Các hiệp định về thương mại hàng hóa

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

A. Các hiệp định về thương mại hàng hoá

Hiệp định về nông nghiệp

Hiệp định về hàng dệt may

Hiệp định về định giá hải quan

Hiệp định về quy tắc xuất xứ

Hiệp định về thủ tục cấp phép nhập khẩu

Hiệp định về giám định hàng trước khi xếp hàng

Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng

Hiệp định về chống bán phá giá

Hiệp định về các biện pháp tự vệ

Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại

Hiệp định về các biện pháp vệ sinh dịch tễ

Hiệp định về các biện pháp đàu tư liên quan đến

thương mại

I.

Hiệp định về nông nghiệp

(Agreement on Agriculture - AoA)

1. Mục đích của Hiệp định

• Chính phủ mỗi quốc gia đều quan tâm đến nông

   nghiệp và tìm cách bảo hộ hàng nông nghiệp

• Việc bảo hộ hàng nông nghiệp của các nước làm bóp

   méo cạnh tranh và hạn chế thương mại hàng nông sản

   trên thế giới phát triển.

• GATT đ• cố gắng điều chỉnh hoạt động thương mại

   nông sản song vẫn còn nhiều hạn chế

      Hiệp định hàng nông nghiệp nhằm cải cách các

   điều kiện đối với thương mại hàng nông sản làm cho

   lĩnh vực này đảm bảo công bằng và theo định hướng

   thị trường hơn

2. Nội dung cơ bản của AoA

2.1. Khái niệm hàng nông sản

2.2 Quy định về tiếp cận thị trường hàng nông sản

      (market access)

2.3. Quy định về trợ cấp xuất khẩu hàng nông sản

      (export subsidies)

2.4. Quy định về trợ cấp trong nước

      (domestic support)

2.1. Khái niệm hàng nông sản

Phụ lục1 của Hiệp định quy định về các hàng nông sản

   - HS Từ chương 1 đến chương 24, trừ cá và các sản phẩm từ cá.

  - HS m• số29.05.43mannitol

   - HS m• số290544sortbitol

  - HS nhóm33.01tinh dầu

  - HS các nhóm 35.01 đến35.05các chất anbumin, các dạng tinh bột, keo

  - HS m• số38.09.10các chất hoàn thiện

  - HS m• số38.23.60sortbitol n.e.p

  - HS các nhóm 41.01 đến 41.03da thú vật và da các loại

  - HS nhóm43.01da lông thô

  - HS các nhóm 50.01 đến50.03tơ thô và tơ phế liệulông cừu và lông

  động vật

• - HS các nhóm 51.01 đến51.03lông cừu và lông động vật

• - HS các nhóm 52.01 đến 52.03bông thô, bông phế liệu chưa chải

• - HS nhóm53.01; 53.02lanh thô, gai đầu thô

Tuy nhiên phần mô tả hàng hoá ở trên chỉ là phần mô tả tóm tắt.

2.2 Quy định về tiếp cận thị trường hàng nông sản

(market access)

 B•i bỏ các biện pháp phi thuế áp dụng đối với hàng

 nông sản,

 Các nước được phép thuế hóa khi b•i bỏ biện pháp phi

 thuế.

 Giảm dần mức thuế quan sau khi đ• được thuế hoá

  - Các nước phát triển sẽ cắt giảm thuế quan trung

bình là 36% theo từng bước trong vòng 6 năm (1995

– 2000),

 - Các nước đang phát triển sẽ cắt giảm trung bình

24% trong vòng 10 năm (1995 – 2004).

- Các nước kém phát triển không phải cắt giảm thuế.

Mỗi dòng thuế phải cắt giảm ít nhất là 15% đối với

các nước phát triển và 10% đối với nước đang phát

triển

2.3. Quy định về trợ cấp xuất khẩu hàng nông sản

(export subsidies)

Những khoản chi của chính phủ hoặc những khoản đóng

góp tài chính của chính phủ cho các nhà sản xuất hay

xuất khẩu trong nước được gọi là trợ cấp xuất khẩu

• Quy định các loại trợ cấp xuất khẩu và phải cam kết

  giảm dần.

 + Các nước phát triển: cam kết cắt giảm 36% trong vòng

 6 năm từ 1995 đến 1.1.2000

+ Các nước đang phát triển: cam kết cắt giảm 24% trong

 vòng 10 năm từ 1995 đến 1.1. 2004

• Không được phép áp dụng các biện pháp trợ cấp xuất

  khẩu mới

2.4. Quy định về trợ cấp trong nước

(domestic support)

 Trợ cấp hộp xanh (green box)

 Trợ cấp hộp xanh da trời (blue box)

 Trợ cấp hộp vàng/ hổ phách (amber box)

+ Đối với các nước phát triển phải cắt giảm 20%

mức trợ cấp trong nước trong vòng 6 năm từ 1995

đến 1.1. 2000.

+ Đối với các nước đang phát triển phải cam kết

cắt giảm 13,3% mức trợ cấp trong nước trong

vòng 10 năm từ 1995 đến 1.1. 2005

3. Tác động của AoA đối với hoạt động kinh doanh

 Tạo ra một thị trường hàng nông sản tự do và ít cản trở,

 minh bạch và dễ dự đoán hơn

 Cắt giảm trợ cấp buộc các nước phải cơ cấu lại nền sản

 xuất và xuất khẩu nông nghiệp của mình

 Các nước đang phát triển vẫn là những người chịu thiệt

 trong thương mại hàng nông sản

 Đối với nông nghiệp Việt Nam: hàm lượng chất xám

 không nhiều, chủ yếu là xuất thô, sản xuất mang tính

 manh mún, nhỏ lẻ, giá thành cao, chất lượng không đảm

 bảo, …cần có giải pháp để tranh thủ những thuận lợi do

 AoA mang lại

II.Hiệp định về hàng dệt may

1.Mục đích:

 Điều chỉnh lĩnh vực dệt may tuân thủ

  theo các quy định của GATT và nguyên

  tắc tự do hoá thương mại của wto

  giống như các hàng hoá thông thường

2. Nội dung cơ bản

- Quy định về danh mục hàng dệt may

- Quy định về hạn ngạch

 + 1/1/1995 các nước phải xoá bỏ 16% khối lượng hạn

   ngạch

+ 1/1/1998 các nước phải xoá bỏ 17% khối lượng hạn

   ngạch

+ 1/1/2002 các nước phải xoá bỏ 18% khối lượng hạn

   ngạch

+ 1/1/2005 các nước phải xoá bỏ toàn bộ hạn ngạch

   hàng dệt may nhập khẩu

- Quy định về biện pháp tự vệ

Trước 2005 các nước không được áp dụng biện pháp

 tự vệ đối với hàng dệt may, sau 2005 được phép

IiI. Hiệp định về định giá hải quan

(The Agreement on customs valuation - ACV)

1. Mục đích của Hiệp định

Có ba phương pháp tính thuế:

        - Tính thuế theo giá trị

        - Tính thuế tuyệt đối

        - Tính thuế gộp

Hầu hết các nước trên thế giới đều tính thuế áp dụng

phương pháp tính theo giá trị: Thuế nhập khẩu sẽ bằng

thuế suất nhân với trị giá hàng hoá

Hiệp định đề ra những phương pháp thống nhất xác định

trị giá hàng hoá bị đánh thuế để đảm bảo cạnh tranh

công bằng và không cản trở thương mại quốc tế

2. Nội dung của hiệp định

2.1. Phương pháp trị giá giao dịch (Transaction value)

Trị giá giao dịch của hàng hoá là trị giá thực tế đ• thanh

toán hoặc phải thanh toán cho người bán khi hàng hoá

được xuất khẩu sang nước nhập khẩu, thường là trị giá

được ghi trên hoá đơn thương mại hoặc hợp đồng

        Phương pháp đảm bảo tính công bằng, minh

bạch, ở Việt nam thực hiện gặp nhiều khó khăn

2.2. Các phương pháp xác định trị giá hàng hoá

  nhập khẩu khác

2.2.1. Xác định theo trị giá giao dịch của hàng hoá

  giống hệt (Transaction value of identical goods)

2.2.2. Xác định theo trị giá giao dịch của hàng hoá

  tương tự (Transaction value of similar goods)

2.2.3. Phương pháp khấu trừ (Deductive value)

2.2.4. Phương pháp cộng dồn (Computed value)

2.2.5. Phương pháp suy luận (Fall-back method)

3. Tác động của Hiệp định đối với hoạt động

kinh doanh

• Tạo nên một sự minh bạch khách quan và dễ dự báo

• Tránh được tình trạng một số nước áp dụng các phương

  pháp xác định trị giá hàng hoá nhập khẩu một cách tuỳ ý

• Dễ xảy ra gian lận thương mại

IV. Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng

(The Agreement on subsidies and counteraiting

measures)

1.Mục đích của Hiệp định Trợ cấp tạo nên cạnh

tranh không công bằng, các loại trợ cấp làm bóp

méo thương mại làm tổn hại đến nền sản xuất của

nước nhập khẩu phải b•i bỏ để tạo lập công bằng

    Hiệp định cho phép các nước được áp dụng

các biện pháp đối kháng đối với những sản phẩm

được trợ cấp và gây tổn hại đến nền sản xuất trong

nước của họ.. Đồng thời cũng tránh việc các nước

sử dụng các biện pháp đối kháng như một biện

pháp bảo hộ nền sản xuất trong nước của họ.

Hiệp định này chỉ áp dụng cho trợ cấp công nghiệp

2. Nội dung cơ bản:

2.1. Khái niệm về trợ cấp

2.2. Quy định các loại trợ cấp

+ Trợ cấm bị cấm (trợ cấp đèn đỏ): Trợ cấp trực

 tiếp cho hàng xuất khẩu

+ Trợ cấp có thể bị khiếu kiện (trợ cấp đèn vàng):

 Trợ cấp đặc thù

+ Trợ cấp không bị khiếu kiện ( trợ cấp đèn xanh)

2.3. Biện pháp đối kháng

Để áp thuế đối kháng:

- Phải Tiến hành điều tra

- Khi điều tra phải chứng minh được:

 + Lượng hàng nhập khẩu có sự gia tăng đáng kể theo nghĩa

 tuyệt đối và theo nghĩa tương đối .

+ Kết quả là gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại cho

 ngành công nghiệp đó của nước nhập khẩu.

+ Lượng trợ cấp>(=) 1% tính trên giá trị sản phẩm

- Ap dụng thuế đối kháng

+ Ap thuế đối kháng theo nguyên tắc không phân biệt đối

 xử

+ Mức thuế không cao hơn lượng trợ cấp

V. Hiệp định về chống bán phá giá

(The Agreement on antidumpiing –

AAD/ ADA)

1. Mục đích của Hiệp định

     Bán phá giá tạo nên cạnh tranh không công bằng, áp

 thuế chống bán phá giá để tạo lập công bằng

–Đôi khi, các nước lợi dụng biện pháp chống bán phá

 giá để bảo hộ sản xuất trong nước, tạo ra hàng rào thương

 mại mới. Do vậy, WTO đ• phải đưa vấn đề chống bán phá

 giá thành luật - ADA

    Hiệp định cho phép các nước được áp dụng thuế

chống phá giá đối với những sản phẩm được bán phá giá

và gây tổn hại đến nền sản xuất trong nước của họ.. Đồng

thời cũng tránh việc các nước sử dụng thuế chống phá giá

như một biện pháp bảo hộ nền sản xuất trong nước của họ.

2. Nội dung cơ bản Hiệp định chống bán phá giá

2.1. Khái niệm phá giá

     Một sản phẩm bị coi là bán phá giá nếu giá xuất khẩu

   thấp hơn trị giá thông thường của sản phẩm đó

      Các phương pháp so sánh giá:

  - So với giá bán ở nước xuất khẩu.

  - So sánh với giá sản phẩm tương tự khi xuất khẩu sang

   nước thứ ba.

  - Hoặc so sánh với giá cấu thành, tính toán trên cơ sở chi

   phí sản xuất cộng với các chi phí khác, giá cấu thành này

   có thể được tính toán trên cơ sở chi phí sản xuất ở thị

   trường trong nước xuất khẩu hoặc chi phí sản xuất ở một

   nước khác.

2.2. Nguyên tắc và thủ tục áp dụng thuế

  chống phá giá

* Điều kiện để đánh thuế chống bán phá giá

 Hàng nhập khẩu bị bán phá giá, biên độ phá giá

>2%

Lượng hàng nhập khẩu phá giá có sự gia tăng

đáng kể theo nghĩa tuyệt đối và theo nghĩa tương

đối so với sản xuất và tiêu dùng.

 Kết quả là gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt

hại cho ngành công nghiệp đó của nước nhập

khẩu.

* Thủ tục

- Khởi kiện của nguyên đơn:

- Điều tra chống bán phá giá:

+ Điều tra khi các nhà sản xuất trong nước tán thành điều

tra chiếm ít nhất 25% tổng sản lượng của ngành đó.

+ Điều tra theo từng doanh nghiệp

- Ap dụng thuế chống phá giá

+ Theo nguyên tắc không phân biệt đối xử

+ Mức thuế chống phá giá không cao hơn biên độ phá

giá

3. Tác động của Hiệp định đến hoạt động kinh doanh

 Hiệp định mở thêm một cơ hội cạnh tranh công bằng

 cho các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu trên thế giới

 Lợi ích có được từ Hiệp định vẫn chủ yếu tập trung ở

 những nước phát triển

 Ngày càng có xu hướng sử dụng biện pháp chống bán

 phá giá như một công cụ tinh vi để bảo hộ thị trường

 trong nước

 Việt Nam chưa được nhiều nước công nhận có nền

 kinh tế thị trường, bất lợi trong việc chứng minh chúng

 ta không bán phá giá hoặc bán phá giá với biên độ

 thấp.

VI. Hiệp định hàng rào kỹ thuật trong thương mại

(the agreement on technical to trade – Hiệp định

TBT)

1. Mục đích của Hiệp định

Hiệp định xác định quyền của mỗi nước được

áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ

sức khoẻ con người, môi trương và các hoạt

động man trá, đồng thời đưa ra các quy định

có tính nguyên tắc nhằm tránh các biện pháp

được sử dụng như các hàng rào thương mại

2. Nội dung cơ bản của Hiệp định

- Hiệp định đưa ra khái niệm “tiêu chuẩn” và “quy

  định kỹ thuật”

- Hiệp định thừa nhận các nước có quyền áp dụng những

  quy định kỹ thuật bao gồm:

 + Các quy định về đặc tính của sản phẩm.

 + Các quy định về phương pháp và quy trình sản xuất có

  ảnh hưởng đến chất lượng hoặc các đặc tính khác của

  sản phẩm.

 + Các quy định về biểu tượng và thuật ngữ sử dụng.

 + Các quy định về bao gói, m• hiệu hoặc nh•n hàng được

  áp dụng cho một sản phẩm.

Các quy định kỹ thuật đặt ra phải đáp ứng được các

điều kiện sau:

+ Các quy định kỹ thuật được áp dụng trên cơ sở không

  phân biệt đối xử.

+ Các quy định kỹ thuật không được phép gây ra các trở

  ngại không cần thiết đối với hoạt động thương mại

+ Các quy định kỹ thuật phải được áp dụng trên cơ sở

  thông tin khoa học rõ ràng.

Với mục đích hợp pháp là:

• Do yêu cầu về an ninh quốc gia.

• Để bảo vệ sức khoẻ và an toàn cho con người, động

  thực vật hoặc môi trường.

• Để ngăn ngừa các hành động man trá.

- Hiệp định cũng yêu cầu các nước tham gia tích

  cực vào quá trình hài hoà (Harmonization) và

  công nhận lẫn nhau (Mutual recognition) các

  quy định kỹ thuật

- Hiệp định quy định về đánh giá tính hợp chuẩn

  (conformity assessment procedures)

- Quy định về tính minh bạch (Transparency)

3. Tác động của TBT đến hoạt động kinh doanh

 TBT tạo ra sự minh bạch và khả năng dự báo cao hơn

 giúp các nước xuất khẩu có điều kiện chuẩn bị để đáp

 ứng các quy định của nước nhập khẩu

 Giảm bớt nguy cơ các nước nhập khẩu dựng lên các rào

 cản không cần thiết

 Buộc Việt Nam phải hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn

 và quy định kỹ thuật còn thiếu và có nhiều hạn chế nếu

 như không muốn nói là đ• tỏ ra lạc hậu và lạc điệu với

 yêu cầu kỹ thuật và tiêu chuẩn quốc tế để ngày càng

 phù hợp với quy định của quốc tế.

VII. Hiệp định về các biện pháp đầu tư liên

quan đến thương mại (the agreement on trade

related investment measures – Hiệp định

TRIMS)

1. Mục đích của Hiệp định

Khái niệm TRIMs: là các biện pháp đầu tư có tác động

tiêu cực, gây hạn chế hoặc bóp méo thương mại

Các TRIMs đầu vào bao gồm 7 biện pháp:

(i) yêu cầu về tỷ lệ nội địa hoá (local content requirements),

(ii) yêu cầu cân bằng thương mại (trade balancing

   requirements),

(iii) hạn chế nhập khẩu (limitations on import),

(iv) hạn chế giao dịch ngoại hối (foreign exchange

   restrictions),

(v) yêu cầu về tỷ lệ cổ phần trong nước (local equity

   requirements),

(vi) yêu cầu về chuyển giao công nghệ (technology transfer

   requirements),

(vii) yêu cầu về thuê nhân công (local hiring requirements)

Các TRIMs đầu ra

(i) yêu cầu về xuất khẩu (export performance

      requirements),

(ii) yêu cầu về cân bằng thương mại (trade balancing

      requirements),

(iii) yêu cầu tiêu thụ nội địa (domestic sale requirements),

(iv) yêu cầu giấy phép (liciensing requirements),

(v) yêu cầu sản phẩm chỉ định (product madating

      requirements),

(vi) hạn chế sản xuất (manufacturing limitations),

(vii) kiểm soát xuất khẩu (export controls

        Hiệp định TRIMs tạo nên một khung

khổ pháp lý giúp cho hoạt động đầu tư và thương

mại được thông thoáng, thuận lợi trên toàn thế

giới

2. Nội dung cơ bản của Hiệp định

Hiệp định TRIMs quy định các TRIMs không phù

hợp với nghĩa vụ đối xử quốc gia được quy định tại

khoản 4 điều III của GATT 1994 bao gồm các biện

pháp:

 Yêu cầu tỷ lệ nội địa hoá

 Yêu cầu về cân bằng mậu dịch

và các biện pháp TRIMs không phù hợp với nghĩa vụ

phải loại bỏ những hạn chế chung về số lượng được

quy định tại khoản 1 điều XI của GATT 1994 bao

gồm các biện pháp:

 Yêu cầu cân bằng thương mại (hạn chế nhập khẩu),

 Hạn chế giao dịch ngoại hối:

 Yêu cầu về tiêu thụ nội địa

• Trong vòng 90 ngày kể từ ngày Hiệp định có hiệu

  lực, các nước thành viên phải thông báo cho Hội

  đồng Thương mại hàng hoá tất cả các biện pháp

  TRIMs không phù hợp với quy định của Hiệp định

  TRIMs

• Mỗi thành viên phải tiến hành xoá bỏ các biện pháp

  TRIMs bị cấm trong vòng 2 năm đối với các nước

  phát triển, 5 năm đối với các nước đang phát triển và

  7 năm đối với các nước kém phát triển kể từ ngày

  Hiệp định có hiệu lực

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#wto