cac dac diem cua nsnn

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

3. Các đặc điểm của ngân sách nhà nước

Trong đời sống xã hội, vì mỗi chủ thể pháp luật (tổ chức,cá nhân) đều có những nhu cầu chi tiêu khác nhau dựa trêncơ sở các khoản thu nhập của mình nên sự tồn tại đồng thờinhiều loại ngân sách của các chủ thể khác nhau là điều dễhiểu. Ngoài những đặc điểm chung giống nhau giữa các loạihình ngân sách của các chủ thể (chẳng hạn như các loại ngânsách đều phản ánh những khoản thu và chi tiền tệ của mộtchủ thể nhất định và những khoản thu, chi này đều thể hiệnchương trình hoạt động của chủ thể đó trong một thời hạnxác định) thì ngân sách nhà nước, với ý nghĩa là loại hìnhngân sách quan trọng nhất còn hàm chứa những đặc điểmriêng để phân biệt với các loại ngân sách khác như ngân sáchcủa gia đình, ngân sách của các doanh nghiệp, ngân sách củacác tổ chức chính trị - xã hội và các đoàn thể quần chúng...

Có thể hình dung ngân sách nhà nước bao gồm nhữngđặc điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, ngân sách nhà nước là một kế hoạch tài chínhkhổng lồ nhất cần được quốc hội biểu quyết thông qua trướckhi thi hành. Đặc điểm này cho ta thấy việc thiết lập ngânsách nhà nước không chỉ là vấn đề kỹ thuật nghiệp vụ kinh tế(lập dự toán các khoản thu và chi định thực hiện trong mộtnăm) mà còn là vấn đề mang tính kỹ thuật pháp lý (nghĩa làphải trải qua giai đoạn xem xét, biểu quyết thông qua tạiquốc hội giống như việc ban hành một đạo luật để làm phátsinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định cho các chủthể tham gia vào hoạt động ngân sách). Do ngân sách nhànước bắt buộc phải được quốc hội biểu quyết thông qua nhưmột kỹ thuật pháp lý nên ngân sách nhà nước khác hẳn vớicác loại ngân sách thông thường (ví dụ: ngân sách gia đình,ngân sách của các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xãhội...). Sự khác biệt thể hiện ở chỗ, ngân sách nhà nước vừaphản ánh các hành vi kinh tế (lập dự trù các khoản thu, chi sẽthực hiện trong tương lai), vừa thể hiện các hành vi pháp lýcủa các chủ thể có thẩm quyền (cơ quan hành pháp có tráchnhiệm lập dự toán ngân sách và cơ quan lập pháp có thẩmquyền quyết định bản dự toán đó). Trong khi đó, các loạingân sách của các chủ thể khác thì chỉ phản ánh các hành vithuần tuý kinh tế (mang tính chất kỹ thuật tài chính) như lậpdự trù kế hoạch thu chi tiền tệ mà không cần phải đệ trìnhcho một cơ quan lập pháp nào phê chuẩn trước khi đem rathực hiện trên thực tế.

Thứ hai, ngân sách nhà nước không phải là một bản kếhoạch tài chính thuần tuý mà còn là một đạo luật. Theothông lệ, sau khi bản dự toán ngân sách nhà nước đã đượcsoạn thảo bởi cơ quan hành pháp thì nó sẽ được chuyển sangcho cơ quan lập pháp xem xét quyết định và ban bố dướihình thức một đạo luật để thi hành. Quá trình "luật hoá" bảndự toán ngân sách nhà nước tại cơ quan lập pháp thể hiện sựkhác biệt về phương diện pháp lý giữa ngân sách nhà nướcso với các loại ngân sách của các chủ thể khác. Sở dĩ có sựkhác biệt này là vì ngân sách nhà nước có vị trí, vai trò đặcbiệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, ổn định chínhtrị - xã hội của một đất nước nên cần thiết phải bảo đảmcho ngân sách nhà nước có được giá trị pháp lý như mộtđạo luật Việc chuyển hoá bản dự toán ngân sách nhà nướcthành đạo luật chẳng những sẽ giúp cho quốc hội kiểm soátđược chính phủ trong quá trình thu, chi ngân sách nhà nướcnhằm bảo đảm quyền lợi cho toàn thể dân chúng (là nhữngngười phải đóng thuế cho nhà nước) mà còn làm cho bản kếhoạch tài chính quan trọng bậc nhất này có thể thực hiệnđược dễ dàng hơn trong thực tế vì nó được bảo đảm thựchiện như một đạo luật.

Thứ ba, ngân sách nhà nước là kế hoạch tài chính củatoàn thể quốc gia, được trao cho chính phủ tổ chức thực hiệnnhưng phải đặt dưới sự giám sát trực tiếp của quốc hội. Việcthiết lập quyền giám sát của quốc hội đối với hoạt động thihành ngân sách của chính phủ đã trở thành nguyên tắc hiếnđịnh, thực chất là nhằm kiểm soát nguy cơ lạm quyền của cơquan hành pháp trong quá trình thực thi ngân sách nhà nước.

Sự kiểm soát thường xuyên của quốc hội đối với chính phủtrong lĩnh vực này cũng là phương cách để củng cố và đề caotính dân chủ, công khai, minh bạch trong hoạt động tài chínhnhà nước, góp phần quản trị tết nền tài chính công trong đódân chúng đóng vai trò quyết định. Đây chính là một trongnhững đặc điểm quan trọng giúp ta phân biệt giữa ngân sáchnhà nước với các loại ngân sách của các chủ thể khác nhưngân sách của các tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội,ngân sách cá nhân hay ngân sách của hộ gia đình. Sự khácbiệt này thể hiện ở chỗ, việc thiết lập và thi hành ngân sáchnhà nước rất cần có sự tham gia kiểm soát của dân chúng (cóthể bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua cơ quan đạidiện cho mình là quốc hội) với mục đích nhằm bảo vệ lợi íchchung, trong khi đối với các loại ngân sách của các chủ thểkhác thì nhà nước cần phải để cho chính chủ thể đó tự quyếtđịnh và tự chịu trách nhiệm về các hậu quả xảy ra cho mìnhtrong quá trình xây dựng và thực thi ngân sách trên cơ sở tôntrọng quyền tự định đoạt đối với lợi ích riêng của các chủ thểđó Trong trường hợp cần thiết, việc thi hành ngân sách củacác chủ thể này cũng chỉ chịu sự kiểm tra, giám sát của mộtsố cơ quan hành pháp nhưng cũng bị giới hạn trong mộtphạm vi hợp lý theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, ngân sách nhà nước được thiết lập và thực thihoàn toàn vì mục tiêu mưu cầu lợi ích chung cho toàn thểquốc gia, không phân biệt người thụ hưởng các lợi ích đó làai, thuộc thành phần kinh tế nào hay đẳng cấp xã hội nào.Lợi ích chung là yếu tố ảnh hưởng mang tính quyết định đếnviệc tiến hành các nghiệp vụ tài chính (nghiệp vụ thu, chingân sách) của chính phủ mà ở đó chính phủ luôn tìm cáchthoả mãn tối đa các nhiệm vụ chi, tiêu đã được hoạch định vàcho phép thực hiện bởi quốc hội. Đôi khi, vì mục tiêu thoảmãn lợi ích chung của toàn thể quốc gia mà chính phủ buộcphải tiến hành những nhiệm vụ chi không chắc chắn đem lạimột lợi ích cụ thể nào cho riêng mình, ví dụ như việc trợ cấpcho nhân dân các vùng bị thiên tai, địch hoạ hay việc tài trợcho các doanh nghiệp trong nước bằng biện pháp trợ giánhằm phục hồi một ngành sản xuất quan trọng nào đó củađất nước. Đặc điểm này khiến cho ngân sách nhà nước khácbiệt đáng kể với ngân sách của các tổ chức khác, các cá nhânhay hộ gia đình, bởi lẽ ngân sách của các chủ thể này liênquan trực tiếp đến lợi ích riêng tư của mỗi chủ thể đó và baogiờ chúng cũng được thiết lập, thực hiện vì mục tiêu đem lạinhững lợi ích cụ thể cho chính họ. Suy cho cùng, điểm khácbiệt này giữa ngân sách của nhà nước với ngân sách của tưnhân thể hiện ở chỗ: nếu một khoản chi tiêu nào đó khôngđem lại một lợi ích kinh tế cụ thể nào cho tư nhân thì họ sẽkhông bao giờ thực hiện và không bắt buộc phải thực hiện,trong khi chính phủ vì mưu cầu lợi ích chung nên có thể phảithực hiện những khoản chi rõ ràng không đem lại các lợi íchkinh tế cho mình. Đặc điểm này giúp ta phân biệt rõ hơn địavị và vai trò của chính phủ so với tư nhân trong nền kinh tế -xã hội đương đại.

Thứ năm, ngân sách nhà nước luôn phản ánh mối tươngquan giữa quyền lập pháp và quyền hành pháp trong quátrình xây dựng và thực hiện ngân sách. Mối tương quan nàythường nghiêng về phía cơ quan lập pháp, bởi lẽ vai trò ápđảo của cơ quan lập pháp so với cơ quan hành pháp tronglĩnh vực ngân sách đã được ghi nhận trong hiến pháp và đạoluật ngân sách nhà nước ở mỗi quốc gia như một nguyên tắccơ bản của nền tài chính công hiện đại. Tuy nhiên, trongthực tiễn đôi khi sự giảm sút vai trò của cơ quan lập pháptrong thời điểm nào đó sẽ khiến cho mối tương quan quyềnlực giữa hai cơ quan này có xu hướng nghiêng về phía cơquan hành pháp. Khi đó, nếu cơ quan hành pháp không biếttự kiềm chế để làm tết bổn phận của người thừa hành của cơquan lập pháp thì có thể khiến cho việc quản trị nền tài chínhcông trở nên kém dân chủ và thiếu minh bạch hơn. Đây cũnglà một trong những dấu hiệu quan trọng để phân biệt giữangân sách nhà nước với ngân sách của các chủ thể khác, vốndĩ chẳng dính dáng gì đến mối tương quan giữa quyền lậppháp và quyền hành pháp.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro