Các vị vua trong lịch sử Việt Nam

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Lê Ðại Hành (941 - 1005)

 Vào giờ dần, ngày rằm tháng Bảy, năm Tân Sửu (941), cuối ngôi làng nhỏ thôn Trung Lập, xã Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hóa, một em bé nghèo "bố đỡ đó, mẹ xó chùa" đã ra đời. Đó là Lê Hoàn.

 Vào giờ dần, ngày rằm tháng Bảy, năm Tân Sửu (941), cuối ngôi làng nhỏ thôn Trung Lập, xã Xuân Lập, Thọ Xuân, Thanh Hóa, một em bé nghèo "bố đỡ đó, mẹ xó chùa" đã ra đời. Đó là Lê Hoàn.

Cha họ Lê, tên Mịch. Mẹ họ Đặng, tên Sen. Vài năm sau khi sinh con, mẹ Lê Hoàn mất. Rồi cha cũng mất nốt. Khi Lê Hoàn mồ côi cả cha lẫn mẹ cũng là lúc Ngô Vương (Ngô Quyền) mất (944). Nước Việt phải trải qua một thời loạn lạc, sử cũ gọi là "Loạn 12 sứ quân" (944-968).

Đứa trẻ Lê Hoàn "trơ trọi một mình, cực khổ muôn chiều" ấy được một người cùng họ - một vị quan nhỏ họ Lê nuôi. Chăm học, chăm làm, chịu khó chịu khổ là nét nổi bật suốt thời niên thiếu của ông.

Trưởng thành, Lê Hoàn rời nhà cha nuôi, đi theo Nam Việt Vương Đinh Liễn. Là một người lính trí dũng khác thường, Lê Hoàn được cha con Đinh Bộ Lĩnh khen ngợi về những chiến công đánh dẹp các sứ quân, giao cho trông coi 2.000 binh sĩ.

Đến năm 971, sau khi thống nhất non sông, lập nên cơ nghiệp nhà Đinh, Đinh Tiên Hoàng phong cho ông chức vụ Thập đạo tướng quân, Điện tiền đô chỉ huy sứ - tức chức vụ tổng chỉ huy quân đội cả nước Đại Cồ Việt, trực tiếp chỉ huy đội quân cấm vệ của triều đình Hoa Lư. Lúc này ông tròn 30 tuổi.

Tháng 10-979, cha con Đinh Tiên Hoàng bị viên quan hầu Đỗ Thích giết hại. Sau khi Đỗ Thích bị giết, tôn Vệ vương Đinh Toàn (mới 6 tuổi) lên ngôi vua. Lê Hoàn làm Nhiếp chính trong một tình thế đầy khó khăn.

Các đại thần Đinh Điền, Nguyễn Bặc, Phạm Hạp nổi loạn nhưng bị Lê Hoàn dẹp tan. Phò mã nhà Đinh là Ngô Nhật Khánh bỏ trốn vào nam, rước vua Chămpa cùng hơn nghìn chiến thuyền toan cướp kinh đô Hoa Lư nhưng bị bão dìm chết. Trên biên thùy phía bắc, lợi dụng triều đình rối ren, Tống triều lộ ngay ý định thôn tính nước Việt. Tháng 6-980, nhà Tống họp quân bốn mặt, theo hai đường thủy bộ tràn vào nước Việt.

Thái hậu Dương Vân Nga cùng văn võ bá quan đã đồng lòng tôn Lê Hoàn làm vua, lấy hiệu là Lê Đại Hành trước khi xuất quân đánh giặc.

Tháng 7-980, vua Tống hạ chiếu phát quân sang xâm lược Đại Cồ Việt. Lê Đại Hành vừa triển khai binh sĩ sẵn sàng chiến đấu, vừa cử sứ giả đưa thư cầu hòa để tránh nạn binh đao. Trước dã tâm và sức ép của giặc, Lê Đại Hành hạ lệnh chiến đấu, quyết bảo vệ đất nước.

Mùa xuân năm 981, ông đã mang chiến thắng trở về. Cùng với quân dân cả nước, ông đã tái tạo một Bạch Đằng, sáng tạo một Chi Lăng lịch sử, thắng lớn trên cả hai mặt trận thủy, bộ, giết tướng đầu sỏ Hầu Nhân Bảo, tiêu diệt quá nửa quân Tống, bắt tù vô kể. Vua Tống phải xuống chiếu lui quân.

Đại thắng mùa xuân 981 là đại thắng đầu tiên của một dân tộc phục hưng sau hơn nghìn năm Bắc thuộc và mở đầu kỷ nguyên Đại Việt tự chủ trước các triều đại phong kiến phương Bắc.

Trong một phần tư thế kỷ đứng đầu Nhà nước (980-1005), Lê Đại Hành rất chăm lo xây dựng và bảo vệ đất nước.

Về đối nội, thực hiện chống cát cứ, địa phương chủ nghĩa, xây dựng "cơ sở hạ tầng" của nền kinh tế, chính trị thống nhất.

Về đối ngoại, theo đuổi đường lối nhu thuận nhưng cương quyết xứng đáng là vị vua mà nội trị, ngoại giao đều xuất sắc.

Từ lúc trẻ cho đến khi qua đời (tháng 3 năm ất Tỵ - 1005), trong gần nửa thế kỷ oanh liệt, người anh hùng Lê Đại Hành đã hết lòng vì nước, vì dân, trong mọi hoàn

Lê Thánh Tông

 Tên thật của ông là Lê Tư Thành con vua Lê Thái Tông, mẹ ông là bà Ngô Thị Ngọc Dao vì quá được vua Thái Tông yêu quý nên có nhiều chuyện ghen tuông rắc rối xảy ra, có khi nguy đến tính mạng. Nguyễn Trãi lúc đó là bạn thân với ông Ngô Từ, bố bà Ngọc Dao đã bàn với vợ là Nguyễn Thị Lộ (lúc này đang được vua Lê Thái Tông yêu quý) tìm cách cứu Ngọc Dao

Tên thật của ông là Lê Tư Thành con vua Lê Thái Tông, mẹ ông là bà Ngô Thị Ngọc Dao vì quá được vua Thái Tông yêu quý nên có nhiều chuyện ghen tuông rắc rối xảy ra, có khi nguy đến tính mạng. Nguyễn Trãi lúc đó là bạn thân với ông Ngô Từ, bố bà Ngọc Dao đã bàn với vợ là Nguyễn Thị Lộ (lúc này đang được vua Lê Thái Tông yêu quý) tìm cách cứu Ngọc Dao. Nhờ thế Ngọc Dao được lánh ra khỏi chốn Hoàng cung, vào chùa Huy Vǎn (khu Vǎn Chương Hà nội bây giờ). Lúc đó bà đang mang thai Lê Tư Thành. Sau này được vua Lê Nhân Tông đưa về Thǎng Long phong cho làm Bình Nguyên Vương.

Việc lên ngôi của Lê Thánh Tông, đã được sử sách ghi chép một cách rõ ràng. Khi ông vua cướp ngôi Lê Nghi Dân bị lật đổ, Các vị đại thần đứng đầu là Nguyễn Xí, đều nhận định rằng Lê Tư Thành, thiên tư sáng suốt, hùng tài đại lược thật xứng đáng làm vua. Họ đã đem xe kiệu đến đón vua ở cung riêng (gọi là cung Gia Để).

Ai cũng biết đưa một người nào đó lên ngôi báu, làm vua để cai trị muôn dân là một việc vô cùng trọng đại. Những vị quan đứng ra tổ chức chọn người làm vua tuy không có những người học vấn uyên thâm, nhưng đều là bậc trung thần nghĩa sĩ, là các vị võ tướng vào sinh ra tử, và triệt để trung thành với tinh thần khởi nghĩa Lam Sơn. Họ không thể để cho người lãnh đạo giang sơn là một kẻ vô tài bất lực. Chọn lên ngôi lúc này, phải là người xứng đáng, có tài đức để ổn định tình hình đất nước, để cho quốc gia Đại Việt bước vào thời kỳ thịnh trị, xứng đáng với công lao dựng nước của Lê Thái Tổ ngày xưa. Do đó , họ phải cân nhắc rất thận trọng. Đầu tiên, họ đã đến gặp Cung Vương Lê Khắc Xương, nhưng ông này không dám nhận lời. Họ mới tìm đến Gia Vương Lê Tư Thành.

Lê Tư Thành rõ ràng đã có đủ một số điều kiện. Chàng thanh niên này có tiếng là ham học hỏi, tính tình tốt, lâu nay không có điều tiếng gì. Không ai thấy anh ham chơi rượu chè, cờ bạc, đi sǎn, hay tìm thú vui phóng khoáng với các bạn trai cùng lứa. Anh có bà mẹ rất gương mẫu, luôn luôn nhắc nhở con chǎm chỉ học hành, đối xử với người trong họ nội ngoại, với bà con làng xóm rất phép tắc, và hợp lẽ. Nơi ở của anh, chỉ toàn là sách vở, anh dành hầu hết thời gian để nghiền ngẫm, hết đọc sách lại làm thơ. Một số thời gian khác, anh dành cho việc tập cưỡi ngựa, tập đi các bài quyền mà cụ Đinh Liệt -vốn là một võ tướng tài nǎng, bày vẽ cho . Không có tiếng tǎm nào đồn đại về những thiếu sót của anh, kể cả những thiếu sót của tuổi trẻ thường dễ được dung thứ. Chọn anh làm vua, thế là xứng đáng rồi.

Nhưng vẫn còn điều thắc mắc. Chủ yếu là từ việc bà Ngô Thị Ngọc Dao, trốn ra khỏi cung, đến sống ở chùa Huy Vǎn, và sau đó đã trốn về đất Thái Bình để sinh nở. Một bà vợ vua lại không ở sẵn trong cung, chạy ra ở ngoài dù là để bảo toàn tính mệnh, tránh chuyện rắc rối cho mình là một điều phải đặt nhiều dấu hỏi. Đứa con sinh ra, không phải trong cung cấm, mà ở một nơi không chính thức như vậy, có thật xứng đáng với sự nghiêm minh trng cung cấm hay không. Đã ở ngoài cung vi, thì có thể có nhiều điều ngờ vực lắm, cho dù những diều ngờ vực đó không chính đáng, không có cơ sở, cũng vẫn là một điểm hoài nghi. Các vị quan, có người thế này, có người thế nọ, mà đã hoài nghi thì sẽ có lắm vấn đề cấn cớ. Và người ta đã xì xào , đã bàn tán quanh những vấn đề ấy, ngay khi đến chùa Huy Vǎn để mời Lê Tư Thành lên ngôi.

Giai thoại đã kể rằng, sau khi cật vấn chàng trai ấy đủ điều, anh đã trả lời suôn sẻ, thì có một vị quan muốn kiểm tra thêm một lần chót. Ông quan này cho rằng, người nào đó , nếu thực sự có chân mệnh thiên tử, thì phải có những điểm bộc lộ khác người. Phải có tướng mạo , phải có phong cách hợp với tiêu chuẩn ( do ông ta tự hình dung), rồi còn phải xem khẩu khí của con người này như thế nào nữa. Điều này cũng có phần đúng. Cùng một thực tế, một sự kiện nào đó , người này có thể nhận định khác người kia, là do khả nǎng và khuynh hướng tiếp cận vấn đề ấy. Qua sự tiếp cận, có thể thấy tư cách của con người, bộc lộ theo ngôn ngữ, theo tầm hiểu biết. Các nhà nho ngày xưa, hay bằng vào những bài thơ những câu đối mà đoán tư tưởng và hành vi của đối tượng thẩm tra. Vị quan này, cũng muốn dùng cách này để thẩm tra chàng thanh niên sắp sửa được giao trách nhiệm lớn. Tiếp theo vài câu chuyện của các triều thần, ông bất giác đặt cho Lê Tư Thành một câu hỏi : Thưa điện hạ, chúng tôi được nghe nhiều người nói điện hạ rất có tài vǎn học, xuất khẩu thành chương. Vậy điện hạ có thể cho chúng tôi nghe một sáng tác bất kỳ nào của điện hạ được không?

Lê Tư Thành mỉm cười, trả lời lễ phép :

- Dạ, được ạ . Xin quan lớn cứ việc ra đề.

Ông quan nhìn quanh quẩn, rồi chỉ ngay vào một con cóc đang ở dưới gậm giường:

Xin điện hạ thử làm vài câu vịnh con cóc dưới gậm giường này xem sao.

"Con cóc" là một đề tài thô thiển. Cóc lại dưới gậm giường thì chẳng ai để ý, chỉ là một thứ đáng khinh bỉ mà thôi. Làm thơ với một đề tài như thế quả thực là khó, khó nhất là không biết

tìm ra cái gì để nói cho có vẻ vǎn chương nghệ thuật Sự thử thách của ông quan quả là gay go.

Các vị triều thần đều nhìn cả vào Lê Tư Thành, cho anh khó lòng vượt qua đề tài hóc hiểm.

Sau một vài giây suy nghĩ Lê Tư Thành điềm nhiên đáp lại:

"Dầu đề quan lớn ra khó quá. Nhưng tôi cũng xin phép không dám để quan lớn chờ đợi lâu Tôi xin đọc:

"Bác mẹ sinh ra vốn áo sồi

Chốn nghiêm thǎm thẳm một mình ngồi

Tắc lưỡi dǎm ba con kiến gió

Nghiến rǎng chuyển động bốn phương trời..."

Chỉ nghe mấy câu trên, vị quan ra đề đã quì phục xuống đất lạy:

- Xin điện hạ không phải đọc thêm nữa. Tôi xin hoàn toàn bái phục. Điện hạ thật xứng đáng là bậc thiên tử.

Và tiếp đó như ta đã biết. Các triều thần nhất trí rước ông về điện Tường Quang, đưa ông lên ngôi hoàng đế và lấy niên hiệu là Quang Thuận nǎm thứ nhất (1460) . Mười nǎm sau đổi niên hiệu là Hồng Đức (1470), trị vì 38 nǎm, đến 1497 mới mất.

*

* *

Lê Thánh Tông là một trong những ông vua ở ngôi lâu trong lịch sử (38 nǎm), đã đưa đất nước lên một thời kỳ thịnh trị nhất trong cả ngàn nǎm lịch sử Việt Nam. Ông cũng có một số khuyết điểm, nhưng không phải là cơ bản. Nhìn toàn cục, cuộc đời Lê Thánh Tông là một quá trình hoạt động sôi nổi trên nhiều lĩnh vực mà mặt nào cũng tỏ ra rất xuất sắc. Ông làm được rất nhiều việc, xuất phát từ cái chất đa nǎng của tuổi trẻ . Trước nhất, ông luôn luôn tỏ ra là người không quên gốc. Vừa lên làm vua, ông cảm ơn các vị lão thần, đặc biệt là rất trân trọng Nguyễn Xí là người đã diệt Nghi Dân, đưa ông lên ngai vàng. Tiếp đó ông thường xuyên về Thanh Hóa "bái yết sơn lǎng", để tổ chức cúng lễ cho Lê Thái Tổ cùng các vị tổ tiên trong dòng họ.

Ông rất trân trọng lịch sử nước nhà, giao cho Ngô Sĩ Liên viết bộ "Đại Việt sử ký toàn thư", giao cho ông Thân Nhân Trung (cùng nhiều người nữa) biên soạn bộ sách "Thiên Nam dư hạ tập" có đến một trǎm quyển, là bộ sách bách khoa ghi chép tất cả những kiến vǎn về đất nước Đại Việt trong giai đoạn bấy giờ.

Lê Thánh Tông rất quan tâm đến việc nội trị. Ông muốn xây dựng đất nước cho có qui củ để tiện sự chỉ đạo hành chính. Từ trước, nước ta về mặt tổ chức hãy còn lỏng lẻo. Sau thời Lý, Trần, Hồ, quân Minh sang xâm chiếm, làm rối tinh hệ thống tổ chức chính quyền. Các vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông còn bận nhiều vấn đề ứng phó với thời cuộc, nên chưa rảnh rang nhìn vào việc nội trị. Lê Thánh Tông đã cố gắng sắp đặt lại. Bộ máy nhà nước trung ương tập quyền dưới triều Lê Thánh Tông đạt đến mức hoàn bị từ trung ương xuống đ ến xã. Ông chia cả nước làm 13 thừa tuyên, đặt các quan vǎn, quan võ phụ trách các ngành rầt chu đáo , củng cố lại các bộ , các viện, các ty. Đặc biệt, ông cho soạn bộ luật, sau này gọi là luật Hồng Đức để đất nước có một nền pháp chế hẳn hoi. Nhiều thời đại sau này cũng phải công nhận bộ luật Hồng Đức là một công trình sáng giá, là một trong những bộ luật hoàn chỉnh và có nhiều điểm tiến bộ nhất trong lịch sử luật pháp thời phong kiến nước ta, trong đó thể hiện được tinh thần trọng dân, có nhiều điều bảo vệ dân nghèo và nhất là tinh thần nhân đạo, tinh thần dân chủ đối với phụ nữ. Ông rất quan tâm đến việc khai khẩn đất đai, cho lập các sớ đồn điền, cho đào kênh, khơi ngòi sừa sang đường sắt, mở mang chợ búa, khiến cho nhân dân được an cư lạc nghiệp trong cảnh thịnh trị thái bình. Cả nước thấy rõ là ông có tài quán xuyến, có ý thức an dân. Mọi việc đều do ông tự đề ra, tất nhiên là có sự tham khảo ý kiến các quan lại, nhưng ai ai cũng thấy ông vua trẻ này có rất nhiều sáng kiến, và đều là sáng kiến có lợi cho dân cho nước. Ông không giống những ông vua già cỗi chỉ biết khoanh tay rũ áo, phó mặc các việc cho triều thần. Ông cũng không bắt chước những ông vua thanh thiếu niên khác, lợi dụng ngôi chí tôn của mình để lao đầu vào hưởng lạc mà thực sự thấy mình có cái vinh dự thay trời để ban phúc, cũng là để phục vụ đất nước và nhân dân. Lê Thánh Tông luôn luôn tâm niệm: "Thay việc trời, dám biếng đâu", nghĩa là không dám lười biếng không dám chơi bời. Đêm đã khuya nhưng ông còn chǎm chỉ đọc sách. Trời về chiều song ông vẫn mải mê coi sóc việc triều chính hàng ngày. Làm việc say sưa, mà lại cần mẫn, ông không tỏ ra uể oải hay chán nản bao giờ. Sức khỏe và ý chí đã giúp ông thực hiện vai trò của mình một cách bền bỉ. Các nhà nho ngày xưa thường thích làm thơ, làm vǎn nhưng phần lớn đó là những người đỗ đạt hoặc có điều kiện theo dõi việc bút nghiên. Còn các ông vua suốt từ đời Ngô Vương Quyền cho đến Lê Thái Tông, ai cũng có ít nhất là một hai bài thơ, hoặc có những tác phẩm nghiên cứu về đạo đức, về kinh điển (Phật giáo hay Nho giáo) Nhưng không có ông vua nào dám có chí để trở thành một nhà vǎn hay một nhà thơ cả. Lê Thánh Tông thì khác. Vừa là một nhà chính trị song ông còn là một nhà thơ. Lê Thánh Tông là tác giả của chín tập thơ chữ Hán và hàng trǎm bài thơ Nôm khác. Đặc biệt Lê Thánh Tông là người đi rất nhiều và đi đến đâu cũng đề thơ. Vừa là một vị hoàng đế ông vừa có phong cách của một nghệ sĩ giang hồ thưởng ngoạn thú non sông. Một vài lần, đàm đạo với các nhà học giả trong triều đình, ông cũng tự nhận mình là nhà thơ, và có phần nào đó vượt cả tài nǎng một số nhà thơ bên Trung Quốc. Tất nhiên cũng do một phần vì tự phụ của tuổi trẻ nên ông đã quá lời, song phải công nhận là ông đã vượt xa, một số học giả, và những nhà thơ của triều đình lúc đó. Sau khi làm thơ ông đưa cho các triều thần họa lại để phát triển ý mình, và ông là người khơi dậy một không khí sáng tác rất sôi nổi lúc bấy giờ. Không những thế ông còn có sáng kiến thành lập một hội Tao Đàn, tương tự như một câu lạc bộ thơ ca của chúng ta thời nay. Ông tự xưng là Tao Đàn nguyên súy, tập trung xung quanh mình 28 học giả vào câu lạc bộ này, gọi một cách vǎn vẻ là Tao Đàn nhị thập bát tú.

Nội dung thơ vǎn của Lê Thánh Tông là vô cùng phong phú. Một tình cảm gắn bó thiết tha với sơn hà, xã tắc, một mối lo cho dân, lo cho nước khôn nguôi, một tâm hồn dễ xúc động trước cảnh vật, trước con người. Trong sự ham thích thơ vǎn, Lê Thánh Tông còn có một ưu điểm khiến cho vǎn học sử sau này phải trân trọng. Đó là việc ông có sở trường thơ nôm. Vǎn nôm trước đây thường bị xem là "nôm na là Cha mách qué". Một ông vua lại chuyên làm thơ nôm, và làm rất nhiều là điều rất đặc biệt. Tất nhiên, so với thơ ca sau này, hồi thế kỷ 18, 19 và giờ đây, thì những bài thơ nôm của Lê Thánh Tông, về trình độ nghệ thuật chưa thực đặc sắc lắm. Song cũng có nhiều bài rất cảm động và xuất sắc (như bài đề miếu vợ chàng Trương).

Nhà vua ham thích vǎn chương, tất nhiên cũng phải để tâm đến việc đề cao học vấn. Việc giáo dục thi cử dưới thời Lê Thánh Tông được coi là thịnh đạt nhất trong lịch sử giáo dục và khoa cử thời phong kiến Việt Nam. Ông cho lập nhà thái học, đặt các giáo thụ ở các châu, lộ, khuyến khích việc học, đưa sách xuống dân. Ông cho hoàn thiện các chế độ chính sách, đưa ra các luật thi cử, chính danh các học hàm. Ông giành những vinh quang đặc biệt cho những người đạt thành tích trong khoa cử: cho tổ chức lễ xướng danh, lễ vinh qui bái tổ, cho dựng bia tiến sĩ. Có lẽ chính sáng kiến này đã gây được phong trào tranh đua học tập trong suốt một thời gian dài . Trong lịch sử nước ta, rất hiếm những giai đoạn mà ở các làng, các tỉnh lại có những gia đình đạt thành tích cao trong giáo dục như dưới thời Lê Thánh Tông.

Còn một điều nữa, chứng tỏ Lê Thánh Tông rất quan tâm đến vấn đề lễ nhạc. Ông đã cho tổ chức các bộ phận như Đồng vǎn, Nhã nhạc để đảm bảo việc tổ chức các nghi lễ trong cung đình cho có qui củ.

Quan tâm đến vǎn Chương song Lê Thánh Tông cũng không hề coi nhẹ việc võ bị. Thời gian ở ngôi, là thời gian ông rất chú ý việc cho quân sĩ tập luyện, học tập các trận pháp, trận đồ . Ta không có tài liệu để biết được tài nǎng quân sự của ông. Nhưng với tư cách là một ông vua nguyên soái, giữ chức tổng chỉ huy chiến dịch như các trận đánh Chiêm Thành, Bồn Man,Lão Qua, Ai lao v.v. . . chắc chắn ông phải có trình độ điều binh khiển tướng thế nào đó để làm cho mọi người khâm phục. Các tướng trong quân doanh của ông lúc bấy giờ đều là những người lão luyện vào bậc cha chú, đã có những thành tựu lẫy lừng từ khởi nghĩa Lam Sơn như các ông Đinh Liệt, Lê Thọ Vực, Lê Niệm v.v. . . , nay phải tuân theo sự chỉ đạo của một chàng trai chưa đầy 30 tuổi, thì chắc chắn chàng trai đó phải có trình độ chỉ huy chiến lược chiến thuật một cách hợp lý và tài tình.

Lê Thánh Tông biết tự phê bình. Có lần ông nói với hai vị quan là Nguyễn Bá Ký và Tràn Xác, rằng ông đã có sai lầm, nhận xét sai về hai vị ấy. Sử dụng những người như Trần Phong, mà ông không phát hiện ra bản chất, cứ giành quyền lợi mãi cho con người này, cuối cùng mới phải giết đi ông rất hối hận là mình đã không sáng suốt, hiểu con người quá chậm. Không những nghiêm khắc với mình, ông còn rất nghiêm khắc với các quan lại. Nhiều vị quan cao tuổi như các ông Lê Thọ Vực, Nguyễn Như Đổ, khi có khuyết điểm, ông cũng trách cứ nặng lời chứ không nể nang. Ông luôn luôn dặn các quan phải giữ gìn tư cách, tránh bê tha, buông thả, để khỏi bị dư luận chê bai. Có những người dù trách cứ nhiều, thuyên chuyển đi làm việc khác mà vẫn chứng nào tật ấy không tiến bộ, nhưng lại không tiện thải hồi, ông đã giành cho hưởng chế độ "ngồi chơi xơi nước" như trường hợp của Nguyễn Vĩnh Tích. Những vị quan nào tiến cử người không xứng chức, ông đã thẳng tay phê phán hoặc nghiêm trị.

*

* *

Lịch sử đã thừa nhận Lê Thánh Tông là một vị anh quân, một ông vua giỏi, có đường lối chính trị rõ, có chủ trương giáo dục quốc dân chu đáo. Ông đề ra pháp luật đúng đắn, sử dụng quan lại đúng sức đúng tài. Đặc biệt là suốt mấy chục nǎm cầm quyền, ông không bao giờ lơ là với trách nhiệm, coi sóc mọi việc đầy đủ, đảm bảo cho bộ máy quốc gia tiến triển nhịp nhàng. Có vǎn trị, ông lại có vũ công. Ông đã chỉ huy nhiều chiến dịch và

chiến dịch nào cũng thắng. Lịch sử đã tôn vinh ông như vậy là hoàn toàn xứng đáng.

Nhưng có lẽ chúng ta còn phải trân trọng ông ở những khía cạnh khác nữa, nhất là ở phần phát huy tác dụng của tuổi thanh niên. Lúc nào ta cũng thấy ông rất trẻ trung, yêu đời. Ông rất yêu non sông đất nước, ông có tâm hồn thi sĩ và thực sự gắn bó với thiên nhiên Việt Nam. Ông đã mơ màng với vườn Quỳnh, là nơi nghe nói vợ chồng Chử Đồng Tử đã đến. Ông mở rộng tầm nhìn khi đứng trước động Hồ Công, ông thông cảm với nỗi niềm của nàng thiếu phụ đất Nam Xương. Vẫn với tư thế của một ông vua, nhưng ông đã thành thực hòa với tình người.

Vua Lê Thánh Tông trị vì 38 nǎm, ông mất tháng giêng nǎm 1497, thọ 56 tuổi.

Trần Nhân Tông

 Trần Nhân Tông là vị vua anh minh, quyết đoán, được sử sách ngợi ca là vị anh hùng cứu nước là bậc "Vua hiền của nhà Trần... thuần túy đạo mạo,

 Trần Nhân Tông là vị vua anh minh, quyết đoán, được sử sách ngợi ca là vị anh hùng cứu nước là bậc "Vua hiền của nhà Trần... thuần túy đạo mạo, thể chất hoàn hảo, thần khí tươi sáng..." Thời gian Nhân Tông trị vì, nước Đại Việt đã trải qua những thử thách ghê gớm. Ông có tên là Trần Khâm (con trưởng của vua Thánh Tông, Trần Hoảng) sinh nǎm 1258 và lên ngôi nǎm 21 tuổi (1279). Ông làm vua 14 nǎm đến 35 tuổi thì nhường ngôi cho con là Anh Tông để làm Thượng hoàng. Triều đại nhà Trần dưới quyền ông, quả là một thời thịnh trị.

Những nǎm đầu cầm quyền, Trần Nhân Tông đã phải trực tiếp chỉ đạo cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông. Ông đã cùng vua cha Trần Thánh Tông, mở hội nghị quân sự Bình Than, phân công các tướng lĩnh đi đóng giữ những nơi hiểm yếu để chuẩn bị đỡ các mũi tiến công của địch (1282). Ông lại cùng với cha tổ chức hội nghị Diên Hồng (1284) để cùng nhất trí trẻ già, một lòng quyết đánh. Chưa bao giờ tinh thần đánh giặc ở nước ta được phát triển mạnh như dưới thời vua Trần Nhân Tông. Cả nước sục sôi chuẩn bị, quân sĩ tỏ thái độ quyết không đội trời chung với địch. Và quả nhiên quân ta đã ra quân là chiến thắng còn địch thì thất bại thảm hại. Trận Bạch Đằng (9-4-1288) đại thắng đã đè bẹp ý đồ bành trướng của đế quốc Nguyên Mông, đế quốc cường bạo nhất hồi bấy giờ, đã chiến thắng từ Âu sang A', song chúng không làm gì xoay chuyển nổi tình thế ở Việt Nam. Chiến công này là của toàn dân, của những vị nguyên soái, đại tướng tài giỏi như Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão v.v... Song công lao đầu thuộc về hai cha con Trần Thánh Tông và Trần Nhân Tông. Trong cả 2 lần kháng chiến chống quân Nguyên Mông hai ông đã trở thành ngọn cờ đoàn kết toàn dân lãnh đạo nhân dân Đại Việt vượt qua bao khó khǎn gian khổ, đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi huy hoàng.

Trần Nhân Tông không những chỉ là một vị vua giỏi, một anh hùng cứu nước mà ông còn là một nhà vǎn xuất sắc, có công lớn đối với nền vǎn học quốc âm. Từ đời nhà Lý trở về trước, cho đến các triều vua Trần: Thái Tông, Thánh Tông không có một tác phẩm vǎn chương quốc ngữ nào. Những Hàn Thuyên, Nguyễn Sĩ Cố mới chỉ nghe tên chứ chưa tìm ra tác phẩm. Đến cuối thế kỷ 13, chỉ có Trần Nhân Tông với bài phú "Cư trần lạc đạo" là mở trang đầu cho cuốn sách sưu tầm vǎn học quốc âm của thời đại.

Khi đất nước sạch bóng quân thù, Trần Nhân Tông đã chú trọng đến việc khuyến khích trồng dâu nuôi tằm, chiêu mộ dân khai khẩn ruộng hoang, mở rộng các công trình thủy lợi, đại xá cho thiên hạ. Nơi nào bị địch tàn phá thì tha sưu thuế, những nơi khác thì giảm thuế hoặc miễn theo thứ bậc khác nhau . Ông luôn luôn nhắc các quần thần phải biết thương dân. Có lần ông trực tiếp phân xử phải trái cho những người dân đón đường thưa kiện, vạch rõ cái sai của quan lại cận thần. Ông rất trân trọng sự đóng góp to lớn của tướng sĩ, quân dân đối với ba cuộc kháng chiến.

Một nét độc đáo riêng của Trần Nhân Tông so với nhiều nhà vua khác là ông rất thích du lịch, ông thường tổ chức những chuyến đi xa gần, vừa để trò chuyện, thuyết lý về những quan điểm triết học, tôn giáo của ông, vừa để thu thập thêm nhiều kiến vǎn trong hay ngoài nước.

Trần Nhân Tông nhường ngôi nǎm 1293 (lúc ông mới 35 tuổi). Sau khi nhường ngôi cho con, lên làm Thượng hoàng ông đã dành toàn quyền điều hành cho nhà vua trẻ. Ông chỉ có một lần trở về kinh vào nǎm 1295 để theo dõi việc nước, còn dành toàn bộ thời gian vào việc riêng của mình và đi chu du khắp nước.

Trần Nhân Tông không chỉ là một trong những tác giả Quốc âm đầu tiên của lịch sử vǎn học Việt Nam. Ông còn là một nhà thơ chữ Hán có tài. Có thể nghĩ rằng, trong các nhà thơ đời Trần, còn lưu lại tác phẩm đến ngày nay, ông là một trong những tác giả có hồn thơ thực sự, Hồn thơ ấy đậm đà ở phong cách riêng của ông, mà cũng còn do ông tiếp thu được cái chất triết học sâu xa của Phật giáo. Ông rất yêu thiên nhiên. Trong tâm trí của ông, lúc nào cũng thầy tràn ngập ánh trǎng, dồi dào mây nước, và đắm đuối với giấc mơ xuân:

Nhất thiên như thuỷ, nguyệt như trú

Hoa ảnh mãn song, xuân mộng trường

Có nghĩa là:

Nước ấy vầng xanh, trǎng ấy ngọc

Đầy song hoa quyện giấc mơ xuân

(Đào Phương Bình dịch)

Sau 14 nǎm làm vua, Trần Nhân Tông nhường ngôi cho con là Anh Tông, về làm Thái thượng hoàng và đi tu trở thành thủy tổ phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử, một phái Thiền để lại dấu ấn đặc sắc trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Nhân Tông thực sự là một triết gia lớn của Phật học giúp triết học Phật giáo Việt Nam phát triển rực rỡ thể hiện đầy đủ trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam. Bắt đầu những ngày nhường ngôi, ông để tâm vào Phật giáo nghiên cứu những lẽ huyền vi để hệ thống các quan điểm. Từ nǎm 1298, ông khoác áo nhà sư đi thuyết pháp các nơi. Lý thuyết của phái Trúc Lâm do ông khởi xướng là không kêu gọi tín đồ lìa bỏ cuộc sống trần tục, không ép xác khổ hạnh, mà đề cao nhân nghĩa, giáo dục lòng nhân đạo, không phân biệt giàu sang, luôn luôn nhớ đến cội nguồn.

Ông tổ chức giảng Kinh - Kinh Vô lượng cho hàng ngàn người nghe và mọi người đều tiếp thu tư tưởng của ông, nhận rõ đạo Phật Trúc Lâm là nhập thế, không huyền vi xa lạ. Ông lên tu ở chùa Yên Tử, có pháp hiệu là Hương Vân đại đầu đà, hoặc là Trúc Lâm đại đà đầu đà, thu hút được nhiều đệ tử.

Trần Nhân Tông mất trong một môi trường có nhiều giai thoại ý vị. Sử chép rằng vào nǎm 1308, ông ở trên ngọn núi Tử Tiên, Yên Tử tu hành. Bà chị là Thiên Thuỵ ốm nặng, ông xuống thǎm và bảo:

- Nếu chị đã đến ngày đến giờ thì cứ đi. Dưới âm phủ có ai hỏi thì cứ trả lời: Xin đợi một chút, em tôi là Trúc Lâm đại sĩ sẽ tới ngay.

Nói xong, ông trở về núi, gọi pháp Loa đến dặn dò các việc, rồi bỗng nhiên ngồi mà hóa. Trần Nhân Tông qua đời nǎm 1308 tại am Ngọa Vân núi Yên Tử ( Đông Triều, Quảng Ninh).

Người đương thời và sau đó đã tạc tượng Trần Nhân Tông. Tượng ở Yên Tử, đặt trong Huệ Quang Kim tháp, là một pho tượng khỏe mạnh, rắn chắc, cân đối, đầy sức mạnh và nghị lực, còn ở chùa tháp Phổ Minh (Nam Định) tượng có vẻ ung dung thanh thản, hợp với con người nhà vua. Trần Nhân Tông đã bước vào cõi Niết Bàn, nhưng còn để lại hình ảnh của một chiến sĩ, một thi nhân, một triết nhân của dân tộc.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro