Cac giai doan co ban trong su phat trien cua CNXHKH

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu2. Trình bày các giai đoạn cơ bản trong sự phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học. cống hiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh và của Đảng ta đối với việc vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học.

Trả lời: : Chủ nghĩa khoa học là 1 ý nghĩa- về mặt lý luận nằm trong khái niệm "chủ nghĩa xã hội", là một trong ba bộ phận hợp thành của chủ nghĩa Mác-lênin, nghiên cứu sự vận động xã hội nhằm thủ tiêu chủ nghĩa tư bản và xây dựng xã hội chủ nghĩa, tiến tới xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa.

Từ khi ra đời đến nay chủ nghĩa xã hội khoa học đã phát triển qua các giai đoạn chủ yếu sau đây:

a. Giai đoạn C.Mác và Ph.Ăngghen phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học (1848-1895)

Sau khi tác phẩm "Tuyên ngôn Đảng cộng sản" ra đời đánh dấu sự ra đời, sự hình thành cơ bản của CNXHKH. Mác và Ăngghen lại tiếp tục nghiên cứu, bổ sung phát triển hệ thống lý luận của mình thông qua những tác phẩm nổi tiếng như: Đấu tranh ở Pháp, Cách mạng và phản cáh mạng ở Đức, Ngày 18 tháng sương mù ở Pônabác, Phê phán cương lĩnh Gôta, Chống Đuyrinh... qua đó Mác và Ăngghen đã bổ sung thêm vào kho tàng lú luận của mình nhiều lý luận đặc sắc như: lý luận về chuyên chính vô sản, lý luận về liên minh công nông, lý luận về cách mạng không ngừng, lý luận về vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. ngoài ra, các ông còn nêy lên được sách lược trong đấu tranh giai cấp và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Từ đó cùng với việc bổ sung phát triển lý luận trong vòng đấu tranh chống các khuynh hướng cơ hội chủ nghĩa để bảo vệ tính đúng đắn của chủ nghĩa xã hội khoa học.

b. Giai đoạn Lênin phát triển CNXHKH

- Lênin là người đã kế thừa một cách trung thành và sáng tạo sự nghiệp của C.Mác và Ăngghen trong sự nghiệp CNTB chyển thành đé quốc. sự phảt triển lý luận của Lênin cũng đã trải qua 2 thời kì:

+ Thời kì trước cách mạng tháng mười Nga: Thời kì này Lênin cũng đã phát triển lên nhiều lý luận như: Tác phẩm "Làm gì", Hai sách lược, Chủ nghĩa đế quốc, giai đoạn tột cung của chủ nghĩa tư bản... qua đó Lênin đã phát hiện và trình bày một cách có hệ thống những khái niệm, phạm trù của CNXHKH như là lý luận Đảng kiểu mới giai cấp công nhân, lý luận về cách mạng xac hội chủ nghĩa và về chuyên chính vô sản, lý luận về dân tộc, cương lĩnh dân tộc...

+ Thời kí sau cách mạng tháng mười Nga: Thời kì Lênin đã viết nhiều tác phẩm như: Những nhiệm vụ trước mắt chính quyền Xô-viết, kinh tế và chính trị trong thời đại chuyên chính vô sản, tác phẩm về nhà nước, tác phẩm về cuộc cánh mạng của chúng ta, tác phẩm về những nhiệm vụ củađàon thanh niên... qua đó Lênin đã nêu lên nhiều vấn đè lý luận vừa có tính quan trọng vừa có tính cấp bách như là lý lậun về thời kì quá độ lên CNXH, đề ra cương lĩnh xây dựng XHCN, đề ra chính sách kinh tế mới ("NEP"). Cùng với việc phát triển lý luận, Lênin còn đấu tranh ko khoan nhượng chống các phần tử cơ hội phi Mac-xit để bảo vệ sự trong sáng của học thuyết Mác. Với những cống hiến to lớn nói trên, kể từ đây chủ nghĩa Mác đã phát triển thành chủ nghĩa Mác-Lênin.

c. Giai đoạn sau Lênin (1924-nay)

Sau khi Lênin qua đời, sụ phát triển của CNXHKH được tiếp nối bởi vai trò của Đảng cộng sản trong phảt triển cộng sản chủ nghĩa quốc tế, đặc biệt là các Đáng cộng sản ở các nước xã hội chủ nghĩa. Dựa vào điều kiện lịch sử mới các Đảng cộng sản đã tiếp tục bổ sung hiều nội dung mới cho CNXHKH. Đó là những vấn đè cấp bách của thời đại, những vấn đề của công cuộc xây dựng CNXH. Hiện thực và các chủ trương giải pháp để xây dựng CNXH ở các nước được thể hiện thông qua các hội nghị quốc tế, các Đảng cộng sản công nhân trong những năm 1957, 1960 và những cuộc trao đổi, thăm hỏigiữa các nước XHCN và các Đảng cộng sản. trong quá trình xây dựng CNXH vừa qua thì bên cạnh một số nước CNXH vẫ được duy trì và phát triển như: Trung Quốc, VN...thì có những nước sụp đổ như Liên Xô, và Đông Âu. Điều đó thể hiện sự thất bại tạm thời của CNXH, nhưng điều đó không phải là do sai lầm của chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung mà do sai lầm trong đường lối lãnh đạo của các Đảng lãnh đạo và trong quá trình thực tiễn. vì vậy chúng ta vẫn vững tin vào CNXHKH, nhưng để cho đư đường dẫn lối cho giai cấp công nhân và nhân dân lao động trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng xã hội, giải phóng con người thì phải học tập, nghiên cứu nó một cách nghiêm túc, phỉa vận dụng một cách sáng tạo và đặc biệt luôn luôn bổ sung nó, phát triển nó trong mọi mối liên hệ.

Cống hiến của chủ tịch HCM và của Đảng ta đối với việc vận dụng sáng tạo và phát triển CNXHKH:

Lịch sử dân tộc VN từ khi có Đảng lãnh đạo cho thấy, những thắng lợi, những thành tựu của cách mạng luôn gắn liền với quá trình vận dụng sáng tạo, phát triển và hoàn thiện lý luận của CNXHKH trong những điều kiện lịch sử của thời đại, trên cơ sở thực tiễn ở VN. Trong sự nghiệp vĩ đại ấy, sự xuất hiện và những cống hiến vĩ đại của Chủ tịch HCM đã làm phong phú thêm kho tàng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, cả trong những vấn đề hết sức cơ bản của lý luận ấy lẫn những tri thức về cách thức, biện pháp và chiến lược sách lược vận dụng CNXHKH vào thực tiễn cách mạng VN. Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng HCM đã và đang thực sự là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động cách mạng nước ta trước kia, trong quá trình xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN hiện nay. Những đóng góp, bổ sung và phát triển cũng như sụ vận dụng sáng tạo CNXHKH của HCM và đảng ta có thể được tóm tắt trên một số vấn đề cơ bản sau:

- Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là một tính quy luật cảu cách mạng VN, trong điều kiện thời đại ngày nay.

- Kết hợp chặt chẽ ngay từ đầu đổi mới kinh tế với đổi mới chính trị, lấy đổi mới kinh tế làm trung tâm, đồng thời đổi mới từng bước về chính trị, đảm bảo giữ vững ổn định về chính trị, tạo điều kiện thuận lợi để đổi mới và phát triển về kinh tế và xã hội.

- Xây dựng và phát triển nền kinh té thị trường định hướng XHCN, tăng cường vai trò quản lý của nhà nước. giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa tăng trưởng, phát triển kinh tế với đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội. đây được xem như một nội dung cơ bản thể hiện sự ưu việt của xã hội xã hội chủ nghĩa ngay từ những chănngj đường đầu của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. xây dựng phát triển kinh tế phải đi đôi với giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái;

- Mở rộng và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh của mọi giai cấp và tầng lớp nhân dân, thành phần dân tộc và tôn giáo, mọi công dân VN ở trong nước hay ở ngoài nước, tạo cơ sở xã hội rộng lớn và thống nhất cho sự nghiệp xây dựng chế độ xã hội mới;

- Tranh thủ tối đa sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới, khai thác mọi khả năng có thể hợp tác nhằm mục tiêu xây dựng và phát triển đất nước theo hướng xã hội chủ nghĩa, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại;

- Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN-nhân tố quan trọng hàng đầu bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá và quá đọ lên chủ nghĩa xã hội ở VN. Khâu then chốt để đảm bảo tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng là phải coi trọng công tác xây dựng Đảng, nâng cao chất lượng đọi ngũ Đảng viên, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đáu của Đảng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro