Các kĩ thuật và chiến thuật cơ bản trong D-Day

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Phần I: Các kĩ năng cần thiết và quan trọng trong D-Day

1. Last hit

Bất kì hero nào cũng cần last hit vì đây là cách cơ bản để farm. Theo cách hiểu thông thường thì last hit là thực hiện cú đánh cuối cùng nhằm giết creep và nhận được số tiền từ creep. Những hero như Demon Huner, Blake, Zolt….là những hero chỉ có thể farm bằng last hit nên để sử dụng tốt những hero này bạn phải last hit thật chuẩn xác cho đến khi có được những item cần thiết (nhẫn, súng…) hoặc có lượng damage kha khá từ việc mua sách. Last hit tốt với những hero này bạn sẽ không bị thua kém về level, tiền so với đối thủ và không phải là gánh nặng cho đồng đội.

Last hit là một phần không thể thiếu của mọi trận đấu.

Những hero như Mal’ganis, Mercury, Uther, Arthas…nói chung là những hero farm chủ yếu bằng skill cũng cần last hit tốt. Đầu game bạn sẽ không có nhiều mana đễ sử dụng skill một cách thoải mái, hơn nữa skill cũng còn yếu. Last hit tốt sẽ giúp bạn farm tương đối sạch sẽ creep ở lane của bạn trong đợt creep đầu tiên. Với số tiền khá nhiều vào đầu game sẽ giúp hero của bạn “dễ thở” hơn trong các đợt creep tiếp theo.

Để last hit tốt bạn cần chú ý những điểm sau đây:

Animation của hero: Là động tác của hero khi thực hiện một mệnh lệnh. Ví dụ Demon Hunter khi đánh thì chém ngang, Angel khi đánh thì chúi người về phía trước rồi mới chưởng… Muốn last hit được bạn phải quyết định khi nào hero sẽ thực hiện cú đánh. Bạn có thể cho hero chạy lòng vòng đến khi creep gần hết máu thì đánh hoặc nhấp “s” để stop animation của hero và quyết định thời điểm sẽ cho hero đánh creep.

Damage/ Amor type: Damage type và Amor type có sự tương khắc lẫn nhau. Có thể loại damage này khi đánh vào loại giáp kia thì yếu hơn nhưng đánh vào loại giáp khác thì mạnh hơn…. Biết được loại damage của mình và creep là gì thì bạn sẽ dễ dàng tính được số máu creep sẽ mất khi bạn thực hiện một cú đánh, từ đó bạn sẽ last hit dễ hơn.

2. Harass

Harass dịch ra tiếng Việt nghĩa là quấy rồi và trong giới game thủ gọi chung là “đì đọt”. Đây là biện pháp rất hữu hiệu để hạn chế khả năng farm của hero địch, rút bớt máu hero địch trước khi phối hợp cùng đồng đội để giết hero đó hay đơn giản là bắt hero địch phải đổi lane. Có hai cách harass là dùng damage vật lý và damage magic.

Cách harass bằng damage magic tương đối đơn giản. Những heroes có skill gây damage AoE (Mercury, lulu, hulk…) hoặc có skill gây damage mạnh nhưng lại tốn rất ít mana (Uther, medic, Maiev….) rất thích hợp cho kiểu harass này. Ví dụ hero của bạn là Mercury, canh hero đối phương đứng trong vùng tác dụng thì nhanh tay dùng skill. Bạn sẽ vừa farm được vừa harass được hero đối phương. Ví dụ thứ hai, nếu hero của bạn là Uther thì đừng ngần ngại dùng Holy light vào đối thủ. Item thích hợp cho kiểu harass này là clarity potion và mana stone. Đối tượng để harass là những hero yếu máu như Archimonde, Angeline, Inferno....

Những hero như Firelord harass rất khó chịu nhưng cũng dễ bị harass.

Cách harass bằng damage vật lý khó hơn vì nếu không khéo bạn sẽ là người bị harass. Dùng cách này bạn phải hiểu về AI (Artificial Intelligence – trí thông minh nhân tạo) của creep. Theo lý thuyết, creep đối phương sẽ tấn công bạn khi:

* Bạn là mục tiêu gần nhất.

* Chỉ có một mình bạn với creep.

* Bạn nhấp attack vào hero đối phương.

