Cac thiet giap ham lop Nelson va Repulse

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Loại tàu:Thiết giáp hạm

Lớp trước:N3 (kế hoạch) Revenge (thực tế)

Lớp sau:King George V

Xưởng đóng tàu:Armstrong Whitworth, Walker Cammell Laird & Company, Birkenhead

Thời gian chế tạo:1922 - 1927

Thời gian hoạt động:1927 - 1947

Số tàu hoàn tất:2

Số tàu nghỉ hưu:2

Các đặc tính chung[1]

Lượng rẽ nước:33.950 tấn (tiêu chuẩn);38.000 tấn (đầy tải)

Chiều dài: 201 m (660 ft) mực nước 216,4 m (710 ft) chung

Mạn thuyền:32,3 m (106 ft)

Tầm nước: 8,7 m (28 ft 6 in) tiêu chuẩn;9,6 m (31 ft 6 in) (đầy tải)

Lực đẩy:4 × Turbine hơi nước Brown-Curtis 8 × nồi hơi Yarrow, áp suất 1.700 kPa (250 psi) 2 × trục công suất 45.000 mã lực (33,5 MW)

Tốc độ:42,6 km/h (23 knot)

Tầm xa:30.000 km ở tốc độ 22 km/h(16.500 hải lý ở tốc độ 12 knot)hoặc 10.000 km ở tốc độ 42,6 km/h(5.500 hải lý ở tốc độ 23 knot)

Quân số:1.361

Vũ khí:9 × pháo BL 406 mm (16 inch) Mk I (3×3)12 × pháo BL 152 mm (6 inch) Mk XXII (6×2)6 × pháo QF 4,7 inch Mk VIII24 × pháo phòng không QF 2 pounder 40 mm (3×8) 16 × súng máy 12,7 mm (0.5 inch) Mk.III "Vickers" (4×4)2 × ống phóng ngư lôi 622 mm (24,5 inch) Mk.I

Vỏ giáp:Đai giáp: 227-355 mm (9-14 inch)Sàn giữa: 158 mm (6,25 inch) trên hầm đạn, 76 mm (3 inch) trên động cơSàn dưới: 158 mm (6,25 inch) trên bánh lái.Vách ngăn dọc: 38 mm (1,5 inch)Tháp pháo 16 inch: 178-406 mm (7-16 inch)Tháp pháo 6 inch: 25-38 mm (1-1,5 inch)Tháp chỉ huy: 190-343 mm (7,5-13,5 inch)Tháp điều khiển hỏa lực: 102-152 mm (4-6 inch)

Máy bay:1 (Nelson)/2 (Rodney) × máy bay 1 × máy phóng trên tháp pháo 'B' (Rodney)

Nelson là một lớp thiết giáp hạm bao gồm hai chiếc: Nelson và Rodney của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc, được chế tạo không lâu sau khi Hiệp ước Hải quân Washington năm 1922 có hiệu lực, và tuân thủ theo những giới hạn quy định bởi Hiệp ước này. Chúng là những thiết giáp hạm Anh duy nhất được chế tạo giữa lớp Revenge đặt hàng năm 1913 và lớp King George V đặt hàng năm 1936.Những chiếc trong lớp được đặt tên theo các vị Đô đốc Anh nổi tiếng: George Brydges Rodney của trận mũi St. Vincent và Horatio Nelson, người chiến thắng các trận Nile và Trafalgar.Để phù hợp với những giới hạn của Hiệp ước Washington, những con tàu này có một thiết kế bất thường với nhiều đặc tính mới lạ. Chúng thường được xem là những thiết giáp hạm hiệp ước đầu tiên.Lớp Nelson khá độc đáo đối với truyền thống chế tạo thiết giáp hạm Anh, là những chiếc duy nhất mang dàn pháo chính cỡ 406 mm (16 inch), và cũng là những chiếc duy nhất mang toàn bộ dàn pháo chính phía trước cấu trúc thượng tầng.Được đưa ra hoạt động trong những năm 1927-1930, những chiếc trong lớp Nelson đã phục vụ rộng rãi tại Đại Tây Dương, Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Rodney trở nên nổi tiếng do vai trò nổi bật trong việc đánh chìm thiết giáp hạm Đức Bismarck vào tháng 5 năm 1941. Cả hai chiếc đều bị tháo dỡ trong những năm 1948-1949.

Bối cảnh lịch sử

Trận Jutland đã chỉ ra giá trị của hỏa lực và sự bảo vệ bằng vỏ giáp so với tốc độ và sự cơ động;[2] vì vậy, thế hệ tàu chiến Anh Quốc tiếp theo sau đã tích hợp những bài học này.Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc, Bộ Hải quân vạch ra những kế hoạch cho những chiếc tàu chiến-tuần dương và thiết giáp hạm đồ sộ có, vỏ giáp nặng, to hơn và mạnh hơn nhiều so với mọi tàu chiến trước đó. Lớp tàu chiến-tuần dương G3 sẽ trang bị cỡ pháo 406 mm (16 inch); và lớp thiết giáp hạm N3 sẽ có chín khẩu pháo 457 mm (18 inch), sẽ là những tàu chiến mạnh nhất nổi trên mặt nước. Hải quân Hoàng gia Anh có kế hoạch duy trì sự thống trị trên mặt biển trong cuộc chạy đua vũ trang đang bùng phát, bất chấp những tàu chiến lớn đang được trù định tại Nhật Bản và Hoa Kỳ.[3]Việc phát triển bất ngờ bị cắt giảm bởi Hiệp ước Hải quân Washington năm 1922, vốn đã làm ngưng lại cuộc chạy đua vũ trang hải quân. Bốn chiếc tàu chiến-tuần dương đã đặt hàng bị hủy bỏ; một số vật liệu cần thiết sau đó đã được sử dụng cho Nelson và Rodney. Hiệp ước giới hạn trọng lượng rẽ nước của thiết giáp hạm thuộc mọi quốc gia ở mức 35.000 tấn và cỡ pháo tối đa 406 mm (16 inch). Người Anh đã thành công trong việc đảm bảo là định nghĩa về trọng lượng rẽ nước tối đa - mệnh danh "trọng lượng rẽ nước tiêu chuẩn" - không bao gồm nhiên liệu và nước cấp cho nồi hơi. Họ đã tranh luận về chiến lược trải rộng của Đế quốc Anh có nghĩa là những con tàu của họ phải mang theo nhiều hơn nhiên liệu và nước, và họ không thể bị thiệt hại so với những nước như Pháp và Ý, vốn hoạt động gần hơn các căn cứ của chúng. Kết quả là, có thể tích hợp những đai giáp chống ngư lôi bên trong đổ đầy nước, chỉ góp thêm phần trọng lượng "khô" (tiêu chuẩn) và do đó không tính vào giới hạn của Hiệp ước.[3]

Thiết kế

Những giới hạn của Hiệp ước chắn chắn dẫn đến những thỏa hiệp trong thiết kế của hai chiếc tàu chiến mới, và kết quả là lớp Nelson phải hy sinh động lực và tốc độ để được trang bị vũ khí và bảo vệ tốt. Chúng thường được gọi là lớp "cây anh đào",[4] do "bị cắt giảm bởi Washington". Nhu cầu giới hạn trọng lượng rẽ nước đã đưa đến một thiết kế tàu chiến mới từ căn bản, được rút ra từ các thiết kế G3 và N3. Nhằm giảm trọng lượng của vỏ giáp, các tháp pháo chính được bố trí toàn bộ phía trước, rút ngắn chiều dài của vỏ giáp cần thiết. Các lớp G3 và N3 bố trí hai tháp pháo phía trước và một phía sau cầu tàu, nhưng trên lớp Nelson, chúng được dồn hết về một đầu, khi cả ba tháp pháo được bố trí phía trước cầu tàu; khi tháp súng 'B' bố trí bên trên tháp pháo 'A', còn tháp pháo 'Q' trên sàn tàu chính phía sau tháp 'B', nên không thể bắn trực tiếp ra trước mũi hay sau đuôi tàu.Dàn pháo hạng hai được bố trí trên các tháp súng kín nước được điều khiển trung tâm ngay trên sàn tàu chính và được nhóm về phía sau - một yếu tố cải tiến khác vay mượn từ thiết kế của G3 và N3.[3]Trọng lượng vỏ giáp cũng được giới hạn bằng cách sử dụng đai giáp bên trong nghiêng. Độ dốc giúp gia tăng bề dày tương đối của đai giáp đối với một đầu đạn bắn tới. Cách sắp đặt bên trong được dự định để cung cấp một đường đi đề kháng kém hướng áp lực nổ của quả ngư lôi hướng ra ngoài con tàu bằng những tấm thép dời chỗ được, mặc dù biện pháp này không thành công. Vỏ bên ngoài của lườn tàu không được bọc giáp: lớp vỏ ngoài được dự tính làm kích nổ quả đạn pháo vốn sẽ phát nổ bên ngoài vỏ giáp. Sơ đồ vỏ giáp được thiết kế theo nguyên tắc "tất cả hoặc không có gì"; các khu vực được bảo vệ tốt hoặc là không bảo vệ gì cả, loại bỏ nhiều độ dày vỏ giáp trung gian thường thấy trên các thiết kế cũ trước đây. Lần đầu tiên một thiết giáp hạm Anh có một lớp giáp sàn tàu dày duy nhất để bảo vệ chống lại đạn pháo đâm xuyên và bom thả từ máy bay.Hệ thống động lực cũng bị giới hạn do cần thiết về trọng lượng, kích cỡ và công suất, nên chỉ vận hành có hai trục; mọi thiết giáp hạm Anh kể từ chiếc Dreadnought năm 1906 đều có bốn trục. Nhằm để cho khói thoát ra không che khuất cấu trúc thượng tầng, các phòng nồi hơi được di chuyển phía sau các phòng động cơ, và thoát khói vào một ống khói duy nhất - một đặc tính độc đáo khác trong các thiết giáp hạm Anh. Do bị giới hạn về động lực, lườn tàu được cấu tạo theo dạng hiệu quả về thủy động học nhằm đạt được tốc độ tối đa có thể.Cấu trúc thượng tầng lớn có mặt cắt hình tam giác đôi khi được gọi là "Lâu đài Hoàng hậu Anne", do kiểu dáng tương tự với tòa nhà cùng tên 14 tầng xây bằng gạch tại vị trí đối diện với Trạm tàu điện ngầm Công viên St. James tại London. Cấu trúc thượng tầng cung cấp chỗ làm việc rộng rãi, kín nước cho các sĩ quan hoa tiêu và mọi sĩ quan hạm đội có mặt trên tàu. Nó còn là một tháp chỉ huy khẩn cấp bên dưới bệ và các bộ dẫn hướng kiểm soát hỏa lực cho dàn pháo chính phía trên đỉnh, nhưng có vỏ giáp nhẹ chỉ đủ chống lại mảnh đạn nhằm nhằm làm nhẹ bớt. Các biện pháp tiết kiệm trọng lượng còn bao gồm việc sử dụng các vật liệu nhẹ như nhôm trong trang bị, và gỗ linh sam thay thế cho gỗ teak để lót sàn, cho dù trong thực tế sàn gỗ teak được trang bị trong những năm 1920, sau khi có mối lo ngại là con tàu không thể bắn một loạt pháo toàn bộ qua mạn tàu mà không gây tổn hại cho cấu trúc của sàn tàu.Lớp Nelson là một thiết kế thỏa hiệp, nên không ngạc nhiên là nó có những khiếm khuyết. Sự sắp xếp của cấu trúc thượng tầng lui về phía sau gây những vấn đề về cơ động khi gió lớn, khi mà cấu trúc thượng tầng gây ra hiệu ứng giống như cánh buồm làm con tàu bị tạt theo chiều gió như cái chong chóng khi di chuyển ở tốc độ thấp. Đây là một vấn đề đặc biệt nguy hiểm trong những cảng đông đúc chật chội, khi con tàu khó cặp cảng. Chúng cũng khó xoay chuyển, và khó bẻ lái khi chạy lùi. Điều này được quy cho là do chỉ có hai trục chân vịt và một bánh lái trung tâm duy nhất ngoài tầm quay của chân vịt. Tuy nhiên khi ở ngoài biển khơi, chúng được báo cáo là hoạt động tốt.Việc bố trí đai giáp nghiêng đã gia tăng sự nguy hiểm của những quả đạn pháo bơi ngầm bên dưới đai giáp. Với những chuyển động của sóng dọc theo lườn tàu hoặc tàu nghiêng do chủ định khi cơ động hoặc do hư hại, con tàu gặp phải nguy cơ từ những quả đạn pháo xâm nhập hầu như không bị ngăn chặn vào các khoang mang tính sống còn. Trong những thông tin được công bố rộng rãi, Bộ Hải quân Anh luôn trình bày lớp vỏ giáp nghiêng sâu hơn là như trong thực tế.Các khẩu pháo 406 mm (16 inch) của dàn pháo chính được bố trí trên những tháp pháo ba nòng, là những thiết giáp hạm Hải quân Hoàng gia duy nhất có đặc tính này. Bản thân các khẩu pháo này cũng tách rời khỏi tiêu chuẩn thiết kế Anh. Khi mà các vũ khí Hải quân Hoàng gia trước đây bắn các đầu đạn với lưu tốc vừa phải, vũ khí trang bị cho Nelson lại đi theo thực hành của người Đức khi có đầu đạn nhẹ hơn với lưu tốc cao. Thay đổi về chính sách này là do những thử nghiệm mà người Anh thực hiện trên các thiết bị của Đức sau chiến tranh, cho dù những thử nghiệm tiếp theo đưa đến kết quả trái ngược; và những vũ khí này chưa bao giờ được xem là thành công như kiểu BL 380 mm (15 inch)/42 caliber Mark I trước đó. Các khẩu pháo này phải chịu đựng độ hao mòn nòng súng đáng kể và độ phân tán lớn trên sơ đồ điểm đạn rơi. Kết quả là lưu tốc đầu đạn phải được giảm xuống kéo theo sự suy giảm sức mạnh đâm xuyên. Cần có một đầu đạn nặng hơn để khắc phục điểm yếu này, nhưng chi phí chế tạo kiểu đạn pháo mới, cũng như cải biến các thiết bị chứa và chuyển đầu đạn, lại đặt ra vào lúc mà ngân quỹ dành cho Hải quân Hoàng gia bị cắt giảm mạnh. Nhu cầu phải giảm trọng lượng và việc sử dụng tháp pháo ba nòng cũng dẫn đến những vấn đề về máy móc vận chuyển và nạp đạn. Sự sáp nhập nhiều đặc tính an toàn có được với các vật liệu nhẹ hơn khiến cho các thiết bị phức tạp nhưng tương đối mong manh phải được bảo trì liên tục trong suốt tuổi đời con tàu.Những con tàu này được trang bị hệ thống kiểm soát hỏa lực HACS cho pháo phòng không và kiểu Admiralty Fire Control Table Mk I để điều khiển dàn hỏa lực chính.Cuối cùng, tiếng nổ của các khẩu súng làm ngắt quãng công việc của các sĩ quan trên cầu tàu đến mức mà các khẩu pháo thường bị cấm không được bắn qua mạn về phía sau. Những nỗ lực lớn đã được thực hiện nhằm tìm cách khắc phục điều này, nhưng không có giải pháp nào đem lại hiệu quả; kể cả việc trang bị kính tôi an toàn cho các cửa sổ trên cầu tàu, nhưng sức ép của các khẩu pháo khi bắn làm vỡ tung chúng và phủ đầy cầu tàu với những mảnh thủy tinh bay tứ tung.Do hình dáng khá khác thường của chúng, HMS Nelson và tàu chị em Rodney bị Hải quân Hoàng gia đặt những cái tên lóng châm biếm Nelsol và Rodnol - những vấn đề trong khi cơ động và kiểu dáng chỉ có một ống khói duy nhất gợi nhớ những chiếc tàu chở dầu, và một loạt các tàu chở dầu hạm đội được chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất mang những cái tên tận cùng bằng "ol".[5]Một lời đồn đại được lưu truyền khá lâu là những con tàu này không thể bắn toàn bộ qua mạn (tất cả các khẩu pháo chính) vì sẽ gây tổn hại cho cấu trúc của sàn tàu. Điều này đã được chính thức phủ nhận trong hoạt động của Rodney khi đánh chìm thiết giáp hạm Đức Bismarck lúc mà tất cả các khẩu pháo đã bắn qua mạn mà không gây hiệu ứng ngược nào.

Lịch sử hoạt động

Hai chiếc trong lớp được đặt tên theo các vị Đô đốc Anh nổi tiếng: George Brydges Rodney và Horatio Nelson. Được đưa vào hoạt động trong những năm 1927-1930, những chiếc trong lớp Nelson đã phục vụ rộng rãi tại Đại Tây Dương, Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Rodney trở nên nổi tiếng do vai trò nổi bật trong việc đánh chìm thiết giáp hạm Đức Bismarck vào tháng 5 năm 1941. Vào cuối chiến tranh, cả hai đều khó có thể tiếp tục hoạt động nếu như không được đại tu và tái trang bị đáng kể, và đã bị hao mòn.[6] Chúng bị tháo dỡ không lâu sau khi chiến tranh kết thúc.

Tên lóng: Nelsol

Đặt hàng: 1922

Lớp tàu:Lớp thiết giáp hạm Nelson

Xưởng đóng tàu:Armstrong-Whitworth

Đặt lườn:28 tháng 12 năm 1922

Hạ thủy:3 tháng 9 năm 1925

Hoạt động:10 tháng 9 năm 1930

Bị mất:Bị tháo dỡ ngày 15 tháng 3 năm 1949 tại Inverkeithing

Ngừng hoạt động:tháng 2 năm 1948

Xóa đăng bạ:1948

Các đặc tính chung

Lượng rẽ nước:33.950 tấn (tiêu chuẩn);38.000 tấn (đầy tải)

Chiều dài: 201 m (660 ft) mực nước 216,4 m (710 ft) chung

Mạn thuyền:32,3 m (106 ft)

Tầm nước: 8,7 m (28 ft 6 in) tiêu chuẩn;9,6 m (31 ft 6 in) (đầy tải)

Lực đẩy:2 × Turbine hơi nước Brown-Curtis 8 × nồi hơi Yarrow, áp suất 1.700 kPa (250 psi)2 × trục

công suất 45.000 mã lực (33,5 MW)

Tốc độ:43,5 km/h (23,5 knot)

Tầm xa:13.000 km ở tốc độ 30 km/h(7.000 hải lý ở tốc độ 16 knot)

Quân số:1.361

Vũ khí:9 × pháo BL 406 mm (16 inch) Mk I (3×3)12 × pháo BL 152 mm (6 inch) Mk XXII (6×2)6 × pháo QF 4,7 inch Mk VIII48 × pháo phòng không QF 2 pounder 40 mm (3×8)16 × pháo phòng không 40 mm (4×4)61 × pháo phòng không 20 mm

Vỏ giáp:Đai giáp: 227-355 mm (9-14 inch)Sàn giữa:158 mm (6,25 inch) trên hầm đạn, 76 mm (3 inch) trên động cơSàn dưới: 158 mm (6,25 inch) trên bánh láiVách ngăn dọc: 38 mm (1,5 inch)Tháp pháo 16 inch: 178-406 mm (7-16 inch)Tháp pháo 6 inch: 25-38 mm (1-1,5 inch)

Tháp chỉ huy: 190-343 mm (7,5-13,5 inch)Tháp điều khiển hỏa lực: 102-152 mm (4-6 inch)

Máy bay:1 × máy bay(không có máy phóng)

HMS Nelson (28) là một trong số hai chiếc thiết giáp hạm thuộc lớp Nelson được chế tạo cho Hải quân Hoàng gia Anh Quốc giữa hai cuộc thế chiến. Tên của nó được đặt nhằm tôn vinh Đô đốc Sir Horation Nelson, người chiến thắng trong Trận Trafalgar.Lớp Nelson mang nhiều điểm độc đáo trong lịch sử chế tạo thiết giáp hạm Anh Quốc, là những chiếc duy nhất mang dàn pháo chính 406 mm (16 inch), và cũng là những chiếc duy nhất có toàn bộ pháo chính được bố trí phía trước cấu trúc thượng tầng. Đây là do những giới hạn của Hiệp ước hải quân Washington. Được đưa vào hoạt động năm 1930, Nelson đã phục vụ rộng rãi tại Đại Tây Dương, Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai. Nó được cho ngừng hoạt động không lâu sau khi chiến tranh kết thúc và bị tháo dỡ vào năm 1949.Do hình dáng khá khác thường, HMS Nelson bị người của Hải quân Hoàng gia đặt cái tên lóng châm biếm Nelsol - những vấn đề trong khi cơ động và kiểu dáng chỉ có một ống khói duy nhất gợi nhớ những chiếc tàu chở dầu, nhất là một loạt các tàu chở dầu hạm đội được chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất mang những cái tên tận cùng bằng "ol".[2]

Thiết kế và chế tạo

Thiết kế

Được chế tạo dưới những sự kiềm chế của Hiệp ước Hải quân Washington năm 1922, Anh Quốc được phép chế tạo thêm hai thiết giáp hạm mới trang bị cỡ pháo 406 mm (16 inch). Thiết kế dự định có một dàn pháo chính 406 mm (16 inch) nhằm theo kịp hỏa lực của lớp Colorado của Hoa Kỳ và lớp Nagato của Nhật Bản trên một con tàu có một trọng lượng rẽ nước không vượt quá 35.000 tấn. Thừa hưởng một số đặc tính thiết kế của lớp tàu chiến-tuần dương G3, mọi khẩu pháo chính 406 mm (16 inch) trên ba tháp pháo đều được bố trí phía trước, tốc độ tối đa của con tàu bị giảm bớt và vỏ giáp tối đa chỉ giới hạn cho những khu vực sống còn.Ngay cả với những hạn chế trong thiết kế gò bó các nhà thiết kế bởi Hiệp ước, Rodney và Nelson được xem là những thiết giáp hạm mạnh mẽ nhất từng nổi trên mặt nước cho đến khi thế hệ mới các tàu chiến toàn súng lớn được hạ thủy vào năm 1936.

Chế tạo

Nelson được đặt lườn vào ngày 28 tháng 12 năm 1922, cùng ngày với con tàu chị em Rodney, và được đóng tại Newcastle bởi hãng Armstrong-Whitworth. Nó được hạ thủy vào tháng 9 năm 1925, được đưa ra hoạt động vào tháng 8 năm 1927 và được gia nhập tiếp tục bởi tàu chị em Rodney do Cammell Laird chế tạo vào tháng 11. Phí tổn chế tạo của Nelson là 7,5 triệu Bảng Anh có sử dụng một phần vật liệu vốn được chuẩn bị cho hai chiếc tàu chiến-tuần dương HMS Anson và Howe bị hủy bỏ, dự định sẽ là tàu chị em với chiếc HMS Hood.

Lịch sử hoạt động

Nelson là soái hạm của Hạm đội Nhà vào lúc được đưa vào hoạt động. Năm 1931, thủy thủ trên cả Nelson lẫn Rodney đều đã tham gia cùng thủy thủ trên các tàu chiến khác trong cuộc cuộc binh biến Invergordon. Ngày 12 tháng 1 năm 1934 nó bị mắc cạn tại bãi ngầm Hamilton ngay phía ngoài Portsmouth, khi nó chuẩn bị tham gia cùng hạm đội Nhà đi đến Tây Ấn.Nelson được cải tiến đôi chút trong những năm 1930 và đang trong thành phần của Hạm đội Nhà khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra vào tháng 9 năm 1939.Trong các ngày 25 và 26 tháng 9 nó đảm trách vai trò hộ tống trong các hoạt động trục vớt và cứu hộ tàu ngầm HMS Spearfish. Nelson được bố trí đến Bắc Hải vào tháng 10 đối phóng một đội hình các tàu tuần dương và tàu khu trục Đức, tất cả chúng đều dễ dàng lẫn tránh nó. Vào ngày 30 tháng 10, nó bị tàu ngầm Đức U-56 tấn công gần quần đảo Orkney, bị đánh trúng 3 quả ngư lôi, nhưng không có quả nào phát nổ. Sau đó nó lại bị bỏ rơi trong một cuộc săn đuổi vô vọng các tàu chiến-tuần dương Đức. Vào tháng 12 năm 1939 nó trúng phải một quả thủy lôi được rải bởi tàu ngầm U-31 ngoài khơi bờ biển Scotland và phải vào ụ tàu để sửa chữa cho đến tháng 8 năm 1940.Khi quay trở lại hoạt động, Nelson đi đến Rosyth đề phòng việc Anh Quốc bị tấn công[3] rồi sau đó được bố trí đến eo biển Anh Quốc. Từ tháng 4 đến tháng 6 năm 1941 nó đảm nhiệm việc hộ tống các đoàn tàu vận tải tại Đại Tây Dương. Vào cuối tháng 5 nó có mặt tại Freetown và được lệnh đi đến Gibraltar sẵn sàng để tham gia vào việc truy đuổi thiết giáp hạm Đức Bismarck.Vào tháng 6 năm 1941, Nelson, lúc này đang ở Gibraltar, được phân về Lực lượng H để hoạt động tại Địa Trung Hải trong vai trò hộ tống. Ngày 27 tháng 9 năm 1941, nó bị hư hại nặng trong một cuộc tấn công bằng ngư lôi của máy bay thuộc Hải quân Ý và bị buộc phải quay về Anh để sửa chữa cho đến tận tháng 5 năm 1942. Nó quay trở lại chiến trường Địa Trung Hải như là soái hạm của Lức lượng H vào tháng 8 năm 1942, đảm nhiệm vai trò hộ tống cho các đoàn tàu vận tải cung cấp hàng tiếp liệu đến Malta. Nó hỗ trợ cho Chiến dịch Torch nhằm đổ bộ lực lượng Đồng Minh lên Bắc Phi chung quanh Algeria vào tháng 11 năm 1942, cho cuộc đổ bộ lên Sicily vào tháng 7 năm 1943, và bắn pháo bờ biển hỗ trợ các hoạt động tại Salerno vào tháng 9 năm 1943. Văn kiện về việc Ý ngừng bắn đã được ký kết giữa Tướng Dwight D. Eisenhower và Thống chế Pietro Badoglio bên trên chiếc Nelson vào ngày 29 tháng 9 năm 1943.Nelson quay trở về Anh cho một đợt tái trang bị vào tháng 11 năm 1943 bao gồm việc bổ sung rộng rãi hệ thống hỏa lực phòng không. Khi quay trở lại hoạt động, nó tham gia hỗ trợ cho cuộc Đổ bộ Normandy; nhưng sau khi trúng phải hai quả thủy lôi vào ngày 18 tháng 6 năm 1944, Nelson được gửi đến xưởng hải quân Philadelphia tại Pennsylvania, Hoa Kỳ để sửa chữa.Nó quay trở lại Anh vào tháng 1 năm 1945 rồi sau đó được bố trí đến Ấn Đô Dương, đi đến Colombo vào tháng 7. Nó hoạt động tại khu vực chung quanh bán đảo Malaysia trong khoảng ba tháng, cho đến khi lực lượng Nhật Bản còn lại tại đây chính thức đầu hàng bên trên nó tại George Town, Penang vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.Nelson quay trở về nhà vào tháng 11 năm 1945, trở thành soái hạm cho hạm đội Nhà cho đến khi được chuyển thành một tàu huấn luyện vào tháng 7 năm 1946 rồi được ngưng hoạt động vào tháng 2 năm 1948. Trong vài tháng, nó được sử dụng như một tàu mục tiêu để thực tập ném bom trước khi bị tháo dỡ vào ngày 15 tháng 3 năm 1949 tại Inverkeithing.

Tên lóng:Rodnol

Đặt hàng:1922

Lớp tàu:Lớp thiết giáp hạm Nelson

Xưởng đóng tàu:Xưởng đóng tàu Cammell-Laird tại Birkenhead

Đặt lườn:28 tháng 12 năm 1922

Hạ thủy:17 tháng 12 năm 1925

Hoạt động: 10 tháng 11 năm 1927

Bị mất:Bị bán để tháo dỡ ngày 26 tháng 3 năm 1948

Ngừng hoạt động:1946

Xóa đăng bạ:1947

Các đặc tính chung[1]

Lượng rẽ nước:33.950 tấn (tiêu chuẩn);38.000 tấn (đầy tải)

Chiều dài: 201 m (660 ft) mực nước 216,4 m (710 ft) chung

Mạn thuyền:32,3 m (106 ft)

Tầm nước: 8,7 m (28 ft 6 in) tiêu chuẩn;9,6 m (31 ft 6 in) (đầy tải)

Lực đẩy:2 × Turbine hơi nước Brown-Curtis 8 × nồi hơi Admiralty 2 × trục công suất 45.000 mã lực (33,5 MW)

Tốc độ:44,1 km/h (23,8 knot)

Tầm xa:13.000 km ở tốc độ 30 km/h(7.000 hải lý ở tốc độ 16 knot)

Quân số:1.640

Cảm biến:radar Kiểu 79Y (1939)[2]

Vũ khí:9 × pháo BL 406 mm (16 inch) Mk I (3×3)12 × pháo BL 152 mm (6 inch) Mk XXII (6×2)6 × pháo QF 4,7 (120 mm) inch Mk VIII48 × pháo phòng không QF 2 pounder 40 mm (6×8)20 × pháo phòng không Oerlikon 20 mm

Vỏ giáp:Đai giáp: 227-355 mm (9-14 inch)Sàn giữa: 158 mm (6,25 inch) trên hầm đạn, 76 mm (3 inch) trên động cơSàn dưới: 158 mm (6,25 inch) trên bánh láiVách ngăn dọc: 38 mm (1,5 inch)Tháp pháo 16 inch: 178-406 mm (7-16 inch)Tháp pháo 6 inch: 25-38 mm (1-1,5 inch)Tháp chỉ huy: 190-343 mm (7,5-13,5 inch)Tháp điều khiển hỏa lực: 102-152 mm (4-6 inch)

Máy bay:2 × máy bay 1 × máy phóng trên tháp pháo 'B'

HMS Rodney (29) là một trong số hai chiếc thiết giáp hạm thuộc lớp Nelson được chế tạo cho Hải quân Hoàng gia Anh Quốc giữa hai cuộc thế chiến. Tên của nó được đặt nhằm tôn vinh Đô đốc Sir George Brydges Rodney, người chiến thắng Trận chiến mũi St. Vincent năm 1780. Lớp Nelson mang nhiều điểm độc đáo trong lịch sử chế tạo thiết giáp hạm Anh Quốc, là những chiếc duy nhất mang dàn pháo chính 406 mm (16 inch), và cũng là những chiếc duy nhất có toàn bộ pháo chính được bố trí phía trước cấu trúc thượng tầng. Đây là do những giới hạn của Hiệp ước hải quân Washington.Được đưa vào hoạt động năm 1927, Rodney đã phục vụ rộng rãi tại Đại Tây Dương và Địa Trung Hải trong suốt Chiến tranh Thế giới thứ hai, và đã đóng một vai trò chính trong việc đánh chìm thiết giáp hạm Đức Bismarck vào tháng 5 năm 1941. Trước khi chiến tranh kết thúc, do ở trong tình trạng rất kém do sử dụng liên tục và thiếu tu bổ, Rodney được cho ngừng hoạt động vào cuối năm 1944 và bị tháo dỡ vào năm 1948.

Thiết kế và chế tạo

Thiết kế

Được chế tạo dưới những sự kiềm chế của Hiệp ước Hải quân Washington năm 1922, Anh Quốc được phép chế tạo thêm hai thiết giáp hạm mới trang bị cỡ pháo 406 mm (16 inch). Thiết kế dự định có một dàn pháo chính 406 mm (16 inch) nhằm theo kịp hỏa lực của lớp Colorado của Hoa Kỳ và lớp Nagato của Nhật Bản trên một con tàu có một trọng lượng rẽ nước không vượt quá 35.000 tấn. Thừa hưởng một số đặc tính thiết kế của lớp tàu chiến-tuần dương G3, mọi khẩu pháo chính 406 mm (16 inch) trên ba tháp pháo đều được bố trí phía trước, tốc độ tối đa của con tàu bị giảm bớt và vỏ giáp tối đa chỉ giới hạn cho những khu vực sống còn.Ngay cả với những hạn chế trong thiết kế gò bó các nhà thiết kế bởi Hiệp ước, Rodney và Nelson được xem là những thiết giáp hạm mạnh mẽ nhất từng nổi trên mặt nước cho đến khi thế hệ mới các tàu chiến toàn súng lớn được hạ thủy vào năm 1936.

Chế tạo

Rodney được đặt lườn vào ngày 28 tháng 12 năm 1922, cùng ngày với con tàu chị em Nelson, và được đóng tại Birkenhead bởi hãng Cammell-Laird. Nó được hạ thủy vào tháng 12 năm 1925, được đưa ra hoạt động vào tháng 11 năm 1927, ba tháng trễ hơn con tàu chị em Nelson. Phí tổn chế tạo của Rodney là 7,6 triệu Bảng Anh. Thuyền trưởng chỉ huy nó trong năm 1929 là George Campell Ross (sau này là Đô đốc), con của Sir Archibald Ross, một nhà tiên phong trong lĩnh vực kỹ sư hàng hải và đóng tàu.Do hình dáng khá khác thường, HMS Rodney bị người của Hải quân Hoàng gia đặt cái tên lóng châm biếm Rodnol - những vấn đề trong khi cơ động và kiểu dáng chỉ có một ống khói duy nhất gợi nhớ những chiếc tàu chở dầu, nhất là một loạt các tàu chở dầu hạm đội được chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất mang những cái tên tận cùng bằng "ol".[3]

Lịch sử hoạt động

Từ khi đưa vào hoạt động cho đến khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra vào tháng 9 năm 1939, Rodney trải qua suốt thời gian phục vụ cùng Hạm đội Đại Tây Dương hoặc Hạm đội Nhà. Năm 1931, thủy thủ trên cả Rodney lẫn Nelson đều đã tham gia cùng thủy thủ trên các tàu chiến khác trong cuộc binh biến Invergordon. Vào cuối tháng 12 năm 1939, nó trải qua một đợt tái trang bị và sửa chữa do có những vấn đề trong hệ thống bánh lái của nó.Rodney bị hư hại bởi một máy bay Đức tại Karmøy gần Bergen thuộc Na Uy vào ngày 9 tháng 4 năm 1940 khi trúng phải một quả bom 500 kg (1.103 lb) đâm thủng vỏ giáp sàn tàu, nhưng may mắn là không phát nổ. Ngày 13 tháng 9 năm 1940, nó được lệnh chuyển từ Scapa Flow đến Rosyth để có thể hoạt động tại eo biển Anh Quốc trong trường hợp Đức tấn công Anh xảy ra. Trong tháng 11 và tháng 12, nó thực hiện nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải giữa Anh và Halifax, Nova Scotia. Trong tháng 1 năm 1941, Rodney tham gia truy đuổi không thành công các tàu chiến-tuần dương Đức Scharnhorst và (tàu chiến-tuần dương Đức)Gneisenau. Một lần nữa vào ngày 16 tháng 3, trong khi hộ tống một đoàn tàu vận tải trong khu vực Bắc Đại Tây Dương, nó bắt gặp các tàu chiến-tuần dương Đức, nhưng trận chiến đã không xảy ra, vì các tàu chiến Đức đã quay mũi đi khỏi sau khi chúng nhận ra phải đối đầu với một hỏa lực pháo hùng hậu.

Truy đuổi Bismarck

Vào tháng 5 năm 1941, dưới quyền chỉ huy của Đô đốc Frederick Dalrymple-Hamilton, Rodney cùng hai tàu khu trục tiến hành hộ tống con tàu chở binh lính RMS Britannic đi đến Canada; chiếc Britannic đang đưa những thường dân sang Canada và sẽ chuyển các đơn vị quân đội Canada sang Anh Quốc. Đang khi trên đường đi vào ngày 24 tháng 5, nó được lệnh tham gia cuộc truy đuổi thiết giáp hạm Đức Bismarck. Ngày 26 tháng 5, nó gặp gỡ thiết giáp hạm King George V. Vị chỉ huy của lực lượng, Đô đốc Sir John Tovey, phải gửi các tàu khu trục quay trở về nhà do hết nhiên liệu, và Rodney bị tụt lại phía sau King George V do thua kém về tốc độ cho trận chiến ngày hôm sau chống lại Bismarck. Sáng sớm ngày 27 tháng 5 năm 1941, cùng với thiết giáp hạm King George V và các tàu tuần dương Norfolk và Dorsetshire, Rodney đối đầu với Bismarck, vốn đã bị hư hại hệ thống dẫn động bánh lái do cuộc tấn công bằng ngư lôi từ những chiếc máy bay Fairey Swordfish ngày hôm trước. Bismarck không ghi được phát trúng đích nào cho đến khi các khẩu pháo của nó bị loại khỏi vòng chiến, và sau đó Rodney tiến đến gần Bismarck đến mức có thể bắn trực diện, và trinh sát có thể theo dõi đường đạn đến mục tiêu. Một phát đạn pháo 406 mm (16 inch) đã bắn trúng trực tiếp mặt trước tháp pháo số 2 (Bruno) của Bismarck và làm nổ tung mặt sau tháp pháo. Sau đó nó được lệnh rút khỏi vòng chiến và quay trở về nhà do đã cạn nhiên liệu.

Lực lượng H

Sau sự kiện này, Rodney được gửi đến Xưởng hải quân Boston tại Massachusetts thuộc Hoa Kỳ để sửa chữa động cơ. Đây là một sự kiện đáng chú ý vì Hoa Kỳ chỉ chính thức tham gia chiến tranh sau nhiều tháng nữa, và vị trí ụ tàu mà Rodney được sửa chữa minh họa thái độ đồng tình của Chính phủ Mỹ trong bối cảnh xung đột toàn cầu đang gia tăng.Vì công việc sửa chữa kéo dài nhiều tuần để hoàn tất, thủy thủ đoàn của Rodney được cho nghỉ phép đến các Đoàn Bảo trì Dân sự địa phương. Trong thời gian này, một số thành viên thủy thủ đoàn đã tạo được mối quan hệ lâu dài với dân thường Hoa Kỳ.[4]Vào tháng 9 năm 1941, Rodney được bố trí cùng Lực lượng H đặt căn cứ tại Gibraltar, và tham gia hộ tống các đoàn tàu vận tải đến Malta. Sang tháng 11, nó quay trở về nhà, và đã được bố trí tại Iceland trong một tháng. Sau đó nó được tái trang bị và sửa chữa cho đến tháng 5 năm 1942. Qauy trở lại Lực lượng H sau đợt tái trang bị, một lần nữa Rodney lại hộ tống các đoàn tàu vận tải đi đến Malta, rồi tham gia Chiến dịch Torch, cuộc đổ bộ lực lượng Đồng Minh lên Bắc Phi. Sau đó nó còn tham gia hỗ trợ cho các cuộc đổ bộ lên Sicily và Salerno. Từ tháng 10 năm 1943, nó quay trở lại Hạm đội Nhà, và tham gia cuộc đổ bộ Normandy vào tháng 6 năm 1944, bắn pháo tiêu diệt các mục tiêu đối phương tại Caen và Alderney. Trong tháng 9 năm 1944, nó đảm trách vai trò hộ tống các đoàn tàu vận tải đi đến Murmansk.Trong suốt cuộc chiến tranh, nó đã di chuyển đến 290.000 km (156.000 hải lý) mà không hề được đại tu động cơ kể từ năm 1942. Vì thường xuyên mắc phải các vấn đề về hệ thống động lực, cũng như một thực tế là nó không được nâng cấp ngang bằng với con tàu chị em Nelson, nên bắt đầu từ tháng 12 năm 1944, nó được đưa về lực lượng dự bị tại Scapa Flow, trong khi thủy thủ đoàn được điều sang các con tàu mới được chế tạo. Nó tiếp tục ở lại đó cho đến khi bị bán để tháo dỡ vào tháng 2 năm 1948. Nó bắt đầu được tháo dỡ vào ngày 26 tháng 3 năm 1948 tại Inverkeithing.

Loại tàu: Tàu chiến-tuần dương

Lớp trước: Tiger

Lớp sau: Admiral

Xưởng đóng tàu:Fairfield Shipping and Engineering ;John Brown and Company

Thời gian chế tạo:1915 - 1916

Thời gian hoạt động:1916 - 1946

Số tàu đặt hàng:3

Số tàu hoàn tất:2

Số tàu bị mất:1

Các đặc tính chung

Lượng rẽ nước:26.500 tấn (thiết kế);30.100 tấn (tối đa)

Chiều dài: 242 m (794 ft 2 in)

Mạn thuyền:27,4 m (90 ft)

Tầm nước: 8,94 m (29 ft 8 in)

Lực đẩy:Turbine hơi nước Brown-Curtis 42 × nồi hơi Babcock & Wilcox × trục cng suất 120.000 mã lực (89,5 MW)

Tốc độ:56 km/h (30,25 knot) (hoạt động)58,7 km/h (31,7 knot) (Repulse chạy thử)60,5 km/h (32,68 knot) (Renown chạy thử)

Vũ khí:6 × pháo BL 380 mm (15 inch) Mk I (3×2)9 × pháo BL 102 mm (4 inch) Mk IX góc thấp (3×3)8 × pháo phòng không QF 102 mm (4 inch) Mk V (2×2, 4×1)24 × pháo phòng không QF 2 pounder pom-pom (3×8)8 × pháo phòng không Oerlikon 20 mm (8×1)8 × ống phóng ngư lôi 533 mm (21 inch) Mk II

Vỏ giáp:Đai giáp: 51-229 mm (2-9 inch).Sàn tàu chính: 102 mm (4 inch) trên hầm đạm;25-63 mm (1-2,5 inch) trên phòng nồi hơi;76 mm (3 inch) trên phòng động cơ;95-102 mm (3,75-4 inch) phía hông.Sàn tàu dưới: 95-102 mm (3,75-4 inch) trên hầm đạn.Cửa gió nồi hơi: 51 mm (2 inch) dọc

Máy bay:2 × máy phóng trên các tháp pháo 'B' và 'X'

Renown là một lớp bao gồm hai tàu chiến-tuần dương của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc được chế tạo trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Nguyên là những thiết giáp hạm cuối cùng của lớp Revenge bị tạm ngưng do chiến tranh, thiết kế của chúng được thay đổi để hoàn tất như những tàu chiến-tuần dương. Là những tàu chiến lớn nhất thế giới vào lúc đưa vào hoạt động, chúng đã phục vụ trong cả Chiến tranh Thế giới thứ nhất lẫn thứ hai, khi Repulse bị đánh chìm ngoài khơi Malaya ngày 10 tháng 12 năm 1941, còn Renown sống sót qua cuộc chiến tranh và bị tháp dỡ vào năm 1948.

Bối cảnh và thiết kế

Cả hai chiếc trong lớp Renown ban đầu được chế tạo như những thiết giáp hạm cuối cùng của lớp Revenge. Việc chế tạo bị tạm ngưng sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra, do những dự đoán ban đầu về một cuộc chiến tranh ngắn ngủi khiến người ta cho rằng chúng sẽ không có mặt kịp thời. Thứ trưởng thứ nhất Hải quân Anh, Đô đốc Jackie Fisher, đã sử dụng ảnh hưởng cá nhân của ông để tái khởi động việc chế tạo Renown và Repulse theo một thiết kế mới như những tàu chiến-tuần dương, có thể chế tạo và đưa vào sử dụng nhanh chóng.Lớp Revenge nguyên được thiết kế bởi Eustace Tennyson-D'Eyncourt, Giám đốc Chế tạo Hải quân, và lớp Renown được đóng bằng cách kéo dài thân tàu, giảm số lượng tháp pháo từ bốn xuống còn ba, và có một lớp vỏ giáp mỏng hơn.Kết quả là thời gian đóng tàu được rút ngắn và chúng được đưa ra hoạt động không lâu sau trận Jutland năm 1916.

Chế tạo

Hai chiếc được hoàn tất là HMS Renown và HMS Repulse, trong khi kế hoạch về một chiếc thứ ba sẽ được đặt tên là HMS Resistance bị hủy bỏ trước khi bắt đầu chế tạo. Chi phí chế tạo Renown là 3.111.284 Bảng Anh, và của Repulse là 2.760.062 Bảng Anh;[1][2] con số này theo thông lệ đóng tàu của Anh Quốc thời đó không bao gồm chi phí cho trang bị vũ khí và dự trữ. Chúng trở thành những tàu chiến chủ lực lớn nhất thế giới vào lúc hoàn tất, cho đến khi chiếc HMS Hood được đưa vào hoạt động. Tuy nhiên, việc thường xuyên phải tái trang bị và nâng cấp đã khiến cho chúng mang những cái tên lóng châm biếm là "HMS Refit" (tái trang bị) và "HMS Repair" (sửa chữa).

Lịch sử hoạt động

Cả hai chiếc trong lớp Renown đều đã phục vụ trong cả Chiến tranh Thế giới thứ nhất lẫn thứ hai, khi Repulse bị máy bay Nhật Bản đánh chìm trong biển Nam Trung Quốc ngoài khơi Kuantan, Pahang ngày 10 tháng 12 năm 1941, còn Renown sống sót qua cuộc chiến tranh và bị tháp dỡ vào năm 1948.

Đặt hàng: 30 tháng 12 năm 1914

Lớp tàu:Lớp tàu chiến-tuần dương Renown

Xởng đóng tàu:Fairfield Shipbuilding & Engineering, Govan, Scotland

Đặt lườn:25 tháng 1 năm 1915

Hạ thủy:4 tháng 3 năm 1916

Hoạt động:20 tháng 9 năm 1916

Bị mất:Bị bán để tháo dỡ ngày 19 tháng 3 năm 1948

Xóa đăng bạ:1948

Các đặc tính chung

Lượng rẽ nước:32.000 tấn (tiêu chuẩn)

Chiều dài:242 m (794 ft 2 in)

Mạn thuyền:27,4 m (90 ft)

Tầm nước: 9,7 m (31 ft 9 in)

Lực đẩy:4 × Turbine hơi nước Brown-Curtis

2 × noi hoi Babcock & Wilcox

4 × trục công suất 120.000 mã lực (89,5 MW)

Tốc độ:57,4 km/h (31 knot)

Tầm xa:5.900 km(3.170 hải lý)

Quân số:1.181

Vũ khí:6 × pháo BL 380 mm (15 inch) Mk I (3×2)20 × pháo 114 mm (4,5 inch) góc cao (10×2)24 × pháo phòng không QF 2 pounder pom-pom (3×8)8 × pháo phòng không Oerlikon 20 mm (8×1)8 × ống phóng ngư lôi 533 mm (21 inch) Mk II

Vỏ giáp:Đai giáp: 51-229 mm (2-9 inch).Sàn tàu chính: 102 mm (4 inch) trên hầm đạm;25-63 mm (1-2,5 inch) trên phòng nồi hơi;76 mm (3 inch) trên phòng động cơ;95-102 mm (3,75-4 inch) phía hông.Sàn tàu dưới: 95-102 mm (3,75-4 inch) trên hầm đạn.Cửa gió nồi hơi: 51 mm (2 inch) dọc

Máy bay:4 × Blackburn Shark, thay bằng Fairey Swordfish (1939)1 × máy phóng hai đầu

HMS Renown là một tàu chiến-tuần dương của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc, là chiếc dẫn đầu trong lớp của nó vốn bao gồm cả chiếc Repulse. Nó đã phục vụ trong cả cuộc Chiến tranh Thế giới thứ nhất lẫn thứ hai, và là chiếc tàu chiến-tuần dương của Anh duy nhất còn sống sót sau khi Thế Chiến II kết thúc, trước khi bị tháo dỡ vào tháng 3 năm 1948.

Thiết kế và chế tạo

Cả hai chiếc trong lớp Renown ban đầu được chế tạo như những thiết giáp hạm thuộc lớp Revenge cùng với một chiếc thứ ba sẽ được đặt tên là Resistance, nhưng việc đặt hàng bị tạm ngưng sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra. Vài tháng sau, Thứ trưởng thứ nhất Hải quân Anh Đô đốc Jackie Fisher sử dụng ảnh hưởng cá nhân của ông để tái khởi động việc chế tạo Renown và Repulse theo một thiết kế mới như những tàu chiến-tuần dương với trọng lượng rẽ nước 26.500 tấnRenown được đặt lườn bởi hãng Fairfield Shipbuilding & Engineering tại [Govan]], Scotland vào ngày 25 tháng 1 năm 1915, được hạ thủy vào ngày 4 tháng 3 năm 1916 và được đưa ra hoạt động vào ngày 20 tháng 9 cùng năm.

Lịch sử hoạt động

Chiến tranh Thế giới thứ nhất

Được hoàn tất vào tháng 9 năm 1916, Renown được đưa ra quá trễ để có thể tham gia trận Jutland, nhưng đã phục vụ trong Hạm đội Grand tại Bắc Hải trong hai năm còn lại của Chiến tranh Thế giới thứ nhất. Thứ trưởng thứ nhất Hải quân tương lai John H. D. Cunningham đã từng phục vụ trên Renown trong một thời gian như một hoa tiêu cao cấp.

Giữa hai cuộc thế chiến

Vào năm 1920-1921, sau một đợt tái trang bị, Renown đã cùng Hoàng tử xứ Wales thực hiện chuyến đi đến Australia, New Zealand và Hoa Kỳ. Trong những năm 1923-1926, nó được tái cấu trúc rộng rãi hầu tăng cường sự bảo vệ chống lại đạn pháo và ngư lôi; rồi đến năm 1927 nó lại đưa Vua George VI, lúc đó còn là Công tước xứ York, cùng phu nhân đến Australia và New Zealand.Sau thêm 10 năm phục vụ, Renown được tái cấu trúc, thay đổi hình dáng đáng kể khi được trang bị cầu tàu chỉ huy tương tự như Valiant, hiện đại hóa hệ thống phòng không, thiết bị phóng máy bay nâng cao, các hệ thống kiểm soát hỏa lực mới nhất kể cả hệ thống kiểm soát hỏa lực phòng không HACS MkIV và bộ điều khiển Admiralty Fire Control Table Mk VII cho dàn pháo chính, cũng như bổ sung thêm vỏ giáp. Công việc này được hoàn tất vào tháng 9 năm 1939, ngay khi Chiến tranh Thế giới thứ hai vừa nổ ra. Trong việc tái trang bị này, con tàu lại có biệt danh là "HMS Refit" (tái trang bị). Thực ra con tàu đã từng bị đặt tên là "HMS Refit" ngay từ năm 1916, do việc phải bổ sung vội vã vỏ giáp tăng cường để khắc phục những yếu kém trong phòng thủ của những tàu chiến-tuần dương, được bộc lộ qua những thiệt hại tại Jutland; tương tự như thế, con tàu chị em Repulse cũng từng bị đạt tên lóng là "HMS Repair" (sửa chữa).

Chiến tranh Thế giới thứ hai

Tốc độ cao của Renown khiến cho nó trở thành một tàu chiến có giá trị trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Vào cuối năm 1939, nó được gửi đến khu vực Nam Đại Tây Dương để truy tìm chiếc thiết giáp hạm bỏ túi Đức Admiral Graf Spee. Sau đó nó nằm trong thành phần bảo vệ cho các họạt động rải mìn (Chiến dịch Wilfred) dọc theo bờ biển Na Uy vào đầu tháng 4 năm 1940; và vào ngày 9 tháng 4, khi thời tiết rất xấu, đã có cuộc đụng độ ngắn ngủi với các tàu chiến-tuần dương Đức Scharnhorst và Gneisenau, gây hư hại cho chiếc sau với ba phát bắn trúng đích nhưng bản thân nó cũng bị bắn trúng hai lần. Từ cuối năm 1940 cho đến 1941, Renown hoạt động cùng Lực lượng "H" đặt căn cứ tại Gibraltar, nhằm cung cấp sự hiện diện chiến lược tại cả Đại Tây Dương lẫn Địa Trung Hải. Trong giai đoạn này, nó đã pham gia bắn pháo xuống Genoa, Italy, vào tháng 2 năm 1941.Trong tháng 5, nó tham gia việc truy đuổi thiết giáp hạm Đức Bismarck, tuy nhiên nó nhận được mệnh lệnh đặc biệt không được đối đầu sau việc chiếc Hood bị đánh chìm trong trận chiến eo biển Đan Mạch.Sau khi phục vụ cùng Hạm đội Nhà trong những năm 1942-1943, Renown được gửi đến gia nhập Hạm đội Viễn Đông tại Ấn Độ Dương. Trong giai đoạn này nó đã từng đưa Thủ tướng Winston Churchill đi Hoa Kỳ tham dự buổi họp chuẩn bị cho Hội nghị Tehran,[1] và được cư dân Leicester trao tặng một bộ chuông tay để sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo, địa phương mà con tàu kết nghĩa trong Tuần lễ Tàu chiến năm 1942 (được ghi nhớ bởi một lá thư của thuyền trưởng, hiện đang được trưng bày tại Nhà thờ Leicester). Hoạt động từ căn cứ ở Ceylon trong những năm 1944- 1945, nó đã giúp vào việc kiềm chế lực lượng Nhật Bản tại Đông Ấn vào giai đoạn kết thúc Thế Chiến II.Renown là một trong bốn tàu chiến-tuần dương khắp thế giới còn sống sót sau Chiến tranh Thế giới thứ hai - những chiếc kia bao gồm hai "tàu tuần dương lớn" lớp Alaska của Hải quân Hoa Kỳ được chế tạo trong chiến tranh và chiếc TCG Yavuz của Thổ Nhĩ Kỳ nguyên là chiếc SMS Goeben do Đức chế tạo năm 1911. Renown còn phục vụ một thời gian ngắn sau chiến tranh tại vùng biển nhà Anh Quốc như một tàu huấn luyện đốt lò cho Cơ sở Huấn luyện HMS Imperieuse, trước khi bị bán để tháo dỡ vào tháng 3 năm 1948. Nó là chiếc tàu chiến-tuần dương cuối cùng của Đô đốc Jackie Fisher bị tháo dỡ, chỉ tồn tại lâu hơn chiếc Furious vài ngày.

Đặt hàng:30 tháng 12 năm 1914

Lớp tàu:Lớp tàu chiến-tuần dương Renown

Xưởng đóng tàu:John Brown & Company, Clydebank, Scotland

Đặt lườn:25 tháng 1 năm 1915

Hạ thủy:8 tháng 1 năm 1916

Hoạt động:18 tháng 8 năm 1916

Bị mất:Bị máy bay Nhật đánh chìm ngoài khơi Malaya vào ngày 10 tháng 12 năm 1941

Ngừng hoạt động:

Các đặc tính chung

Lượng rẽ nước:32.000 tấn (tiêu chuẩn)

Chiều dài:242 m (794 ft 2 in)

Mạn thuyền:27,4 m (90 ft)

Tầm nước:9 m (29 ft 8 in)

Lực đẩy:4 × Turbine hơi nước Brown-Curtis 42 × nồi hơi Babcock & Wilcox 4 × trục công suất 120.000 mã lực (89,5 MW)

Tốc độ:58,7 km/h (31,7 knot)

Tầm xa:5.900 km(3.170 hải lý)

Quân số:1.181

Vũ khí:6 × pháo BL 380 mm (15 inch) Mk I (3×2)9 × pháo BL 102 mm (4 inch) Mk IX góc thấp (3×3)8 × pháo phòng không QF 102 mm (4 inch) Mk V (2×2, 4×1 24 × pháo phòng không QF 2 pounder pom-pom (3×8)8 × pháo phòng không Oerlikon 20 mm (8×1)8 × ống phóng ngư lôi 533 mm (21 inch) Mk II

Vỏ giáp:Đai giáp: 51-229 mm (2-9 inch).Sàn tàu chính: 102 mm (4 inch) trên hầm đạm;25-63 mm (1-2,5 inch) trên phòng nồi hơi;76 mm (3 inch) trên phòng động cơ;95-102 mm (3,75-4 inch) phía hông.Sàn tàu dưới: 95-102 mm (3,75-4 inch) trên hầm đạn.Cửa gió nồi hơi: 51 mm (2 inch) dọc

Máy bay:4 × Blackburn Shark, thay bằng Fairey Swordfish (1939) 1 × máy phóng hai đầu

HMS Repulse là một tàu chiến-tuần dương thuộc lớp Renown của Hải quân Hoàng gia Anh Quốc, vốn bao gồm cả chiếc Renown. Nó đã phục vụ trong cả cuộc Chiến tranh Thế giới thứ nhất lẫn thứ hai, và đã bị máy bay Nhật Bản đánh chìm cùng với thiết giáp hạm Prince of Wales ngoài khơi bờ biển Malaya vào ngày 10 tháng 12 năm 1941, lúc vừa mới bắt đầu Chiến tranh Thái Bình Dương.

Thiết kế và chế tạo

Cả hai chiếc trong lớp Renown ban đầu được chế tạo như những thiết giáp hạm thuộc lớp Revenge cùng với một chiếc thứ ba sẽ được đặt tên là Resistance, nhưng việc đặt hàng bị tạm ngưng sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất nổ ra. Vài tháng sau, Thứ trưởng thứ nhất Hải quân Anh Đô đốc Jackie Fisher sử dụng ảnh hưởng cá nhân của ông để tái khởi động việc chế tạo Renown và Repulse theo một thiết kế mới như những tàu chiến-tuần dương với trọng lượng rẽ nước 26.500 tấn.Repulse được đặt lườn bởi hãng John Brown & Company tại Clydebank, Scotland vào ngày 25 tháng 1 năm 1915, được hạ thủy vào ngày 8 tháng 1 năm 1916 và được đưa ra hoạt động vào ngày 18 tháng 8 cùng năm.

Lịch sử hoạt động

Chiến tranh Thế giới thứ nhất

Repulse được hạ thủy vào năm 1916, quá trễ để có thể tham gia trận Jutland, nhưng cũng quá sớm để có thể áp dụng những bài học của trận chiến này. Vẫn còn kịp tham gia Chiến tranh Thế giới thứ nhất, vào tháng 9 năm 1916 nó gia nhập Hạm đội Grand như là soái hạm của Hải đội Tàu chiến-tuần dương 1.Repulse tham gia tác chiến lần đầu tiên vào ngày 17 tháng 11 năm 1917 trong trận Heligoland Bight thứ hai. Dưới quyền chỉ huy của Đại tá Hải quân William "Ginger" Boyle, nó đã giao chiến ngắn cùng với hai thiết giáp hạm của Hải quân Đế quốc Đức SMS Kaiser và SMS Kaiserin trước khi chúng rút lui. Tháng sau, Repulse bị hư hại do va chạm với tàu chiến-tuần dương HMAS Australia.

Giai đoạn giữa hai cuộc thế chiến

Bị cho là một con tàu phải thường xuyên đại tu và bảo trì, nó bị đặt tái tên lóng không tâng bốc là "HMS Repair" (sửa chữa). Chiếc tàu chị em với nó, HMS Renown, cũng bị đặt cái tên lóng tương tự "HMS Refit" (tái trang bị). Đợt tái cấu trúc đầu tiên của Repulse diễn ra trong những năm 1918- 1920, chủ yếu là thay thế đai giáp 152 mm (6 inch) bằng loại 228 mm (9 inch) và bổ sung một lớp giáp 152 mm (6 inch) bên trên ở khu vực mà trước đây không được bọc giáp. Cùng với đai giáp chống ngư lôi được cải tiến, điều này đã cộng thêm 4.300 tấn vào trọng lượng vỏ giáp của nó. Các ống phóng ngư lôi được dời chỗ từ ngầm bên dưới mặt nước sang những bệ trên sàn tàu.Vào năm 1924-1925, hỗn hợp các dàn pháo 102 mm (4 inch) góc thấp và pháo 76 mm (3 inch) góc cao được thay thế bằng kiểu pháo 102 mm (4 inch) góc cao. Ngoài ra nó còn được cải tiến dàn hỏa lực phòng không và các thiết bị để hỗ trợ cho một thủy phi cơ trinh sát và chỉ điểm pháo binh. Trong giai đoạn 1929-1931, Repulse dưới quyền chỉ huy của Đại tá Hải quân Gerald Charles Dickens.Đợt tái trang bị cuối cùng là vào những năm 1933-1936, khi nó lại được bổ sung thêm vỏ giáp, thêm các khẩu pháo phòng không 2-pounder pom-pom và súng máy Vickers .50 12,7 mm (0,5 inch) cùng một máy phóng máy bay và hai hầm chứa máy bay. Ban đầu, nó được bố trí kiểu thủy phi cơ Blackburn Shark, được thay thế vào năm 1939 bằng kiểu Fairey Swordfish, và một lần nữa vào năm 1941 bằng kiểu Supermarine Walrus. Sau đợt tái trang bị, Repulse được cho chuyển sang Địa Trung Hải, thực hiện các nhiệm vụ tuần tra trung lập tại Tây Ban Nha vào lúc xảy ra cuộc nội chiến tại đây. Vào tháng 7 năm 1938, nó hiện diện tại Haifa vào lúc xảy ra các cuộc nổi dậy của người Palestine vào mùa Hè năm đó. John Henry Godfrey là thuyền trưởng của nó từ năm 1936 cho đến khi ông được chỉ định làm Giám đốc Tình báo Hải quân vào năm 1939.

Chiến tranh Thế giới thứ hai

Khi Chiến tranh Thế giới thứ hai nổ ra vào năm 1939, Repulse đã hoạt động trong nhiều nhóm tìm diệt được hình thành nhằm truy tìm các tàu chiến cướp tàu buôn của Đức; tuy nhiên nó đã không chạm trán với bất kỳ chiếc nào. Vào tháng 12, nó thực hiện nhiệm vụ hộ tống cho các đoàn tàu vận chuyển binh lính giữa Canada và Anh Quốc. Trong Chiến dịch Na Uy của Đồng Minh, Repulse hỗ trợ cho việc rải mìn của các lực lượng Anh. Vào tháng 7 năm 1940, khi chiếc tàu khu trục Glowworm bị mất khi tấn công tàu tuần dương Đức Admiral Hipper, Repulse đã tham gia tìm kiếm nhưng không phát hiện được. Cho đến cuối chiến dịch, khi lực lượng Anh được cho triệt thoái, do lo ngại về một cuộc xâm chiếm Iceland có thể đang diễn ra, Repulse được cho tách ra khỏi nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải tại Na Uy để truy tìm lực lượng tấn công. Thực ra, không có cuộc tấn công nào được tổ chức, và sau đó Repulse quay trở lại nhiệm vụ hộ tống các đoàn tàu vận tải cho đến đầu năm 1941.Vào tháng 1 năm 1941, Repulse tham gia săn đuổi các tàu chiến-tuần dương Đức Scharnhorst và Gneisenau. Sang tháng 5, nó tham gia truy đuổi thiết giáp hạm Bismarck. Ban đầu được dự định để hộ tống cho đoàn tàu vận tải WS-8B đi đến Trung Đông vòng quanh Châu Phi, Repulse hoạt động trong thành phần của Hạm đội Nhà, nhưng đã được cho tách ra khỏi thành phần chủ lực vào giai đoạn cuối cùng của trận chiến, do những lo ngại sẽ lặp lại việc tổn thất chiếc tàu chiến-tuần dương Hood, và cũng do thiếu hụt nhiên liệu.Sang tháng 8, nó được chuyển sang Cape Town, Nam Phi, rồi đến tháng 10, nó được chuyển sang Ấn Độ, và đã đến nơi vào ngày 28 tháng 10.

Lực lượng Z

Đến cuối năm 1941, khi nguy cơ về một cuộc chiến tranh với Đế quốc Nhật Bản ngày càng lớn, Repulse được tách sang Viễn Đông như một lực lượng nhằm răn đe cuộc xâm lược của Nhật. Lực lượng này, từ lâu đã được hình dung trong kế hoạch chiến lược của Bộ Hải quân như một hạm đội chiến trận lớn, được hình thành để hoạt động như một Hạm đội Hiện hữu và như một đối trọng với các dự định của Nhật, cuối cùng cũng được gửi đến Singapore như một hải đội không đủ lực lượng. Sự bất lực không đủ khả năng để răn đe nhanh chóng bị bộc lộ.Ban đầu được đặt tên là Lực lượng G, Hải đội này được gửi đi đến Singapore mà không được tăng cường tàu sân bay theo kế hoạch, vì chiếc Indomitable bị hư hại nhẹ trên đường đi và bị buộc phải quay về Anh để sửa chữa. Không lâu sau khi nổ ra cuộc Chiến tranh Thái Bình Dương ngày 8 tháng 12 năm 1941 do việc Nhật tấn công Trân Châu Cảng, Repulse rời Singapore cùng các đơn vị khác của Hạm đội Viễn Đông, chiếc thiết giáp hạm nhanh Prince of Wales cùng bốn tàu khu trục, trong một nỗ lực đánh chặn đoàn tàu vận tải Nhật chở lực lượng tấn công đang hướng đến Malaya.Được biết đến như là Lực lượng Z,[1] tư lệnh của hải đội này, Đô đốc Sir Tom Philips, đặt cờ hiệu của mình trên Prince of Wales. Ông biết rõ rằng lực lượng Anh không thể đảm bảo cung cấp sự hỗ trợ không quân cho lực lượng của mình, nhưng dù thế nào đi nữa ông cũng chọn tiếp tục tấn công vì ông cho là lực lượng Nhật không thể hoạt động cách xa căn cứ trên bờ đến như vậy, và cũng vì ông nghĩ rằng những tàu chiến của ông tương đối miễn nhiễm đội với các cuộc tấn công từ trên không. Cho đến lúc đó, chưa có tàu chiến chủ lực nào bị máy bay đánh đắm ngoài biển; con tàu lớn nhất từng bị đánh đắm thuần túy bởi máy bay ngoài biển chỉ là tàu tuần dương hạng nặng.Tuy nhiên, vào ngày 10 tháng 12 năm 1941, sau khi thất bại không tìm thấy lực lượng tấn công Nhật Bản và quay mũi về hướng Nam, Lực lượng Z bị máy bay Nhật phát hiện. Hạm đội bị 86 máy bay thuộc Không đoàn 22 đặt căn cứ tại Sài Gòn tấn công, nhắm vào cả Prince of Wales và Repulse.Chiếc tàu chiến-tuần dương trước tiên bị tấn công bởi máy bay ném bom tầm cao vốn chỉ gây ít hư hại nhưng gây tổn thất nhân mạng đáng kể. Trong các đợt tấn công tiếp theo sau, Repulse đã được điều khiển khá linh hoạt bởi Thuyền trưởng Bill Tennant, được một thủy thủ mô tả là đã vận hành con tàu như là một tàu khu trục hơn là một tàu chiến-tuần dương, và đã xoay sở lẫn tránh được 19 quả ngư lôi. Tuy nhiên Repulse không tiếp tục giữ được vận may của nó, khi nó bị đánh trúng trong một đợt tấn công gọng kìm được đồng bộ khá tài giỏi, và bị bốn hoặc năm ngư lôi đánh trúng nối tiếp nhau.[2]Do kết quả của những cú đánh trúng bằng ngư lôi, Repulse bắt đầu nghiêng nặng sang mạn trái trong vòng sáu phút. Có thể xác định là nó bị chìm nhanh, do Tennant đã ra lệnh bỏ tàu. Cuối cùng Repulse lật nghiêng và chìm lúc 12 giờ 23 phút. Câu chuyện về việc Repulse chìm được kể lại trong một quyển sách năm 1942 Suez to Singapore, được viết vởi thông tín viên chiến tranh của CBS Radio là Cecil Brown.[3]Các tàu khu trục Electra và Vampire đã tiến đế gần để giúp cứu vớt những người sống sót của Repulse, trong khi Express trợ giúp cho Prince of Wales. Ngay cả sau khi được vớt lên, một số gười sống sót của Repulse đã nhận các vị trí chiến đấu bên trên Electra, để các thủy thủ của nó có thể rảnh tay vớt thêm những người còn sống sót trân mặt nước; đặc biệt là các xạ thủ của Repulse đã vận hành các tháp pháo 120 mm (4,7 inch) 'X' và 'Y', và nha sĩ trên Repulse đã giúp đội y tế của Electra chăm sóc những người bị thương.Tổng cộng có 1.285 người sống sót trên chiếc Repulse được cứu, trong đó riêng Electra đã là 571 người; và có 327 người thiệt mạng.Sau đó Electra và các tàu khu trục khác quay trở lại Singapore đưa lên bờ những người sống sót.Mặc dù là một tàu chiến cũ hơn nhiều so với Prince of Wales, thoạt tiên Repulse đã kháng cự thành công hơn các cuộc không kích của Nhật Bản, khi chiếc thiết giáp hạm hầu như bị mất hiệu lực ngay từ những giây phút đầu tiên. Tuy nhiên, không giống như Prince of Wales, khi Repulse đến hồi kết thúc, nó bị chìm nhanh hơn và dẫn đến hậu quả có tổn thất nhân mạng lớn hơn nhiều. Việc đánh chìm Repulse và Prince of Wales bằng không quân đã chứng tỏ sự mong manh của các tàu chiến chủ lực trừ khi được bảo vệ thích đáng bởi máy bay cất cánh từ đất liền hoặc từ tàu sân bay.Vị trí xác tàu đắm của Repulse được xác định là một địa điểm được bảo vệ vào năm 2001 căn cứ theo Luật bảo vệ Di sản Quân sự 1986, ngay trước lúc kỷ niệm 60 năm ngày nó bị đánh đắm.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro