các luật chính quản lý FDI

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

ác luật chính quản lý FDI

Với mục đính tạo một khung pháp lý vững chắc cho hoạt động FDI phù hợp với tiêu chuẩn thế giới, Việt Nam đã kí và tham gia rất nhiều thỏa thuận song phương và đa phương về đầu tư, ví dụ như những hiệp định xúc tiến và bảo vệ đầu tư với 46 nước và vùng lãnh thổ, hiệp định khung ASEAN về đầu tư (AIA), hiệp định thương mại song phương BTA với Hoa Kỳ trong đó có nói đến đặc quyền về đầu tư, hiệp ước thành lập cơ quan bảo đảm đầu tư đa phương (MIGA) và các hiệp định đầu tư quốc tế có liên quan. Nếu những điều khoản của hiệp định quốc tế không thống nhất với những điều khoản của các công cụ luật điều chỉnh FDI thì sẽ chọn áp dụng các điều khoản của hiệp định quốc tế.

Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào 7 tháng 11 năm 2006 với các cam kết bắt đầu có hiệu lực từ 11 tháng 1 năm 2007. Hai tác động tích cực chủ yếu của việc là thành viên của WTO đối với FDI gồm:

Thứ nhất, thuế nhập khẩu các hàng hóa phục vụ sản xuất trong nước cũng như cho tiêu dùng tư nhân và chính phủ được giảm rõ rệt (trong nhiều trường hợp, mức thuế suất áp dụng cho các đầu vào nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu và các hàng hóa khác như máy móc và thiết bị sản xuất hàng xuất khẩu được giảm đáng kể trong quá trình đàm phán). Hơn nữa, các nhà xuất khẩu cũng sẽ được hoàn trả thuế nhập khẩu bị áp lên đầu vào nguyên liệu dùng cho sản xuất hàng xuất khẩu của mình.

Thứ hai, thị trường dịch vụ của Việt Nam sẽ được tự do hóa. Theo cách phân loại của WTO, điều khoản liên quan đến dịch vụ sẽ được chia thành bốn phương thức: (i) có sự dịch chuyển qua biên giới (ví dụ như dịch vụ chuyển tiền điện tử giữa các quốc gia); (ii) dịch vụ được tiêu dùng ở nước ngoài (ví dụ như dịch vụ du lịch); (iii) hiện diện thương mại (ví dụ như đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ ở Việt Nam) và (iv) hiện diện thể nhân ( ví dụ như người nước ngoài cung cấp dịch vụ tại Việt Nam). Khi lĩnh vực dịch vụ được tự do hóa, đặc biệt dịch vụ ở phương thức (i) và (iv), sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn FDI vào Việt Nam. Đầu tiên, các phân ngành dịch vụ mà trước đây không cho phép hoặc hạn chế vốn đầu tư nước ngoài (ví dụ  như phân phối, vận tải, viễn thông, tài chính, v.v) sẽ được tự do hóa rộng khắp (mặc dù còn một số điều kiện hạn chế và một thời gian chuyển đổi từ 3 đến 5 năm).

Các ngành và khu vực đầu tư được hưởng ưu đãi

Chính phủ Việt Nam khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và các ngành và các vùng sau:

(1) Các ngành được hưởng ưu đãi khi đầu tư:

- Sản xuất vật liệu mới và năng lượng mới, sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin và sản xuất các sản phẩm cơ khí;

- Giống cây trồng, trồng trọt, chăn nuôi và chế biến các sản phẩm nông lâm ngư nghiệp, làm muối, tạo giống cây và vật nuôi mới.

- Sử dụng công nghệ cao và kĩ thuật tiên tiến, bảo vệ môi trường sinh thái và nghiên cứ, phát triển cũng như tạo ra công nghệ cao.

- Các ngành cần nhiều lao động

- Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng và các dự án công nghiệp quan trọng có qui mô lớn.

- Phát triển giáo dục, đào tạo, sức khỏe, thể thao, thể lực và văn hóa Việt Nam

- Phát triển các sản phẩm và ngành nghề truyền thống

- Các ngành sản xuất và dịch vụ khác

(2) Các vùng được nhận ưu đãi khi đầu tư:

- Các vùng có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn như vùng núi, vùng sâu, vùng xa hoặc vùng kém phát triển.

- Các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro