CÁC NƯỚC Á PHI VÀ MĨ LA TINH (1945 - 2000)

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

CÁC NƯỚC Á PHI VÀ MĨ LA TINH (1945 – 2000)

Bài 3

CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á

I. Những nét chung về khu vực Đông Bắc Á

- Là khu vực rộng lớn, đông dân nhất thế giới. Trước CTTGII, hầu hết các nước này (trừ Nhật) đều bị CNTD nô dịch

- Sau CTTGII khu vực này có nhiều chuyển biến:

+ Cách mạng Trung Quốc thắng lợi, nước CHND Trung Hoa ra đời (10/1949)

+ Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt và tách thành hai nhà nước riêng biệt là Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên.

+ Sau chiến tranh các nước Đông Bắc Á đều bắt tay xây dựng phát triển kinh tế và đạt nhiều thành tựu to lớn.

II. Trung Quốc

1. Sự thành lập nước CHND Trung Hoa và thành tựu 10 năm đầu xây dựng chế độ mới (1949-1959)

a- Sự thành lập:

+ Cuộc nội chiến giữa Đảng quốc dân và ĐCS 1946 – 1949.

+ Cuối năm 1949, nội chiến kết thúc với thắng lợi thuộc về ĐCS.

+ Ngày 1- 10 - 1949 nước CHND Trung Hoa được thành lập, do Mao Trạch Đông đứng đầu.

- Ý nghĩa:

+ CMDTDC ở Trung Quốc thắng lợi, chấm dứt ách thống trị của ĐQ , xóa bỏ mọi tàn dư của chế độ phong kiến.

+ Làm tăng cường lực lượng CNXH trên TG, ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào cách mạng thế giới.

b. Mười năm đầu XD chế độ mới 1949 - 1959

- Nhiệm vụ: đưa Trung Quốc thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, vươn lên phát triển về mọi mặt

- Thành tựu:

+ 1950-1952: hoàn thành khôi phục kinh tế, cải cách ruộng đất, cải tạo công thuwong nghiệp,…

+ 1953 – 1957: thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm. Kinh tế, VH, GD đều có bước phát triển.

+ Thi hành chính sách đối ngoại tích cực, nhằm củng cố hòa bình và thúc đẩy sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.

2. Trung Quốc 20 năm không ổn định (1959 – 1978)

- Đối nội:

+ Không ổn định về mọi mặt+ Nguyên nhân: từ 1959, thực hiện đường lối “ba ngọn cờ hồng”, cuộc “đại cách mạng văn hóa”.

- Biểu hiện:

+ Kinh tế: SX ngừng trệ, nạn đói diễn ra trầm trọng.

+ Chính trị: không ổn định.

+ Xã hội: hỗn loạn, đ/s nd khó khăn.

- Đối ngoại:

+ Ủng hộ cuộc đấu tranh chống Mỹ của nhân dân Việt Nam, ủng hộ cuộc đấu tranh GPDT của nhân dân Á, Phi, MLT.

+ Xung đột biên giới với Liên Xô, Ấn Độ, hòa dịu với Mĩ.

3. Công cuộc cải cách mở cửa từ năm 1978

* Đường lối cải cách – mở cửa:

- 12/1978, Đại hội ĐCS Trung Quốc đã đề ra đường lối cải cách mở cửa

- Nội dung: Lấy phát triển kinh tế làm trung tâm, tiến hành cải cách mở cửa…

* Thành tựu:

- Kinh tế: tiến bộ nhanh chóng, tốc độ tăng trưởng cao, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.

- KH-KT, văn hóa, giáo dục: đạt nhiều thành tựu nổi bật.

- Đối ngoại:

+ Bình thường hóa quan hệ với LX, MC, ÂĐ, Việt Nam.

+ Mở rộng quan hệ hợp tác với hầu hết các nước trên thế giới

+ Có nhiều đóng góp trong giải quyết tranh chấp quốc tế

* Ý nghĩa:

- Chứng minh sự đúng đắn của đường lối cải cách mở cửa, tăng sức mạnh và vị thế quốc tế của TQ.

- Là bài học quý cho những nước đang xây dựng CNXH, trong đó có Việt Nam.

Bài 4 - CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ

I. Các nước Đông Nam Á

1. Sự thành lập các quốc gia độc lập sau chiến tranh thế giới thứ hai.

a. Vài nét chung về quá trình đấu tranh giành độc lập

- Sau CTTGII, các nước ĐNA liên tục đấu tranh giành độc lập:

+ 17-8-1945: nước CH Inđônêxia ra đời

+ 2-9-1945: nước Việt Nam DCCH được thành lập

+ 12-10-1945: Lào tuyên bố độc lập.

+ Ngoài ra nhân dân ở nhiều nước cũng đã giải phóng nhiều vùng rộng lớn: Miến Điện, Mã Lai, Philippin.

+ Tiếp đó nhân dân ĐNA tiến hành kháng chiến chống TD Âu – Mĩ quay trở lại xâm lược và đều giành được thắng lợi: Việt Nam (Pháp, Mĩ), Mĩ phải công nhận độc lập của Philippin, Mã Lai, Miến Điện, Singgapo, Brunây (1984).

b. Lào (1945-1975)

* Giai đoạn 1 (1945 – 1954) : kháng chiến chống TD Pháp

- 23-8-1945 nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền.

- 12 – 10 – 1945: Chính phủ Lào tuyên bố độc lập.

- 3-1946: TD Pháp trở lại xâm lược Lào

- Dưới sự lãnh đạo của ĐCS Đông Dương và sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, cuộc kháng chiến của Lào ngày càng phát triển.

- 7/1954: Pháp kí hiệp định Giơnevơ công nhận nền độc lập, chủ quyền, và toàn vẹn lãnh thổ của Lào.

* Gđ 2 (1954 – 1975): kháng chiến chống đế quốc Mĩ .

- Dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Lào, cuộc đấu tranh chống Mĩ diễn ra trên cả 3 mặt trận: quân sự, chính trị, ngoại giao.

- Quân và dân Lào lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến tranh của Mỹ, đến đầu những năm 70, vùng giải phóng đã mở rộng với 4/5 lãnh thổ.

- 21-2-1973 các phái ở Lào đã thoả thuận ký Hiệp định Viêng Chăn, lập lại hòa bình và thực hiện hòa hợp dân tộc ở Lào.

- Từ 5 – 12/1975: quân và dân Lào nổi dậy giành chính quyền trong cả nước.

- 2-12-1975: nước CHDCND Lào được thành lập.

c. Campuchia (1945 – 1993)

* Giai đoạn 1945 – 1954: nhân dân Campuchia kháng chiến chống Pháp

- 10/1945 Pháp trở lại xâm lước CPC.

- Dưới sự lãnh đạo của ĐCS ĐD, từ 1951 là Đảng Nhân dân cách mạng CPC, nhân dân Campuchia tiến hành kháng chiến chống Pháp.

- 9-11-1953: Chính phủ Pháp kí Hiệp ước trao trả độc lập cho CPC, nhưng quân Pháp vẫn chiếm đóng Campuchia.

- 7/1954: Pháp kí hiệp định Giơnevơ công nhận nền độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia.

* Giai đoạn 1954 – 1975: CP Xihanuc thực hiện đường lối hòa bình, trung lập.

- 18-3-1970: CP Xihanuc bị lật đổ bởi các thế lực tay sai của Mĩ, nhân dân CPC tiến hành kháng chiến chống Mĩ.

- 17-4-1975: Phnompenh được giải phóng, cuộc kháng chiến chống Mĩ của nhân dân CPC thắng lợi

* Giai đoạn 1975-1979: Đấu tranh chống tập đoàn Khơme đỏ.

- 1975-1979: được sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, nhân dân CPC đã nổi dậy đánh đổ tập đoàn Khơme đỏ

-7-1-1979: Phnompenh được giải phóng, nước CHND Campuchia được thành lập.

* Giai đoạn 1979 – 1993: diễn ra cuộc nội chiến giữa lực lượng của Đảng NDCM với các phe phái đối lập chủ yếu là lực lượng Khơme đỏ

- 23-10-1991: Hiệp định hòa bình về Campuchia được kí kết tại Pari.

- 9-1993: Quốc hội mới thông qua hiến pháp, thành lập ra Vương quốc CPC do Xihanúc đứng đầu. Đời sống chính trị-kinh tế CPC bước sang một thời kỳ phát triển mới.

2. Quá trình xây dựng và phát triển của các nước ĐNA

a. Nhóm 5 nước sáng lập ASEAN

chiến lược kinh tế hướng nội

thời gian:thời kỳ đầu sau khi giành độc lập

mục tiêu: nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàng và lạc hậu, xây dựng kinh tế tự chủ

nội dung:đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp sản xuất tiêu dùng nội địa,lấy thị trường trong nước làm chổ dựa để phát triển sản xuất

thành tựu:đáp ứng nhu cầu cơ bản của nhân dân trong nước, giải quyết nạn thất nghiệp chế biến chết tạo

hạn chế: thiếu vốn, nguyên liệu.. công nghệ đời sống con người khó khăn

chiến lược kinh tế hướng ngoại:

thời gian: từ năm 60-70 trở đi

mục tiêu:khắc phục những hạn chế của kinh tế hướng nội

nội dung: tiến hành mở cửa nền kinh tế thu hút vốn đầu tư và kỹ thuật của nước ngoài,sản xuất hàng xuất khẩu, phát triển ngoại thương

thành tựu:tỉ trong công nghiệp cao hơn nông nghiệp , mâu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh

hạn chế: phu thuộc vào vốn thị trường bên ngoài quá lớn, đầu tư bất hợp lý

b. Nhóm các nước Đông Dương

- Sau khi giành độc lập các nước ĐD phát triển theo hướng trung lập nhưng còn nhiều khó khăn

- Từ những năm 80-90 của thế kỉ XX các nước này chuyển sang nền kinh tế thị trường. Bộ mặt kinh tế-xã hội có nhiều biến đổi

c. Các nước khác ở ĐNA

- Brunây: dầu mỏ và khí đốt mang lại nguồn thu nhập lớn. từ giữa những năm 80, CP thi hành chính sách đa dạng hóa nền kinh tế.

- Myanma: sau gần 30 năm đầu thực hiện chính sách hướng nội, kinh tế chậm chạp. cuối 1988 đã tiến hành cải cách kinh tế và “mở cửa” do đó nền kinh tế có sự khởi sắc.

3. Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN

* Hoàn cảnh ra đời:

- Sau khi giành độc lập, nhiều nước trong khu vực bắt tay vào xây dựng kinh tế nhưng gặp khó khăn và thấy cần phải hợp tác với nhau để cùng phát triển.

- Họ muốn hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đới với khu vực.

- Các tổ chức hợp tác khu vực trên thế giới ngày càng nhiều đã cổ vũ các nước ĐNA liên kết với nhau.

-> 8/8/1967 Hiệp hội các nước ĐNA (ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (T.Lan) gồm 5 nước: Inđônêixia, Malaixia, Singapo, Philippin, Thái Lan.

* Quá trình phát triển:

- 1967-1975: non yếu, chưa có vị trí quốc tế.

- 2/1976, Hiệp ước Bali được kí kết -> ASEAN có sự khởi sắc.

- Lúc đầu ASEAN đối đầu với 3 nước Đông Dương. Từ cuối thập niên 80, đối thoại, hòa dịu.

- 1984, Brunây gia nhập ASEAN.

- Tiếp đó, ASEAN kết nạp thêm VN (9/1997), Lào và Myanma (9/1997), CPC (9/1999).

* Vai trò: ASEAN ngày nay càng trở thành tổ chức hợp tác toàn diện và chặt chẽ của khu vực ĐNA, góp phần tạo nên một khu vực ĐNA hoà bình, ổn định và phát triển.

II. ẤN ĐỘ

1. Cuộc đấu tranh giành độc lập

- Sau CTTGII, dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại, cuộc đấu tranh chống thực dân Anh lập phát triển mạnh mẽ.

- Trước sức ép của phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ, thực dân Anh buộc phải nhượng bộ: trao quyền tự trị cho nhân dân Ấn Độ, chia Ấn Độ thành hai quốc gia trên cơ sở tôn giáo:

- 15-8-1947: hai nhà nước tự trị Ấn Độ và Pakixtan được thành lập

- Không thỏa mãn, Đảng Quốc Đại tiếp tục lãnh đạo nhân dân đấu tranh giành độc lập (1948 – 1950)

- 26-1-1950: Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa.

- Ý nghĩa: Sự ra đời của nước cộng hòa Ấn Độ đánh dấu thắng lợi to lớn của nhân dân Ấn Độ, có ảnh hưởng quan trọng đếnn phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.

2. Công cuộc xây dựng đất nước

- NN: tiến hành cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp => kết quả: từ giữa những năm 70 của TK XX, ÂĐ đã tự túc được lương thực; từ năm 1995 là nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 trên thế giới

- CN: trong những năm 80 đứng thứ 10 trong những nước SX CN lớn nhất thế giới: chế tạo máy móc, hóa chất, máy bay, tàu thủy,…

- KHKT, VH, giáo dục: có bước tiến nhanh chóng như công nghệ phần mềm, hạt nhân, vũ trụ,…Cuộc “cách mạng chất xám” đã đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới.

- Đối ngoại: theo đuổi chính sách hòa bình, trung lập tích cực, ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc ; 7-1-1972 đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam .

Bài 5 - CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MĨ LA TINH

I. CÁC NƯỚC CHÂU PHI

1. Vài nét về cuộc đấu tranh giành độc lập

- Sau CTTGII, phong trào đấu tranh giành độc lập bùng nổ mạnh mẽ ở châu Phi.

- Phong trào đặc biệt phát triển từ những năm 50 trở đi, trước hết là khu vực Bắc Phi, sau đó lan ra các nơi khác, hàng loạt nước giành độc lập như Ai Cập (1953), Li Bi (1952), Angiêri (1962), Tuynidi, Marốc, Xuđăng (1956), Gana (1957), Ghinê (1958)…

- Năm 1960, được ghi nhận là “năm châu Phi” với 17 nước (Tây Phi, Đông Phi và Trung Phi) giành độc lập.

- Năm 1975 cách mạng Môdămbích và Ăng-gô-la giành thắng lợi -> đánh dấu sự sụp đổ căn bản của CNTD cũ cùng hệ thống thuộc địa của nó ở châu Phi.

- Từ sau năm 1975, nhân dân thuộc địa còn lại hoàn thành đấu tranh đánh đổ CNTD cũ, giành độc lập và quyền sống con người:

+ Cuộc đấu tranh giành thắng lợi và các nước CH ra đời ở Dimbabuê (4/1980), Nammibia (3/1991)

+ Ở Nam Phi (4/1994) chấm dứt chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai) dã man ở nước này

2. Tình hình phát triển kinh tế-xã hội

- Thành tựu: xây dựng và phát triển kinh tế xã hội đạt được những thành tựu bước đầu.

- Khó khăn: lạc hậu, không ổn định: xung đột về sắc tộc và tôn giáo, đảo chính, nội chiến,...

- Tổ chức thống nhất Châu Phi (OAU) thành lập (5/1963), đến 2002 đổi thành liên minh Châu Phi (AU) . có nhiều chương trình phát triển của châu lục

II. CÁC NƯỚC MĨ LATINH

1. Vài nét về quá trình giành và bảo vệ độc lập

- Sau CTTG II, Mĩ tìm cách biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ. Vì thế cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển.

- 1-1-1959 cách mạng Cuba thắng lợi đã lật đổ chế độ độc tài Batixta, thành lập nước Cộng hòa Cuba, do Phi-đen đứng đầu

- Từ thập niên 60 – 70, phong trào đấu tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ ở khu vực này ngày càng phát triển và giành nhiều thắng lợi.

- Hình thức đấu tranh phong phú => Mĩ Latinh trở thành “lục địa bùng cháy”. Họ lần lượt lật đổ chế độ độc tài phản động giành lại chủ quyền dân tộc.

2. Tình hình phát triển kinh tế-xã hội

- Sau khi khôi phục độc lập, chủ quyền các nước Mĩ Latinh tiến hành xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội đạt được nhiều thành tựu quan trọng: Braxin, Achentina, Mehicô thành nước công nghiệp mới (NIC).

- Thập niên 80, các nước Mĩ Latinh gặp nhiều khó khăn: kinh tế suy thoái, nợ nước ngoài, lạm phát,…

- Thập niên 90, kinh tế Mĩ Latinh có chuyển biến tích cực hơn, thu hút vốn đầu tư lớn của nước ngoài. Tuy nhiên những khó khăn đặt ra còn rất lớn như: mâu thuẫn xã hội, nạn tham nhũng,…

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro