Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật XHCN?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 4: Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật XHCN?

Trả lời:

+ Nguyên tắc tất cả các quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân: Nguyên tắc này đòi hỏi nội dung của pháp luật cũng như hoạt động tổ chức thực hiện, áp dụng pháp luật phải thể hiện tính toàn quyền nhân dân, quán triệt tư tưởng nhân dânlà chủ thể cao nhất của quyền lực nhà nước. Nguyên tắc này là tư tưởng xuyên suốt trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt là Hiến pháp với tư cách là đạo luật cơ bản (Điều 2 HP 1992)

+ Nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa: Pháp luật xã hội chủ nghĩa phải thể hiện các phương diện của nền dân chủ như mở rộng quyền tự do, dân chủ cho công dân; định ra những hình thức và biện pháp hữu hiệu để nhân dân tham gia quản lí các công việc của nhà nước; trừng trị nghiêm khắc những hành vi vi phạm các quyền tự do, dân chủ của công dân. Mặt khác, pháp luật cần điều chỉnh chặt chẽ địa vị pháp lí của các thiết kế trong hệ thống chính trị, đặc biệt là nhà nước, xác lập mối quan hệ đúng đắn giữa các thiết chế đó, tạo điều kiện để chúng thực sự trở thành những thể chế của nền dân chủ.

+ Nguyên tắc nhân đạo: Thể hiện ở chỗ tất cả hệ thống pháp luật phải thấm nhuần sự quan tâm đối với con người. Con người là trung tâm của mọi đường lối chính sách và pháp luật. Nó không chỉ là phương tiện đảm bảo tính mạng, sức khoẻ của con người mà còn tạo ra mọi điều kiện để mỗi người tự mình xây dựng một cuộc sống hạnh phúc. Khi truy cứu trách nhiệm pháp lí, pháp luật không có mục đích gây đau khổ về mặt thể xác hoặc hạ thấp danh dự các nhân, mà mong muốn giáo dục con người trở về với cuộc sống lương tthiện.

+ Nguyên tắc thống nhất giữa các quyền và nghĩa vụ: Nguyên tắc này xuất phát từ chỗ trong xã hội ta không thừa nhận đặc quyền của bất kì ai, không ai có đặc ân được hưởng nhiều quyền mà lại không phải thực hiện nghĩa vụ, Mặt khác, cũng không ai chỉ có thực hiện nghĩa vụ mà không hưởng quyền. Điều 51 Hiến pháp 1992 quy định: Quyền và nghĩa vụ công dân không tách rời nghĩa vụ công dân. Trong xây dựng pháp luật, khi xác định địa vị pháp lí của các chủ thể pháp luật, cần quán triệt tư tưởng: quyền phải đi đôi với nghĩa vụ, có quyền phải có nghĩa vụ và ngược lại, quyền và nghĩa vụ phải tương ứng, phù hợp với nhau. Nguyên tắc có ý nghĩa với tất cả mọi người, không kể giữ chức vụ nào, khi vi phạm pháp luật đều phải chụi trách nhiệm pháp lí.

+ Nguyên tắc công bằng: Đây là nguyên tắc bao trùm của pháp luật bởi pháp luật theo nghĩa chân chính và công lí. Công bằng xã hội là sự công bằng trong quan hệ của các thành viên xã hội mà tiêu chuẩn cơ bản của nó là lợi ích của con người. Trong phân phối sản phẩm, công bằng có nghĩa là tương quan hợp lí giữa một bên là hành vi của công dân, sự đóng góp công sức lao động của họ cho xã hội và một bên là thái độ, sự đối xử của xã hội. Trong cưỡng chế nhà nước, công bằng có nghĩa là chỉ phải chụi trách nhiệm pháp lí khi có lỗi, mức độ vi phạmvà mức độ trách nhiệm phải tương xứng nhau.

+ Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa: Nguyên tắc này đòi hỏi mọi chủ thể đều có trách nhiệm phải đưa những yêu cầu của pháp luật vào thực tế đời sống; phải xử sự phù hợp với pháp luật. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, bất cứ chủ thể nào có hành vi vi phạm pháp luật đều bị truy cứu trách nhiệm pháp lí.

+ Nguyên tắc tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và các đạo luật: Điều 146 HP 1992 quy định: "Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là luật cơ bản Nhà nước, có hiệu lực pháp lí cao nhất, mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp". Những đạo luật có hiệu lực thấp hơn Hiến pháp nhưng cao hơn những văn bản dưới luật.

+ Nguyên tắc Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#hiep