cách lập bản đồ tư duy

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Làm thế nào để vẽ Bản đồ tư duy

Sử dụng những từ chính hoặc những hình ảnh cần thiết.

- Bắt đầu từ trung tâm và triển khai ra.

- Tạo cho trung tâm một hình ảnh rõ ràng và “mạnh” miêu tả được nội dung tổng quát của toàn bộ Bản đồ tư duy 

- Tạo các trung tâm nhánh và các chi tiết nhánh.

- Đặt những từ trọng tâm vào những hàng mà làm tăng kết cấu của các ghi chú.

- In ra giấy hơn là viết tay vì làm cho dễ đọc và dễ nhớ hơn.

- Những trường hợp sau phải phân biệt rõ hơn những trường hợp trước.

- Sử dụng màu sắc để làm nổi bật vấn đề.

- Những gì không có trong trình bày thì không nên đưa vào Bản đồ tư duy.

- Tư duy hai chiều (phản biện)

- Sử dụng mũi tên, biểu tượng hoặc những hình ảnh để chỉ ra sự liên kết.

- Đừng để bị tắc ở một khu vực. Nếu cạn kiệt suy nghĩ thì chuyển sang nhánh khác

- Ghi ngay ý tưởng vào nơi hợp lý ngay khi nghĩ ra nó. Đừng lưỡng lự.

- Phá vỡ ranh giới. Khi hết giấy để trình bày thì đừng nên thay một tờ giấy khác to hơn mà sử dụng thêm các tờ khác ghép vào.

- Hãy sáng tạo khi thực hiện.

Cải tiến bản đồ tư duy của bạn

Một khi bạn đã hiểu cách vẽ bản đồ tư duy thì bạn có thể tự quy ước cách vẽ của riêng mình. Những gợi ý sau đây sẽ giúp bạn tăng hiệu quả cho bản đồ tư duy của mình:

- Sử dụng những từ ngắn gọn hay các cụm từ đơn giản: Hầu hết những từ trong cách ghi chép bình thường chỉ là để đệm cho ý chính : chúng truyền đạt những dữ kiện, thông tin trong một bối cảnh nhất định và làm cho dễ đọc hơn. Nhưng trong bản đồ tư duy, những từ ngắn gọn, bắt mắt và những cụm từ đầy đủ ý nghĩa cũng có thể chuyển tải những nội dung tương tự một cách hiệu quả. Những từ thừa chỉ làm cho bản đồ thêm rối hơn.

- Viết theo lối chữ in hoặc có thể in: vì những chữ viết tay không rõ ràng ,nghệch ngoặc hoặc nối với nhau lộn xộn chỉ làm bạn khó đọc hơn.

- Sử dụng màu sắc để phân biệt các ý tưởng khác nhau: Nó giúp bạn phân loại các ý tưởng tốt hơn, dễ nhớ hơn và cũng dễ sắp xếp hơn.

- Sử dụng biểu tượng và hình ảnh: Nếu một biểu tượng hay hình ảnh nào đó có ý nghĩa với bạn thì hãy sử dụng nó vì hình ảnh thì sẽ dễ nhớ hơn là chữ viết.

- Sử dụng các liên kết chéo: thông tin trong một phần của bản đồ tư duy có thể liên quan đến các phần khác. Bạn có thể vẽ các đường nối chúng lại nhằm thể hiện sự liên quan đó. Điều này sẽ giúp bạn thấy được sự liên kết giữa các phần khác nhau trong chủ đề.

Bản đồ tư duy là một phương pháp ghi chép cực kì hiệu quả. Nó không chỉ mô tả các dữ kiện mà còn mô tả cả cấu trúc tổng thể của chủ đề và tầm quan trọng của việc liên kết những chi tiết rời rạc trong đó. Nó giúp bạn kết nối và tạo ra mối liên hệ giữa các ý tưởng, đây là điều mà bạn khó có thể làm được ở cách ghi chép thông thường.

Nếu bạn nghiên cứu hay ghi chép về 1 vấn đề nào đó, hãy thử vẽ bằng Bản đồ tư duy, chắc chắn bạn sẽ thấy nó hữu dụng một cách đáng kinh ngạc

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro