cac ngtac danh thue va quyen thu thue

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

II Các NGUYÊN Tắc ĐÁNH THUẾ Và QUYỀNTHU THUẾ CỦA NHÀ Nước

1 Các nguyên tắc đánh thuế của nhà nước

Nguyên tắc đánh thuế của nhà nước là hệ thống q anđiểm chỉ đạo chi phối sâu sắc việc đề ra hoặc xoá hệthống thuế của một quốc gia, có ảnh hưởng trực kế ới quátrình vận hành của hệ thống pháp luật thuế. liên quanđến quyền lợi trực tiếp của người nộp th/huvà nhà nước. Người nộp thuế (dù thuế trực thu hay thuế gián thu) đều phảitrích một phần tài sản để chuyển cho nhà nước mà không thểkhước từ hay trì hoãn. Ngược lại, nhà nước nào cũng phảimong chờ nguồn thu từ thuế để đảm bảo nguồn vật chất đầuvào cho việc thực hiện chức năng nhiệm vụ. RÕ ràng, việcthu nộp thuế ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cả hailoại chủ thể. Yêu cầu đặt ra là việc thu nộp thuế phải đạt tớimục tiêu sao cho lợi ích của cả hai bên đều đạt được hoặc cóthể chấp nhận được (về phía người nộp thuê). Vì vậy, nhữngtư tưởng xuyên suốt quá trình ban hành văn bản pháp luậtthuế, quá trình thu nộp thuế cần phải được làm rõ và quyđịnh pháp luật phải thể hiện rõ tư tưởng này. Nếu không xácđịnh hoặc xác định không đúng nguyên tắc đánh thuế, nhànước sẽ không nhận được sự ủng hộ của dân chúng, thể hiệndưới nhiều hình thức khác nhau như chống thuế hoặc trốnthuế. Có nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra nguyên tắc đánhthuế nhưng nổi tiếng nhất là nguyên tắc của A damSmith"bình đảng, xác thực, tiện lợi và ít tốn kém". Một số nguyêntắc cơ bản sau đây cần phải được tuân thủ:

Thứ nhất, đánh thuế phải đảm bảo công bằng.

Nội dung của nguyên tắc công bằng là mọi đối tượng cónăng lực chịu thuế đều phải nộp thuế và mọi người có điềukiện liên quan đến thuế như nhau phải được đối xử về thuếnhư nhau. Trường hợp có sự khác nhau về điều kiện, tínhcông bằng vẫn được đảm bảo. Điều này thể hiện ở chỗ, nếucó điều kiện khác nhau thì những đối tượng khác nhaunhưng cùng loại, phải được đối xử với nhau tương xứng.(l)

Nguyên tắc công bằng phải được thể hiện xuyên suốt hệthống pháp luật thuế vì đây không chỉ là nguyên tắc của thuếnói chung mà còn là nguyên tắc cơ bản để xây dựng hệthống pháp luật về thuế. Ở Việt Nam, hệ thống pháp luậtthuế luôn hướng tới và đảm bảo sự công bằng. Các đối tượngcó điều kiện như nhau phải nộp những loại thuế giống nhau.

Mặt khác, những đối tượng được khuyến khích, ưu đãi khi cóđủ điều kiện họ cũng được hưởng sự đối xử ưu đãi tương ứng.

Thứ hai, đánh thuế phải đảm bảo cân bằng lợi ích giữanhà nước và người nộp thuế.

Nội dung của nguyên tắc.này là thuế phải đảm bảo nguồnthu cho ngân sách nhà nước nhưng không được để cho ngườinộp thuế lâm vào tình trạng khốn cùng. Đây là yêu cầu quantrọng để đảm bảo tính "trung lập" của thuế. Nguyên tắc đảmbảo hài hoà lợi ích giữa nhà nước và người nộp thuế hoàntoàn không có nghĩa coi thuế là khoản phân chia lợi ích giữanhà nước và dân chúng theo nghĩa thông thường. Thực hiệnnguyên tắc này, nhà nước sẽ không tạo ra những đòn giángnặng nề cho xã hội, cho người lao động. Điều này xuất phát từviệc suy đến cùng, cho dù là thuế gián thu.:hay thuế trực thuthì loại thuế đó cũng sẽ đánh vào đông đảo dân cư trong xãhội - người lao động. Nếu tổng số thuế phải trả quá lớn, đờisống người dân lao động không được đảm bảo; nền kinh tế sẽbi trì trệ một cách gián tiếp; nguy cơ trốn thuế rất tiềm tàng.

Tuy vậy. hoàn toàn không đơn giản khi xác định thế nào làcan bằng giữa các lợi ích. Đây cũng là một trong những yếutố dễdẫn tới sự thay đổi trong chế độ chính sách thuế.

Nguyên tắc hài hoà lợi ích giữa nhà nước và người nộpthuế có ý nghĩa pháp lý quan trọng khi xác định những nộidung cụ thể của đạo luật thuế, xác định cơ cấu hệ thống phápluật thuế. Chẳng hạn, việc xác định thuế suất, biểu thuế cầnphải được cân nhắc rất kỹ lưỡng để đảm bảo yêu cầu trên.

Việc ban hành mới một loại thuế cũngđược tính toán trên cơsở tổng số tiền thuế phải trả của người dân ở hiện tại vàtương lai, thu nhập của người dân trên tổng số tiền thuế màhọ phải trả... mà không chỉ đơn thuần xuất phát từ nhu cầuchi tiêu của Chính phủ. Về vấn đề này, Montesquieuđã viết:

"Phải vận dụng trí thông minh và tính thận trọng để tínhtoán, điều chỉnh giữa hai phần: phần lấy của dân và phần đểlại cho dân.

Không phải là tính toán cái gì mà dân có thể đóng gópmà cần tính toán dân phải đóng góp cái gì. Nếu tính nhữnggì người dân có thể đóng góp thì phải tính khả năng đónggóp thường xuyên ở mức ít nhất."(l)

Thứ ba, đánh thuế phải đảm bảo dễ hiểu, đạt hiệu quả.

Nội dung của nguyên tắc này là các loại thuế phải đảm rõràng, dễ hiểu cho mọi đối tượng và có tính ổn định đồng thờihệ thống thuế phải được tổ chức sao cho chi phí quản lý thuthuế không cao hơn mức mà mục tiêu đề ra cho phép.

Nguyên tắc đảm bảo dễ hiểu, đạt hiệu quả có tầm quan trọngkhi ban hành một văn bản pháp luật về thuế, văn bản giảithích, hướng dẫn cho các đối tượng có liên quan. Những quyđịnh pháp luật phải đảm bảo tính dễ hiểu cho mọi đối tượngvà cần phải được thực hiện trong một khoảng thời gian dàiổn định. Mặt khác, việc ban hành một loại thuế cũng cầnphải tính tới mối tương quan giữa tổng thu dự tính đạt đượcvà chi phí dự tính phải trả cho việc thu và quản lý thuế.

Thứ tư, đánh Jthuế phải đảm bảo không xảy ra tình trạngmột đối tượng tính thuế phải chịu một loại thuế nhiều lần.

Nguyên tắc này đặt ra yêu cầu hệ thống pháp luật thuếmột quốc gia phải "bóc tách" những phần của đối tượng tínhthuế đã nằm trong diện chín loại thuế đó ở giai đoạn trước.

Bên cạnh đó, hệ thống pháp luật thuế giữa các quốc gia cũngphải tính tới khả năng các nhà đầu tư, công dân của quốc gianày nhưng có đối tượng tính thuế ở một quốc gia khác.

Ở Việt Nam, từ năm 1990 trở lại đây, thực hiện đường lốiđổi mới, hệ thống pháp luật thuế được ban hành và thực hiệnthống nhất cho các đối tượng nộp thuế. Nhà nước Việt Namxác định những nguyên tắc pháp lý cơ bản nêu trên nhưnhững yêu cầu xuyên suất trong việc ban hành pháp luật, tổchức và quản lý thu thuế. Thực hiện các nguyên tắc nêu trên,đã có nhiều luật thuế được ban hành mới nhưng cũng cónhững quy định hoặc loại thuế phải thay. thế do không đảmbảo những nguyên tắc đánh thuế.

2. Nội dung quyền thu thuế của nhà nước

Xuất phát từ luận điểm cơ bản thuế gắn với nhà nước, điều đó cũng có nghĩa là bất kỳ nhà nước nào cũng có quyềnthu thuế trong phạm vi cai quản của mình. Đây là một nộidung cực kỳ quan trọng của chủ quyền quốc gia - chủ quyềnchính trị pháp lý đã được luật pháp quốc tế công nhận và tôntrọng.(l) Quyền thu thuế của nhà nước là cơ sở quan trọng đểnhà nước có thể ban hành một hệ thống các văn bản phápluật thuế trong nước cũng như giải quyết các vấn đề quốc tếliên quan đến quyền thu thuế.

Nói chung, quyền thu thuế của nhà nước gắn với quyềnlực chính trị của một nước có chủ quyền: trên cơ sở toàn bộkhông gian trong biên giới lãnh thổ của nước đó và côngdân, cư dân của quốc gia có chủ quyền đó. Quyền thu thuếdựa trên yếu tố lãnh thổ (quyền theo lãnh thổ) cho phép nhànước được quyền thu thuế đối với mọi đối tượng đủ điều kiệntrên lãnh thổ quốc gia đó, không phân biệt loại chủ thể.

Quyền thu thuế dựa trên yếu tố con người (quyền theoquốc tịch) cho phép nhà nước được thu thuế đối với mọicông dân của quốc gia đó, không phân biệt đối tượng nàyđang cư trú hay không cư trú trên lãnh thổ quốc gia.

Việc nghiên cứu quyền thu thuế của quốc gia có ý nghĩaquan trọng, đặc biệt trong giai đoạn các hoạt động kinh tếquốc tế ngày càng trở nên phổ biến và đa dạng hơn. Bêncạnh đó các quyền cơ bản, nguyên tắc cơ bản của quốc giavà quốc tế vẫn luôn phải tôn trọng và thực hiện. Xét ở khíacạnh kinh tế, quyền thu thuế của nhà nước là cơ sở đảm bảoổn định nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Xét Ở khía cạnhlập pháp, việc xác định đúng và áp dụng quyền thu thuế củanhà nước giúp cho nhà làm luật tránh được tình trạng bỏ sótnguồn thu hoặc không đảm bảo bình đẳng về nghĩa vụ củangười nộp thuế.

Hiện nay nhiều nước trên thế giới đều đang áp dụng đồngthời cả hai quyền năng trên, chỉ có một số ít nước áp dụngmột trong hai nguyên tắc đó. Bên cạnh đó, các quốc gia sửdụng uyển chuyển hai nguyên tắc này để áp dụng cho từngloại thuế cụ thể, đặc biệt đối với thuế thu nhập. Việc cácquốc gia phổ biến lựa chọn áp dụng đồng thời cả hai quyềnthu thuế sẽ dẫn tới khả năng gây ra những gánh nặng mớicho người dân (hiện tượng đánh thuế trùng). Giải quyết tìnhtrạng trên, các quốc gia phải có những thỏa thuận nhằmtránh đánh thuế trùng. ~

Ở Việt Nam, trong giai đoạn hiện nay, thực tế Nhà nướcđang áp dụng cả hai quyền thu thuế theo lãnh thổ và theoquốc tịch. Chẳng hạn, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặcbiệt, xuất nhập khẩu đánh vào mọi đối tượng sản xuất 'kinhdoanh trên lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt "người" nộpthuế là công dân Việt Nam hay không phải là công dân ViệtNam. Bên cạnh đó, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thunhập đối với người có thu nhập cao lại áp dụng đối với các tổchức cá nhân Việt Nam không chỉ đang sinh sống trên làthổ Việt Nam mà còn áp dụng đối với "người" Việt N Ởnước ngoài. Việc áp dụng quyền thu thuế đã dẫn đến hiệuthay đổi trong các quy định của hệ thống pháp lựa huế ở Việt Nam trong các giai đoạn cụ thể khác nhau.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro