cach nhin khi quang

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

.- Ý NGHĨA VẬT LÝ VỀ MÀU SẮC CỦA ÁNH SÁNG :

Vật lý học ngày nay có thể dùng tam lăng kính tức thủy tinh hình khối tam giác , đem ánh sáng thường khúc xạ thành ra ánh sáng bảy màu :đỏ ,cam, vàng, xanh lá cây , xanh dương , tím; giống như màu của cầu vòng sau ngày mưa tạnh ; do đó , màu trắng là màu được hợp thành của bảy màu trên do hiệu ứng khúc xạ của ánh sáng mà thị giác con người trông thấy được .

Ánh sáng tại sao có bảy màu , nguyên do ánh sáng có đặc tính của hạt và sóng , nhưng chúng có tần số rung động , năng lượng và công dụng khác nhau , vì thế màu sắc của từng loại ánh sáng cũng khác nhau do do sự biểu hiện của cường độ mạnh yếu , tần số rung động từ thấp lên cao và sức xuyên thấu từ yếu đến mạnh mà tạo ra những loại ánh sáng có màu sắc khác nhau vậy .

Tiến xa hơn nửa , ngoài màu đỏ ta còn tạo có hồng ngoại tuyến , ngoài màu tím ta còn có tử ngoại tuyến ; mức độ xuyên thấu của tử ngoại tuyến rất mạnh , dùng để tiêu diệt vi khuẩn , đương nhiên nó có thể làm cháy da ; sự bức xạ của hồng ngoại tuyến rất rỏ ràng , hầu như tất cả thực thể vật chất đều có bức xạ của hồng ngoại tuyến , người ta có thể chụp ánh sáng bức xạ nầy bằng kỷ thuật chụp ảnh của Kilarian ;ngoài ra người ta còn đi sâu vào nghiên cứu những loại ánh sáng mà con người không thấy được .

Trong thế giới tự nhiên , tất cả sinh mệnh đều có sự liên quan mật thiết với ánh sáng ; ánh sáng là một loại vật chất tinh vi , nó là dẩn thể của năng lượng và thông tin ; nếu không có ánh sáng thì thực vật và động vật đều bị diệt vong ; sự hấp thu vật chất của sinh mạng , đều dựa vào ánh sáng để tồn tại , sự cấu trúc của sanh mạng đều cần sự thông tin và trao đổi với ánh sáng ; nếu sự thông tin và nguồn năng lượng của ánh sáng không đầy đủ , sẻ làm cho sinh mạng thể nầy sinh ra nhiều bệnh tật và ốm yếu .

Ánh sáng không những mang lại sinh khí và màu sắc cho vạn vật , đồng thời nó cũng tạo ra nhiều sự tổn hại cho vạn vật ; bởi vì tất cả những sinh vật trong những khoảng thời gian khác nhau thì cần những loại năng lượng và các loại thông tin của ánh sáng khác nhau ; nếu những loại năng lượng nầy quá mạnh hoặc quá yếu sẻ làm tổn hại đến sanh mạng của sinh vật ; thí dụ như hồng ngoại tuyến , nếu có quá nhiều sẻ làm cháy tổn hại đến sanh mạng , như những tầng khí quyển địa cầu bị hư hại , thì không cản được sức bức xạ hồng ngoại tuyến của mặt trời , nên làm cho con người tại nơi đó bị đốt nóng và khó chịu .

II.- Ý NGHĨA CỦA ÁNH SÁNG TRONG KHÍ CÔNG HỌC :

Trong khí công học , ánh sáng là biểu tượng của một loại khí ; năm màu trắng , vàng , đỏ , đen , xanh có sự tương đồng với các loại khí trong ngủ tạng con người ; bởi vì sự trực thuộc năm màu với ngủ hành kim , mộc , thủy , hỏa , thổ cũng tương đồng với sự trực thuộc ngũ hành của ngũ tạng , tâm , can , tỳ , phế , thận .

Như vậy , màu sắc của ánh sáng có sự tương quan với các loại khí trong cơ thể con người .

Thuật Du Già Yoga của Ấn Độ cho rằng bộ đầu của con người cần được hấp thu ánh sáng trắng , bởi vì tần số rung động mang thông tin của ánh sáng trắng có thể ôn dưởng nảo bộ , khai phát trí huệ , tiêu trừ ô uế trọng trược , làm thân tâm của con người được an lạc , hầu đạt đến cảnh thậm thâm vi diệu của pháp giới .

Mổi loại thông tin của ánh sáng đều có nhiều phương thức biểu hiện khác nhau ; tức mổi loại ánh sáng đều có liên hệ với mổi loại âm thanh tương ứng , thí dụ như chú ngử OM của Phật Giáo , khi đọc chú ngử OM đồng thời hành giả tưởng tượng đưa ánh sáng trắng vào bộ đầu ; khí trắng là một loại nguyên khí , nó là tổng hợp của bảy loại khí khác ; đọc chử A đưa ánh sáng đỏ vào bộ phận cổ họng , làm mạnh thanh âm và phát sanh công năng đặc dị ; đọc chử HUM đưa ánh sáng xanh lá cây vào tim , làm cho tâm được an định .

Môn Yoga Hỏa Xà - Kundalini Yoga của Ấn Độ cho rằng : khí căn bản trong thân con người có năm loại : - Căn Mạng Khí - Prana - màu vàng ở ngực , chủ quản hô hấp ; Hạ HànhKhí - Udana - màu Tím ở cổ chủ quản sự nuốt và phát âm ; Bình Hành Khí - Smana - màu xanh dương ở bụng chủ quản tiêu hóa ; Hạ Hành Khí - Apana - màu cam ở hậu môn chủ quản bài tiết ; Biên hành Khí - Vyana - màu đỏ , chủ quản toàn thân , hệ thống tuần hoàn của máu , sự co thắt của cơ nhục ; Phái áo vàng Mật Tông Tây Tạng , lại cho rằng khí màu vàng ở bụng , khí đơn điền màu xanh dương ; ánh sáng có màu sáng là chính khí , ngược lại là yếu và lu mờ là tà khí , khí có màu vàng đỏ là bệnh khí ; khí có màu đen là do bệnh nặng của ác nghiệp , ma chướng gây ra .....

Do đó , màu sắc của ánh sáng trong khí công học có cho rằng : trong khi tập khí công cần chọn dùng màu sắc thích hợp với bộ vị trong thân thân , thì mới giúp cho cơ thể khõe mạnh , trí tuệ và thông đạt ; ngoài ra hành giả cần chú ý , mổi bộ vị của cơ thể thường phát ra ánh sáng màu gì , để có thể sớm phát hiện bệnh trạng mà tìm phương pháp trị liệu cho đúng lúc .

PHƯƠNG PHÁP NHÌN ÁNH SÁNG BÊN TRONG .

KHÁN NỘI QUANG PHÁP

KHÁI LUẬN VỀ TÍNH QUANG CỦA NHÂN THỂ :

Khi hành giả ngồi thiền định đến một trình độ nào đó , thì trong nội tâm ở trước mắt tự nhiên xuất hiện một loại ánh sáng , được gọi là Linh Quang , đó là Bản Tính Linh Quang . Vì nhờ ngồi thiền định mà thấy được bản lai diện mục của mình , gọi là minh tâm kiến tánh ; trong thiền định quán chiếu , gọi là hồi quang phản chiếu , nên thấy được ánh sáng . Cổ nhân nói : nhắm mắt an định tâm nhìn giửa hai chân mày , thấy được ánh sáng là công quả .

Nho giáo , Phật giáo và Đạo giáo đều thừa nhận sự tồn tại khách quan của Tính Quang là công năng vô thượng ; nên Nho Gia gọi Tính Quang là Nhân ; Phật gia gọi là Mâu Ni Châu , Ngọc Xá Lợi , hoặc Viên Minh tròn đầy ; Đạo gia gọi là Đơn hay Linh Quang ; Kinh Dịch gọi nó là Vô Cực .

Tất cả đều lấy hình vòng tròn để làm ký hiệu khi nói đến loại ánh sáng tính quang nội tâm nầy , và cho rằng vòng tròn nầy là sự ngưng kết của khí tiên thiên ; cổ nhân gọi linh quang nầy là Bất không , vì khi hành giả quán Không mà thấy ánh sáng là chánh đạo (Quán Không Bất Không Vi Chánh Đạo ) ; còn quán không mà không thấy gì hết thì chưa phải là đạo ( Quán Không Nhi Không Thị Ngụy Đạo ) ; Bất Không là trong hư không thấy ánh sáng , trong hư không không có ánh sáng gọi là Ngoan Không ; Đạo gia cho rằng khi hành giả thấy được ánh sáng nầy thì con đường luyện Kim Đan sẻ có kết quả tốt ; còn hành giả nào ngồi thiền định lâu ngày mà không trông thấy được ánh sáng nội tâm , thì do chưa biết phương pháp , hỏa hầu chưa đầy đủ hay công lực chưa đến , tập luyện chưa được tinh tấn , nên được gọi tình trạng nầy là Ngoan Không .

Như vậy loại ánh sáng chiếu hiện trong tâm nhản của hành giả thường có hình dạng như thế nào ?

Trong quá khứ, trong kinh điển của các tôn giáo đều không nói rỏ về các loại ánh sáng nội tâm nầy , mà đều dùng ngôn ngử ẩn dụ để diển tả nó , vì đó là bí mật của sự tu luyện tâm linh .

Thật ra , thì ánh sáng tính quang nầy có những sự biểu hiện khác nhau tùy theo trình độ , giai đoạn tu tập và công lực của hành giả , đại thể ánh sáng tính quang nầy gồm có hai loại gọi là Tuệ Quang và Thiềm Quang . Khi hành giả tu tập thiền định ở trình độ sơ và trung cấp , mà thấy được các loại ánh sáng , thì các loại ánh sáng nầy đều thuộc về ánh sáng của Tuệ Quang ; còn những hành giả tu tập đến trình độ thượng thừa thì sẻ thấy được những loại ánh sáng đặc biệt , thì những loại ánh sáng đặc biệt nầy gọi là ánh sáng Thiềm Quang .

Thí dụ , như sự tu tập của Đạo Gia , trong giai đoạn luyện Tinh hóa Khí , luyện Khí hóa Thần thì thường thấy ánh sáng Tuệ Quang ; do sự nhìn thấy cường độ ánh sáng mạnh yếu , tròn đầy hay chưa tròn đầy , màu sắc của nó là màu gì , thì cũng có thể đoán biết được trình độ , công lực của hành giả đả tu luyện đến đâu và chứng minh được sự yếu kém về Tinh , Khí Thần của hành giả chưa được sung túc , đầy đủ , như vậy sự luyện Kim Đan hay Xá Lợi Tử chưa hoàn thành .

Hành giả khi tu tập thiền định , ở giai đoạn đầu trông thấy ánh sáng Tuệ Quang trong nội tâm , là những điểm ánh sáng mờ ảo di động không ngừng , hay những vòng tròn sáng có ngoại biên sáng mà trong lại tối hoặc vòng tròn không rỏ hay không được tròn , nhưng khi hành giả dùng ý thức để nhìn thì nó lại biến mất đi , thì đó đều là sự biểu hiện của Tinh Khí bất túc , chưa đầy đủ sung mản của hành giả , nên ánh sáng Tuệ Quang nầy có những hiện tượng như trên .

Sau một thời gian dài hành giả tu tập tinh tấn , Tinh Khí đầy đủ , công lực cao thì ánh sáng Tuệ Quang sẻ biến thành ánh sáng màu đỏ gọi là Huyết Huyền Quang , nếu ánh sáng màu trắng thì gọi là Chánh Huyền Quang , các loại ánh sáng nầy sáng tỏ tròn đầy như mặt trăng rằm , hiện ra cố định không lay động ngay ở trước mắt , thì đây mới thật là ánh sáng tinh khiết chân thật của Tuệ Quang vậy .

Còn Thiềm Quang là một loại ánh sáng màu vàng kim , manh nha thoát ra từ ánh sáng trắng của tuệ quang , là hạt mầm của Kim Đan ; Thiềm Quang có màu vàng kim và hình tròn sáng tỏ .

Khi Tinh không đầy đủ thì không thể làm phát sanh ra Tuệ Quang , Khi Xá Lợi Tử không đầy đủ , thì không thể làm phát sanh ra Thiềm Quang .Tuệ Quang như ánh sáng mặt trăng , Thiềm Quang như Kim Quang .

Khi Tuệ Quang được luyện đầy đủ hỏa hầu sẻ hóa thành Thiềm Quang ; Thiềm Quang hình tròn có màu vàng kim chiếu sáng , đến lúc nầy đả xem như hành giả đả luyện thành Hạt Xá Lợi , tức luyện thành Kim Đan vậy .

Sự hình thành của Tuệ Quang và Thiêm Quang , là pháp thân của hành giả , là ánh sáng tinh hoa của sự kết hợp Tánh -Mệnh , Thần- Khí , Tinh - Khí - Thần .

Đa số những khả năng ngoại cảm đều thông qua Tuệ Quang để làm khai phát tiềm năng nầy .

Ánh sáng Tính Quang của nhân thể được chia ra làm hai loại Ngoại Quang và Nội Quang .

Cách tập xem hào quang gồm có hai loại : Nhắm mắt và mở mắt .

1.- Phương pháp nhắm mắt :

Đây là giai đoạn sơ cấp , hành giả ngồi tỉnh tọa , mắt nhắm lại , sau đó lấy tâm nhìn vào màn mắt bên trong hay nhìn ở giửa hai chân mày , có hình một vạch ngắn nằm ngang , một lúc sau sẻ thấy hình nầy hiện ra ; nếu nhìn không thấy , thì đầu tiên khi nhìn thấy một điểm sáng hiện ra , thì lấy ý vẻ kéo điểm sáng nầy dài ra thành một vạch ngắn , nằm ngang ; hành giả cứ thế mà tập cho đến khi nào khi nhắm mắt lại mà nhìn thấy vạch ngắn nầy một cách tùy ý và rỏ ràng là đả thành công bước đầu .

Kế đến hành giả theo phương pháp trên mà tập nhìn tuần tự các hình tam giác , vuông , tròn , ngôi sao năm góc .....và dần dần đi đến các hình thể phức tạp hơn .

2.- Phương pháp mở mắt :

Phương pháp nầy được luyện tập , sau khi hành giả đả tập thành công phương pháp nhắm mắt , hành giả sau khi tập phương pháp nầy thì khi mở mắt vẩn có thể thấy được ánh sáng nội quang hiện ra trong không gian ở ngay trước mắt mình , đồng thời những người chung quanh cũng thấy được ánh sáng nầy .

Vào lúc trời vừa tối hay lúc mặt trời vừa mọc lên , hành giả ngồi trong phòng hơi tối , mở mắt ra , mặt hướng nhìn vào không gian trước mắt , trong ý tưởng tượng một vạch ngắn nằm ngang hiện ra ngay trước mắt , hành giả tập như thế trong khoảng 15 đến 20 phút , xong nghỉ giải lao vài phút tập tiếp tục , tập như thế cho đến lúc , hành giả mở mắt ra mà vẩn thấy được vạch ngắn nầy hiện ra rỏ ràng trong không gian ngay trước mắt , sau đó hành giả tập đến những hình phức tạp hơn ; kế đến , hành giả chuẩn bị một tấm hình đơn giản có vài màu sắc phối hợp , treo trên bức tường ngay vừa tầm mắt nhìn của mình , hay để trên bàn trước mắt mặt của mình cũng được ; xong mở mắt định thần nhìn vào tấm hình nầy một lúc , lấy thần mà ghi nhận những chi tiết và màu sắc trong tấm hình nầy , kế đến quay mặt về hướng khác , để tưởng tượng thấy hậu ảnh vẩn còn hiện ra ngay trước mắt mình , nếu thấy hình hiện ra mờ hay sắp biến mất , thì hành giả ngồi quay mặt lại tấm hình mà nhìn tiếp tục và tập như cách trên ; tập cho đến khi nào , không cần treo hình trước mắt , hành giả vẩn có thể tùy ý cho hình hiện ra ngay trước mắt của mình một cách rỏ ràng và sáng tỏ , sau đó mới cho hình nầy hiện ra

và những người chung quanh đều nhìn thấy những hình nầy , thì xem như đả thành công . Những người có bệnh hay huyết áp cao không nên tập phương pháp nầy , vì khi tập phương pháp nầy tiêu hao năng lượng thân thể rất nhiều .

Những thông tin trên chỉ có tính cách tham khảo và giải trí , các bạn đừng quá tin tưởng vào đó , mọi bất trắc xảy ra , hoàn toàn do người tập chịu hết trách nhiệm .

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro