cac loi o may tinh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1.             Nêu các lỗi thông thường của máy tính nguyên nhân và cách khắc phục

HĐH.

Ø     Một số lỗi phần mềm hệ thống:

Khi máy tính không khởi động được hoặc hoạt động không ổn định ta phải chuẩn đoán các nguyên nhân gây ra hiện tượng này: là do phần cứng hay phần mềm.

Đối với phần mềm:

Tắt máy không đúng cách, máy đang chạy mất điện đột ngột (Đối với hệ điều hành Windows).

- Hỏng Master Boot Record (Boot Sector).

- Thiếu hoặc hỏng các File hệ thống, các file quan trọng của phần mềm ứng dụng.

- Thiếu hoặc hỏng các chương trình điều khiển thiết bị.

- Máy tính bị nhiễm Virus.

1. Missing Operating System

- Lỗi trên xảy ra khi bản tin khởi động chính ( MBR) hay trên các mục nhập bảng phân vùng. Bảng phân vùng dùng con trỏ trỏ đến sector không phải là bắt đầu của phân vùng.

- Thường do các chỉ số không hợp lệ trong BIOS hay do Pin yếu hay hỏng. Có thể do nguyên nhân khác là Virus phá hoại hoặc không tồn tại phân vùng khởi động trong đó.

- Cách khắc phục là chỉnh sửa lại thông số BIOS. Thông số ổ đĩa trên BIOS phải trùng với ổ đĩa có phân vùng khởi động hoạt động.

- Nếu bản ghi khởi động chính bị hỏng hay bị Virus thì ta nên dùng FDISK  /MBR để sửa.

2. NO ROM BASIC-SYSTEM HALTED

- Đây là thông báo lỗi của AMI BIOS khi các bản ghi khởi động hay khởi động chính trên ổ khởi động bị hỏng.

- Có thể do cấu hình khởi động không đúng hay không được khai báo trong BIOS tương tự thông báo trên nguyên nhân do phân vùng khởi động hỏng hay không có phân vùng khởi động. Cách khắc phục tương tự.

3. Boot Error Press F1 to Retry

Thường xảy ra trên BIOS Phoenix khi ổ cứng không có Boot sector hoặc Master Boot Record hay do lỗi trong ổ khởi động. Nguyên nhân và cách khắc phục tương tự.

4. -Invalid Drive Specification

Do đĩa cứng chưa được phân vùng hay bảng phân vùng hỏng. Ta có thể dùng FDISK hay PQ Magic để phân vùng hay kiểm tra phân vùng đã có. Nếu bị hỏng ta có thể dùng các phần mềm khôi phục dữ liệu như Norton Utilities, Data Recovery để chữa bảng phân vùng. Nếu ta phân vùng lại thì sẽ gây mất dữ liệu.

2.1      Hư hỏng phần cứng

Hư hỏng phần cứng của máy tính là các hư hỏng liên quan đến các linh kiện của máy tính.  Các hư hõng này đôi khi khá phức tạp vì nhiều khi cùng một hiện tượng nhưng có thể do các lỗi khác nhau gây ra.

2.1.1       Bộ vi xử lý (CPU)

·        CPU là thành phần rất hiếm bị lỗi nhưng nếu nghi ngờ về hoạt động của bộ vi xử lý, ta nên tiến hành một số bước kiểm tra đơn giản. Các hiện tượng hỏng hóc có thể do Bộ xử lý:

o       Hệ thống chết, không thấy con trỏ, không tiếng kêu bíp, quạt tản nhiệt của CPU vẫn quay.

o       Treo khi Post hay vừa Post xong

o       Liên tục khởi động lại hay tự động Shuts down.

o       Hoạt động không bình thường, máy hay bị treo.

·        Đối với lỗi đầu tiên ta có thể sử dụng nguyên tắc loại trừ theo các thứ tự sau: Hỏng RAM,  hỏng Mainboard, hỏng CPU

·        Với các lỗi sau thường do CPU quá nóng vì lỗi quạt tản nhiệt chưa lắp đúng, quạt tản nhiệt hỏng hoặc hoạt động yếu.

·        Nếu không phát hiện được nguyên nhânta có thể thay thế bằng một bộ xử lý khác, nếu không còn lỗi thì lỗi đó là do bộ xử lý ngược lại thì lỗi có thể nằm ở thiết bị khác.

2.1.2       Card màn hình, màn hình

Khi Card màn hình hoặc màn hình gặp hư hỏng có thể có các hiện tượng sau:

·        Màn hình không sáng:

o        Nếu kèm theo 1 tiếng bíp dài và 3 tiếng bíp ngắn khi khởi động có thể do Card màn hình bị lỏng chân hoặc card màn hình bị hỏng.

o        Nếu không có tiếng kêu có thể do màn hình không được cung cấp điện hoặc màn hình bị hỏng

·        Hiển thị không đúng mầu hoặc không hiện thị được chế độ đồ họa ở trong Windows

o       Cáp dữ liệu ra màn hình bị lỏng hoặc đứt ngầm

o       Phần mềm điều khiển card màn hình hỏng hoặc không phù hợp

o       Thiết lập chế độ phân giải, tần số quét quá lớn so với màn thông số của màn hình.

2.1.3       Bàn phím (Keyboard)

Hư hỏng thường gặp của bàn phím là đứt dây tín hiệu và kẹt phím

·        Bàn phím bị đứt dây tín hiệu

o       Biểu hiện :

§        Máy không nhận bàn phím, hoăc có các thông báo lỗi bàn phím

§        Keyboard Erro trên màn hình khi khởi động

o       Kiểm tra :

§        Tháo các ốc phía sau bàn phím và mở lắp sau bàn phím ra

§        Dùng đồng hồ vạn năng để thang x 1Ω đo các sợi dây trong cáp tín hiệu từ mối hàn trên bàn phím đến các chân ở đầu nối, ta đo từ một mối hàn đế tất cả các chân phải có một chân thông mạch.

§        Nếu phát hiện thấy cáp tín hiệu đứt thì thay một cáp tín hiệu khác.

·        Bàn phím bị chập phím

o       Biểu hiện :

§        Máy có tiếng bíp liên tục không dứt.

o       Kiểm tra :

§        Kiểm tra các phím xem có phím nào đó bị kẹt, bấm xuống nhưng không tự nẩy lên được không ?

§        Bảo dưỡng bàn phím bằng cách dùng khí nén thổi mạnh vào các khe của bàn phím để cho bụi bẩn bật ra

§        Trường hợp các phím hay bị kẹt do bụi bẩn ta có thể tháo bàn phím ra, tách phần mạch điện ra khỏi các phím bấm, có thể dùng cồn hoặc nước xà phòng rửa sạch các phím bấm sau đó phơi khô rồi lắp lại.

Chú ý : Tránh không để nước giây vào pầần mạch điện.

·        Đã thay bàn phím mới nhưng máy vẫn không dùng được bàn phím

o       Nguyên nhân :

Biểu hiện trên là do hỏng IC giao tiếp với bàn phím trên Mainboard

Dùng đồng hồ vạn năng để dò từ chân cắm PS/2 của bàn phím trên Mainboard xem thông mạch với IC nào gần đó => IC thông mạch với đầu cắm PS2 là IC giao tiếp bàn phím.

* Hư hỏng thường gặp của chuột bi

·        Khi di chuyển chuột thấy con trỏ di chuyển giật cục và rất khó khăn

Nguyên nhân :

Trường hợp trên thường do hai trục lăn áp vào viên bi bị bẩn vì vậy chúng  hông xoay được.

Khắc phục :

+ Tháo viên bi ra, vệ sinh sạch sẽ viên bi và hai trục lăn áp vào viên bi, sau đó lắp lại.

·        Chuột chỉ di chuyển theo một hướng ngang hoặc dọc

Nguyên nhân :

+ Do một trục lăn không quay, có thể do bụi bẩn.

+ Do hỏng một bộ cảm biến

Khắc phục :

+ Vệ sinh các trục lăn bên trong

+ Tháo viên bi ra và dùng tay xoay thử hai trục, khi xoay trục nào mà không thấy con trỏ dịch chuyển là hỏng cảm biến ăn vào trục đó => Ta có thể sử dụng bộ cảm biến từ một con chuột khác lắp sang thay thế.

·        Máy không nhận chuột, di chuột trên bàn con trỏ không dịch chuyển

Nguyên nhân :

+ Trường hợp này thường do đứt cáp tín hiệu

+ Một số trường hợp là do hỏng IC giải mã bên trong chuột.

Khắc phục :

+ Kiểm tra sự thông mạch của cáp tín hiệu bằng đồng hồ vạn năng để thang x1Ω, nếu có một sợi dây đứt thì cần thay dây cáp.

+ Nếu không phải do cáp thì thay thử IC trong chuột.

·        Bấm công tắc chuột trái hoặc chuột phải mất tác dụng.

Nguyên nhân :

+ Nguyên nhân thường do công tắc không tiếp xúc, ta tháo chuột ra và kiểm tra sự tiếp xúc của công tắc khi bấm, nếu công tắc không tiếp xúc thì thay công tắc

+ Nếu công tắc vẫn tiếp xúc tốt thì nguyên nhân là do hỏng IC, cần thay một IC mới.

* Hư hỏng thường gặp của chuột quang

·        Máy không nhận chuột

Nguyên nhân

+ Trường hợp này thường do chuột bị đứt cáp tín hiệu

+ Một số trường hợp do hỏng IC giao tiếp trên chuột

Khắc phục

+ Dùng đồng hồ vạn năng để thang 1Ω đo sự thông mạch của cáp tín hiệu, nếu thấy đứt một sợi thì bạn cần thay cáp tín hiệu khác.

+ Nếu cáp tín hiệu bỉnh thường thì cần thay thử IC giao tiếp (là IC ở cạnh gần bối dây cáp tín hiệu)

·        Chuột không phát ra ánh sáng đỏ, không hoạt động được.

Nguyên nhân

+ Đứt cáp tín hiệu làm mất Vcc cho chuột

+ Hỏng Diode phát quang

Khắc phục

+ Kiểm tra và thay cáp tín hiệu nếu đứt

+ Kiểm tra Diode phát quang nếu đứt thì thay một Diode khác

Các các lỗi có thể liên quan đến bộ nguồn:

o     Có bất kỳ lỗi nào trong quá trình khởi động hay bật máy.

o     Tự khởi động lại hay treo đột ngột trong quá trình hoạt động bình thường.

o     Các trục trặc trong quá trình kiểm tra chẵn lẻ bộ nhớ hay các lỗi bộ nhớ khác.

o     Đĩa cứng hay quạt cùng lúc không quay ( không có nguồn +12V).

o     Quá nóng do lỗi quạt.

o     Nguồn yếu làm cho hệ thống tự khởi động lại.

o     Sốc điện trên vỏ máy hay các bộ nối.

o     Phóng tĩnh điện làm ngừng quá trình hoạt động của hệ thống.

Các triệu chứng sau đây là lỗi hoàn toàn do bộ nguồn:

o     Hệ thống hoàn toàn chết (không quạt, không thấy con trỏ)

o     Bốc khói

o     Cầu trì nổ.

Nếu nghi ngờ bộ nguồn có vấn đề ta có thể sử dụng một số đo đạc đơn giản hoặc tháo ra quan sát những hỏng hóc có thể nhìn thấy. Nhưng những thao tác trên có thể không phát hiện ra các lỗi không thường xuyên. Tốt nhất là ta có một bộ nguồn tốt dự trữ để thay thế kiểm tra. Nếu các lỗi hoàn toàn biến mất thì chắc chắn vấn đề nằm ở bộ nguồn.

Các bước kiểm tra bộ nguồn:

1. Kiểm tra các bộ nối nguồn xoay chiều. Đảm bảo phích được cắm chặt trong ổ cắm và ở cả bộ nguồn. Thử với một dây cắm khác

2. Kiểm tra các kết nối nguồn một chiều. Đảm bảo các bộ kết nối của bo mạch chính và ổ đĩa được cắm chặt và tiếp xúc tốt.

3. Kiểm tra đầu ra nguồn một chiều. Sử dụng đồng hồ kỹ thuật số đa dụng để xác định điện áp phù hợp (sai khác dưới 10% đối với các nguồn một chiều, tín hiệu Power_good trong khoảng 3-6V). Nếu điện áp dưới mực điện áp quy định của đặc tả, thay bộ nguồn

4. Kiểm tra các thiết bị ngoại vi được cài đặt. loại bỏ tất cả các bo mạch, ổ đĩa và khởi động lại hệ thống. Nếu hệ thống làm việc , cắm dần từng linh kiện cho tới khi hệ thống gặp lỗi lần nữa. Thiết bị cuối cùng trước khi xảy ra lỗi rất có thể bị lỗi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro