Các chức năng của Window server

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Mạng riêng ảo VPN:
Một VPN được thiết kế tốt sẽ đem đến nhiều lợi ích cho công ty như:
Mở rộng kết nối ra nhiều khu vực và cả thế giới.
Tăng cường an ninh mạng.
Giảm chi phí so với thiết lập mạng WAN truyền thống.
Giúp nhân viên làm việc từ xa, do đó giảm chi phí giao thông và tăng khả năng tương tác.
Đơn giản hoá mô hình kiến trúc mạng.
Cung cấp những cơ hội kết nối toàn cầu (điều này rất khó và đắt nếu kết nối trực tiếp bằng đường truyền riêng).
Hỗ trợ làm việc từ xa.
Cung cấp khả năng tương thích với mạng lưới băng thông rộng.
Giúp thu hồi vốn nhanh (return on investment) so với mạng WAN truyền thống.
Quản lý dễ dàng: trường có khả năng quản lý số lượng người sử dụng (khả năng thêm, xoá kênh kết nối liên tục, nhanh chóng). Hiện nay nhu cầu sử dụng tư vấn từ bên ngoài, các nguồn lực từ bên ngoài để phục vụ cho công tác kinh doanh đã trở thành một xu hướng.
Khả năng lựa chọn tốc độ tối đa từ tốc độ 9,6 Kbit/s tới T1/E1, hoặc sử dụng công nghệ DSL.
Khả năng cung cấp dịch vụ một cách nhanh chóng: VPN được cung cấp trên mạng IP tích hợp được một số ưu điểm của mạng này đó là khả năng liên kết lớn, mạng lưới sẵn có vì vậy giảm thiểu thời gian cung cấp dịch vụ.
Đối với nhà cung cấp dịch vụ:
Tăng doanh thu từ lưu lượng sử dụng cũng như xuất phát từ các dịch vụ gia tăng giá trị khác kèm theo.
Tăng hiệu quả sử dụng mạng internet hiện tại.
Kéo theo khả năng tư vấn thiết kế mạng cho khách hàng đây là một yếu tố quan trọng tạo ra mối quan hệ gắn bó giữa nhà cung cấp dịch vụ với khách hàng đặc biệt là các khách hàng lớn.
Đầu tư không lớn hiệu quả đem lại cao.
Mở ra lĩnh vực kinh doanh mới đối với nhà cung cấp dịchvụ. Thiết bị sử dụng cho mạng VPN.
Một mạng riêng ảo hiệu quả bao gồm các đặc điểm sau:
Bảo mật (security).
Tin cậy (reliability).
Khả năng mở rộng (scalability).
Khả năng quản trị hệ thống mạng (network management).
Khả năng quản trị chính sách (policy management).
Chức năng DHCP:
Mỗi thiết bị trên mạng cơ sở TCP/IP phải có một địa chỉ IP độc nhất để truy cập mạng và các tài nguyên của nó. Không có DHCP, cấu hình IP phải được thực hiện một cách thủ công cho các máy tính mới, các máy tính di chuyển từ mạng con này sang mạng con khác, và các máy tính được loại bỏ khỏi mạng.
Bằng việc phát triển DHCP trên mạng, toàn bộ tiến trình này được quản lý tự động và tập trung. DHCP server bảo quản vùng của các địa chỉ IP và giải phóng một địa chỉ với bất cứ DHCP client có thể khi nó có thể ghi lên mạng. Bởi vì các địa chỉ IP là động hơn tĩnh, các địa chỉ không còn được trả lại một cách tự động trong sử dụng đối với các vùng cấp phát lại.
Tìm hiểu RRAS:
RRAS, một dịch vụ khá là quan trọng trong thực tế.
Trong giới kinh doanh ngày này, ngày càng nhiều nhân viên làm việc từ xa. Một nhân viên bán hàng cần kiểm tra các văn bản nằm ở văn phòng chính, trong khi anh ta đang ở ngoài đường, hoặc có những nhân viên làm việc tại nhà.
Windows Server 2003 cho phép thực hiện công việc trên bằng Routing and Remote Access Services (RRAS - dịch vụ truy cập và định tuyến từ xa). RRAS cung cấp một kỹ thuật cho phép Windows Server 2003 đóng vai trò như một gateway của mạng.
Trong mạng, Router (bộ định tuyến) hoạt động như một cảnh sát giám sát lưu lượng chuyển hướng dữ liệu đến đúng đích của nó. Trong một số mạng có thể có Bridge (cầu nối), giúp chuyển đổi lưu lượng từ loại này sang loại khác.
RRAS có khả năng hoạt động như một Route hoặc Bridge. Vì RRAS có thể nối nhiều loại mạng hoàn toàn không giống nhau.
Trườngng hợp phổ biến nhất của Windows Server 2003 trở thành một gateway, cho phép người sử dụng ở xa kết nối vào mạng (Remote Access). RRAS cung cấp hai cách chính cho người sử dụng ở xa kết nối tới:
Người sử dụng có thể quay số vào modem được kết nối trực tiếp với RRAS server. Đây là một kết nối quay số theo kiểu truyền thống. NGười sử dụng có thể dùng đường dây điện thoại hoặc các đường dây thuê bao số tốc độ cao.
Người sử dụng có thể kết nối qua mạng diện rộng (WAN) sử dụng mạng riêng ảo (VPN). VPN cho phép ngưởi sử dụng dùng mạng công cộng (Internet) để kết nối tới RRAS,khi đó dữ liệu truyền giữ người sử dụng và RRAS sẽ được bảo mật.
Terminal server:
Là một máy chủ phục vụ việc khởi động một hệ thống từ máy trạm.
Thông thường một máy trạm muốn sử dụng, ngoài màn hình, bàn phím và con chuột, bạn phải cần có ổ cứng và một hệ điều hành. Đối với môi trường terminal server, máy trạm không cần có ổ cứng vì khi khởi động, nó sẽ thật sự sử dụng tài nguyên từ máy chủ. Do đó các máy trạm thường được gọi là terminal (hay nhiều lúc bạn hay nghe người ta dùng thin client) còn máy chủ gọi là terminal server.
Máy chủ terminal sẽ chạy dịch vụ dhcp. Máy trạm sẽ dùng card mạng và đĩa mềm khởi động có chứa sẵn driver cho card mạng rồi khởi động lên dùng đĩa mềm này. Thao tác này sử dụng các ảnh từ một phần mềm đưọc gọi là etherboot.
Sau khi khởi động từ máy trạm bằng cách dùng dịch vụ dhcp, máy chủ sẽ *giao hàng* cho máy trạm ảnh của initrd và kernel bằng cách sử dụng tftp để máy trạm bắt đầu khởi động.
Kế tiếp máy chủ sẽ cho phép máy trạm đọc thông tin vùng đĩa và thư mục cá nhân của máy trạm qua dịch vụ nfs. Để chạy dịch vụ nfs, máy chủ cần chạy dịch vụ portmap để cho phép máy trạm mount các vùng đĩa như / và /home Các thông tin này được quản lý chặc chẻ trong tập tin /etc/exports trên máy chủ.
Sau khi cho phép máy trạm đọc và gắn kết các vùng đĩa, bước kế tiếp là việc khởi động các dịch vụ bạn thường thấy từ một máy Linux và bắt đầu đăng nhập vào giao diện đồ họa từ máy trạm.
Web Server:
Là máy chủ có dung lượng lớn, tốc độ cao, được dùng để lưu trữ thông tin như một ngân hàng dữ liệu, chứa những website đã được thiết kế cùng với những thông tin liên quan khác. (các mã Script, các chương trình, và các file Multimedia).
Web Server có khả năng gửi đến máy khách những trang Web thông qua môi trường Internet (hoặc Intranet) qua giao thức HTTP - giao thức được thiết kế để gửi các file đến trình duyệt Web (Web Browser), và các giao thức khác.
Tất cả các Web Server đều có một địa chỉ IP (IP Address) hoặc cũng có thể có một Domain Name. Giả sử khi bạn đánh vào thanh Address trên trình duyệt của bạn một dòng http://www.abc.com sau đó gõ phím Enter bạn sẽ gửi một yêu cầu đến một Server có Domain Name là www.abc.com. Server này sẽ tìm trang Web có tên là index.htm rồi gửi nó đến trình duyệt của bạn.
Bất kỳ một máy tính nào cũng có thể trở thành một Web Server bởi việc cài đặt lên nó một chương trình phần mềm Server Software và sau đó kết nối vào Internet.
Khi máy tính của bạn kết nối đến một Web Server và gửi đến yêu cầu truy cập các thông tin từ một trang Web nào đó, Web Server Software sẽ nhận yêu cầu và gửi lại cho bạn những thông tin mà bạn mong muốn.
Giống như những phần mềm khác mà bạn đã từng cài đặt trên máy tính của mình, Web Server Software cũng chỉ là một ứng dụng phần mềm. Nó được cài đặt, và chạy trên máy tính dùng làm Web Server, nhờ có chương trình này mà người sử dụng có thể truy cập đến các thông tin của trang Web từ một máy tính khác ở trên mạng (Internet, Intranet).
Web Server Software còn có thể được tích hợp với CSDL (Database), hay điều khiển việc kết nối vào CSDL để có thể truy cập và kết xuất thông tin từ CSDL lên các trang Web và truyền tải chúng đến người dùng.
Server phải hoạt động liên tục 24/24 giờ, 7 ngày một tuần và 365 ngày một năm, để phục vụ cho việc cung cấp thông tin trực tuyến. Vị trí đặt server đóng vai trò quan trọng trong chất lượng và tốc độ lưu chuyển thông tin từ server và máy tính truy cập.
DNS:
DNS là từ viết tắt trong tiếng Anh của Domain Name System, là Hệ thống tên miền được phát minh vào năm 1984 cho Internet, chỉ một hệ thống cho phép thiết lập tương ứng giữa địa chỉ IP và tên miền. Hệ thống tên miền (DNS) là một hệ thống đặt tên theo thứ tự cho máy vi tính, dịch vụ, hoặc bất kì nguồn lực tham gia vào Internet. Nó liên kết nhiều thông tin đa dạng với tên miền được gán cho những người tham gia. Quan trọng nhất là, nó chuyển tên miền có ý nghĩa cho con người vào số định danh (nhị phân), liên kết với các trang thiết bị mạng cho các mục đích định vị và địa chỉ hóa các thiết bị khắp thế giới.
Chức năng của DNS:
Mỗi Website có một tên (là tên miền hay đường dẫn URL:Uniform Resource Locator) và một địa chỉ IP. Địa chỉ IP gồm 4 nhóm số cách nhau bằng dấu chấm(IPv4). Khi mở một trình duyệt Web và nhập tên website, trình duyệt sẽ đến thẳng website mà không cần phải thông qua việc nhập địa chỉ IP của trang web. Quá trình "dịch" tên miền thành địa chỉ IP để cho trình duyệt hiểu và truy cập được vào website là công việc của một DNS server. Các DNS trợ giúp qua lại với nhau để dịch địa chỉ "IP" thành "tên" và ngược lại. Người sử dụng chỉ cần nhớ "tên", không cần phải nhớ địa chỉ IP (địa chỉ IP là những con số rất khó nhớ).
Nguyên tắc làm việc của DNS:
Mỗi nhà cung cấp dịch vụ vận hành và duy trì DNS server riêng của mình, gồm các máy bên trong phần riêng của mỗi nhà cung cấp dịch vụ đó trong Internet. Tức là, nếu một trình duyệt tìm kiếm địa chỉ của một website thì DNS server phân giải tên website này phải là DNS server của chính tổ chức quản lý website đó chứ không phải là của một tổ chức (nhà cung cấp dịch vụ) nào khác.
INTERNIC (Internet Network Information Center) chịu trách nhiệm theo dõi các tên miền và các DNS server tương ứng. INTERNIC là một tổ chức được thành lập bởi NFS (National Science Foundation), AT&T và Network Solution, chịu trách nhiệm đăng ký các tên miền của Internet. INTERNIC chỉ có nhiệm vụ quản lý tất cả các DNS server trên Internet chứ không có nhiệm vụ phân giải tên cho từng địa chỉ.
DNS có khả năng tra vấn các DNS server khác để có được một cái tên đã được phân giải. DNS server của mỗi tên miền thường có hai việc khác biệt. Thứ nhất, chịu trách nhiệm phân giải tên từ các máy bên trong miền về các địa chỉ Internet, cả bên trong lẫn bên ngoài miền nó quản lí. Thứ hai, chúng trả lời các DNS server bên ngoài đang cố gắng phân giải những cái tên bên trong miền nó quản lí. - DNS server có khả năng ghi nhớ lại những tên vừa phân giải. Để dùng cho những yêu cầu phân giải lần sau. Số lượng những tên phân giải được lưu lại tùy thuộc vào quy mô của từng DNS.
Cách sử dụng DNS:
Do các DNS có tốc độ biên dịch khác nhau, có thể nhanh hoặc có thể chậm, do đó người sử dụng có thể chọn DNS server để sử dụng cho riêng mình. Có các cách chọn lựa cho người sử dụng. Sử dụng DNS mặc định của nhà cung cấp dịch vụ (internet), trường hợp này người sử dụng không cần điền địa chỉ DNS vào network connections trong máy của mình. Sử dụng DNS server khác (miễn phí hoặc trả phí) thì phải điền địa chỉ DNS server vào network connections. Địa chỉ DNS server cũng là 4 nhóm số cách nhau bởi các dấu chấm.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#dương