Vì vậy bạn sẽ attack đối phương khi không có creep đối phương. Cách này có vẻ khó vì không ai xông ra khi có hero cùng với một bầy creep bên địch. Nếu hero của bạn là một hero có tầm đánh xa (trên 500 range) thì vừa bắn hero đối phương 1 phát thì nhanh tay nhấp attack vào creep bên mình. Như vậy creep sẽ không đánh bạn, hoặc nếu có đánh thì cũng không đáng kể.

Cách harass khác rất khó chịu là orb – walk. Đây là một cách đánh lừa AI của creep bằng cách dùng những skill như searing arrow, frost arrow hoặc những skill tương tự đánh vào hero địch. Khi đó creep sẽ hiểu là bạn đang dùng skill chứ không phải attack thông thường. Tuy nhiên, creep vẫn đánh bạn nếu bạn để auto cast cho skill đó. Ví dụ bạn dùng hero Tyrande Whisperwind đi chung lane với Zolt bạn có thể dùng searing arrow harass Zolt liên tục và nhớ là đừng auto cast nếu không creep sẽ tấn công bạn.

3. Deny

Deny là giết creep bên mình nhằm hạn chế nguồn kinh tế cũng như EXP của hero đối phương. Nếu có hero địch đi cùng lane với mình thì canh deny creep cũng như last hit. Những hero như Terminator, Keal’thas Sunstrider hoặc Dendrodeath là những hero có skill có thể deny creep. Đặc biệt trong DDay bạn có thể mass deny nghĩa là một khi có khả năng, bạn có thể deny sạch sẽ creep của mình ngay khi chúng còn đầy máu và đây là cần thiết. Tướng 2000 gold( Demigods/ Mannoroth) cũng là một mục tiêu cần phải deny ngay khi có thể. Bạn có thể làm mọi cách để deny creep như stun, hex, sleep, trói hero đối phương. Nói chung bạn phải deny càng nhiều creep càng tốt.

Một cách thức deny nhanh khi hero của bạn đã đủ mạnh deny 1 đàn creeps mình là giữ Alt + a + click vào creeps mình, hero của mình sẽ tuần tự giết sạch đống creeps mà mình đã click mà người chơi không phải điều khiển nhiều lần! <~~ [Thêm vào, k có trong nguồn!]

Phần tiếp theo của bài sẽ giới thiệu đến các bạn hai kỹ thuật không phải quá khó nhưng rất quan trọng trong combat. Đó là surround và né stun.

4. Surround

Kỹ thuật surround (bao xác) là một kỹ thuật đã được sử dụng rất nhiều trong hầu hết các trận đấu bởi đây là kỹ thuật nếu sử dụng tốt có thể gây rất nhiều khó chịu cho đối thủ. Đôi khi surround còn làm cục diện của trận đấu thay đổi. Đã có rất nhiều guide, bài viết hướng dẫn về kỹ thuật này. Tuy nhiên vì đây là guide dành cho những bạn bước đầu làm quen với DDay nên phần này sẽ được nhắc lại trong bài viết.

Hiện nay cách surround phổ biến nhất là dùng xác invulnerable từ ultimate của Uther và Arthas nên guide sẽ tập trung vào cách này.

Surround là cách sử dụng xác độc đáo nhất và gây nhiều khó chịu cho đối thủ nhất. Cách này là bạn sẽ dùng 12 xác invulnerable và bao đối thủ lại trong đó. Với 50s tồn tai, xác có thể làm disable đối thủ còn hơn cả một ultimate của Mercury. Về damage thì tùy loại xác và số lượng thì thì có thể làm đối thủ mất 1000 đến 4000 máu.

Trước tiên bạn cần dụ đối phương đến chỗ nhiều xác, lý tưởng nhất là lúc đối tượng đang farm. Nếu đối thủ của bạn là pro thì sẽ không ngốc mà đứng ở ngay bãi xác đâu, lúc đó bạn phải gọi xác trước và sử dụng item scroll of speed.

Tiếp theo là disable đối thủ. Các bạn có thể dùng stun tuy nhiên mình không khuyến khích vì một vài hero như MK hoặc Kabal có thể biến avatar để né stun. Tốt nhất các bạn nên dùng các skill khó nhận biết hoặc không thể né ví dụ như sleep của Malganis hoặc trói của Zolt.

Bước tiếp theo là kéo xác qua khỏi người đối tượng một chút sao cho xác đứng tròn quanh người đối tượng.

Bước cuối cùng là bấm phím M chỉ vào đối tượng và left click. Bạn phải kiểm tra còn kẽ hở nào không, nếu có thì kéo ra một chút rồi làm lại. Sau khi đã chắc chắn đối tượng hoàn toàn bị surround thì nhấp H hoặc nhấp Attack vào người đối tượng.

Khi đã thành thục thì trong một vài trường hợp bạn có thể không cần disable đối tượng nhưng vẫn surround được, nhưng bạn cần tập luyện thật nhiều vì đây là một kĩ thuật khó

Ngoài ra nếu chịu khó tìm tòi xem replay các bạn có thể thấy ngoài surround bằng xác invulnerable, còn có thể dùng đệ của Stoner, Archimonde, Lulu… Nói chung, khi đã tập luyện thành thục kỹ năng này bạn có thể biến hóa theo nhiều cách sao cho có lợi cho combat của team.

5. Né stun

Nếu surround là kỹ thuật đòi hỏi sự khéo léo và nhanh tay để thực hiện một chuỗi động tác trong một khoảng thời gian ngắn thì né stun là kỹ thuật của sự nhanh mắt và óc phán đoán. Đơn giản thì né stun là hành động giúp hero của bạn không bị trúng stun từ hero đối phương. Bạn có thể né stun bằng avatar, blink….Trong bài này mình sẽ hướng dẫn cách né stun bằng blink bởi đây là kỹ thuật không khó nhưng cần nhanh mắt và phán đoán tốt. Hơn nữa né stun bằng blink cũng đẹp mắt. ^^

Để né được một stun bạn cần chú ý vào animation của hero đối phương. Xem lại phần last hit để biết animation là gì. Một vài hero có animation lúc stun khá dễ nhận ra. Dưới đây là animation khi stun của một vài hero:

* MK khi stun ném búa bằng tay phải.

* Archimonde, Kil’Jeaden, Diabolist đưa tay phải ra.

* Stoner sẽ chúi người về phía trước.

Khi đã nhận ra animation bạn sẽ dễ dàng biết được đối phương sẽ stun vào lúc nào. Ngay khi hero đối phương vừa thực hiện động tác stun, bạn nhanh tay blink ra vị trí khác thì sẽ không bị stun.

Terminator dùng blink né stun của MK

Khi tập thành thục kỹ thuật này bạn sẽ phải vận dụng óc phán đoán của mình để quyết định vị trí mà bạn sẽ blink tới khi né stun. Trong team khi combat, các vị trí của hero support sẽ có một khoảng cách nhất định vừa đủ để hỗ trợ tướng chính mà hero đối phương cũng khó có thể đụng tới. Tuy nhiên, khi bạn blink trong combat thì khoảng cách an toàn đó sẽ bị phá vỡ và hero support của bạn có thể nằm trong vòng nguy hiểm. Vì vậy bạn phải nắm được thế trận lúc combat và tình hình của hai team để quyết định vị trí sẽ blink đến.

6. Farm

Dù bạn chơi bất cứ game nào, từ thể loại chiến thuật như Starcraft, Warcraft đến những trò chơi thư giãn như Harvest moon, nếu muốn phát triển, giàu mạnh đòi hỏi bạn phải có tài nguyên và farm chính là hành động tìm kiếm nguồn tài nguyên đó. Để mạnh hơn đối phương bạn phải farm nhanh hơn và sử dụng nguồn tài nguyên hợp lý hơn họ. Vậy thì trong DDay bạn sẽ farm như thế nào và sử dụng tài nguyên ta sao?

1 - Skill AoE (Area of Effect)

Những heroes có skill AoE đều được ưu tiên giữ vai trò "bộ trưởng bộ tài chính" trong team. Thứ mà những heroes dạng này cần nhất là level. Chỉ cần level 6 hoặc 7 thì có thể farm gần như toàn bộ creep trên một lane. Xem các replay warteam các bạn sẽ thấy farmer trong team được dồn rất nhiều tiền và gỗ sau turn creep đầu tiên. Để chi vậy? Đơn giản là một khi lên level càng sớm đồng nghĩa với việc farmer sẽ farm nhanh và nhiều hơn.

Hero có skill AoE luôn giữ vai trò farmer trong team.

Ngoài ưu điểm lớn nhất là dễ sử dụng thì khuyết điểm của kiểu heroes farm dạng này là tốn khá nhiều tiền vào việc lên level lúc đầu và mua mana. Tệ hơn, nếu sử dụng skill không hợp lý bạn sẽ tốn nhiều mana mà không thu lại được bao nhiêu.

2 - Skill summoning.

Những skill gọi lính ví dụ như Rising dead của Archimonde gọi là summoning. Để sử dụng tốt skill dạng này bạn phải điều khiển lính của mình một cách hợp lý. Ví dụ Archimonde gọi lính ra nhưng lại để tự đánh là hoàn toàn phí 120 mana bởi tự đánh thì chắc gì đã farm được creep?

Thường thì creep mình chỉ đánh một mục tiêu duy nhất trong một thời điểm nên cách đơn giản nhất là cho lính đánh những creep mà creep mình không đụng đến. Thứ hai là đánh những creep ít máu như archer hoặc footman trước. Còn lại thì bạn phải cho lính và hero last hit, không để creep bên mình ks.

Summoning skill farm dễ khi bạn điều khiển tốt lính của mình

Ngoài ra với skill summoning bạn có thể deny creep ngay từ những level đầu tiên. Đây là lợi thế cần phải sử dụng một cách triệt để. Tuy nhiên vì phải điều khiển nhiều đơn vị lính và cả hero nên có thể bạn sẽ không farm được gì nếu khả năng điều khiển kém hoặc bị đối phương quấy rối.

3 - Ultimate.

Tại sao lại dùng ultimate vào việc farm trong khi đó là những skill gây damage lớn? Đó là câu hỏi mà đa số những bạn mới tập chơi đều thắc mắc. Nếu không tính đến những ultimate như K - Boom hay Nature Wraith thì những ultimate khác đều có giá trị cao trong combat nhưng trong chừng mực nào đó vẫn được dùng để farm. Và đây là lý do:

Trong 2 turn creep đầu tiên bạn rất cần tiền nhưng không dễ gì giết được hero đối phương. Stoner không thể dùng Ravage hoặc Mercury không thể dùng Cyber stomp để gank dù có stun và damage rất mạnh. Tất cả chỉ vì địch thủ của bạn rất cảnh giác. Nếu cứ mải mê đuổi giết hero đối phương nhưng không giết được không sớm thì muộn bạn cũng thua kém đối phương về damage và item. Vậy thì tại sao không dùng những ultimate đó vào việc farm để giành lợi thế về kinh tế cho team mình?

Đầu game ultimate vẫn ưu tiên dùng cho việc farm.

4 - Combat

Combat không hẳn là farm dù bạn sẽ có tiền từ việc đánh bại heroes đối phương. Tuy nhiên nếu chỉ cắm đầu vào farm mà không hạn chế khả năng farm của đối phương bạn sẽ không thể tạo ra khoảng cách về kinh tế đủ lớn để giành chiến thắng. Chủ động trong việc gank và combat sẽ giúp bạn thoải mái hơn trong việc farm. Tất nhiên với điều kiện bạn phải thành công trong các cuộc combat.

Phần II: Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên của team trong D-Day

Farm là một chuyện và sử dụng như thế nào là một chuyện khác. Không nói đến các trận đấu đỉnh cao bởi đó là trận đấu của các game thủ chuyên nghiệp, họ biết sử dụng tiền như thế nào là hợp lý. Ở đây tôi muốn hướng đến phần đông người chơi vì đối tượng này là những người chơi giải trí, không mang tính chuyên nghiệp.

Nhóm người chơi này thường sử dụng tiền để mua những item không thật sự cần thiết. Điều này góp phần không nhỏ vào thất bại của team và thường những người chơi như thế sẽ bị đồng đội chỉ trích nặng nề. Khoan nói đến việc trở thành pro DDay, phần này sẽ giúp bạn thoát khỏi kiếp "gà". Ít nhất là trong khoản mua item.

1 - Vàng và gỗ.

Trong DDay có hai loại tiền tệ là vàng (gold) và gỗ (lumber). Bạn sẽ có vàng và gỗ khi bạn giết được creep. Tùy vào loại creep và sức mạnh của chúng thì sẽ có lượng vàng và gỗ khác nhau. Cả hai đều được dùng để mua item. Các bạn có thể quy đổi giữa cả hai loại tiền tệ theo tỉ lệ sau:

* 10 gỗ = 800 vàng

* 800 vàng = 6 gỗ

Có những item phải mua bằng vàng (giày, mắt, mana, máu....), có item phải mua bằng gỗ (nhẫn, steelskin, fanaticsm...), cũng có item phải mua bằng cả vàng và gỗ ( amour of gods, atila firepower.....). Vẩn đề đặt ra là bạn phải mua item như thế nào cho hợp lý. Phần tiếp sau đây của bài viết sẽ nói rõ hơn.

2 - Items và một số lưu ý.

Phần này mình sẽ không nhắc đến những item như nhẫn, súng (atila firepower), búa (Zalmoxes blade), giáp (Amour of Gods/Rock, Steelskin) bởi đó là những item bắt buộc phải có. Dưới đây là những item bạn nên cân nhắc trước khi mua.

Health stone và mana stone

Đây là core item của tất cả hero trong khoảng thời gian 20 đến 40 phút kể từ đầu game. Đối với tướng chính (carrier), kể từ phút thứ 20 hoặc trễ nhất là 30 thì họ đã có những item và lượng stats cần thiết để không phải mua thêm health stone và mana stone nhưng supporter thì khác. Vì phải dồn tất cả cho carrier nên những hero này không có item nào đáng giá, hệ quả là họ thường rất "mỏng manh" trước những cú đánh của heroes đối phương. Health stone và mana stone sẽ giúp supporter trụ đủ lâu trong combat hay farm một cách thoải mái.

Tuy là core item nhưng không có nghĩa là bạn có thể tiêu tiền thoải mái vào chúng bởi bạn phải dành tiền cho những item khác quan trọng hơn. Hơn nữa, phí quá nhiều tiền vào máu và mana lúc đầu có thể khiến tướng chính trong team không có nhẫn kịp lúc. Một cách để tiết kiệm là dùng kèm với clarity potion và healing salve. Với 200 mana và 400hp hồi dần (regeneration) cho mỗi lần sử dụng bạn sẽ không phải phí quá nhiều tiền vào mana và máu. Tuy nhiên vì đây là 2 item sẽ mất khi bị đánh trúng nên phải dùng thật cẩn thận.

Với clarity potion, Uther không sợ thiếu mana cả trong farm lẫn combat.

Pendant of mana

Với 500 mana cộng thêm và 50% mana regeneration, pendant giúp heroes có thể sử dụng skill một cách thoải mái mà không phải lo sợ thiếu hụt mana. Thế nhưng có thật sự cần thiết phải bỏ ra đến 2000 vàng để mua một item dành cho việc spam skill? Câu trả lời là không đáng. Chỉ nên mua pendant cho các heroes sau đây:

* Kabal - Hulk - Tinker : Farm tốt nhưng với lượng mana thiếu một cách trầm trọng do là strength hero thì pendant là một giải pháp hữu hiệu để tối ưu hóa khả năng farm của những hero này.

* Keal'thas Suntrider - Buzzdook : Lượng mana sẵn có không thấp nhưng các skill đều hao nhiều mana. Pendant kết hợp với clarity potion sẽ giúp Keal'thas và Buzzdook không phải tốn nhiều tiền vào mana stone.

* Uther - Arthas - Medic - Shaka Zahn : Mana không thấp, skill không hao nhiều mana nhưng đây là hai heroes phải trụ lại rất lâu trong combat. Có pendant, hai heroes này sẽ đảm bảo được mana để vừa farm vừa đảo qua các lane khác hỗ trợ đồng đội kịp thời hoặc không thiếu hụt mana trong combat.

Ngoài những heroes kể trên bạn không nên mua pendant trừ khi bạn muốn ghép Heart of Azzure. Hy vọng sau khi đọc phần này sẽ không còn bạn nào mua pendant of mana cho Cyrax.

Cloak of flames

Hero mang item này sẽ có khả năng đốt 40 damage mỗi giây (ở level 4) vào kẻ thù xung quanh, giá thành lại khá rẻ (1000 vàng). Một item quá hay cho melee heroes (những heroes cận chiến). Thế nhưng hay chưa hẳn là nên mua. Bạn chỉ nên mua cloak of flames khi:

1. Bạn không tự tin vào khả năng last hit của mình.

2. Bạn có skill AoE và bạn ít mana nhưng không muốn bỏ nhiều tiền vào mana stone.

3. Bạn không mua pendant of mana.

4. Bạn không phải range heroes (những heroes đánh xa)

5. Hero của bạn không phải là Zolt.

Claws of attack

Cộng 30 damage (ở level 4) cho heroes tuy nhiên mua hay không là cả một vấn đề. Nếu mua 1 claws thì 30 damage chỉ là một con số nhỏ nhưng mua 2 - 3 claws thì số tiền bỏ ra lại khá lớn. Giả sử bạn mua 4 claws bạn sẽ có 120 damage nhưng bù lại có thể bạn chưa kịp đánh phát nào thì đã chết bởi claws không thêm máu cho bạn. Bỏ ra 5000 vàng để mua một set item chưa chắc mang lại chiến thắng thì có nên không? 

Những trường hợp sau đây có thể mua claws of attack:

Blake - Archimonde : Trong 1 stun và 1 ultimate của Archimonde thì Blake sẽ có 6 đến 7,5s để chém đối phương. Khi đó Blake được trang bị 4 claws và mua sách agility sẽ nguy hiểm hơn là mua nhẫn. Demon Hunter kết hợp với Mercury cũng tương tự nhưng không khuyến khích vì cặp heroes này không có sự chủ động như Blake - Archimonde.

Tyrande Whisperwind - Stoner : Đây là cặp đôi gây damage mạnh nhất nhì DDay. Trong thời gian 16 - 17,5 giây (2 stun + 2 ultimate), giả sử Tyrande với 100 base agility mang trong người 4 claws, dùng searing arrow dưới tác dụng của Trueshot aura và Command aura sẽ gây ra một lượng damage bằng:

260 + (260 x 35%) + [(260 x 35%) x 35%] = 383 damage trên mỗi cú đánh. (chưa tính giáp)

Đó là một con số khổng lồ nhưng trường hợp đầu tiên có khả năng ứng dụng hơn trường hợp thứ hai. Ngoài hai trường hợp đó ra thì bạn không nên phí tiền vào claws of attack. Tuy nhiên nếu team kia có phản damage thì bạn nên mua 1 claws để ghép với Runed bracers sẽ giảm được 44% magic damage.

Ghoaul blade / Santex blade / Nemesis blade / Toranaga blade :

Những item này sẽ cộng 30/40/50/60 damage và 10 inteligence/ strength/ agility/ 10 All stats. Đặc biệt Toranaga còn cho thêm 10 frost damage khi sử dụng làm orb tấn công. Giá thành tương đối rẻ nhưng không có ích và thường phải bán đi để mua item khác vào cuối game. Trừ Toranaga vẫn thường được sử dụng, các item khác hầu như chúng ta không thấy được nhắc đến. Đôi lúc Demon Hunter vẫn mua Nemesis blade nhưng đó là các trận đấu solo khi hero này thường thua xa đối phương về farm và Nemesis blade sẽ giúp khắc phục điều đó.

Khi mua loại item này đồng nghĩa với bạn sẽ lựa chọn giáp cho item sẽ mua tiếp theo hoặc mua sách đến khi nhà sách đổi (winged invasion) mới mua các item giá trị hơn. Mình từng thấy một Demon Hunter lúc nhà sách đổi thì base agility hơn 260 nhờ mua Nemesis blade. Sau đó chỉ cần mua thêm súng và 1 giáp thì đối phương "Good game".

Ưu điểm của kiểu built item này là bạn có thể farm dễ dàng hơn, có thể mua giáp cho các chiến thuật phá nhà sớm hay có thể dồn tiền vào sách để sau khi đổi nhà bạn có một lượng base damage khổng lồ. Tuy nhiên khuyết điểm cũng lớn không kém bởi các item này không cho nhiều stats. Bạn phải trốn đi farm và hạn chế tối đa combat. Điều này không thích hợp cho một đội hình chú trong combat. Mal'ganis - Archimonde - Arthas là một ví dụ cho việc không nên lên những item này.

Trên đây là những item bạn nên cân nhắc khi đổ tiền vào bởi sách và các item chủ lực dành cho tướng chính là ưu tiên hàng đầu trong một trận đấu. Phải cố gắng chi tiêu một cách hợp lý để tướng chính có đủ số tiền cần thiết ngay khi họ yêu cầu.

Đến đây là kết thúc phần farm và sử dụng hợp lý tài nguyên của team. Đọc xong phần 3 này, căn bản là bạn đã thoát khỏi kiếp "gà" nhưng con đường trở thành một pro DDay không ngắn đến vậy đâu.  

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro