các loại chất độc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tính chất, tác hại, triệu chứng, cách đề phòng, cấp cứu, tiêu độc các loại chất độc.

1. Chất độc thần kinh:

a. Tính chất: là chất lỏng không màu, không mùi, sôi ở 300 độ. Ít tan trong nước, tan tốt trong các dung môi hữu cơ nặng hơn nước, bay hơi kém, tồn tại lâu trên bề mặt địa hình, vật thể, gây nhiễm độc cho da rất lớn.

b. Triệu chứng trúng độc: con ngươi mắt thu nhỏ, sùi bọt mép, khó thở, đi đứng không vững, đau đầu, đau vùng mắt, da tím tái, tim đập rối loạn, co giật toàn thân, tê liệt => chết.

c. Đề phòng, cấp cứu, tiêu độc:

* Đề phòng:

- Luôn cảnh giác, kịp thời phát hiện chất độc.

- Triệt để lợi dụng địa hình, địa vật ẩn nấp. Sử dụng khí tài phòng độc.

- Uống thuốc phòng chất độc trước khi địch sử dụng hoặc trước khi vào khu vực bị nhiễm.

* Cấp cứu:

- Nhanh chóng đưa người bị nhiễm ra khỏi khu vực bị nhiễm.

- Dùng ống tiêm tự động tiêm vào cơ bắp rồi bỏ ống tiêm vào túi áo ngực và làm hô háp nhân tạo.

* Tiêu độc:

- Dùng bao tiêu độc IPP8, hộp tiêu độc IDP, DPS và các loại dung dịch để tiêu độc cho các đối tượng.

- Rửa mắt, mũi, miệng bằng nước lạnh nhiều lần.

- Địa hình xúc hớt, phủ lấp, đốt để tiêu diệt.

- Nguồn nước, lương thực thực phẩm bị nhiễm không sử dụng.

2. Chất độc loét da: yperit

a. Tính chất: chất lỏng khoogn màu, không mùi, sánh như dầu.

Là sản phẩm công nghiệp có màu từ vàng đến vàng tối, có mùi đặc trưng, khi phân hủy có mùi tỏi. Bay hơi kém, độ bền cao, thời gian gây tác hại kéo dài hàng tuần, thường sử dụng ở dạng lỏng, sương hoặc khí.

b. Triệu chứng trúng độc:

- Làm da ban đỏ, rộp phồng, có nước. Lúc đầu nhỏ -> nốt rộp phồng lớn vỡ ra gây loét rát, hoại tử, điều trị lâu khỏi, khi khỏi để lại sẹo -> bị nặng gây tử vong.

- Gây tổn thươgn thanh khí quản, gây viêm phù nề phổi.

- Gây viêm loét đường ruột, nôn mửa, đau bụng, tiết nhiều nước bọt, đại tiện ra máu.

- Gây viêm niêm mạc mắt khi tiếp xúc hơi độc, gây mù mắt.

c. Đề phòng, cấp cứu, tiêu độc:

* Đề phòng:

- Lợi dụng địa hình, địa vật ẩn nấp.

- Sử dụng khí tài phòng hóa bảo vệ người.

- Che đậy nguồn nước, lương thực thực phẩm không để chất độc dính bám.

* Cấp cứu:

- Nhanh chóng đưa người bị nhiễm ra khỏi khu vực nhiễm.

- Điều trị kịp thời.

- Tiêm, uống, bôi kháng sinh để chống nhiễm trùng.

- Uống thuốc trợ lực tăng sức đề kháng.

* Tiêu độc:

- Sử dụng bao tiêu độc IPP8, hộp tiêu độc IDP, DPS và các dung dịch có tính oxi hóa, clo hóa tiêu độc.

- ĐỊa hình phủ lấp, xúc gạt bỏ, đốt để tiêu độc.

- Nguồn nước, lương thực, thực phẩm bị nhiễm không sử dụng.

3. Chất độc kích thích cs:

a. Tính chất: là chất kết tinh màu trắng có mùi hạt tiêu nhẹ, khả năng bay hơi thấp, không tan trong nước, tan tốt trong những dung môi hữu cơ.

b. Triệu chứng trúng độc:

- Gây niêm viêm mạc mắt, làm bỏng rát, đau nhức dữ dội, làm cay chảy nước mắt.

- Làm bỏng rát trong khoang miệng, lồng ngực, gây hắt hơi, sổ mũi liên tục, ho sặc sụa -> tạo ra tâm lý hoảng sợ, làm tăng triệu chứng nhiễm độc toàn thân -> ngừng thở.

- Nếu bị chất độc dính bám sẽ làm bỏng rát, ban đỏ hoặc rộp phồng.

c. Đề phòng, cấp cứu, tiêu độc:

* Đề phòng: kịp thời sử dụng khí tài phòng hóa.

* Cấp cứu:

- Nhanh chóng đưa người bị nhiễm ra khỏi khu vực nhiễm, để ở nơi thoáng gió, bẻ và cho ngửi ống thuốc chống khói độc.

- Tắm rửa bằng thuốc tím, nước xà phòng.

- Rửa mắt, mũi, họng bằng dung dịch Nibicn 2%.

* Tiêu độc:

- Tắm rửa bằng nước sạch hoặc xà phòng.

- Địa hình thu gom quét dọn sạch, dùng dung môi hữu cơ để tiêu độc cho các đối tượng bị nhiễm.

- Nước bị nhiễm không sử dụng ăn uống.

- Lương thực thực phẩm bị nhiễm ử dạng bột có thể gạt bỏ phần nhiễm, còn lại sử dụng được.

4. Chất độc diệt cây.

a. Khái niệm: là những hóa chất độc hoặc các dạng pha chế của nó dùng để hủy diệt các loài thực vật -> nhằm phá hủy màn ngụy trang thiên nhiên, hạn chế việc sản xuất lươgn thực, thực phẩm và gây tác hại cho con người.

B. Một số chất độc và hỗn hợp chất độc diệt cây:

- Axit phenoxt cacboxilic

- Chất độc da cam.

- Chất độc trắng.

- Chất độc xanh.

-> là những hóa chất độc dùng hủy diệt các loài thực vật được sử dụng dưới dạng phun rải bằng bột, giọt lỏng bằng các thiết bị lắp đặt trên các phương tiện, máy bay, xe cơ giới, bình phun mang vác.

c. Tác hại:

- Triệt phá nguồn cung cấp lương thực thực phẩm làm cho đối phương không còn nơi cư trú giấu quân, phá hủy gây ô nhiễm môi trường sinh thái, gây nhiễm độc con người qua con đường hô hấp, tiếp xúc, tiêu hóa. Gây ảnh hưởng đến quá trình di truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác.

d. Đề phòng, tiêu độc:

* Đề phòng:

- Nhanh chóng sử dụng khí tài phòng hóa.

- Che đậy bảo vệ nguồn nước, lương thực thực phẩm, vũ khí, trang bị.

- Không sử dụng nước, lương thực phẩm bị nhiễm.

* Tiêu độc:

- Nếu ăn uống phải nhanh chóng gây nôn, xúc rửa đường ruột.

- Nếu bị dính bám phải tắm rửa sạch sẽ hoặc sử dụng các dung dịch có tính kiềm, oxi hóa, clo hóa để tiêu tẩy đọc cho những người bị nhiễm độc.

- Cây cối bị nhiễm phải chặt bỏ, thu gom, đốt. Đất bị nhiễm phải cày xới, thau rửa bằng nước sạch, nước vôi nhiều lần trong ngày, làm ít nhất 10-15 ngày sau mới gieo trồng trở lại.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro