bệnh nấm+vàng lá

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Khỏi thi lun😭😭😭😭, thấy mọi người đang cần nên hông ích kỹ giữ chờ đến lúc thi được phải post lên lun😭😭😭. Mai mốt thi sửa lại 1-2 chữ rồi nộp bài thi lại😭😭😭

CÁCH PHÒNG VÀ TRỊ NẤM LÁ MÙA MƯA
Mùa mưa đến cũng là mùa nấm bệnh hoành hành và phát triển mạnh.
👉 Đây là cách phòng bệnh và trị bệnh nấm lá ở ban công của Điệu❤️ Mọi người nên đọc kết hợp bài đen thân của Điệu, 2 bài này liên quan nhau❤️❤️❤️

👉👉1/ Xử lý phần gốc- neem cake: rãi đều bề mặt đất mỗi gốc 2 muỗng caphe neem cake xa gốc xíu. Tháng dùng 1-2 lần.
Neem cake:
THÀNH PHẦN:

Hữu cơ, Axit Humic, Trichoderma, Lá và hạt NEEM
Các nguyên tố trung vi lượng Si, S, Ca, Mg, Fe, Mn, Cu, B, Bo, Zn
CÔNG DỤNG:

Kiểm soát bệnh do côn trùng, tuyến trùng và nấm gây ra.
Cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, độ xốp, nâng cao khả năng giữ dinh dưỡng cho đất
Giúp đẩy nhanh quá trình nảy mầm hạt giống, cải thiện bộ rễ cây khỏe mạnh, kích thích sinh trưởng, tăng sức đề kháng với sâu bệnh và điều kiện bất lợi như rét, úng, chua phèn.
👉👉2/ Xử lý phần thân- lá: giấm gỗ (Điệu vì nghèo không có giấm gỗ nên Điệu xài giấm táo, giấm gạo lun)
Công dụng giấm gỗ: kiểm soát bệnh do nấm mốc sương cùng nhiều loại nấm bệnh và có thể được xem để thay thế các loại thuốc diệt nấm tổng hợp...
Cách dùng: 50ml giấm gỗ hoà 2lit nước xịt khắp bề mặt lá: xịt vào buổi chiều sớm không xịt vào buổi tối, buổi sáng- rửa lại lá trước khi mặt trời lên.
Xịt 2 ngày liên tiếp rồi ngưng và quan sát.

👉👉3/ Xử lý phần giá thể: khi trộn giá thể muốn thoát nước tốt nên xử dụng xỉ than loại cứng tốt đã ngâm nhã nước, hoặc Đất nung hoặc đá Pumice.
Giá thể Điệu chỉ 3 thành phần gồm: đất đỏ hoặc đất thịt- đất nung- phân trùn quế❤️(phân trùn quế nên chọn loại tươi xốp có trùn- hiệu SFarm, phân trùn quế loại bết bết không nên dùng sẽ làm bí rễ chết cây❤️)

Còn sơ dừa giữ nước rất dễ sinh ra nấm đen thân nên Điệu không khuyến khích dùng nó để trộn giá thể . Tro trấu Điệu cũng hạn chế không dùng, nếu dùng dùng rất ít 5-10% là cao.
Điệu có 2 chậu cây Điệu lấy ra trộn giá thể để thí nghiệm: - chậu thứ 1/ đất đỏ- phân trùn quế- đất nung lót chậu 5 phân và phần trộn vào giá thể>>> cây phát triển rất tốt không dính nấm lá, nấm đen thân này kia...
- chậu thứ 2/ đất đỏ- phân trùn quế- đất nung- trấu, sơ dừa..>>> cây hay thường xuyên dính nấm>>>trộn sơ dừa nhiều quá mà để ẩm sẽ làm côn trùng sâu bọ phát triển mạnh

👉👉4/ Xử lý tổng hợp:
- Lá nào bị vàng nấm lặt bỏ sọt rác xa khu vực trồng hồng.
- Dọn các lá khô rụng dưới gốc hồng
- Tỉa bỏ bớt các cành tăm bằng kéo sạch đã khử trùng và cắt tỉa lúc trời khô ráo.
- Không được tưới xịt cây buổi tối. Khi cây bị bệnh nấm lá rồi hạn chế tưới cây- quan sát đợi đất bề mặt khô mới tưới lại lượng nước vừa đủ. Xịt lá nên xịt vào sáng sớm để nước mau khô không bị đọng lại trên bề mặt lá.
- 🌹🌹🌹 Trồng cây phủ gốc hồng để giúp đất tươi xốp, cải tạo đất trồng cũng là cách hạn chế nấm: hành, đậu xanh, các cây gia vị....nếu thấy các cây mọc cao quá có thể cắt cho thấp lại hoặc bỏ bớt nhưng lúc nào trong chậu cũng giữ lại cây để mọc tiếp.
- Khi cây bị nấm lá nên ngưng bón phân, tập trung trị bệnh cho cây hết bệnh khoẻ lại rồi mới bón phân trở lại. Giai đoạn này nên bón phân trùn quế để giúp cây hồi phục

❤️❤️❤️❤️FROM ĐIỆU WITH LOVE❤️❤️❤️❤️

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#hoahong