng sản đến Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc) để bàn việc hợp nhất.

Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản bắt đầu họp từ 6/1/1930 đến 8/2/1930 dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc. Tham dự hội nghị có Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh là đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng và Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiệu là đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng

Nguyễn Ái Quốc đã phân tích tình hình thế giới, trong nước; phê bình những hoạt động thiếu thống nhất của các tổ chức cộng sản; và nêu chương trình hội nghị.

Hội nghị đã thảo luận và đi đến nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hội nghị cũng thông qua các văn kiện do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo gồm Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt và Lời kêu gọi. Các văn kiện nầy gọi chung là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong ngày họp cuối cùng, Hội nghị thông qua Báo cáo tóm tắt Hội nghị, nhấn mạnh việc cử ra Ban Trung ương gồm 7 uỷ viên, về khả năng xuất bản tạp chí lý luận và 3 tờ báo tuyên truyền, đồng thời định việc thành lập Hội Phản đế.

2- Nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam và ý nghĩa việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

a/Nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam

Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã vạch ra đường lối chiến lược cơ bản của cách mạng Việt Nam là tiến hành “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản” (tức là cách mạng xã hội chủ nghĩa).

Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là “đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Việt Nam được độc lập tự do; dựng nên chính phủ công-nông-binh, tổ chức quân đội công nông; tịch thu hết ruộng đất của đế quốc và các thế lực phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành cách mạng ruộng đất…

Động lực cách mạng là giai cấp vô sản và nông dân. Đảng phải thu phục, tập hợp được đại bộ phận giai cấp vô sản, làm cho giai cấp vô sản lãnh đạo được quần chúng nhân dân. Mặt khác, phải dựa vào các hạng dân cày nghèo để làm cách mạng ruộng đất, đánh đổ đại địa chủ.

Lực lượng cách mạng là công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức; còn phú nông, địa chủ bậc trung và địa chủ nhỏ, tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập.

Phải liên lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản thế giới để tăng sức mạnh cho cách mạng Việt Nam.

Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của đạo quân vô sản, là người giữ vai trò lãnh đạo cách mạng Việt Nam.

Tuy còn sơ lược, nhưng Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã nêu được những nội dung cơ bản của cách mạng Việt Nam, thể hiện sự đúng đắn và bước sáng tạo trong việc vận dụng lý luận Mác-Lênin vào Việt Nam, kết hợp đúng đắn giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp, làm nổi bật tư tưởng cốt lõi là độc lập tự do, nên thực sự có ý nghĩa lớn cả về lý luận lẫn thực tiễn cách mạng.

b/ Ý nghĩa việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp quyết liệt ở Việt Nam, là sự sàng lọc nghiêm khắc của lịch sử suốt mấy thập kỷ đầu thế kỷ XX. 

Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở Việt Nam trong thời đại mới. 

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam. Từ đây, cách mạng giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng có đường lối cách mạng khoa học và sáng tạo, có tổ chức chặt chẽ, có đội ngũ cán bộ đảng viên trung kiên, nguyện suốt đời hy sinh cho lý tưởng của Đảng, cho độc lập của dân tộc, cho tự do của nhân dân.

Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt mới trong lịch sử của dân tộc.

3- Hoàn cảnh lịch sử, nội dung và ý nghĩa của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941)

a/ Hoàn cảnh lịch sử

Tháng 9/1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và nhanh chóng lan rộng ra nhiều nước. Phát xít Đức ráo riết chuẩn bị xâm lược Liên Xô. Nhật mở rộng xâm lược Trung Quốc và tiến công xuống phía nam.

Tháng 9/1940 Nhật nhảy vào Đông Dương. Pháp đầu hàng và câu kết với Nhật, áp bức bóc lột nhân dân. Nhân dân các dân tộc ở Đông Dương phải chịu hai tầng áp bức của Pháp-Nhật.

Mâu thuẫn giữa các dân tộc ở Đông Dương với Pháp-Nhật trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết. Nhiều cuộc đấu tranh đã nổ ra ở trong nước, tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn, khởi nghĩa Nam Kỳ và cuộc binh biến Đô Lương.

Trước tình hình mới, ngày 28/1/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng, thí điểm xây dựng khối đoàn kết dân tộc, mở nhiều lớp huấn luyện cán bộ.

Sau một thời gian chuẩn bị, tháng 5/1941 Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng được tổ chức tại Pác Bó (Hà Quảng, Cao Bằng) dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc.

b/ Nội dung Hội nghị

Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng diễn ra từ ngày 10 đến ngày 19/5/1941. Hội nghị quyết định những nội dung chính sau:

Khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc, vì “quyền lợi của tất cả các giai cấp bị cướp giật, vận mệnh dân tộc nguy vong không lúc nào bằng”.

Chủ trương tiếp tục tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất (là: “tịch thu ruộng đất của giai cấp địa chủ chia cho dân cày nghèo”), nêu khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và Việt gian chia cho dân cày nghèo, giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng đất công, tiến tới thực hiện người cày có ruộng.

Chỉ rõ sau khởi nghĩa thắng lợi sẽ thành lập Chính phủ nhân dân của nước ViệtNamDân chủ Cộng hoà, lấy cờ đỏ ngôi sao vàng năm cánh làm lá cờ Tổ quốc.

Quyết định thành lập ở Việt Nam một mặt trận lấy tên là Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (gọi tắt là Việt Minh) thay cho Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương; thay tên các hội Phản đế thành hội Cứu quốc, nhằm tập hợp, đoàn kết mọi lực lượng quần chúng nhân dân chống kẻ thù chính là Pháp-Nhật và tay sai; đồng thời giúp đỡ việc lập Mặt trận ở các nước Lào, Campuchia.

Hội nghị còn xác định hình thái của cuộc khởi nghĩa ở ViệtNamlà đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa, và nhấn mạnh chuẩn bị khởi nghĩa là trung tâm của toàn Đảng, toàn dân.

c/ Ý nghĩa lịch sử

Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng có ý nghĩa lịch sử hết sức to lớn, qua đó đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng đấu tranh được đề ra từ Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (11/1939) nhằm giải quyết mục tiêu số một của cách mạng Việt Nam là độc lập dân tộc, và đề ra nhiều chủ trương sáng tạo để thực hiện mục tiêu ấy.

Từ quyết định của Hội nghị, ngày 19/5/1941, Việt Namđộc lập đồng minh được thành lập. Năm tháng sau, Tuyên ngôn, Chương trình, Điều lệ của Việt Minh được công bố chính thức, được đông đảo các tầng lớp nhân dân ủng hộ. Đây chính là một trong những nhân tố quyết định làm nên thắng lợi cho Cách mạng tháng Tám về sau.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro