Các giai đoạn tố tụng trong Luật Tố tụng hình sự?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 20: Các giai đoạn tố tụng trong Luật Tố tụng hình sự?

Trả lời: Các giai đoạn tố tụng:

+ Khởi tố vụ án hình sự: là giai đoạn đầu tiên của tố tụng hình sự, là việc các cơ quan tiến hành tố tụng ra văn bản xác định có dấu hiệu tội phạm để mở cuộc điều tra hình sự.

+ Giai đoạn điều tra: cơ quan điều tra được sử dụng mọi biện pháp mà luật tố tụng hình sự quy định để thu thập các chứng cứ nhằm xác định sự việc phạm tội và con người phạm tội làm cơ sở cho việc truy tố và xử lý tội phạm.

+ Truy tố: khi nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra trong thời hạn không quá 20 ngày với các tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng; không qúa 30 ngày với tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, viện kiểm sát phải đưa ra một trong 3 quyết định sau: truy tố bị can trước toà án bằng cáo trạng; trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung; đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.

+ Giai đoạn xét sử sơ thẩm: bắt đầu từ ngày toàn án nhận được hồ sơ do Viện kiểm sát chuyển sang. Và phải đưa ra được quyết định: đưa vụ án ra xét xử; trả lại hồ sơ để điều tra bổ sung; tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án.

+ Phúc thẩm: là việc toà án cấp trên trực tiếp xét lại những bản án hoặc quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị. Và có quyền quyết định: giữ nguyên bản án sơ thẩm; sửa bản án sơ thẩm; huỷ bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.

+ Thi hành bản án hoặc quyết định của toà án: đây là giai đoạn cuối cùng của tố tụng hình sự nhằm đảm bảo cho các biện pháp hình phạt được toà án tuyên trong bản án được thực hiệnkịp thời và triệt để.

+ Giám đôc thẩm: là xem xét lại bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật trong việc xử lý vụ án. Và có thể đưa ra quyết định: không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật; huỷ bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực về pháp luật và đình chỉ vụ án; huỷ bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại; sửa bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

+ Tái thẩm: là thủ tục đặc biệt được áp dụng đối với bản án hoặc quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị, khi phát hiện những tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà toà án không biết khi ra quyết định đó. Và có thể đưa ra quyết định: bác kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật; huỷ bản án hoặc quyết định bị kháng nghị để điều tra lại hoặc xét xử lại sau khi bản án hoặc quyết định bị huỷ; việc điều tra lại hoặc xét xử sơ thẩm được tiến hành theo thủ tục bình thường do Luật tố tụng hình sự quy định; huỷ bản án hoặc quyết định bị kháng nghị và đình chỉ vụ án.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#hiep