cac chi so va cac phuong phap hoc tap nghe nghiep....

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Phân loại tính cách MBTI

Share |

Trong bất kỳ một hoạt động trong lĩnh vực nào, yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại. Chính vì thế, việc tìm hiểu tính cách và năng lực của con người luôn được đặt lên hàng đầu. Với một vị trí và công việc thích hợp, con người có thể phát huy được tất cả những ưu điểm của mình. MBTI hiện là một công cụ phổ biến nhất trên thế giới để xác định tính cách và năng lực con người. Sau hơn năm mươi năm nghiên cứu & phát triển, MBTI được dịch ra hơn 30 thứ tiếng & sử dụng tại nhiều công ty hàng đầu thế giới. Chỉ riêng tại Mỹ, hàng năm có đến trên hai triệu lượt làm test MBTI.<?XML:NAMESPACE PREFIX = O ?>

I. Lịch sử phát triển và cơ sở lý luận

Đây là một phương pháp phân loại tính cách dựa trên các nghiên cứu của nhà tâm lý học người Thụy Sĩ Carl Gustav Jung và được Isabel Myer và Katherine Briggs bổ sung. Phương pháp này dựa trên nguyên lý của Jung cho rằng có thể phân loại tính cách con người dựa trên 3 tiêu chí: Hướng nội/Hướng ngoại; Trực giác/Giác quan; Lý trí/Tình cảm. Mục đích chính của Jung không phải là phân loại tính cách, ông chỉ cần một hệ thống phân loại để hỗ trợ cho các nghiên cứu của ông về ý thức và vô thức. Trong hệ thống phân loại của Jung, không có nhóm nào tốt, nhóm nào xấu, nhưng Jung nhận xét rằng: cùng một sự vật hiện tượng sẽ gây ra những suy nghĩ, cảm xúc, phản ứng khác nhau cho những người khác nhau. Ba yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc và phản ứng của một con người là:

1. Xu hướng tự nhiên của người đó - Hướng nội / Hướng ngoại;

2. Cách thức mà người đó tìm hiểu và nhận thức thế giới bên ngoài - Trực giác / Giác quan;

3. Cách thức mà người đó quyết định, đưa ra lựa chọn: Lý trí / Tình cảm.

4. Phong cách sống và làm việc: Nguyên tắc / Linh hoạt. (Tiêu chí này được Briggs/Myer bổ sung sau này)

II. Bốn tiêu chí phân loại tính cách

1. Tiêu chí 1 - Xu hướng tự nhiên: I / E - (Introversion / Extraversion) - Hướng nội / Hướng ngoại:

Mỗi người đều có 2 biểu hiện:

- Hướng ngoại - hướng về thế giới bên ngoài gồm các hoạt động, con người, đồ vật...

- Hướng nội - hướng vào nội tâm, bao gồm ý nghĩ, tư tưởng, trí tưởng tượng…

Đây là 2 mặt đối lập nhưng bổ sung lẫn nhau. Tuy nhiên, một mặt sẽ chiếm ưu thế trong việc phát triển tính cách và ảnh hưởng đến cách ứng xử

2. Tiêu chí 2 - Cách tìm hiểu và nhận thức thế giới: N / S (iNtuition / Sensing) - Bằng Trực giác / Bằng Giác quan:

- Trung tâm "Giác quan" trong não bộ chú ý đến các chi tiết liên quan đến hình ảnh, âm thanh, mùi vị... của hiện tại được đưa đến từ các giác quan của cơ thể. Nó phân loại, sắp xếp và ghi nhận những chi tiết của các sự kiện thực tế đang diễn ra. Nó cũng cung cấp các thông tin chi tiết của các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ.

- Trung tâm "Trực giác" của não bộ chịu trách nhiệm tìm hiểu, diễn dịch, và hình thành các mô hình từ thông tin thu thập được; sắp xếp các mô hình và liên hệ chúng với nhau. Nó giúp cho não bộ suy đoán các khả năng và tiên đoán tương lai.

Mặc dù cả hai cách nhận thức đều cần thiết và được mọi người sử dụng, nhưng mỗi người chúng ta có xu hướng thích cách này hơn cách kia

3. Tiêu chí 3 - Cách quyết định và lựa chọn: T / F (Thinking / Feeling) - Lý trí / Tình cảm:

- Phía "Lý trí" trong não bộ con người phân tích thông tin một cách khách quan, làm việc dựa trên đúng/sai, suy luận và đưa ra kết luận một cách có hệ thống. Nó là bản chất logic của con người.

- Phía “Tình cảm” của não bộ đưa ra quyết định dựa trên xem xét tổng thể; yêu/ghét; tác động qua lại lẫn nhau; và các giá trị nhân đạo hay thẩm mỹ. Đó là bản chất chủ quan của con người.

Mọi người đều dùng cả 2 cách để đưa ra các quyết định, nhưng một cách tự nhiên mỗi người đều thiên về hoặc là lý trí, hoặc là tình cảm khi đưa ra quyết định của mình

4. Tiêu chí 4 – Phong cách sống và làm việc: J / P – (Judging / Perceiving) – Nguyên tắc / Linh hoạt:

Tiêu chí 4 liên quan đến cách thức mà mỗi người lựa chọn để tác động tới thế giới bên ngoài.

- Phong cách “Nguyên tắc” tiếp cận thế giới một cách có kế hoạch, có tổ chức, có chuẩn bị, quyết định và đạt đến một kết cục rõ ràng.

- Phong cách “Linh hoạt” tiếp cận thế giới một cách tự nhiên, tìm cách thích nghi với hoàn cảnh, thích một kết cục bỏ ngỏ, chấp nhận những cơ hội mới, và chấp nhận thay đổi kế hoạch

III. Mười sáu nhóm tính cách

Từ 4 tiêu chí phân loại trên, Briggs/Myer đưa ra 16 nhóm tính cách. Tên của mỗi nhóm đều có 4 chữ cái, đại diện cho 4 tiêu chí phân loại.

ISTJ      ISTP     ISFJ     ISFP                 INTJ      INTP     INFJ     INFP

ESTJ    ESTP    ESFJ    ESFP               ENTJ    ENTP    ENFJ    ENFP

IV. Các ứng dụng của MBTI

Trong bất kỳ một hoạt động trong lĩnh vực nào, yếu tố con người luôn là yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại. Chính vì thế, việc tìm hiểu tính cách và năng lực của con người luôn luôn được đặt lên hàng đầu. Với một vị trí và công việc thích hợp, con người có thể phát huy được tất cả những ưu điểm của mình. MBTI hiện là một công cụ phổ biến nhất trên thế giới để xác định tính cách và năng lực con người. Sau hơn năm mươi năm nghiên cứu & phát triển, MBTI được dịch ra hơn 30 thứ tiếng & sử dụng tại nhiều công ty hằng đầu thế giới. Chỉ riêng tại Mỹ, hằng năm có đến trên hai triệu lượt làm test MBTI.

MBTI có những ứng dụng điển hình sau:

- MBTI là 1 công cụ hỗ trợ nhận dạng một số tính cách, cá tính, tâm lý riêng của từng người (khám phá bản thân).

- MBTI giúp chúng ta tổ chức, sắp xếp các cá nhân lại với nhau để tạo nên một tập thể gắn kết, làm việc hiệu quả, phát huy tối đa những điểm mạnh và hạn chế những khuyết điểm của từng cá nhân cũng như việc bố trí các cá nhân với những vai trò và nhiệm vụ phù hợp với tính cách, sở thích của họ. Giúp các thành viên trong nhóm hiểu nhau hơn và đưa ra những ứng xử phù hợp

- Các công ty thường dùng công cụ MBTI để kiểm tra tính cách của các ứng viên tuyển dụng, để xem ứng viên mạnh mặt nào và yếu mặt nào, xem thử ứng viên có thích hợp với công việc mà công ty giao hay không.

- Trong việc quản lý nhân sự cho dự án, vấn đề phát triển các nhóm để thực hiện cho từng phần của dự án đóng một vai trò hết sức vai trò quan trọng. Nó có thể ảnh hưởng đến cả chất lượng, tiến độ của dự án.Cácthành viên trong nhóm nếu hòa hợp nhau thì công việc thực hiện dự án sẽ đúng với tiến độ và thời gian được đề ra từ lúc ban đầu. Để thành lập nhóm, nhóm trưởng thường dùng công cụ MBTI để test các thành viên chuẩn bị tham gia vào nhóm, xem thử cá tính của thành viên đó có hòa hợp với nhóm không.

- MBTI phục vụ cho mục đích hướng nghiệp. Qua bài trắc nghiệm sẽ thu thập được các tính cách điển hình, đối chiếu với yêu cầu tính cách và kỹ năng của các ngành nghề để đánh giá độ tương hợp và đưa ra khuyến nghị những nhóm ngành nghề phù hợp.

V. Ứng dụng trắc nghiệm tính cách MBTI tại Việt <?XML:NAMESPACE PREFIX = ST1 ?>Nam

Mặc dù MBTI có rất nhiều ứng dụng và đã được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam, do những hạn chế khách quan và chủ quan nên hiện nay MBTI test vẫn chưa được ứng dụng rộng rãi.

Bài trắc nghiệm tính cách MBTI được giới thiệu trên trang TRẮC NGHIỆM TÍNH CÁCH - www.toilaai.vn  do 2 tác giả: QUANG DƯƠNG - Nhà nghiên cứu Tâm lý (nguyên Chủ nhiệm Ban Tâm lý học, Viện nghiên cứu Giáo dục & Đào tạo Phía Nam) và ThS. HOÀNG XUÂN SƠN (Công ty CP Nguồn Nhân lực SAO VIỆT) cùng các đồng nghiệp nghiên cứu và phát triển.

Bài trắc nghiệm được thiết kế sao cho thỏa mãn tối đa 5 yêu cầu sau:

1. Tính khách quan (không tùy thuộc vào cảm tính chủ quan)

2. Tính phổ quát (phù hợp với các hoạt động của số đông mọi người)

3. Tính sai biệt (tách rõ được các đặc tính khác nhau, phổ đáp án, kết quả phù hợp với thực tế)

4. Tính ứng nghiệm (thực sự thẩm định và đánh giá được đặc tính tính cách của từng người)

5. Tính khả thi (càng đơn giản càng tốt, dễ sử dụng trong các hoàn cảnh bình thường)

Ngoài ra phải kể đến yêu cầu phù hợp với người Việt Nam, văn hóa và hoàn cảnh Việt Nam, mang nhiều bản sắc Việt Nam. Do đó, tính Việt Nam được coi là một chuẩn quan trọng, xuyên suốt toàn bộ bài trắc nghiệm.

Cơ sở lý luận, thông tin về các nhóm tính cách, các tiêu chí phân loại… được tham khảo chính từ các nguồn thông tin sau:

http://en.wikipedia.org/wiki/Mbti

www.myersbriggs.org

http://www.delta-associates.com

http://www.knowyourtype.com/16_types.html

http://typelogic.com

http://www.personalitypathways.com/type_inventory.html

Dù đã qua một quá trình bền bỉ, lâu dài, dày công để làm nên bài trắc nghiệm, nhưng chắc chắn còn nhiều thiếu sót, chưa thể hoàn thiện. Bởi thế, để thành chính phẩm nhằm phục vụ tốt hơn cho nhu cầu của cộng đồng, chúng tôi còn phải nỗ lực cải tiến rất nhiều bằng việc tiếp tục thử nghiệm để kiểm chứng trên nhiều đối tượng khác nữa, tại nhiều nơi khác nhau, nhờ sự góp ý, phản biện của nhiều nhà chuyên môn… Từ đó sàng lọc và chỉnh sửa bài trắc nghiệm, chỉnh sửa cả cấu trúc nội dung và hệ thống bố cục của bài trắc nghiệm, sao cho đạt yêu cầu cao về mặt khoa học như đã đề cập ở trên.

Đồng tác giả:

QUANG DƯƠNG – HOÀNG XUÂN SƠN

  Chỉ số xúc cảm - EQ

Share |

Yếu tố quan trọng để có được thành công không phải là những kiến thức chuyên môn bạn được trang bị ở trường học, cũng không phải là chỉ số thông minh IQ, thậm chí không phải bí quyết kinh doanh hay nhiều năm kinh nghiệm. Yếu tố quan trọng nhất để đạt được thành công trong sự nghiệp đó là Trí tuệ xúc cảm - EQ.

Bắt đầu từ năm 1990, nhà tâm lý học Peter Salovey ở ĐH Yale và John Mayer ở ĐH New Hampshire đã đưa ra lý thuyết khá toàn diện về Trí tuệ xúc cảm (Emotional Quotient – EQ hay Emotional Intelligence - EI). Salovery và Mayer đã định nghĩa năng lực cảm xúc ở khía cạnh có thể kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc của bản thân, của người khác và sử dụng những cảm xúc đó để định hướng suy nghĩ, hành động. Năm 1995, Daniel Goleman, nhà tâm lý học người Mỹ đã xác định cụ thể và hệ thống hơn trong tác phẩm của ông mang tên “Emotional Intelligence”. Theo đó trí tuệ cảm xúc bao gồm 5 thành tố sau:

Hiểu rõ chính mình:

Thành tố này nhằm đánh giá khả năng đọc được cảm xúc của mình, biết đâu là điểm mạnh để phát huy, đâu là điểm yếu cần khắc phục, đánh giá mức độ tự tin của mỗi người. Hiểu được những điều đang được cảm nhận ở hiện tại để vận dụng chúng, tạo thành những phản xạ vô thức khi ra quyết định hay hành động. Đây là thành tố quan trọng để đánh giá trí tuệ xúc cảm.

Kiểm soát bản thân:

Thành tố này đánh giá khả năng làm chủ và điều khiển cảm xúc, khả năng tạo ra và duy trì những cảm xúc tích cực. Nó còn đánh giá mức độ kiên trì, tạm ngưng việc tự thỏa mãn để theo đuổi mục tiêu. Đánh giá khả năng hồi phục sau khi bị những khủng hoảng tình cảm. Khả năng đánh giá mức độ chín chắn, khả năng thích nghi nhanh với những thay đổi của hoàn cảnh.

Động cơ thúc đẩy:

Thành tố này đánh giá khả năng tạo ra những đam mê trong công việc, cuộc sống. Đam mê được tạo ra thông qua việc hiểu ý nghĩa của cuộc sống, có đích sống rõ ràng giúp cho có được sự tận tâm, kiên trì, sáng tạo để vượt qua thử thách, vươn tới thành công.

Khả năng thấu cảm:

Thành tố này đánh giá khả năng hiểu được tâm trạng, ước muốn, nhu cầu và quan điểm của mọi người. Biết lắng nghe, luôn chân thành, cởi mở. Biết cảm thông và tôn trọng cá tính của người khác.  Điều đó giúp cho có được sự hòa hợp với những người xung quanh, tạo ra những nhóm làm việc hiệu quả. Đây cũng là một yếu tố quan trọng của trí tuệ xúc cảm.

Kỹ năng xã hội:

Thành tố này đánh giá khả năng giao tiếp, khả năng truyền cảm hứng và gây ảnh hưởng đến người khác. Phát hiện khả năng và triển vọng của mọi người để giúp cùng phát triển. Điều đó giúp cho việc duy trì và phát triển các mối quan hệ xã hội.

EQ một phần là bẩm sinh nhưng cũng do giáo dục, rèn luyện mà có được. Việc giáo dục tình cảm phải được thực hiện từ khi trẻ còn nhỏ, hệ thần kinh chưa trưởng thành, có nhiều cơ hội tiếp nhận những cảm xúc mới. EQ không đối lập với IQ, mà mục đích của giáo dục là phát triển song song hai chỉ số này. Có những người được thiên phú cả hai, nhưng không ít người lại thiếu cả hai.

Khác với IQ đã xây dựng được một hệ thống trắc nghiệm, đo bằng con số cụ thể, EQ chưa có được một công thức tính toán riêng, vì trí thông minh xúc cảm là một phẩm chất phức tạp, biểu hiện qua những cái khó thấy như sự tự ý thức, sự thấu cảm, tính kiên trì, lạc quan, tính quyết tâm và khả năng hoạt động xã hội.

Sau đây là những khác biệt cơ bản giữa IQ và EQ

Chỉ số thông minh - IQ

Chỉ số xúc cảm - EQ

Khả năng nhận thức

Khả năng cảm nhận

Ít thay đổi theo thời gian

Có thể làm tăng thêm cùng với thời gian

Chỉ ở một phần của bộ não

Ở nhiều khu vực trên bộ não

Cho biết những thành công trong quá trình sử dụng nhận thức của mình

Tiên đoán toàn bộ thành công trong cuộc đời

Chi phối khả năng thu nhận kiến thức của mình

Chi phối hành vi của mình và của người khác

Có sự ảnh hưởng nhỏ lên người khác

Có thể có ảnh hưởng lớn hơn lên những người khác

Thích hợp cho việc quản lý chuyên môn

Thích hợp cho việc quản lý mối quan hệ

Th.s Hoàng Xuân Sơn

http://toilaai.vn

Nguồn tham khảo

http://www.mindtools.com

http://en.wikipedia.org/wiki/Emotional_quotient

Goleman, D. (1998). Working with emotional intelligence. New York: Bantam Books

Công ty Cổ phần Nguồn nhân lực Sao Việt

Chỉ số thông minh - IQ

Share |

Chỉ số thông minh, hay IQ (viết tắt của intelligence quotient trong tiếng Anh), là một khái niệm được nhà khoa học người Anh Francis Galton đưa ra trong cuốn sách Hereditary Genius xuất bản vào cuối thế kỷ 19. Sau đó, nó được học trò của ông là J.Cattell và nhà tâm lý học người Pháp Alfred Binet phát triển bằng việc thảo ra những bài trắc nghiệm để kiểm tra năng lực trí tuệ của trẻ khi đi học. Binet nhận thấy rằng có mối liên hệ giữa khả năng học của một học sinh với kết quả bài trắc nghiệm của ông. Sau đó không lâu, nhà tâm lý học người Mỹ Giáo sư Lewis Terman (Giảng viên trường đại học Standford) đã phát triển bài trắc nghiệm gồm những câu phức tạp hơn để dùng cho người trưởng thành và đặt tên là bài trắc nghiệm chỉ số thông minh Stanford-Binet; nó nhanh chóng trở nên thông dụng trên khắp nước Mỹ, bùng phát mạnh vào năm 1917 khi nước Mỹ bước vào chiến tranh thế giới thứ nhất.

Ban đầu IQ được tính là thương số giữa tuổi trí tuệ và tuổi thực tế nhân với 100, tuy nhiên cách tích này nhanh chóng bộc lộ những khuyết điểm nên được phát triển thành các cách tính phổ biến theo độ lệch chuẩn 15, 16, 24.

Chỉ số IQ thường được cho là có liên quan đến sự thành công trong học tập, trong công việc, trong Xã hội, những nghiên cứu gần đây cho thấy có sự liên quan giữa IQ và sức khỏe, tuổi thọ (những người thông minh thường có nhiều kiến thức hơn trong việc chăm sóc bản thân) và cả số lượng từ mà người đó sử dụng.

Trong thế kỉ 20, chỉ số IQ trung bình của con người tăng lên một cách rất chậm: đó được gọi là hiệu ứng Flynn. Nhưng chúng ta vẫn chưa thể khẳng định chắc chắn những sự thay đổi đó thể hiện chính xác sự thông minh dần thêm của con người. Trung bình chỉ số IQ trong một đời người hầu như không tăng hay giảm. Tuy nhiên vẫn có một ít người trải qua những sự thay đổi rất lớn. Ví dụ như trong một số tài liệu, một số chứng bệnh ảnh hưởng học tập có thể ảnh hưởng gây giảm chỉ số IQ rất lớn (Shaywitz, 1995).

Di truyền và môi trường tác động lên trí thông minh

Vai trò của di truyền và môi trường tác động lên trí thông minh là một đề tài nghiên cứu từ rất lâu. Khả năng thừa kế của một gene lên thế hệ sau được biểu diễn bằng một số trong khoảng từ 0 đến 1, gọi là hệ số di truyền. Ta có thể hiểu một cách khác là hệ số di truyền là phần trăm khả năng di truyền cho đời sau của một gene. Nghiên cứu ở những cặp sinh đôi và những gia đình có nhận con nuôi là những nơi thường được nghiên cứu nhiều nhất. Cho đến gần đây hệ số di truyền hầu hết chỉ được nghiên cứu ở trẻ em và người ta cho rằng hệ số di truyền trung bình là 0,5. Điều này cho thấy một nửa số trẻ trong nghiên cứu có gene đã biến dị. Phần còn lại được giải thích rằng do tính toán sai hay do yếu tố môi trường. Con số 0,5 cho thấy trí thông minh một phần là do thừa kế từ cha mẹ. Nghiên cứu ở người lớn tuy vẫn chỉ ở những mức rất sơ khai nhưng cũng có những kết quả rất thú vị: hệ số di truyền có thể lến đến 0,8. Hiệp hội tâm lý học Hoa Kì vào năm 1995 trong công trình "Intelligence: Knowns and Unknowns" (Trí thông minh: những điều đã biết và chưa biết) kết luận rằng hệ số di truyền là "khoảng 0,75".

Môi trường

Yếu tố môi trường đóng vai trò rất lớn trong nhiệm vụ xác định trí thông minh trong một số trường hợp. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý trong lúc nhỏ được cho là rất quan trọng; sự dinh dưỡng kém có thể làm suy giảm trí thông minh. Một số nghiên cứu khác về yếu tố môi trường còn cho rằng thai phụ trước khi sinh hay cho con bú nếu tiếp xúc với những loại độc tố hay thiếu các vitamin và muối khoáng quan trọng có thể ảnh hưởng đến IQ của đứa bé.

Theo như một số nguồn khác, đối với hầu hết những tính cách khác nhau, trái ngược với những điều được mong đợi, những ảnh hưởng từ môi trường lên những trẻ em được nhận nuôi khác hẳn so với những trẻ em được nuôi bởi chính cha mẹ của chúng. Nói một cách khác, người ta thấy con nuôi có hệ số di truyền trí thông minh vào khoảng 0,32. Tuy vậy, những ảnh hưởng trên hoàn toàn bị xóa bỏ khi đến tuổi trưởng thành.

Những ảnh hưởng của môi trường lên gene cũng được nghiên cứu. Điều này cũng được coi là một yếu tố môi trường, nhưng thay vì xác phụ thuộc của IQ vào gene, người ta nghiên cứu sự phụ thuộc giữa gene vào môi trường. Một trong số những nghiên cứu trên cho rằng 40% sự khác nhau trong một gia đình là do sự biến dị của gene.

Phát triển

Có nhiều người tin rằng sự ảnh hưởng của gene lên chỉ số IQ càng ngày càng kém quan trọng trong cuộc sống khi con người già đi và học hỏi thêm càng nhiều kinh nghiệm. Thật ngạc nhiên là điều ngược lại lại xảy ra. Đối với trẻ em, hệ số di truyền là 0,2 (20%), một thiếu niên là 0,4 và có thể lên đến 0.8 đối với người lớn.

Những ảnh hưởng của gia đình cũng có vẻ biến mất khi lớn lên. Những trẻ em nuôi sau khi lớn lên có hệ số di truyền hầu như không hề liên quan (gần 0), trong khi những anh chị em cùng cha mẹ thì con số đó là 0,6. Nghiên cứu về những cặp sinh đôi cùng trứng cho thấy con số đó sẽ được nâng lên đến 0,86[3].

Sự chậm phát triển trí não

Khoảng 75-80% sự chậm phát triển trí não là do di truyền, và 20-25% còn lại là do những nguyên nhân bên trong cơ thể như sự bất thường ở các nhiễn sắc thể hay chấn thương ở não. Sự chậm phát triển trí tuệ từ nhẹ đến vừa có thể có nguyên nhân là do sự rối loạn của một gene cho đến nhiều nhiễm sắc thể bất thường, có thể bao gồm hiện tượng mất đoạn nhiễm sắc thể. Theo như nhiên cứu trên những cặp sinh đôi, sự kém phát triển trí tuệ từ vừa đến nặng là không do yếu tố di truyền, nhưng dạng nhẹ của bệnh lại là do di truyền. Đó cũng là lý do họ hàng của những người kém phát triển trí tuệ nặng hầu hết đều bình thường còn trong những gia đình có người kém phát triển trí tuệ nhẹ thì có chỉ số IQ thấp hơn hẳn so với mức trung bình.

- Bảng chỉ số IQ

- kém phát triển trí tuệ dạng nhẹ: có IQ từ 50-55 đến 70, trẻ em như thế cần giúp đỡ nhẹ nhàng.

- kém phát triển trí tuệ dạng trung bình: có IQ từ 35-40 đến 50-55, trẻ em cầy giúp đỡ nhiều và theo dõi.

- kém phát triển trí tuệ dạng nặng: có IQ từ 20-25 đến 35-40, trẻ chỉ có thể được dạy các kĩ năng cơ bản trong cuộc sống, cần được theo dõi thường xuyên.

- kém phát triển trí tuệ dạng rất nặng: có IQ dưới 20-25, thường bị gây ra bởi những vấn đề về hệ thần kinh, rất cần chăm sóc thường xuyên.

Tỉ lệ mắc chứng kém phát triển trí tuệ ở nam cao hơn ở nữ, ở người da đen cao hơn người khác, theo như một nghiên cứu năm 1991 của Trung tâm Điều khiển và Phòng chống Dịch bệnh (CDC).

Đối với chủng tộc, tỉ lệ chung là 1,66% cho người da đen và 0.68% cho người da trắng. Đối với nam, da đen thì có tỉ lệ cao nhất: gấp 1,7 lần nữ, da đen; 2,4 lần so với nam, da trắng và 3,1 lần so với nữ, da trắng.

Những người có chỉ số IQ dưới 70 ở Hoa Kì sẽ được miễn tội tử hình từ năm 2002.

IQ và bộ não

- Kích cỡ bộ não

Những nghiên cứu hiện đại sử dụng kĩ thuật MRI cho thấy kích cỡ bộ não có liên quan đến IQ với một hệ số là khoảng 0,4. Một nghiên cứu trên những cặp sinh đôi do Thompson cùng những cộng sự xuất bản vào năm 2001 cho thấy rằng chất xám có liên quan đến hệ số g và cũng có hệ số di truyền rất cao (một nghiên cứu gần đây cho thấy con số đó là 0,85)

- Những vùng não tương ứng với IQ

Nhiền nguồn thông tin khác nhau cùng đồng ý ở một điểm là não trước đóng một vai trò quyết định trong việc hình thành những "dòng suy nghĩ". Những bệnh nhân có những vấn đề về não trước có kết quả IQ và chất trắng cũng đã được cho là có liên quan mật thiết với trí thông minh tổng quát. Tuy nhiên, những hình chụp mới về bộ não cho thấy điều đó chỉ giới hạn ở vùng hai bên vỏ não trước. Ducan và các đồng sự khi sử dụng phương pháp chụp PET thì xác định phần não dùng để giải quyết các vấn đề liên quan rất lớn đến trí thông minh nằm ở vùng hai bên vỏ não trước. Gần đây hơn, Gray và các cộng sự (2003) đã dùng phương pháp fMRI để chứng minh ở những người có trí thông minh cao thì vùng này có thêm khả năng chống lại những sự mất tập trung. Gray và Thompson (2004) có một bài viết về điều này.

- Cấu trúc bộ não và IQ

Một nghiên cứu bao gồm 307 trẻ em từ 6 đến 19 tuổi bằng cách đo kích cỡ từng phần của bộ não bằng phương pháp MRI và đo các khả năng từ vựng và suy luận đã được thực hiện (Shaw, 2006). Nghiên cứu cho thấy có một sự liên quan nào đó giữa IQ và cấu trúc của vỏ não – những người có trí thông minh cao thường có vỏ não mỏng khi nhỏ và dày dần thêm khi lớn lên.

- Hiệu ứng Flynn

Trên toàn thế giới, chỉ số IQ sẽ tăng một cách chậm, còn được biết đến với tên gọi hiệu ứng Flynn (1999). Hiệu ứng Flynn đã được quan sát từ rất lâu nhưng rất khó để giải thích. Tuy nhiên, những bài kiểm tra trí thông minh luôn được điều chỉnh lại để điểm trung bình luôn là 100, ví dụ WISC-R (1974), WISC-III (1991) và WISC-IV (2003). Vì vậy, có thể nói rất khó so sánh chỉ số IQ với nhiều năm trước.

Sự liên quan IQ

- Chủng tộc và trí thông minh

Trong khi chỉ số IQ của một cá thể trong những xã hội được phân bố trên cùng một thang IQ,

Chỉ số IQ của các nhóm người khác nhau trên thế giới vào năm 1981. Chú thích: người châu Á: xanh dương; châu Âu: cam; Tây Ban Nha: xanh lá cây; châu Phi: vàng.

nhưng những nhóm người khác nhau sẽ có những thang IQ có vị trí khác nhau. Trong khi người Do Thái và Đông Á có khu vực phân bố thang IQ cao hơn người Châu Âu, trong khi những người Latin và ở vùng hạ Sahara lại có khu vực phân bố thang IQ thấp hơn. Rất nhiều những nghiên cứu đang được tiến hành nhằm tìm hiểu nguyên nhân của sự phân bố IQ như thế, lý do của việc đó và độ chính xác của những bài kiểm tra IQ. Một số nhà khoa học cho rằng đó là do sự khác nhau trong những điều kiện kinh tế xã hội nhưng giả thiết trên vẫn chưa được chấp nhận hoàn toàn.

Sự tìm hiểu về những vấn đề trên gây rất nhiều tranh cãi do tính chất nhạy cảm của nó.

- Tôn giáo và IQ

Một số nghiên cứu đã được tiến hành nhằm tìm hiểu mối liên hệ giữa trí thông minh (được đo bằng trình độ học vấn, điểm số và một số yếu tố khác) và tín ngưỡng, hầu hết đều cho rằng không có bất kì một sự liên vệ nào cả.

- Sức khỏe và IQ

Một người có trí thông minh cao thường ít bị bệnh tật nặng hơn và sống lâu hơn. Điều đó có thể là bởi vì họ có khả năng né tránh những chấn thương tốt hơn và chăm sóc sức khỏe của mình tốt hơn và mặt khác, họ thường có đời sống kinh tế khá giả hơn. Nó cũng giúp chống lại trầm cảm, tuyệt vọng.

Nghiên cứu ở Scotland cho thấy những người có IQ thấp hơn trung bình 15 điểm có cơ hội mừng sinh nhật thứ 76 của mình thấp hơn 1/5 so với trung bình. Những người có IQ nhỏ hơn 30 điểm thì tỉ lệ đó giảm 37%.

- Sự phát triển kinh tế và IQ

Một số cuốn sách gây tranh cãi của tác giả Dr. Richard Lynn, Professor Emeritus về tâm lý học tại Đại học Ulster, Bắc Ireland, và Dr. Tatu Vanhanen, Professor Emeritus về khoa học chính trị tại Đại học Tampere, Tampere, Phần Lan IQ and the Wealth of Nations (2002) (IQ và sự thịnh vượng của quốc gia) và IQ and Global Inequality (2006) cho rằng sự giàu có của một quốc gia một phần lớn có thể giải thích bằng cách nhìn vào chỉ số IQ trung bình của nước đó. Luận điểm trên đã và đang được ủng hộ nhưng cũng có nhiều chê bai. Thông tin đó đang được đặt câu hỏi để nghiên cứu thêm.

http://toilaai.vnChỉ số sáng tạo - CQ

Share |

 Sáng tạo là gì?

 Sáng tạo đơn giản là dám nghĩ khác, giám làm khác. Vậy thôi!

1. Ðùa với não bạn một chút!

 Bạn hãy trả lời trước khi nhìn giải đáp: "Jack được trả 5 đôla cho một lần cưa khúc gỗ ra làm đôi. Vậy Jack được trả bao nhiêu tiền để cưa khúc gỗ ra làm bốn?".

 "Có 2 người ngồi trước cửa siêu thị và chơi cờ tướng. Họ chơi 5 ván. Mỗi người đều thắng 3 ván. Sao lại thế?".

 Ðây là giải đáp:

 Câu 1: 15 đôla, vì để cưa khúc gỗ ra làm đôi thì chỉ cần một lần cưa, nhưng để cưa một khúc gỗ ra làm 4 thì cần 3 lần.

 Câu 2: Bởi vì 2 người này chơi với 2 người khác nhau.  

 Ðây là 2 trong số nhiều câu "đố mẹo" đơn giản nhất. Chúng đánh lừa não bạn vì não bạn có xu hướng suy nghĩ theo kiểu "mặc định": 2 người chơi cờ thì "mặc định" là họ chơi với nhau, cưa khúc gỗ làm đôi được 5 đôla thì cưa làm 4 (2x2) thì "mặc định" là được trả 5x2=10 đôla... Trong khi đề bài không hề có những dữ kiện như vậy. Tại sao bạn lại "mặc định" như thế? Ðó chính là sức ỳ tâm lý làm cho não bạn bị mắc lừa ở những câu đố đòi hỏi nghĩ sáng tạo.

Tạo điều kiện thuận lợi cho sự sáng tạo tiềm ẩn là vấn đề sống còn của mỗi xã hội. – A.Toynbee

Nghĩ sáng tạo là nhìn một vấn đề, một câu hỏi... theo những cách khác với thông thường. Tức là nhìn mọi thứ từ các góc độ, tầm nhìn khác nhau, "nhìn" theo những cách không bị hạn chế bởi thói quen, bởi phong tục, bởi tiêu chuẩn...

2. Nghĩ sáng tạo xa hơn

Những câu chuyện về nghĩ sáng tạo không phải chờ đến thời kỹ thuật hiện đại. Từ những năm 1400, Nữ hoàng Isabella của Tây Ban Nha có lần yêu cầu mọi người tìm cách để quả trứng đứng thẳng trên một đầu của nó, mà không được dùng cái đế gì kê ở dưới.

Tất cả các vị quan trong triều đình đều vò đầu bứt tóc chịu thua. Nhưng rồi một thuỷ thủ trẻ bước đến, đập vỡ một đầu của quả trứng và dựng nó lên bằng đầu đó. Tất nhiên, ruột trứng chảy hết ra và các quan thì vô cùng tức giận. Nhưng Nữ hoàng thì không. Nữ hoàng chưa bao giờ nói rằng không được đập vỡ trứng, còn các quan đã nghĩ "mặc định" là như thế.

Và Christopher Columbus - một thuỷ thủ - bằng cách nghĩ ra bên ngoài chiếc hộp (lần này có lẽ là bên ngoài cái vỏ trứng!), đã giải quyết được vấn đề. Ông được Nữ hoàng cung cấp tàu và tiền để bắt đầu chuyến phiêu lưu của mình.

Thực ra, đây là một ví dụ rõ ràng về một con người không chấp nhận bị giới hạn bởi những suy nghĩ thông thường. Columbus lên tàu đi vòng quanh thế giới, trong khi tất cả mọi người lúc đó còn khẳng định là thế nào rồi ông cũng đi đến "rìa" thế giới và rơi tõm ra ngoài.

3. Ứng dụng của nghĩ sáng tạo

Nếu sức ỳ tâm lý của bạn vẫn còn lớn, e rằng đến bây giờ bạn lại "mặc định" rằng vậy ra "nghĩ sáng tạo", nói vòng vo mãi, cuối cùng cũng chỉ để... giải các câu đố!!!

 Bạn hãy nghe câu chuyện này. Có 2 người làm bánh quế, với chất lượng và giá cả như nhau. Khi mọi người chán ăn bánh quế và không mua nữa, một người bán chẳng biết làm sao và bỏ nghề. Trong khi đó, người còn lại đã "thiết kế" bánh quế kiểu mới bằng cách cuộn tròn nó lại theo hình nón và tạo ra một sản phẩm mới hoàn toàn: ốc quế cho kem.

Như vậy, người bán hàng thứ nhất đã không thể đi tiếp được, còn người thứ hai đã chuyển dịch ra ngoài giới hạn và những mặc định thông thường.

Nếu không có sự "nghĩ sáng tạo" của người thứ hai, hẳn bây giờ chúng ta vẫn chỉ biết ăn kem que hoặc dùng thìa múc từ cốc (hoặc nếu không có ai nghĩ sáng tạo từ ban đầu thì có thể chúng ta thậm chí còn chẳng có kem mà ăn!).

Khả năng nghĩ sáng tạo càng trở nên cực kỳ quan trọng trong thế giới kinh doanh thay đổi nhanh chóng như hiện nay.   

4. Những phẩm chất của một người nghĩ sáng tạo

- Ðộc lập.

- Tự tin.

- Chấp nhận rủi ro.

- Nhiều năng lượng.

- Nồng nhiệt.

- Không gò bó.

- Thích phiêu lưu.

- Tò mò, hiếu kỳ.

- Nhiều sở thích.

- Hài hước.

- Trẻ con, hiếu động.

- Biết nghi ngờ.

Thực tế cuộc sống không phải là một cái hộp, nên bạn đừng tự tạo ra rồi chui vào đó!

5. Bạn có thể học để nghĩ sáng tạo

Ai trong chúng ta cũng có sự sáng tạo, và tin tốt là nếu bạn thấy mình "chưa" (chứ không phải là "không") sáng tạo, bạn có thể học. Công việc càng khó thì não bạn hoạt động càng tích cực. Theo nghiên cứu thì đến thiên tài cũng mới sử dụng có 15% hiệu suất não của mình! Cho nên, học nghĩ sáng tạo để não bạn đi xa hơn là hoàn toàn có thể. Thậm chí, có rất nhiều gợi ý cho cách học nghĩ sáng tạo.

a. Phương pháp SAEDI - "SAEDI"

không phải là từ gì quái dị, nó là từ "IDEAS" viết lộn ngược. Ðôi khi, nghĩ sáng tạo chỉ cần bạn nhìn mọi thứ theo chiều khác đi.

S = State of mind (cách suy nghĩ): Tự nói rằng "Tôi chẳng sáng tạo chút nào" hoặc "Tôi chẳng bao giờ có ý tưởng gì hay ho đâu" sẽ huỷ hoại sức sáng tạo của bạn. Nghĩ sáng tạo đòi hỏi nghĩ tích cực.

A = Atmosphere (không khí). Có những người thích ở nơi đông người mới nghĩ ra nhiều thứ. Có những người lại phải ngồi một mình yên tĩnh mới sáng suốt được. Bạn hãy tạo cho căn phòng mình có không khí tuỳ theo sở thích. Nếu bạn có nhiều ý tưởng khi đang đi, hãy chăm đi dạo ở công viên, bờ hồ... Trang trí phòng bạn bằng những bức ảnh, ánh sáng mà bạn thích.

 E = Effective thinking (Nghĩ hiệu quả). Nghĩ hiệu quả tức là hướng suy nghĩ của bạn đến những mục đích cụ thể. Không có mục đích thì bạn sẽ làm rối hết mọi việc lên.

 D = Determination (Quyết tâm). Sự sáng tạo đòi hỏi có luyện tập. Bạn nên tạo thói quen tưởng tượng. Những ý tưởng ban đầu của bạn có vẻ hết sức buồn cười và không ai chấp nhận, nhưng đừng bỏ cuộc.

I = Ink (viết). Khi bạn nhìn vào những thứ bạn viết ra, bạn sẽ có nhiều ý tưởng hơn là chỉ nghĩ đến nó.

b. TILS:

T = Think it: Suy nghĩ.

I = Ink it: Viết ra.

L = Link it: Nối, liên tưởng.

S = Sync it: Ðồng nhất.

6. Luyện tập

Có những bài tập suy nghĩ sáng tạo mà bạn có thể thử:

- Nếu bạn cần giao tiếp nhưng bạn không thể sử dụng từ ngữ, dù viết hay nói, thì bạn làm cách nào? Một người đã đưa ra những ý sau: ngôn ngữ cử chỉ, dùng trống, dùng đồ vật, dùng đèn nhấp nháy, vẽ...

- Bạn hãy đặt ra những câu hỏi cho những đồ vật thường ngày, ví dụ: "nếu thang máy không chỉ đi lên và xuống mà còn từ đầu này sang đầu kia thì sẽ thế nào?", "nếu mỗi cơ quan yêu cầu mỗi ngày mỗi người phải cười ít nhất 30 phút thì sao?"...

 - Vấn đề của một công ty bán khoai tây chiên: khoai tây chiên thường rất dễ vỡ vụn khi đóng gói, vận chuyển..., vậy làm thế nào? Bạn có thể bắt đầu bằng việc nghĩ ra cách đóng gói và vận chuyển mà không làm khoai tây bị vỡ. Sau đó, suy luận: về bản chất thì cái gì giống miếng khoai tây chiên, chúng có dễ vỡ không?...

 - Một cuốn sổ tay thì bạn có thể sáng tạo theo cách nào? "Sức ỳ tâm lý" rất dễ làm cho đa số mọi người nghĩ rằng "sổ tay thì còn gì để sáng tạo nữa!". Nó rõ ràng đến phát bực mình! Nhưng vẫn có những ý tưởng của những người không chịu thua: Sổ tay đổi màu; Sổ biết đọc những thứ mình viết lên; Sổ sửa lỗi chính tả; Sổ hình tròn; Sổ có thể dán giấy lên mà không cần hồ dán; Sổ có thể dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh...

7. Lời kết

 Có một người cha giàu có với 3 người con trai. Ông muốn trao lại tài sản cho người con thông minh nhất. Thế là ông nghĩ ra một cách: đưa cho mỗi người một khoản tiền nhỏ và bảo những người con hãy mua thứ gì có thể làm đầy được nhà kho, càng đầy càng tốt.

 Ba người con cầm tiền và đi tìm thứ vừa rẻ vừa dễ làm đầy nhà kho. Người con cả nhìn thấy một cái cây rất to trên đường, và nghĩ rằng cành và lá cây rất cồng kềnh, sẽ tỏa ra được mọi ngóc ngách của phòng. Thế là anh ta mua hết cành cây và thuê người đem về nhà.

 Người con thứ hai thì mừng húm khi nhìn thấy đống cỏ khô. Cỏ vừa rẻ vừa nhẹ, lại nhỏ, dễ dàng làm đầy nhà kho. Thế là anh ta mua hết cỏ và thuê người đem về nhà.

 Người con út nghĩ đi nghĩ lại về cách làm đầy nhà kho sao cho vừa hiệu quả, vừa không tốn kém. Cuối cùng, anh ta chỉ mua một ngọn nến. Khi thắp ngọn nến lên, cả nhà kho đầy tràn ánh sáng. Người cha rất hài lòng và để lại tài sản cho người con út.

Hàm ý của câu chuyện này là gì? Ðể thắp sáng được ngọn nến sáng tạo bên trong mỗi người, trước hết, đầu óc chúng ta phải đầy đã.

Kỹ năng giao tiếp

Share |

Bạn là người khéo léo trong cách nói chuyện nhưng nhiều lúc cảm thấy lúng túng để bắt đầu hay kết thúc cuộc nói chuyện? Hãy thử làm theo một số mẹo dưới đây để giúp bạn tự tin hơn nhé!

1. Khi bắt đầu cuộc gặp, bạn cần chuẩn bị một số chủ đề để nói chuyện. Nếu đó là người bạn đã từng gặp, hãy cố gắng nhớ tên và các thông tin về người ấy.

2. Chào họ một cách tự nhiên. Bạn có thể giới thiệu tên mình trước nếu nghĩ rằng họ có thể... không nhớ để tránh làm họ bối rối. Tươi cười và bắt tay họ.

3. Giới thiệu về mình, gọi họ bằng tên và nên sử dụng thường xuyên.

4. Hãy bắt đầu câu chuyện bằng các câu hỏi mở. Ví dụ “Mọi người tham dự đông vui quá, anh đến đây lâu chưa?” Bạn cũng có thể hỏi về các chuyến đi, xem họ cảm nhận thế nào, ý kiến của họ ra sao.

5. Lắng nghe và đưa ra các ý kiến phản hồi để thể hiện bạn đang rất quan tâm đến câu chuyện của họ. Hãy nhìn họ trong khi họ nói chuyện.

6. Bạn nên lắng nghe nhiều hơn nói và biết cách đặt câu hỏi về câu chuyện của họ.

7. Hãy đóng góp ý kiến một cách tích cực. Luôn cập nhật thông tin, sự kiện để câu chuyện thêm phong phú.

8. Hãy liên kết mối quan hệ giữa nhiều người với nhau trong cuộc gặp để câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn.

9. Nếu họ đưa card, hãy đón nhận như là một món quà. Bạn nhận bằng hai tay, dành thời gian đọc nó rồi cất vào trong túi áo hoặc trong ví để thể hiện sự tôn trọng họ.

10. Ngôn ngữ cơ thể cũng rất quan trọng, nó sẽ "biểu lộ" bạn là người thế nào. Do vậy, khi nói chuyện bạn cần thể hiện sự thoải mái, tự tin và nhiệt tình.

11. Trước khi bắt đầu cuộc nói chuyện, hãy quan sát và lắng nghe những biểu hiện của họ để có những điều chỉnh thích hợp.

12. Khi kết thúc cuộc gặp, hãy chắc rằng bạn rời đi một cách tế nhị. Ví dụ "Xin lỗi, tôi có một chút việc cần làm ngay, hẹn gặp lại anh nhé!"

Nhớ rằng, mục tiêu trong cuộc gặp là để lại ấn tượng tốt với mọi người, tạo dựng và duy trì mối quan hệ lâu dài với họ. Vì thế bạn cần phải khéo léo, linh hoạt, hài hước, thông minh và luôn thể hiện sự nhiệt tình.

Thái độ sống tích cực

Share |

Chúng ta không thể chọn cho mình một hoàn cảnh sống với toàn những điều tốt đẹp, thuận lợi và khó có thể kiểm soát hết được những gì diễn ra cho mình nhưng chúng ta hoàn toàn có thể chọn cho mình một thái độ sống. Vậy trong bất kỳ hoàn cảnh nào bạn hãy luôn chọn cho mình một thái độ sống tích cực, một cái nhìn lạc quan.

 Thái độ tích cực chính là bí quyết nhỏ để làm nên sự khác biệt lớn

Câu chuyện nửa ly nước là một ví dụ điển hình của thái độ sống. Người bi quan nghĩ ly nước chỉ còn một nửa, ngược lại, người lạc quan lại nhìn nhận rằng ly nước vẫn còn một nửa. Với hai cách nhìn khác nhau sẽ mang đến hai tâm trạng khác nhau: thất vọng và hy vọng. Nếu bạn nhìn mọi việc một cách bi quan chắc chắn sẽ chẳng ích gì, điều đó chỉ làm cho bạn thêm mệt mỏi, tổn hao năng lượng dẫn đến làm việc thiếu hiệu quả, các khó khăn lại càng bám lấy bạn.

Những người thành công thường là những người luôn nhìn nhận mọi việc theo hướng tích cực, luôn vui vẻ, hòa đồng, biết cảm thông, biết chấp nhận những gì đang có và luôn hướng đến những điều tốt đẹp trong tương lai.

Việc chọn cho mình một thái độ sống tích cực, một tâm trạng lạc quan không những giúp bạn có được thành công, có được một cuộc sống thú vị mà nó còn truyền cả năng lượng và cảm hứng giúp những người thân của bạn đạt được những điều tương tự.

Với các tình huống trong cuộc sống, bạn thường nhìn nhận nó theo góc nhìn của người bi quan hay lạc quan? Dù thế nào, ngay từ hôm nay bạn hãy “thử chọn cho mình một thái độ sống tích cực”, bạn sẽ nhận ra ngay kết quả đạt được. Một thay đổi nhỏ trong thái độ sống sẽ tác động không nhỏ đến kết quả đạt được.

Chúc bạn luôn vui vẻ, lạc quan và đạt được thành công trong cuộc sống!

H.T (CareerBuilder/VTV

 số đam mê - PQ

Share |

Bạn tự hào là người có chỉ số thông minh IQ cao. Nhưng nếu PQ của bạn thấp, bạn vẫn không thể khác biệt với những người xung quanh.

PQ - Passion Quotient là chỉ số cảm xúc của mỗi người. Theo một cuốn sách mới phát hành, chỉ cần bạn có 20% mức tăng PQ, bạn sẽ làm việc với nguồn năng lượng thực sự và sẽ gặt hái được những kỳ tích.

Tác giả Virender Kapoor viết trong cuốn sách "The Greatest Secret of Success: Your Passion Quotient" (Bí mật lớn nhất của thành công: chỉ số cảm xúc!): "Chỉ số thông minh IQ giống như một đoạn mạch ADN rất vững chắc và bạn rất khó để cải thiện.

Nhưng bạn hoàn toàn có thể nâng ngưỡng chỉ số PQ của mình. Khi ấy, bạn sẽ trở nên sáng tạo hơn bằng cách luôn nỗ lực hết mình."

Kapoor cũng cho biết những người có chỉ số IQ cao nhưng chỉ số PQ thấp rất khó để đạt đến đỉnh cao. "Chất lửa trong con người, đó chính là chỉ số cảm xúc đã đóng góp nhiều cho những thành tựu kỳ diệu của nhà khoa học thiên tài Albert Einstein hơn cả chỉ số IQ."

Những cảm xúc của con người không bao giờ có thể đo được một cách chính xác. PQ không thể biểu hiện dưới dạng con số hay thống kê như trường hợp của IQ. "Chỉ số cảm xúc chỉ mang tính ước đoán, hàm ý và tượng trưng."

Tác giả Kapoor cũng liên hệ giữa cảm xúc với khả năng sáng tạo. Thực tế, cảm xúc sẽ khởi nguồn cho sáng tạo và sáng tạo luôn cần có cảm xúc. Niềm đam mê có thể làm bùng cháy thiên tài sáng tạo. Và ở một mức độ nào đó, mỗi người trong chúng ta đều sở hữu.

Cảm xúc, niềm đam mê đã trở thành động lực thúc đẩy mạnh mẽ đối với các nhà khoa học, giáo sư, doanh nhân, nhạc sỹ, diễn viên... và đóng vai trò quan trọng trong bất cứ ngành nghề nào khác.

Nó có mối liên quan trực tiếp với động lực bên trong và là nhân tố chỉ đường dẫn lối cho những con người thành đạt. Cảm xúc và niềm đam mê cũng chính là thành phần chủ chốt nhất của nghệ thuật lãnh đạo.

Vì vậy, hãy tự tin nếu bạn có chỉ số PQ cao, thành công sẽ nằm trong tầm tay bạn.

Chỉ số PQ: Viên ngọc giúp bạn tỏa sáng

Share |

Bạn tự hào là người có chỉ số thông minh IQ cao. Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, nếu có chỉ số đam mê PQ (Passion Quotient) thấp, bạn vẫn sẽ khó mà thành công. Sự đam mê là ngọn lửa thổi bùng lên lòng nhiệt huyết, khiến mỗi chúng ta không ngừng khám phá những tiềm năng vô tận ẩn sâu trong mỗi con người.

Chuyện kể rằng… một người đàn ông nọ tìm thấy một quả trứng chim đại bàng, nhưng không biết nên đã đặt nó vào ổ gà mái đang trong thời kỳ ấp trứng. Chim đại bàng con cùng nở ra và lớn lên với đàn gà con. Từ nhỏ cho đến lớn, con đại bàng con đều làm những việc mà những con gà thực thụ làm và luôn nghĩ mình là con gà không hơn không kém: nó đào đất tìm giun và côn trùng, kêu cục tác, cũng vỗ cánh và bay được một ít trên không trung.

Năm tháng trôi qua, con “đại bàng-gà” cũng đã trưởng thành. Một ngày đẹp trời nọ, nó nhìn lên bầu trời và thấy một con chim rất đẹp, dũng mãnh lướt đi trong gió.

 Nó ngước nhìn con chim đang bay đầy vẻ kính sợ, và hỏi những con gà quanh đó “Ai đấy?” “Đó là chim đại bàng, chúa tể của các loài chim.”, một trong những con gà trả lời. “Ông ấy thuộc về bầu trời, còn chúng ta thuộc về mặt đất – vì chúng ta là gà.”

Và như thế, con chim đại bàng đã cam chịu với số phận của mình, nó đã sống và chết như một con gà, vì nó luôn nghĩ mình chỉ là một con gà mà thôi.

Thiếu sót lớn nhất trong cuộc đời con “đại bàng-gà” này chính là niềm say mê khám phá bản thân. Nó chưa bao giờ mơ ước được bay và chưa bao giờ học bay để có thể tự tin bay vút lên trời xanh như tổ tiên ngàn đời của mình.

PQ (Passion Quotient) là gì?

PQ là chỉ số chỉ sự say mê của mỗi người dành cho việc anh ta làm, gọi tắt là chỉ số say mê (PQ).

Có người đã ví von rằng: “Chỉ số IQ giống như một đoạn mạch ADN rất vững chắc và rất khó để cải thiện. Còn chỉ số PQ là chất lửa trong mỗi con người, chúng ta hoàn toàn có thể điều chỉnh được ngọn lửa đó.”

Chỉ số PQ của con người không thể đo lường một cách chính xác. PQ không thể hiển dưới dạng con số hay thống kê như IQ. Nó chỉ mang tính ước đoán, hàm ý và tượng trưng.

Người có chỉ số PQ cao là một tài sản quý

Trong công việc, những nhân viên làm việc với lòng say mê cao là những người được các sếp quý trọng. Ngọn lửa say mê đến từ định hướng đúng trong công việc, chọn nghề phù hợp với năng lực và sở trường, vào trí thông minh của mỗi người. Những người có chỉ số PQ cao bao giờ cũng là tài sản quý của một cơ quan, tổ chức. Những phẩm chất thường thấy ở họ là:

- Yêu thích công việc mình làm.

- Luôn toàn tâm toàn ý hoàn thành công việc đạt chất lượng cao.

- Thất bại chỉ kích thích họ suy nghĩ thêm thấu đáo, chứ không làm họ nản chí.

- Họ làm việc không kể giờ giấc, hay ít ra cũng thường xuyên suy nghĩ về công việc ngay cả trong lúc nghỉ ngơi, nên họ thường tìm ra được những giải pháp độc đáo và sáng tạo.

- Họ luôn luôn nghĩ đến việc sẽ làm tiếp theo và tìm cách chạy đua với thời gian.

Virender Kapoor, tác giả quyển sách "The Greatest Secret of Success: Your Passion Quotient" (Bí mật lớn nhất của thành công: chỉ số say mê) cho rằng "Chất lửa trong con người, hay chính là chỉ số say mê, đã đóng góp rất nhiều cho những thành tựu kỳ diệu của nhà khoa học thiên tài Albert Einstein hơn cả chỉ số IQ của ông."

Có thể ví von rằng mỗi con người chúng ta như loài chim đại bàng dũng mãnh, sinh ra để thuộc về bầu trời. Tận sâu trong mỗi người là niềm say mê cháy bỏng mong muốn đạt được những ước mơ trong cuộc đời. Hãy dùng PQ như kim chỉ nam giúp bạn sống, làm việc và tỏa sáng bạn nhé!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro