các pp nghiên cứu mô tả

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 13: Trình bày được các phương pháp nghiên cứu mô tả.

Có 4 phương pháp nghiên cứu mô tả là:

- Mô tả một trường hợp bệnh.

- Mô tả một chùm bệnh (hay một đợt bệnh).

- Điều tra ngang.

- Nghiên cứu tương quan.

a) Mô tả một trường hợp bệnh-báo cáo trường hợp bệnh (Case-Reports)

- Báo cáo trường hợp bệnh là mô tả diễn biến của một bệnh cụ thể từ đó thấy được những vấn đề khác thường của bệnh và dẫn đến hình thành giả thuyết.

- Báo cáo trường hợp bệnh là phương pháp nghiên cứu phổ biến trong nghiên cứu y học. Báo cáo này nhằm cung cấp thông tin về một hiện tượng y học bất thường như điểm khởi đầu cho một loại bệnh mới hay là ảnh hưởng ngược lại (tác dụng phụ) của một số thuốc chữa bệnh đặc biệt.

- Hạn chế cơ bản của phương pháp là dựa trên tiến triển bệnh chỉ của một người, cho nên sự có mặt của bất kỳ yếu tố nguy cơ nào cũng chỉ là một sự trùng hợp ngẫu nhiên.

- Báo cáo trường hợp bệnh rất có ích trong việc hình thành giả thuyết, mặc dù nó không có khả năng kiểm tra được sự có mặt của một kết hợp thống kê.

b) Báo cáo trùm bệnh - Đợt bệnh (Case Series)

- Báo cáo đợt bệnh là việc thu thập báo cáo trường hợp bệnh của nhiều cá thể cùng xảy ra trong một thời gian ngắn.

- Báo cáo đợt bệnh có tầm quan trọng trong dịch tễ học vì nó thường được áp dụng để phát hiện sớm sự bắt đầu xuất hiện của vụ dịch hay một bệnh mới.

- Hạn chế cơ bản của phương pháp là dù cho có số trường hợp bệnh đủ lớn để xác định về mặt số lượng, tần số phơi nhiễm nhưng thiếu nhóm so sánh và làm cho việc gợi ý một sự kết hợp không rõ ràng trong thực tế.

- Báo cáo đợt bệnh rất có ích trong việc hình thành giả thuyết nhưng cũng không có khả năng kiểm tra được sự có mặt của một kết hợp thống kê.

c) Điều tra ngang - Điều tra mắc bệnh toàn bộ (Cross-Sectional surver)

- Điều tra ngang là một nghiên cứu trong đó tình trạng bệnh và phơi nhiễm được đánh giá đồng thời ở một quần thể nhất định trong một thời gian cụ thể.

- Điều tra ngang cung cấp thông tin về tỷ lệ mắc bệnh toàn bộ (cấp hoặc mạn tính), tình trạng mất khả năng lao động, việc sử dụng các dịch vụ y tế. Các đặc trưng về cá nhân và nhân khẩu học.

- Điều tra ngang có thể được tiến hành dưới dạng một cuộc điều tra sức khoẻ của một quần thể, thông qua một cuộc chọn mẫu ngẫu nhiên các cá thể từ một quần thể. Các cá thể được chọn nghiên cứu được hỏi theo bảng câu hỏi chuẩn mực và thống nhất về tình trạng sức khoẻ, dinh dưỡng, các đặc trưng cá nhân, điều kiện kinh tế, văn hoá, gia đình, thói quen, lối sống, việc sử dụng các dịch vụ y tế... Đồng thời các đối tượng cũng được khám sức khỏe và xét nghiệm. Qua điều tra, chúng ta có được thông tin về tỷ lệ mắc bệnh toàn bộ, cấp hay mạn tính. Ví dụ: Tỷ lệ bệnh đường hô hấp, bệnh tăng Cholesteroi trong máu...

- Điều tra ngang cũng có thể được sử dụng để biết được tình trạng mắc bệnh hay sức khoẻ của một quần thể xác định như khám tuyển sức khoẻ công nhân, nhập trường hay khi về hưu...

- Hạn chế của điều tra ngang là phơi nhiễm và tình trạng bệnh được đánh giá ở một thời điểm vì vậy nhiều trường hợp bệnh xảy ra không thể xác định được là do phơi nhiễm quá nhiều với yếu tố nguy cơ hay phơi nhiễm chỉ là hậu quả của bệnh.

- Trong một số trường hợp đặc biệt, điều tra ngang có thể được coi là một kiểu nghiên cứu phân tích để kiểm tra một giả thuyết về dịch tễ học. Đó là khi giá trị hiện tại của các thông số phơi nhiễm không thay đổi theo thời gian và nó đại diện cho giá trị lúc bắt đầu bị bệnh (nhưng thông số đó thường bao gồm các yếu tố có từ lúc mới sinh ra, như nhóm máu, màu mắt...)

Điều tra ngang cung cấp "hình ảnh chụp nhanh" về diễn biến sức khoẻ của một cộng đồng ở thời điểm nhất định. Những số liệu này rất có giá trị cho những người làm y tế cộng đồng trong việc đánh giá tình trạng sức khoẻ và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của nhân dân.

d) Nghiên cứu tương quan - Nghiên cứu các hình thái của bệnh trong quần thể (Correlational Study)

- Nghiên cứu tương quan là mô tả mối tương quan của một bệnh với một yếu tố mà ta quan tâm như: tuổi, giới, việc sử dụng các dịch vụ y tế...

Hệ thống tương quan ký hiệu bằng r: Là thông số mô tả quan hệ trong nghiên cứu tương quan giữa phơi nhiễm và bệnh, điều đó có nghĩa là mỗi thay đổi về mức độ phơi nhiễm, tần số mắc bệnh tăng hay giảm tương ứng giá trị của hệ số tương quan có thể thay đổi từ -1 đến +1.

- Nhược điểm chính của nghiên cứu tương quan là không có khả năng nối liền phơi nhiễm với bệnh ở từng cá thể riêng biệt, thiếu khả năng kiểm soát ảnh hưởng của các yếu tố gây nhiễu vì thế sự có mặt của tương quan không có nghĩa là không có sự kết hợp thống kê chặt chẽ. Ngoài ra nghiên cứu tương quan chỉ mô tả mức phơi nhiễm trung bình của quần thể chứ không mô tả mức phơi nhiễm của từng cá thể. Trong khi đó có sự kết hợp tuyến tính: Âm tính hay dương tính tuyệt đối nó có thể che dấu một quan hệ phức tạp hơn giữa phơi nhiễm và bệnh.

- Nghiên cứu tương quan là bước đầu tiên trong việc điều tra giữa phơi nhiễm và bệnh. Nghiên cứu tương quan có thể được tiến hành nhanh, không tốn kém thường hay sử dụng các thông tin có sẵn về nhân khẩu học, sử dụng dịch vụ y tế, tỷ lệ bệnh, tử vong... với số liệu sẵn có của các chương trình đã được giám sát hay sổ sách đăng ký khám chữa bệnh có thể cho phép so sánh tỷ lệ bệnh ở các vùng địa dư khác nhau.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#huongxjnh