Cách suy nghĩ của người giàu

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cách suy nghĩ thứ1

Ng i Giàu quan ni m: "Cuộc sống của mỗi người do chính người ấy quyết

định" trong khi người nghèo lại nghĩ: "Cuộc sống tự nó xảy đến".

T.Harv Eker

Cuộc đời bạn là do chính bạn tạo ra. Địa vị của bạn cao hay thấp là do nơi bạn. Bạn sống giàu

sang hay nghèo túng là do suy nghĩ của bạn.

Người nghèo có quan niệm không đúng. Họ hay cho mình là nạn nhân. Họ không chịu nhìn nhận

trách nhiệm của họ đối với hoàn cảnh nghèo khó mà họ đang sống. Họ thường nghĩ họ thật tội

nghiệp, vì hoàn cảnh, vì sa cơ lỡ vận ..., và rồi họ lại càng lún sâu vào hoàn cảnh ấy.

Đối với tôi, trong vấn đề giàu nghèo không có ai là nạn nhân của ai cả mà chỉ có những người tự

đóng vai trò là nạn nhân. Nói cách khác, họ là nạn nhân của chính mình.

Người ta chỉ đóng vai trò là nạn nhân. Vậy làm sao để nhận ra? Thông thường có 3 dấu hiệu

chính đó là: Trách móc, Biện hộ và Than vãn.

Dấu hiệu 1: TRÁCH MÓC

Có thể nói, họ là những "chuyên gia trách móc". Theo lời họ thì mọi việc dường như có ác ý với

họ. Họ cho rằng mọi thất bại là do số phận đen đủi, do những nguyên nhân khách quan bên

ngoài.

Khi được hỏi tại sao họ không giàu như người khác, những "nạn nhân" này thường hay than

trách. Họ đổ lỗi cho nền kinh tế bất ổn định. Họ quy trách nhiệm cho sự yếu kém trong quản lý

của nhà nước. Họ đổ lỗi cho việc kinh doanh thua lỗ, nhân công không đạt chất lượng. Họ phê

phán công tác hải quan tắc trách, hàng hoá vận chuyển chậm trễ. Họ trách móc người thân, trách

móc số phận. Nói chung là trách móc tất cả trừ họ.

Dấu hiệu 2: BIỆN HỘ

Nếu "nạn nhân" không trách móc, họ sẽ chọn cách biện hộ. Với câu nói: "Tiền bạc không phải

v n đ quan tr ng", h bi n h cho ấ ề ọ ọ ệ ộ hoàn cảnh của mình.

Họ thường nói: "Đối với tôi tiền bạc có hay không không là vấn đề". Thử nghĩ xem, nếu bạn

cho rằng mình không cần xe, vậy bạn có được xe không? Chắc chắn là không. Những người này

nói là họ không cần tiền. Vậy họ đang không có tiền. Con người thường hay tìm cách biện hộ

cho hoàn cảnh của mình bằng cách tự dối lòng mình.

Những ai nói rằng tiền bạc đối với họ không có giá trị thì chắc chắn họ là những người đang

túng tiền. Người giàu hiểu rõ giá trị của tiền bạc và vị trí, chức năng của nó trong xã hội. Ngược

lại, người nghèo biện hộ cho hoàn cảnh của họ bằng cách so sánh giữa tiền bạc và tình cảm.

Họ cho rằng vật chất không quan trọng bằng tinh thần, tiền bạc không thể so sánh bằng tình

nghĩa. Đây là sự so sánh sai lầm bởi vì vật chất và tinh thần đều có chức năng riêng của chúng.

Chúng đều cần thiết cho cuộc sống con người và không thể đem ra so sánh với nhau được. Có

thể nói so sánh vật chất và tinh thần chẳng khác nào so sánh chân với tay cái nào quan trọng hơn

cho hoạt động của cơ thể.

Xin nhớ kỹ: tiền bạc cực kỳ quan trọng trong cuộc sống vật chất và chẳng là gì cả trong đời

sống tinh thần. Tình cảm cũng thế. Nhờ nó mà con người có thêm ý chí vượt qua khó khăn. Tuy

nhiên, không thể dùng tình cảm để mua thức ăn, để xây nhà, để nuôi con cái ăn học. Như vậy,

đừng lẫn lộn vật chất với tinh thần. Đừng bao giờ so sánh tiền bạc với tình cảm.

Xin khẳng định một điều rằng người giàu không bao giờ xem nhẹ giá trị của tiền bạc. Nếu bạn

không nghĩ được như vậy chắc chắn bạn đang là người nghèo và bạn sẽ còn nghèo cho đến khi

thay đổi quan niệm đó.

Dấu hiệu 3: THAN VÃN

Than vãn là hành động ngu ngốc nhất của con người. Nó không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sức

khoẻ mà còn làm hại sự nghiệp của chúng ta nữa. Vì sao?

Từ lâu, người ta đã thừa nhận một quy luật. Đó là: "Cái gì vận động thì cái đó phát triển". Khi

bạn tập trung than vãn về điều gì, bạn chỉ thấy được mặt tiêu cực của nó. Đến một lúc nào đó,

bạn nhìn đâu cũng thấy bi quan, xám ngắt mặc dù thực tế không hẳn là như thế. Bạn sẽ luôn

chán nản, luôn mệt mỏi. Sức khoẻ của bạn sẽ hao mòn. Kết quả là bạn chẳng còn ý chí và sức

lực để làm việc gì cả.

Bạn có để ý những người hay than vãn xung quanh không? Cuộc sống của họ luôn gặp khó

khăn, trở ngại. Mọi việc dường như diễn ra không đúng theo dự định của họ. Vì sao? Trước

tiên, ta hãy xét qua một khái niệm mới, đó là: định luật hấp dẫn.

Nhiều học giả nghiên cứu về lĩnh vực phát triển con người đã nói về định luật hấp dẫn như sau:

quan tâm đến cái gì, cái đó sẽ ảnh hưởng đến ta. Có nghĩa là khi bạn thường xuyên than phiền

về những thứ không được như ý chúng sẽ luôn quanh quẩn gắn bó với bạn làm cho cuộc

đời bạn càng thêm đen đủi.

Bạn vẫn chưa tin à? Vậy hãy tìm hiểu đời sống của những người hay than vãn mà bạn biết thử

xem. Có phải là quá khổ sở hay không? Dường như tất cả mọi thứ tồi tệ nhất trên đời này luôn

sẵn sàng xảy đến với họ. Họ thường biện hộ: "Vì sao tôi hay than phiền à? Vì tôi khổ quá mà".

Khi nghe nói như vậy, bạn hãy nói với họ: "Không phải, phải nói ngược lại mới đúng. Vì anh

hay than thở nên đời anh mới khổ".

Để thay đổi thói quen than vãn, bạn hãy thực hiện bài tập sau: trong vòng một tuần hãy cố gắng

không than vãn về bất cứ điều gì, ngay cả trong ý nghĩ. Tôi xin đảm bảo bạn sẽ từ bỏ được thói

quen đó sau một tuần. Hãy bỏ thói quen than vãn bằng cách tập thói quen không than vãn.

Đã đến lúc lấy lại bản lĩnh, sự tự tin và học hỏi những điều mới lạ nhằm tạo ra kỳ tích cho bản

thân. Hãy xác định bạn đang làm giàu trong khi chưa giàu. Hãy thức tỉnh!

Trách móc, Biện hộ, Than vãn có thể được xem như những liều thuốc an thần. "Thuốc" này có

tác dụng xoa dịu nỗi đau thất bại và chỉ dành cho người thất bại.

Ngay từ bây giờ mỗi khi trong tư tưởng của bạn xuất hiện ý nghĩ than vãn, trách móc hay biện

hộ hãy dừng ngay lập tức. Hãy tự nhắc nhở rằng bạn đang tạo ra cuộc sống cho mình. Do đó,

phải biết sống khôn ngoan không thể để cho những tư tưởng tiêu cực đó hại đến cuộc sống của

bạn.

Đến đây, tôi mời các bạn suy nghĩ câu nói: "Người giàu không bao giờ là nạn nhân mà họ tự hào

là kết quả của chính họ". Có nghĩa là người giàu không bao giờ tìm kiếm sự thương hại của

người khác và họ luôn chịu trách nhiệm cho hoàn cảnh của chính mình.

Người giàu không bao giờ là nạn nhân. Do đó, khi bạn để mình trở thành nạn nhân, bạn sẽ

không bao giờ giàu được. Vậy hãy nhớ: "Cuộc đời bạn là do bạn tự tạo ra".

<trích từ quyển Để trở thành Tỷ phú của T.Harv Eker>Cách suy nghĩ thứ 2

Người Giàu cố gắng để thành công. Người nghèo cố gắng để không thất bại.

Người nghèo luôn có tư tưởng thụ động. Khi có tiền, họ

chỉ biết cố gắng làm sao không mất số tiền đó. Họ không biết và cũng

không dám chủ động tìm cách làm cho số tiền đó ngày càng sinh sôi, nảy

nở.

Mục đích của người nghèo là như thế. Họ chỉ muốn một cuộc sống an

phận ít biến động. Họ không có can đảm phiêu lưu thử sức mình trong các

lĩnh vực mới.

Mục đích của người giàu là càng làm giàu thêm trong khi đó người nghèo

chỉ cần kiếm đủ sống đã là hạnh phúc.

Mục tiêu của người nghèo là an nhàn. Tuy nhiên, giữa an nhàn và giàu có

là cả một khoảng cách.

Sở dĩ tôi hiểu rõ sự khác biệt giữa người giàu, giới trung lưu và người

nghèo là vì tôi đã từng ở trong hoàn cảnh của họ. Trước đây, tôi cũng đã có

lúc lâm vào cảnh khánh kiệt túng quẫn đến nỗi phải đi làm bằng xe mượn

và ở nhà thuê.

Sau đó, tôi tiến dần lên tầng lớp “an nhàn” tức là trung lưu. Mà đúng là an

nhàn thật bởi vì tôi cũng có thể đường hoàng bước vào một nhà hàng

tương đối sang trọng như những người giàu.

Tuy nhiên, khi đó tôi chỉ dám gọi món sau khi tham khảo kỹ bảng giá trên

thực đơn. Nếu không làm như vậy, lúc tính tiền tôi sẽ không được “an

nhàn”. Thời gian sau này, khi đã trở nên giàu có, tôi được phép làm nhiều

thứ. Tuy nhiên, có một việc tôi không cần làm nữa đó là xem bảng giá trên

thực đơn trước khi gọi món như trước kia. Tôi ăn gì tuỳ thích và mặc kệ

giá là bao nhiêu. Đó là một trong những sự khác biệt mà tôi đang đề cập.

Mục đích là kim chỉ nam, là ngọn hải đăng trong đêm tối cho chúng ta

hướng tới. Mục đích ở mức nào thì kết quả sẽ ở mức ấy. Nếu mục đích

c ủa bạn là đủ sống thì bạn chỉ cố gắng để đủ sống. Ngược lại, nếu mục

đích của bạn là triệu phú, là tỷ phú thì bạn sẽ phấn đấu để đạt đến mức

như thế mặc dù để thành công còn cần rất nhiều yếu tố khác nữa.

Một trong những nguyên tắc làm giàu của tôi là: “Nếu hướng đến các vì

sao, ít ra ta cũng đạt đến các tầng mây”. Trong vấn đề làm giàu, hãy xác

định một mục đích thật vĩ đại nhưng cũng thật rõ ràng. Hãy đặt ra yêu cầu

cao cho chính mình bởi đó là nhân tố dẫn đường cho hành động của bạn.

<trích trong quyển “Để trở thành tỷ phú” của T.Harv Eker

Cách suy nghĩ thứ 3

21/02/2008

Người Giàu quyết tâm làm giàu. Người nghèo đứng ngoài và mơ

mộng được giàu.

Hầu hết những ai được hỏi: “Có muốn làm giàu không?” đều

trả lời: “Có!” Tuy nhiên, không phải ai trong số đó cũng thực sự muốn làm giàu.

Sự thật là có rất nhiều người có thành kiến tiêu cực đối với người giàu.

Tôi thường hay đặt ra cho học viên của mình câu hỏi: “Lý do nào để bạn không

cần làm giàu?” và nhận được nhiều câu trả lời có dạng sau:

“Kiếm được tiền rồi có thể mất hết tiền. Đó là thất bại. Không kiếm tiền thì

không sợ thất bại vì mất tiền.”

“Khi tôi giàu người ta thích tôi hay thích tiền của tôi?”

“Có nhiều tiền nhưng có được hưởng trọn đâu? Thu nhập càng nhiều thì thuế

càng cao.”

“Muốn giàu phải chịu cực khổ gian nan.”

“Tiền bạc đánh đổi bằng sức khỏe thì giàu làm gì?”

“Trộm cướp thường nhắm vào người có của.”

Và rất nhiều câu trả lời giống như thế.

Mỗi người đều có tư tưởng làm giàu của riêng mình. Trong tư tưởng này tồn tại

một yếu tố gọi là niềm tin về ý nghĩa tích cực của việc làm giàu. Tức là bạn có

tin rằng làm giàu là tích cực hay không. Tuy nhiên, trong tư tưởng đó còn tồn tại

niềm tin theo hướng ngược lại. Hai mặt đối lập này luôn đấu tranh với nhau.

Dường như có hai con người trong ta đang tranh luận với nhau.

Người thứ nhất nói: “Giàu có sẽ được sung sướng.” Người kia cãi lại: “Để giàu

có phải làm việc cật lực. Vậy sung sướng ở đâu?”

Người thứ nhất nói: “Có tiền sẽ có những chuyến du lịch thú vị vòng quanh thế

giới.” Người kia mỉa mai: “Vâng! Nhưng rồi hành khất sẽ bám theo người giàu

để xin tiền. Vậy thì thú vị nỗi gì?”

Cứ thế, những dòng tư tưởng đấu tranh với nhau làm cho ta không còn phân biệt

được đâu là giá trị thật của việc làm giàu nữa.

Những ai có lập trường tư tưởng không rõ ràng như nói trên rất khó mà thành

công trong bất cứ lĩnh vực nào. Trong vũ trụ có một dạng năng lượng siêu nhiên.

Thông qua niềm tin trong mỗi con người mà năng lượng này sẽ đem đến cho họ

những thứ họ muốn theo định luật Hấp Dẫn như đã nói ở phần trước. Khi ta cần,

ta muốn điều gì, năng lượng này sẽ ghi nhận và tìm cách giúp ta thành công.

Có thể hình dung năng lượng này giống như một nhà cung cấp hàng hoá. Nếu bạn

muốn giàu, năng lượng này sẽ thúc đẩy bạn làm giàu. Ngược lại, nếu bạn nghĩ

rằng làm giàu là xấu xa, là tham lam thì năng lượng này sẽ hướng mọi hành động

của bạn theo hướng không thể làm giàu. Như vậy điều mà “nhà cung cấp” này

cần là một “đơn đặt hàng” cụ thể, rõ ràng từ bạn. Nếu bạn đang lẫn lộn giữa

giàu và nghèo, nên và không nên, có nghĩ là đơn đặt hàng không rõ ràng, thì “nhà

cung cấp” sẽ không thể giúp bạn. Kết quả là bạn cũng không thể giàu, không thể

thành công.

Con người thường không thành công là vì họ không biết họ đang muốn gì. Người

giàu luôn biết rõ thứ mà họ đang muốn, đó là sự giàu có. Họ muốn làm giàu, họ

đặt ra mục tiêu làm giàu và luôn kiên định với mục tiêu đó. Nói chung, người giàu

không bao giờ ra những “đơn đặt hàng” khó hiểu. Họ chỉ có một lời nhắn nhủ

duy nhất, đó là:  “Tôi muốn làm giàu.”

Nếu đọc đến đây mà trong bạn như có một luồng tư tưởng chợt loé sáng lên:

“Muốn giàu phải làm tất cả, phải bất chấp tất cả. Kể cả pháp luật, đạo lý nhân

bản …” Nếu đúng như thế là bạn đã không biết cách đọc sách. Có nghĩa là phải

biết tự rút ra kết luận. Ngoài ra, bạn cũng sẽ dễ dàng nhận ra rằng lối suy nghĩ

ghét giàu hoặc lẫn lộn ý nghĩa của sự giàu có. Những suy nghĩ đó thật là tai hại.

Chúng sẽ ngăn cản ta có được cuộc sống vật chất sung túc.

Người nghèo luôn viện ra vô số lý do để không dám làm giàu. Có thể nói, họ chưa

bao giờ thực sự muốn làm giàu. Tuy nhiên, chẳng ai muốn thừa nhận sự thật đó.

Khi bị quy cho là không có ước muốn làm giàu, họ bác bỏ thẳng thừng: “Vớ vẩn!

Ai lại muốn sống nghèo khổ?” Nhưng đó là câu trả lời trong ý thức. Trong vô

thức của họ vẫn luôn hiện diện câu: “Không nên làm giàu.”

Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu kỹ về sự mâu thuẫn này. Sự thật là ý chí làm

giàu của mỗi người luôn được thể hiện ở ba mức độ. Đó là: ước muốn làm

giàu, quyết định làm giàu và quyết tâm làm giàu.

Trước hết là mức độ “ước muốn làm giàu”, có nghĩa là muốn tự dưng có một tài

sản khổng lồ mà không cần phải bỏ công sức. Theo tôi, nếu chỉ ước muốn như

thế thì chẳng có ích lợi gì bởi vì giữa ước muốn và thực tế luôn có một khoảng

cách.

Mức độ 2 là “quyết định làm giàu”, có nghĩ là đã lựa chọn đi theo con đường làm

giàu. Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là mức độ cao nhất.

Mức độ cao nhất của ý chí làm giàu là “quyết tâm làm giàu”, có nghĩa là bạn đã

gắn bản thân mình vào con đường làm giàu. Có thể định nghĩa cụm từ “cam kết

làm giàu” như sau: cam kết là nguyện cống hiến hết mình một cách không tính

toán. Ở mức độ này, bạn phải có ý chí và chỉ tiến chứ không lùi. Bạn phải hy

sinh tất cả và nỗ lực hết mình để làm giàu. Đây là mức độ thể hiện cao nhất,

triệt để nhất của ý nguyện làm giàu. Làm giàu không cần biết e dè, không cần

thương hại. Làm giàu không cần biết phải trái, không biết lưỡng lự, không sợ

thất bại. Người ta có thể mô phỏng mức độ ý chí làm giàu này qua câu nói: “Hoặc

là giàu hoặc là chết!”

“Tôi quyết tâm làm giàu!” hãy tuyên bố câu này. Bạn sẽ cảm thấy sức mạnh nội

tâm tăng lên gấp bội, ý chí dâng trào và đầu óc bừng sáng.

Nhiều người không thực sự quyết tâm làm giàu. Nếu được hỏi: “Bạn có dám

chắc là 10 năm nữa bạn sẽ giàu không?” Họ sẽ trả lời: “Không. Không dám!”

Th đ y các b n ! Không quy t tâm làm giàu, đó là ế ấ ạ ạ ế điểm khác biệt lớn nhất

giữa người nghèo và người giàu.

Nhiều người sẽ hỏi ngược lại: “Tôi tận lực làm việc. Tôi cố gắng hết mình. Vậy

không phải là tôi đã rất quyết tâm hay sao?” Nhưng cố gắng hết mình vẫn chưa

đủ mà phải quyết tâm quên mình mới đúng nghĩa của ý chí làm giàu. Vừa cố gắng

hết sức vừa mong chờ được đền đáp, như thế vẫn chưa đúng. Phải cố gắng quên

mình, quên cả việc mình sẽ được gì, như thế mới thành công.

Nói như thế không có nghĩa là chỉ cần quyết tâm hết mình là có thể làm giàu. Để

làm giàu bạn cần có sự tập trung, có lòng cam đảm, có kiến thức, kỹ năng, kỹ

xảo. Bạn cũng cần phải nỗ lực 100% và phải có ý chí không sợ thất bại. Dĩ nhiên

bạn cần phải có tư tưởng của người giàu và phải luôn tin tưởng ở chính mình.

Bạn phải luôn tin tưởng rằng mình có khả năng làm giàu và đáng được hưởng

giàu sang phú quý.

Bạn có sẵn sàng làm việc 16 giờ một ngày không? Bạn có chịu làm việc 1 tháng

30 ngày không có ngày nghỉ hay không? Bạn có thể quên đi nhu cầu gặp gỡ gia

đình, bạn bè, người yêu và từ bỏ tất cả những thú tiêu khiển lâu nay của bạn hay

không? Bạn có dám mạo hiểm tập trung tất cả tiền bạc, thời gian và sức lực cho

một thương vụ mà kết quả không ai dám chắc hay không? Có thể bạn dám, có

thể bạn không dám. Nhưng người giàu thì sẵn sàng đấy các bạn ạ!

Người giàu luôn sẵn sàng làm mọi việc dù gian khổ nhất để làm giàu. Tuy nhiên,

họ không bao giờ cam chịu gian khổ như thế cả đời. Họ chịu cực khổ nhưng luôn

ý thức rằng đấy chỉ là công việc tạm thời. Hiện tại khó khăn để chuẩn bị cho

một tương lai rộng mở. Đó là tư tưởng của người giàu.

Có thể trong hoàn cảnh của bạn cũng không cần phải đánh đổi tất cả để thành

công như thế. Tuy nhiên, người giàu luôn ở trong trạng thái sẵn sàng để làm tất

cả. Lý do là họ tin vào chính mình.

W.H.Murray, một trong những nhà thám hiểm đầu tiên chinh phục đỉnh Everest,

đã viết: “Một khi ta đã quyết tâm dấn thân vào cuộc chơi, dường như có một

nguồn năng lượng vũ trụ luôn theo sát để ủng hộ ta. Thông qua niềm tin của ta,

nguồn năng lượng ấy giúp ta càng thêm quyết đoán. Nếu chưa quyết tâm dấn thân

vào cuộc chơi, ta sẽ còn một chút gì đó để lưỡng lự, một chút gì đó để sợ hãi.

Như thế, ta sẽ không bao giờ thành công. Để làm được những việc phi thường

chỉ có một cách duy nhất là quyết tâm dấn thân. Khi đó ta mới có thể bỏ được

những tính toán, những lo âu, những sợ hãi để thực sự bước vào việc thực hiện

những ước mơ, những ý tưởng vĩ đại của mình. Kỳ lạ thay! Khi ấy mọi việc

dường như trở nên thuận lợi hơn. Dường như ta trở nên quyết đoán hơn vì trong

ta đang dâng trào m t ni m tin mãnh li t. Nh ng th y s ộ ề ệ ữ ứ ấ ẽ trở thành động lực và

phương tiện đưa ta đến thành công.”

Nói cách khác, khi bạn đã quyết tâm làm giàu, dường như có một nguồn năng

lượng siêu nhiên từ vũ trụ đang sẵn sàng giúp bạn. Năng lượng này sẽ ủng hộ

bạn, dẫn đường cho bạn. Thậm chí có thể tạo ra những điều thần kỳ xảy đến

cho cuộc đời bạn. Kỳ diệu là thế, tuy nhiên, trước tiên bạn phải quyết tâm dấn

thân.

<trích trong quyển “Để trở thành tỷ phú” của T.Harv Eker

Cách suy nghĩ

thứ 4

Người Giàu có tầm nhìn chiến lược. Người nghèo chỉ biết đến

những thứ trước mắt.

Tôi có người bạn thân có cùng tư tưởng. Có thể nói anh thực sự

là tấm gương cho sự thành đạt. Trong vòng 3 năm, anh đã nâng mức thu nhập của

mình từ 250 nghìn đô một năm lên đến 600 triệu đô một năm. Khi được hỏi về bí

quyết thành công, anh ấy trả lời: “Tất cả đã thay đổi từ khi tôi học được cách

nhìn xa trông rộng”. Bí quyết thật đơn giản, và đến đây tôi xin giới thiệu với các

bạn một quy luật làm giàu nữa, đó là Quy Luật Thu Nhập. Thu nhập của bạn luôn

tương xứng với giá trị mà bạn đầu tư trên thương trường.

Xin nhấn mạnh từ “giá trị”. Có 4 yếu tố tạo nên giá trị của bạn trên thương

trường. Đó là: cung, cầu, chất lượng và số lượng. Trong 4 yếu tố này, quan trọng

nhất là số lượng. Số lượng có nghĩa là bạn bỏ ra bao nhiêu giá trị để đầu tư.

Nói cách khác trong kinh doanh, làm giàu, giá trị của bạn thể hiện ở việc bạn có

ảnh hưởng đến bao nhiêu người.

Trong một công việc kinh doanh cần một mạng lưới phát hành, một người có 10

nghìn người dưới quyền và một người có 10 người dưới quyền. Thu nhập của

h khác bi t ra ọ ệ sao, có lẽ bạn đã rõ.

Trước đây, tôi sở hữu một hệ thống các cửa hàng bán dụng cụ thể dục thể thao.

Ngay từ lúc bắt đầu kinh doanh lĩnh vực này, tôi đã có kế hoạch mở rộng thành

hàng trăm đại lý ở khắp nơi để có ảnh hưởng đến hàng chục nghìn người. Cùng

lúc ấy, đối thủ của tôi cũng bắt đầu vào cuộc. Cô ấy quan niệm chỉ cần duy nhất

một cửa hàng thật thành công là đủ. Kết quả là cô ấy hiện nay vẫn đang thuộc

tầng lớp trung lưu trong khi tôi đã trở thành triệu phú từ lâu.

Vậy còn bạn? Bạn muốn có một cuộc sống như thế nào? Bạn muốn thử sức

ở đại dương rộng lớn hay chỉ dám an phận với kênh rạch êm đềm? Bạn

muốn có thêm nhiều cơ hội hay chỉ cần đủ sống? Tất cả là do bạn chọn lựa.

Nhiều người chỉ chọn những cuộc chơi nhỏ, ít thách thức. Vì sao? Trước tiên vì

họ sợ. Họ sợ thất bại rồi chết vì cùng quẫn. Họ còn sợ thành công rồi không giữ

được cơ nghiệp. Thứ nữa là vì họ tự ti, họ không bao giờ nghĩ rằng họ có thể đủ

sức để thay đổi đời mình.

Tuy nhiên, xin hãy nghe lời tôi. Cuộc đời của bạn không phải là sở hữu của riêng

bạn mà còn là sự cống hiến cho người khác. Đã sinh ra trong cõi đời thì phải làm

tròn bổn phận một con người, phải đóng góp cho xã hội. Nhiều người có những

suy nghĩ ích kỷ. Họ tự cho mình là trung tâm của vũ trụ mà xã hội có nhiệm vụ

phải vây quanh. Nhưng bạn ơi! Nếu bạn muốn trở thành người giàu, muốn nâng

giá trị của mình lên thì trước tiên bạn phải cống hiến giá trị đó cho người khác.

Mỗi chúng ta sinh ra đều có một tài năng tiềm ẩn và riêng biệt mà người khác

không thể có được. Có thể bạn không phát hiện ra điều đó nhưng thực sự nó tồn

tại. Tài năng đó sẽ mãi mãi ở dạng tiềm năng nếu như bạn không tạo cơ hội cho

nó thể hiện. Hãy tham gia vào những trò chơi lớn. Hãy cống hiến tài năng đó cho

xã hội. Nếu không, bạn không những có lỗi với cuộc đời mà còn có lỗi với chính

mình. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng người hạnh phúc nhất là người biết

tận dụng hết tài năng của mình.

Bạn có biết người ta định nghĩa từ “Ông chủ” ra sao không? Ông chủ là người

giúp đỡ người khác để mang lại lợi nhuận cho mình. Vậy bạn muốn giúp đỡ cho

bao nhiêu người?

Nếu bạn nói là nhiều người thì bạn nên sẵn sàng mở rộng tầm suy nghĩ của mình

để có thể giúp đỡ cho số lượng khoảng vài nghìn người. Con số này có thể lên

đến hàng triệu. Hãy giúp đỡ và tạo ảnh hưởng đến nhiều người để đạt nhiều lợi

nhuận. Lợi nhuận về tình cảm, lợi nhuận về tinh thần và nhất là lợi nhuận về

vật chất.

Mỗi người sinh ra trong thế gian này đều mang một nhiệm vụ thiêng liêng. Đó là:

đã sinh ra thì phải sống. Phải sống sao cho cho đúng nghĩa một con người, tức là

phải cống hiến cho xã hội. Trong triết lý Phật Giáo đó là phải hoàn thành cái

Nghiệp của riêng mình.

Trong đời tôi đã từng chứng kiến biết bao nhiêu trường hợp không hoàn thành

nhiệm vụ. Họ sống quá ích kỷ, suy nghĩ quá thiển cận, chỉ biết có mình.

Bổn phận làm người của một người chỉ có thể do chính người đó thực hiện. Nếu

bạn không thực hiện bổn phận của mình thì ai làm giúp bạn được đây?

Cuộc sống này không cần những người suy nghĩ ích kỷ. Hãy mở rộng cõi lòng để

hoà nhập và cống hiến cho đời thay vì tự cô lập mình. Hãy cho thay vì chỉ nhận.

Hãy chia sẻ thay vì chỉ dành dụm. Nói chung, hãy sẵn sàng tham gia vào những trò

chơi lớn.

Kết cuộc của lối suy nghĩ ích kỷ và thiển cận chính là nghèo túng và bất hạnh.

Ngược lại, suy nghĩ thông thoáng sẽ đưa đến kết quả thành đạt và hạnh phúc.

Vậy bạn hãy chọn đi!

<trích trong quyển “Để trở thành tỷ phú” của T.Harv Eker>

Cách suy nghĩ thứ 5

Người Giàu chỉ thấy cơ hội. Người nghèo chỉ thấy trở ngại, khó khăn.

Trong cùng một hoàn cảnh, người giàu và người nghèo có

nh ng cách nhìn khác nhau hoàn toàn. Ng i giàu nhìn đâu ữ ườ cũng thấy cơ hội trong

khi đó người nghèo nhìn đâu cũng thấy khó khăn. Người giàu luôn thấy được

những khả năng thành công trong khi người nghèo chỉ thấy khả năng thất bại.

Người giàu chỉ nghĩ đến thành công trong khi người nghèo chỉ biết nghĩ đến

những rủi ro có thể xảy ra.

Sự thật là những suy nghĩ tích cực, lạc quan sẽ có lợi cho tinh thần con người.

Tuy nhiên, ở đây tôi muốn đề cập đến một vấn đề khác. Đó là việc lựa chọn con

đường cho tương lai của mỗi người. Người nghèo chọn lối đi dựa trên sự lo sợ.

Họ luôn nghĩ đến tất cả những khả năng xấu nhất có thể xảy ra. Trong đầu họ

dường như lúc nào cũng thường trực câu: “Điều gì sẽ xảy ra nếu ta không thành

công?”

Tầng lớp trung lưu suy nghĩ có phần lạc quan hơn. Họ nghĩ: “Chắc ta sẽ thành

công!” Tuy nhiên, đây vẫn chưa phải là một tư tưởng tích cực.

Người giàu luôn có trách nhiệm đối với những gì mình làm. họ hành động dựa

trên suy nghĩ: “Tôi sẽ thành công vì tôi buộc sự việc phải diễn tiến như thế!”

Người giàu không trông chờ vào thành công mà luôn làm mọi việc để thành công.

Họ tin vào năng lực của mình. Họ tin vào tính sáng tạo của mình và họ tin vào

khả năng thành công của mình.

Nói tóm lại, càng muốn thành công càng phải mạo hiểm. Mạo hiểm nhưng không

hề phiêu lưu. Người giàu luôn thấy được cơ hội thành công nên họ sẵn sàng mạo

hiểm. Họ luôn tin rằng nếu không may thất bại đến khánh tận tài sản họ vẫn đủ

khả năng lấy lại những gì đã mất.

Trong khi đó, người nghèo lại nghĩ khác. Họ cho rằng nếu không thành công thì

cuộc sống sẽ trở thành địa ngục. Họ cũng luôn nhìn thấy những khó khăn, trở

ngại do đó họ ít dám mạo hiểm. Không mạo hiểm thì không thể có được thành

công lớn. Thật đơn giản!

Xin lưu ý! Sẵn sàng mạo hiểm không có nghĩa là sẵn sàng thất bại. Người giàu

luôn mạo hiểm có tính toán, tức là mạo hiểm nằm trong kế hoạch. Họ luôn

nghiên cứu, khảo sát và nắm rõ tình hình trước khi đưa ra một kế hoạch. Vậy họ

có luôn tính toán được như vậy không? Không. Đôi khi, họ chỉ vạch ra được một

kế hoạch ngắn hạn, thực thi nó và sau đó dừng lại để xem xét có nên tiếp tục hay

không.

Người nghèo thường hay ra những tuyên bố hùng hồn rằng họ đang nắm bắt

nhiều cơ hội lớn và dường như họ chắc chắn thành công. Tuy nhiên những gì họ

làm là l ng l và trì hoãn. H s th t b i nên c cân nh c ưỡ ự ọ ợ ấ ạ ứ ắ có nên hành động hay

không. Cứ như thế, họ cứ cân nhắc hàng tuần, hàng tháng, hàng năm để rồi cơ

hội trôi qua lúc nào không hay. Khi ấy, họ lại tìm cách biện hộ. Họ nói: “Tôi đã

cố gắng và suýt chút nữa thành công!” Đúng như vậy. Nhưng khi họ suýt thành

công thì người khác đã thành công trước họ và đang sắp có những thành công mới.

Những gì tôi sắp nói ra đây có thể rất mới lạ đối với bạn. Mới lạ là vì chúng có

liên quan đến việc đánh giá việc chúng ta có cố gắng, có ý chí làm giàu hay không.

Tuy nhiên, tôi tin rằng trở nên giàu có và thành công trên mọi lĩnh vực đôi khi phải

nhờ đến may mắn.

Ví dụ trong việc kinh doanh, một người dốc tất cả tiền bạc mà anh ta có để mua

một mảnh đất tại một vị trí heo hút nào đó ở ngoại ô. 10 năm sau, chính phủ quy

hoạch một con đường chạy ngang và anh bán lại mảnh đất ấy với giá gấp 100

lần trước kia. Thế là anh ta trở nên giàu có. Vậy anh ta thành công là nhờ khôn

ngoan hay may mắn? Theo tôi là cả hai.

Có phải lúc nào ta cũng may mắn để thành công không? Điều ấy tôi không dám

chắc. Tuy nhiên, có một điều mà tôi biết rõ đó là may mắn không bao giờ đến với

bạn nếu bạn không cố gắng. Để làm giàu, bạn không thể không làm gì mà đợi

may mắn đến. Bạn phải làm một việc gì đó, mua bán một thứ gì đó, kinh doanh

một dịch vụ nào đó. Trong quá trình vận động, vận may sẽ đến với bạn một cách

tình cờ ngoài sức tưởng tượng.

Một cách khác biệt nữa trong cách suy nghĩ của người giàu và người nghèo là:

người giàu nghĩ đến những gì họ muốn trong khi người nghèo nghĩ đến những

thứ họ không muốn. Người giàu thấy được tất cả những cơ hội cho nên họ dễ

dàng tiếp cận với những cơ hội đó. Điều duy nhất mà họ bận tâm là làm sao tận

dụng hết tất cả những cơ hội họ thấy được. Ngược lại, người nghèo chỉ nghĩ

đến những khó khăn, trở ngại có thể gặp phải. Do đó, cơ hội ngày càng xa dần.

Khi ấy, khó khăn sẽ ngày càng vây quanh và họ chỉ còn đủ sức để giải quyết

những khó khăn dồn dập này mà không còn biết gì khác nữa.

Tập trung vào thứ gì thì bạn sẽ gặp thứ đó. Chuyên tâm vào những cơ hội thì

ngày càng nhiều cơ hội đến với bạn. Ngược lại, quá để ý đến những khó khăn thì

sẽ hay gặp trở ngại. Tôi không có ý khuyên các bạn không cần tính đến những

rắc rối có thể xảy ra. Tuy nhiên, điều cơ bản là phải luôn hướng đến mục tiêu đã

xác định. Hãy tập trung toàn bộ thời gian và sức lực vào việc thực hiện những

ước mơ, những dự định của mình. Nếu xuất hiện những khó khăn, trở ngại bên

lề, phải giải quyết ngay và nhanh chóng tập trung trở lại vào mục tiêu chính.

Vậy trong vấn đề làm giàu ta phải luôn tập trung vào việc gì? Hãy chú tâm vào

vi c ki m ti n, gi ti n và s d ng ti n n u b n mu n làm ệ ế ề ữ ề ử ụ ề ế ạ ố giàu. Ngược lại, nếu

muốn nghèo hãy cứ tìm mọi cách để tiêu xài tiền, sử dụng tiền không đúng mục

đích. Nói như thuyết sinh học, cái gì càng vận động, cái đó càng phát triển.

Người giàu hiểu được rằng họ không cần thiết phải biết tất cả trước khi bắt tay

vào hành động. Họ thắng đối thủ vì họ biết tranh thủ trong thời gian ngắn nhất.

Có thể những thứ họ chưa biết sẽ mang đến cho họ những rắc rối. Tuy nhiên, họ

biết bỏ qua những chướng ngại nhỏ để về đích trước nhất. Những sai lầm có thể

vừa làm vừa sửa.

Không ai có thể biết trước chính xác tất cả những gì sẽ xảy ra trong tương lai

của mình. Sẽ là ảo tưởng nếu bạn nghĩ rằng mình có thể ứng phó với tất cả các

tình huống sẽ xảy đến. Vũ trụ này không bao giờ tồn tại và vận động mãi theo

một chiều cố định. Đời người cũng có lúc thăng, lúc trầm. Chắc chắn bạn sẽ gặp

hết biến cố này đến biến cố khác mà hiện tại bạn không thể lường hết được.

Hãy bứơc vào cuộc chơi với tất cả những gì bạn đang có. Đừng chờ khi đã biết

tất cả rồi mới hành động. Tôi gọi phương pháp này là phương pháp “hành lang”.

Nghĩa là nếu bạn muốn tìm hiểu một ngôi nhà, ít nhất bạn cũng phải bước vào

hành lang căn nhà ấy. Đừng nên đứng ngoài và ngắm mãi. Làm như thế biết đến

khi nào ta mới hiểu rõ căn nhà ấy?

Bạn thấy đấy, thâm nhập vào thực tế một lĩnh vực kinh doanh sẽ giúp ta có điều

kiện nghiên cứu lĩnh vực ấy từ bên trong. Ngoài ra, trong quá trình xâm nhập đó,

tuỳ vào khả năng giao tiếp xã hội, bạn sẽ tạo được những mối quan hệ với

những con người cần thiết cho việc kinh doanh sau này. Cuối cùng, bạn sẽ có cơ

hội nhận ra mình còn thiếu những gì để thành công. May mắn nhất là có thể bạn

sẽ sớm phát hiện ra rằng thật ra lĩnh vực ấy hoàn toàn không thích hợp với mình

để kịp thời rút lui ngay từ đầu.

Phương châm làm giàu của tôi là: “Hành động thắng bất động.” Người giàu luôn

tin tưởng rằng một khi đã dấn thân vào cuộc chơi, họ có thể nhanh chóng đưa ra

những quyết định khôn ngoan đúng lúc. Khi ấy, sai sót sẽ được điều chỉnh ngay

trong quá trình hành động.

Người nghèo không tự tin vào năng lực của mình. Họ nghĩ rằng phải biết tất cả

trước khi làm một điều gì đó, như thế mới có thể thành công. Tuy nhiên, trong

kinh doanh việc này là không thể. Thương trường là chiến trường. Quá cầu toàn

sẽ chậm trể và để cơ hội rơi vào tay người khác. Như thế là thành công hay thất

bại? Người ta nghèo là do chậm trễ.

Tuy nhiên, đôi khi họ cũng không chậm trễ hơn người khác bởi vì họ có hành

đ ng đâu mà nhanh v i ch m? H không có can đ m hành ộ ớ ậ ọ ả động trước khi biết rõ

mọi việc trong khi đó cuộc sống luôn biến động và không thể biết trước chính

xác tất cả được, các bạn ạ!

Người giàu nhìn thấy cơ hội là nắm bắt ngay và trở nên giàu hơn. Ngược lại,

người nghèo luôn ở trong trạng thái chuẩn bị sẵn sàng nhưng không bao giờ hành

động hoặc luôn hành động chậm trễ hơn người khác. Khác nhau là ở điểm này.

<trích trong quyển “Để trở thành tỷ phú” của T.Harv Eker>

Cách suy nghĩ thứ 6

(p1)

Người Giàu ngưỡng mộ những người Giàu khác. Người nghèo có

ác cảm với những người Giàu.

Người nghèo thường hay có những tình cảm thù hằn ganh ghét

đối với những người thành đạt. Họ rất giỏi trong việc xuyên tạc nói xấu về

những ai giàu hơn họ bằng những câu nói như: “Họ chỉ gặp may mà thôi!” hoặc:

“Nhà giàu thường thất đức”.

Nếu bạn chỉ nhìn thấy ở người giàu những điểm xấu xa thì bạn không bao giờ có

thể trở thành người giàu có được. Làm sao bạn có thể trở thành loại người mà

bạn không thích?

Người nghèo thường có những thái độ rất vô lý khi nói đến người giàu. Họ làm

như thể hoàn cảnh hiện tại của họ là do chính người giàu tạo ra. Họ thường nói:

“Vì sao chúng tôi nghèo à? Đơn giản thôi! Chúng tôi không có tiền là vì tất cả tiền

đã vào tay bọn người giàu”. Đây chính là cách nói biện hộ và đổ lỗi của những

“nạn nhân tội nghiệp” như đã nói.

Thời còn nghèo, hàng ngày tôi đi làm bằng một chiếc xe rẻ tiền và cũ kỹ. Lúc ấy,

khi đang lưu thông trên đường, nếu tôi muốn vượt lên trên, người ta sẵn sàng

nhường đường. Thời gian sau này, khi đã trở thành triệu phú, tôi sở hữu những

chiếc xe sang trọng đắt tiền. Khi ấy, mọi việc đã thay đổi. Đi đến đâu, tôi cũng

g p ph i nh ng ặ ả ữ cái nhìn ganh ghét.

Tôi không hề có ý nói là người nghèo xấu tính. Tuy nhiên, trong đầu họ dường

như chứa sẵn những định kiến tiêu cực về người giàu. Vì họ nghèo cho nên họ

ghét giàu hay là vì ghét giàu nên họ còn nghèo? Đâu là nguyên nhân và đâu là kết

quả?

Để trở thành giàu có, bạn phải bỏ đi thành kiến không tốt về người giàu. Làm

được điều này đòi hỏi nhiều nỗ lực. Việc thay đổi một thói quen là rất khó bởi vì

nó tuỳ thuộc vào tính khí của bạn. Ai cũng có thể vô tình bị khiêu khích, kể cả tôi.

Một lần nọ khi đang xem một chương trình truyền hình phỏng vấn người thành

đạt, nhân vật chính lần này là nữ diễn viên Halle Berry. Cô ta nói về bản hợp

đồng trị giá 20 triệu đô la với một hãng phim. Halle nói rằng tiền bạc đối với cô

không quá quan trọng và cô phấn đấu để nêu gương cho giới phụ nữ. Nghe đến

đây tôi cảm thấy bực mình và tự nhủ: “Cô làm như thể tất cả khán giả đều ngu

ngốc cả sao? Ai lại không biết cô đã bỏ tiền ra để thực hiện buổi phỏng vấn này

nhằm đánh bóng cho tên tuổi của mình.”

Thế đấy các ban ạ. Ngay cả tôi, một người đã thấm nhuần tư tưởng triệu phú,

một người chuyên khuyên bảo người khác hãy bỏ những ý nghĩ tiêu cực về người

giàu. Vậy mà trong một khoảng khắc, tôi lại có suy nghĩ tiêu cực về người khác

bởi vì cô ấy thu nhập quá cao. Rất may ngay sau đó, tôi đã kịp thời tỉnh táo. Tôi tự

nhủ: “Không! Dừng lại ngay! Không thể để tư tưởng nhỏ nhen này làm hoen ố

tâm trí của mình”. Rồi tôi gào lên: “Tốt đấy, Halle! Cô thật dũng cảm! Tấm lòng

cô thật đáng trân trọng và cô xứng đáng với số tiền ấy!” Sau đó, tôi cảm thấy nhẹ

nhõm thư thái trở lại.

Trong trường hợp trên, bất kể Halle Berry có thực sự xem nhẹ đồng tiền hay

không, người sai chính là tôi. Những ý nghĩ tiêu cực của tôi không phải xuất phát

từ sự thành đạt của Halle mà là từ sự giàu có của tôi. Tôi ganh ghét bởi vì tôi

không giàu bằng cô ấy.

Trong lúc thái độ tiêu cực kỳ lạ ấy xâm nhập tâm trí tôi, có lẽ con người ngay

thẳng trong tôi đang đi vắng. Tuy nhiên, do từ lâu tôi đã rèn luyện được ý chí khắc

phục tư tưởng xấu cho nên tôi đã nhanh chóng bình ổn lại cảm xúc. Những ý nghĩ

tiêu cực ấy lập tức bị trấn áp.

Để làm giàu, bạn không cần giỏi toàn diện. Tuy nhiên, bạn phải có khả năng

phân biệt được ý nghĩ tích cực và tiêu cực. Bạn phải xác định được những ý nghĩ

nào có lợi và có hại không chỉ cho bạn mà còn cho người khác. Sau khi nhận diện

được chúng, hãy nhanh chóng loại bỏ những ý nghĩ tiêu cực và tập trung trở lại

vào m c tiêu ụ chính là làm giàu.

<trích trong quyển “Để trở thành tỷ phú” của T.Harv Eker>

<

Trước Tiếp

Cách suy nghĩ

thứ 8

Người Giàu luôn sẵn sàng quảng cáo cho họ. Người nghèo có ác

cảm với việc quảng cáo.

Những khoá học về cách làm giàu của tôi thường được chia

thành các chủ đề khác nhau. Vào cuối khoá, chúng tôi thường hay ra những thông

báo giới thiệu về những khoá học chuyên đề khác. Nếu những học viên cũ đăng

ký sẽ được giảm học phí.

Khi ra một thông báo như vậy, tôi cũng đồng thời quan sát thái độ phản ứng của

họ ra sao. Đa số rất cảm kích và rất quan tâm đến chủ trương đó của trung tâm.

Tuy nhiên, lại có một số người lấy làm khó chịu. Họ cho rằng đó là quảng cáo và

quảng cáo luôn là cái gì đó dối trá mặc dù họ không thể giải thích được vì sao.

Bạn đọc thân mến! Nếu bạn cũng có suy nghĩ như thế, có lẽ bạn nên xem lại

mình.

Có ác cảm với quảng cáo là một trong những trở ngại lớn nhất trên con đường

đến với thành công. Ai không ưa thích buôn bán và quảng cáo, người đó khó mà

giàu được. Làm sao có thể bán được hàng hoá và dịch vụ của mình nếu bạn

không muốn để cho người khác biết đến bạn và sản phẩm, dịch vụ đó. Ngay cả

một người đi xin việc, khi viết bảng kê khai lý lịch về bản thân mình, anh ta cũng

trình bày làm sao cho nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt về mình. Đó là quảng cáo.

Ngay cả khi được nhận vào làm việc, nếu muốn thăng tiến, anh ta cũng phải tìm

cách chứng tỏ năng lực của mình với cấp trên. Đó cũng là quảng cáo. Vậy quảng

cáo có gì sai?

Ng i ta th ng có thành ki n v qu ng cáo ho c v buôn ườ ườ ế ề ả ặ ề bán với những lý do

sau:

Trước tiên, có lẽ trong quá khứ có những loại quảng cáo gian dối đã để lại cho

họ ấn tượng xấu và làm mất lòng tin nơi họ. Từ đó, họ luôn nghĩ rằng quảng cáo

là lừa bịp. Ngoài ra, họ còn cảm thấy quảng cáo luôn quấy rầy họ ở những thời

điểm không thích hợp.

Thứ hai là có lẽ họ từng bị từ chối khi giới thiệu hoặc bán một thứ gì đó cho

người khác. Có nghĩa là họ đã từng thất bại trong quảng cáo. Từ đó, họ luôn có

sự liên hệ giữa quảng cáo và thất bại.

Thứ ba là có lẽ họ đã học được từ cha mẹ những đánh giá không tốt về quảng

cáo. Đa số chúng ta từ nhỏ đã được người lớn dạy dỗ không nên “huyênh hoang,

khoác lác” và “thùng rỗng kêu to”. Tuy nhiên, trong thực tế trên thương trường,

nếu ta không lên tiếng thì có ai biết đến mình? Người giàu luôn chú trọng cải

thiện hình ảnh của mình trong mắt người khác để càng có thêm nhiều mối quan

hệ. Đó cũng là một bí quyết thành công.

Cuối cùng là có những quan niệm cho rằng tự quảng cáo là tầm thường. Tôi gọi

đây là thái độ tự cao tự đại. Họ nghĩ rằng nếu họ thực sự giỏi, sản phẩm của họ

thực sự có chất lượng, thì người khác sẽ tự tìm đến. “Hữu xạ tự nhiên hương”.

Câu nói trên nghe có vẻ hợp lý. Tuy nhiên, trên thương trường “trăm người bán,

vạn người mua”, người ta sẽ tìm đến những người gần nhất, dễ tìm nhất. Vậy

bao giờ mới đến lượt bạn nếu bạn không tự quảng cáo? Ngoài ra, cũng ít có ai

muốn đến với bạn nếu bạn quá kiêu kỳ, cho dù sản phẩm của bạn thực sự có

chất lượng.

“Tiếng lành đồn xa”. Đúng là khi ta giỏi thì ta có thể có tiếng tăm vang dội. Tuy

nhiên, tôi dùng từ “có thể” ở đây là có ý muốn nói đến việc cần thiết phải có

thêm một yếu tố nữa, đó là phải để cho người ta biết đến mình. Khi bạn muốn

vang danh thiên hạ (đồn xa) thì bạn phải sẵn lòng cho người khác biết về tài năng

(tiếng lành) của mình.

Người giàu luôn là những chuyên gia về nghệ thuật quảng cáo. Họ có năng lực

quảng cáo và họ sẵn lòng quảng cáo cho sản phẩm, cho dịch vụ và cho ý tưởng

của mình với tất cả lòng nhiệt tình và lòng say mê. Họ luôn đánh bóng hình ảnh

của mình nhằm nâng cao giá trị xã hội của bản thân. Việc này là lẽ tự nhiên cũng

như phụ nữ trang điểm và đàn ông ăn mặc lịch sự khi ra đường.

Robert Kiyosaki, tác gi cu n sách n i ti ng D y con ả ố ổ ế ạ làm giàu (Richdad –

Poordad) mà có lẽ bạn cũng từng nghe qua. Kiyosaki đã đúc kết như sau: “Giá trị

của việc kinh doanh, kể cả viết sách, là ở chỗ sản phẩm của bạn có bán chạy

hay không?” Ông cũng tuyên bố rằng ông thích được gọi là “tác giả của những

cuốn sách bán chạy nhất” hơn là “tác giả viết hay nhất”.

Người giàu cũng thường là những người lãnh đạo và tất cả những nhà lãnh đạo

lớn đều là những người giỏi quảng cáo cho mình. Để làm nhà lãnh đạo, bạn nhất

thiết phải có những người hâm mộ, ủng hộ và luôn theo bạn. Điều đó có nghĩa là

bạn phải thành thạo trong việc gây ấn tượng, tạo thiện cảm và làm cho người

khác ngưỡng mộ mình.

Nói tóm lại, bạn phải biết cách tự quảng cáo nếu muốn làm lãnh đạo cho dù

trong bất cứ lĩnh vực nào, làm chính trị, làm kinh doanh, hoạt động thể thao hay

làm cha mẹ.

Vậy vấn đề ở đây không phải là bạn có thích quảng cáo hay không mà là vì sao

phải quảng cáo. Ở đời, có nhiều việc ta không thích nhưng ta vẫn cứ phải làm.

Trong lĩnh vực làm giàu, việc không thích mà vẫn phải làm có lẽ là việc tự quảng

cáo. Điều này thành công hay không còn tuỳ thuộc vào niềm tin của bạn. Bạn có

thực sự tin vào khả năng của mình hay không? Bạn có yên tâm về sản phẩm hoặc

dịch vụ do bạn làm ra hay không? Bạn có tin rằng những thứ mà bạn sẽ đem ra

quảng cáo sẽ mang đến lợi ích cho người mua hay không?

Nếu bạn tin vào năng lực của mình thì thật bất công khi bạn giấu không cho

người khác biết đến năng lực đó. Bất công với chính bạn và với người khác. Giả

sử bạn có bí quyết chữa bệnh gia truyền và bạn luôn sẵn lòng giúp đỡ người

bệnh. Gặp một người đang đau đớn vì bệnh tật, vậy bạn sẽ nói ra hay là bạn im

lặng chờ họ hỏi đến? Hay là bạn chờ họ đọc được suy nghĩ của bạn và nhờ bạn

cứu chữa? Nhiều người có năng lực và có lòng tốt. Tuy nhiên, họ không thể giúp

người khác được là do họ quá dè dặt trong việc thể hiện mình.

Có thể nói, những người có thành kiến với việc quảng cáo và tự quảng cáo chính

là những người thiếu tự tin. Họ cho rằng họ không đủ năng lực và từ đó họ suy ra

người khác cũng giống như họ. Họ còn nghĩ rằng, họ tốt hơn người khác là vì họ

không quảng cáo để lừa dối thiên hạ.

Nếu bạn vững tin rằng những gì bạn có thể giúp ích cho người khác, thì nhiệm

vụ của bạn là phải cho người khác biết về bạn. Bằng cách này, bạn không chỉ

giúp cho người khác mà còn tự làm giàu cho mình.

<trích trong quyển “Để trở thành tỷ phú” của T.Harv Eker>

Cách suy nghĩ

thứ 9

Người Giàu luôn đơn giản hoá những khó khăn. Người nghèo luôn

quan trọng hoá những trở ngại.

Làm giàu là một quá trình đầy gian nan và thử thách. Con đường

dẫn đến sự thành đạt luôn đầy rẫy những cạm bẫy hiểm nguy. Đó chính là lý do

nhiều người không muốn làm giàu. Họ không muốn gặp phiền phức, không muốn

nhức đầu, không muốn mang nặng trách nhiệm… Nói tóm lại, họ muốn an nhàn,

muốn thảnh thơi.

Đó là một sự khác biệt giữa người giàu và người nghèo. Người giàu luôn xem

thường những thách thức trong khi đó người nghèo lại hay phóng đại những khó

khăn, trở ngại. Họ luôn tỏ ra nhỏ bé trước các chướng ngại.

Khi gặp khó khăn, người nghèo sẽ tìm mọi cách để tránh. Khi thấy trở ngại là họ

rút lui ngay. Trớ trêu thay, khi họ tránh được những khó khăn như thế, họ lại gặp

phải một khó khăn khác còn lớn hơn, đó là khó khăn về tài chính. Khó khăn đó sẽ

trở thành cội nguồn của nhiều khó khăn khác nữa, đó chính là chán nản, quẫn

bách và tuyệt vọng. Người giàu thì khác, họ không sợ khó khăn, không tránh né

khó khăn và cũng không chạy trốn khó khăn. Bí quyết của người giàu là không

chịu đứng dưới những trở ngại mà luôn đứng cao hơn bất cứ trở ngại nào.

Hãy hình dung một thang điểm từ 1 đến 10. Bạn đang ở mức độ 2 trong thang

điểm ấy và khó khăn đang ở mức độ 5. Vậy khi nhìn vào khó khăn đó bạn thấy

mình lớn hay nhỏ? Chắc chắn là sẽ thấy khó khăn lớn hơn bản thân bạn.

Và bây giờ hãy tưởng tượng bạn đang ở mức 8. Vậy cũng với khó khăn đó, bạn

thấy lớn hay nhỏ. Dĩ nhiên là thấy lớn hơn khó khăn đó.

Vậy bằng cách tưởng tượng ta có thể nâng mình lên trên khó khăn, trở ngại. Tuy

nhiên, đừng tưởng tượng ở mức 8 mà hãy là mức 10. Khi đó, không những bạn

lớn hơn khó khăn mà bạn không còn khó khăn nào cả. Khi làm như thế, bạn có

m t nhi u công s c l m không? Không đâu các b n ấ ề ứ ắ ạ ạ! Mọi việc đơn giản hơn.

Đã là con người thì trong quá trình sống chắc chắn phải gặp những khó khăn, trở

ngại. Còn sống là còn gặp khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, tầm vóc của chướng

ngại không phải là vấn đề, vấn đề là tầm vóc của bạn. Có nghĩa là bạn có quan

trọng hoá vấn đề hay không, bạn xem chướng ngại đó lớn hay nhỏ.

Vậy trước tiên, hãy nhận thức những trở ngại đang diễn ra trong cuộc sống của

bạn. Nếu bạn đang gặp trở ngại lớn, có nghĩa là tầm vóc của bạn còn nhỏ. Đừng

bao giờ quan tâm đến tầm vóc của chướng ngại mà hãy quan tâm đến tầm vóc

của bạn.

Khi cảm thấy đang gặp phải một trở ngại lớn, hãy tự nhủ: “Không có trở ngại

nào là quá lớn. Trở ngại lớn nhất là chính mình!” Làm như thế sẽ nhắc nhở bạn

là khó khăn là ở nơi bạn đồng thời bạn cũng sẽ đánh thức con người vĩ đại bên

trong bạn. Sau đó, hãy hít một hơi thật sâu và ra tuyên bố thể hiện quyết tâm từ

nay sẽ luôn tỏ ra lớn hơn những khó khăn sẽ gặp phải.

Hãy nhớ rằng khi vượt lên được một trở ngại, bạn sẽ mở rộng thêm một hướng

thành công. Thực hiện xong một trọng trách, bạn sẽ có thêm một cơ hội thăng

tiến. Chinh phục được một khách hàng khó tính, bạn sẽ có thêm một khoản thu

nhập. Và khi đó, bạn sẽ giàu thêm một khoản.

Hãy nhớ khả năng bạn ở mức nào thì bạn sẽ giàu ở mức ấy. Hãy nâng mình lên

một tầm cao mới để không còn một trở ngại nào có thể ngăn bạn thành công.

Như chúng ta đã biết, trong quá trình làm giàu, biết kiếm tiền là một vấn đề còn

có giữ được số tiền ấy là một vấn đề khác. Vì sao ta không giữ được những gì

mà ta đã khổ công kiếm được? Đó là do khả năng giữ tiền không tương xứng với

khả năng kiếm tiền và lượng tiền bạn kiếm được. Thử nghĩ xem, một cái ly làm

sao chứa hết một thùng nước?

Như vậy, để làm giàu không những phải giỏi kiếm tiền mà còn phải biết giữ

tiền. Giữ tiền bằng cách nào? Bạn phải tự cải thiện khả năng kiểm soát tài chính

của mình để không những giữ được mà còn thu hút thêm tiền. Hãy đổi cái ly ấy

thành một cái hồ rộng lớn.

Người giàu vượt qua trở ngại vì họ không quan trọng hoá những trở ngại ấy. Họ

chỉ biết tập trung vào mục tiêu đã định trước. Thay vì than trách cho hoàn cảnh,

họ tìm cách khắc phục nó.

Người giàu cũng luôn biết nhìn xa trông rộng. Họ dự tính trước một loạt những

gi i pháp nh m đ i phó v i nh ng khó khăn, tr ả ằ ố ớ ữ ở ngại sẽ xảy đến. Hệ thống

những giải pháp này cũng có tác dụng làm sao không cho một trở ngại có cơ hội

lặp lại lần thứ hai.

Người nghèo thường không biết định hướng những giải pháp như thế. Họ chỉ

biết than trách cho hoàn cảnh mà ít chịu sáng tạo tìm hướng đi mới thoát khỏi khó

khăn.

Nói tóm lại, người giàu không bao giờ sợ khó khăn, không né tránh khó khăn và

không kêu ca về khó khăn. Họ dũng cảm, không ngại khó. Có thể nói, họ là những

chiến binh trong lĩnh vực kiếm tiền.

Một khi đã trở thành chiến binh nhhư thế, không gì có thể ngăn cản bạn thẳng

tiến đến mục tiêu bạn muốn.

<trích trong quyển “Để trở thành tỷ phú” của T.Harv Eker>

<

Trước Tiếp

Cách suy nghĩ thứ 6

(p2)

Người Giàu ngưỡng mộ những người Giàu khác. Người nghèo có

ác cảm với những người Giàu.

Trong cuốn: The One Minute Millionaire, bạn tôi, tác giả Mark

Victor Hansen cùng với Robert Allen đã trích dẫn một câu chuyện về Russel

H.Conwell trong cuốn sách: Acres of Diamonds hơn 100 năm trước như sau:

“Khi nghe tôi nói: “Con người đã sinh ra trên cõi đời này thì phải biết làm giàu.

Đó là bổn phận, là trách nhiệm làm người”. Lúc ấy, có nhiều người hỏi ngược

lại: “Thật vậy sao? Tất cả con người sao? Kể cả Cha, một sứ giả của Chúa?”

“Cha chỉ biết giảng đạo. Vậy Cha đang làm giàu đó sao? Tôi điềm tĩnh trả lời:

“Vâng. Đúng th . Chính Cha cũng ế đang làm giàu.”

Họ ngạc nhiên hỏi tiếp: “Sao thế? Sao Cha không giảng về đạo của Chúa mà lại

nói về đạo làm giàu?” Tôi trả lời: “Đúng thế. Bởi vì làm giàu một cách đường

hoàng và trong sạch chính là cách thực hiện lời Chúa đúng nhất. Người giàu luôn

là những người trong sạch.”

“Thì ra thế?” một thanh niên xen vào vẻ rất ngạc nhiên như vừa tìm ra chân lý.

“Vậy mà từ trước đến nay con chỉ nghe rằng người giàu là gian dối, vô liêm sỉ,

bần tiện và đáng khinh”. Tôi nói: “Con ơi. Đó là quan niệm sai lầm và cũng là lý

do giải thích vì sao con còn nghèo. Hãy để Cha giải thích như thế này: Trong 100

người giàu ở Mỹ thì đã có 98 người là trong sạch. Vì họ trong sạch nên có nhiều

người làm việc cho họ. Vì họ trong sạch nên họ mới giàu.”

Một thanh niên khác hỏi: “Vậy tại sao đôi khi con nghe nói có những tay triệu phú

gian manh, bẩn thỉu?” Tôi trả lời: “Đúng. Cũng có nhưng rất ít. Tin đồn thường

hay thổi phồng những cái xấu. Báo chí thường hay phóng đại những khuyết điểm

của người giàu nhằm thu hút dư luận.”

“Các con hãy đưa Cha đến vùng ngoại ô xinh đẹp ở Philadelphia. Đến đó, hãy

chỉ cho Cha những ngôi nhà khang trang quý phái ở đó. Họ là những con người

rất tốt bụng, rất tử tế và rất tuyệt vời cả trong nhân cách lẫn trong việc kinh

doanh. Họ đều là những con người trong sạch, chân thật, tài giỏi và đáng kính

trọng.

Người ta thường đấu tranh chống lại sự tham lam bằng cách lạm dụng các cụm

từ: “đồng tiền bẩn thỉu”, “lòng tham vô đáy”. Dần dần, một quan niệm sai lầm

được hình thành trong tâm lý xã hội. Quan niệm đó làm cho người ta có ác cảm

với người giàu. Tuy nhiên, sự thật tiền bạc là năng lượng, là sức mạnh mà mỗi

con người chúng ta nên có. Chính sức mạnh đó đã làm được biết bao việc tốt.

Làm sao có được bệnh viện, trường học, trại tỵ nạn nếu không có tiền? Do đó,

mỗi chúng ta phải có bổn phận làm giàu. Hãy làm giàu một cách trong sạch.”

Từ câu chuyện của Conwell, ta có thể rút ra một số điểm như sau: để làm giàu

bạn cần phải tạo niềm tin. Thử nghĩ xem, bạn có dám mạo hiểm hợp tác kinh

doanh với một người bạn không mấy tin tưởng hay không? Không thể nào phải

không ạ? Vậy khi bạn được tín nhiệm, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội để làm giàu.

Khi ấy, bạn càng phải cố gắng sống xứng đáng với niềm tin mà mọi người đã

dành cho bạn.

Vậy ngoài suy nghĩ tích cực về người giàu, bạn cần có thêm một số đức tính nữa

để làm giàu. Đó là uy tín, tập trung, quyết đoán, chăm chỉ, tốt bụng, giỏi giao tiếp.

Ngoài ra, b n còn ph i thành th o, ph i là chuyên gia ạ ả ạ ả trong ít nhất một lĩnh vực

nào đó.

Trước đây, tôi cũng từng cho rằng không thể vừa giàu vừa tốt bụng. Vật chất và

tinh thần không bao giờ đi chung với nhau. Tôi luôn được nghe những mẩu

chuyện, những lời nhận xét đầy ác ý về người giàu như: “Tên nhà giàu ấy vừa

tham lam vừa độc ác”, “Những đồng tiền dơ bẩn”… Tuy nhiên, sau này tôi đã

thay đổi tư tưởng. Tôi xem xét lại trong cuộc sống quá khứ và hiện tại và thấy

rằng thực ra người tốt bụng nhất luôn là người giàu nhất.

Những luận điệu cho rằng người giàu là người xấu là hoàn toàn không có cơ sở.

Nhờ những trải nghiệm, tiếp xúc nhiều với người giàu mà tôi đã rút ra được kết

luận như thế. Các bạn hãy tin rằng người giàu luôn là những người tốt. Nói như

thế không có nghĩa là người nghèo không tốt. Chỉ có những người không chịu tìm

hiểu mà cứ xét đoán theo kiểu trực quan cảm tính, suy xét theo định kiến có sẵn,

đó mới là người xấu.

Căm ghét người giàu là một trong những con đường gần nhất dẫn đến nghèo khó.

Phải tránh xa, phải từ bỏ con đường này. Con người thường sống và hành động

theo thói quen do đó phải bắt đầu từ thói quen. Có thể bỏ một thói quen bằng

cách thay thế bằng một thói quen khác. Thay vì khinh bỉ người giàu, bạn hãy tập

ngưỡng mộ họ. Thay vì nguyền rủa họ, bạn hãy tập chúc phúc cho họ. Thay vì

ganh ghét họ, bạn hãy tập yêu mến họ. Có quý mến người khác thì bạn mới

được quý mến, đó là quy luật của tình cảm.

Người Hawaii bản địa có một triết lý sống mà tôi rất tâm đắc. Đó là: “Hãy chúc

phúc cho những thứ mà bạn mong muốn có được. Nếu thấy người khác có nhà

đẹp, hãy chúc phúc cho người đó và căn nhà đẹp đó. Nếu thấy người khác có một

gia đình hạnh phúc, hãy chúc phúc cho người đó và gia đình hạnh phúc đó. Nếu

thấy người khác có một ngoại hình đẹp, hãy chúc phúc cho người đó và cho ngoại

hình đẹp đó.”

Nói tóm lại: nếu bạn ganh ghét với những thứ bạn không có, bạn sẽ không

thể nào có chúng.

<trích trong quyển “Để trở thành tỷ phú” của T.Harv Eker>

<

Trước Tiếp

Cách suy nghĩ

thứ 7

Người Giàu kết thân với những người lạc quan. Người nghèo làm

bạn với những người bi quan và thất bại.

Người thành đạt luôn xem những người thành đạt khác là tấm

gương tốt để họ noi theo, là mục đích, là động lực để họ phấn đấu. Họ thường

nói với chính mình: “Người khác làm được thì ta cũng làm được”.

Người giàu cũng luôn bày tỏ lòng biết ơn với những người đã thành đạt trước đó.

Những người đi trước đã để lại toàn bộ những tri thức làm giàu để họ noi theo.

Trong vấn đề làm giàu, có những quy luật thành công của người khác để lại. Ta

chỉ cần áp dụng những quy luật ấy mà không cần phải chứng minh nữa.

Nói tóm lại, cách nhanh nhất để làm giàu là học hỏi chính những người giàu. Học

cả tri thức, kinh nghiệm lẫn tư tưởng của họ. Đó cũng chính là tinh thần chung

của cuốn sách này.

Người nghèo, khi nói đến những người thành đạt, thường đem ra đánh giá, phê

bình, châm biếm và nhất là cố gắng hạ thấp những thành công đó. Họ không biết

học cái hay của người giàu mà chỉ cố sức gán cho người giàu những thói xấu.

Làm sao bạn có thể học hỏi từ một người mà bạn đánh giá thấp?

Mỗi khi được làm quen với một người giàu, tôi luôn cố gắng hoà đồng với người

ấy. Tôi muốn thiết lập các mối quan hệ thân thiện với họ, trao đổi, tâm sự với

họ. Nói chung là cố gắng tìm ra những điểm tương đồng để đôi bên hoà hợp.

Nếu bạn cho rằng nguyện vọng kết bạn với những người thành đạt của tôi là sai,

vậy bạn muốn tôi giao du với ai? Những người thất bại ư? Không! Tôi sẽ không

làm thế vì tôi sợ sẽ “nhiễm” phải những tư tưởng bi quan, thất bại của họ. Điều

tôi cần là học hỏi những suy nghĩ tích cực để đưa đến thành công. Những suy

nghĩ như thế sẽ dễ dàng tìm thấy ở những người thành đạt. Đó là lý do vì sao tôi

thích kết bạn với những người thành đạt.

Vừa qua, trên một chương trình phỏng vấn trực tiếp trên sóng phát thanh, một

người phụ nữ đã gọi điện đến và hỏi: “Tôi là một người lạc quan và luôn có

nguy n v ng làm giàu. Tuy nhiên, tôi l y ph i m t ông ệ ọ ấ ả ộ chồng hoàn toàn ngược

lại. Vậy tôi phải làm sao để trở nên giàu có? Liệu tôi có phải bỏ anh ấy hay là

buộc anh ấy phải thay đổi?” Sau đó, tôi còn nhận được nhiều câu hỏi tương tự:

“Tôi phải làm gì nếu người thân của mình luôn bi quan, không những không muốn

phấn đấu mà còn bắt buộc tôi phải giống họ?”

Sau đây là cách trả lời của tôi: Trước hết đừng bao giờ ép buộc những người

thiếu tích cực thay đổi. Đó không phải là nhiệm vụ của bạn. Việc bạn cần làm là

cải thiện hoàn cảnh của mình trước đã. Khi đã tiến bộ, bạn sẽ trở thành tấm

gương để họ tự động noi theo. Lúc đó, họ sẽ thành tâm tự nguyện thay đổi. Khi

ấy nếu họ cần biết điều gì, bạn hãy chỉ bảo cho họ.

Thứ hai là hãy bình tĩnh, kiên định và luôn giữ đầu óc tỉnh táo. Hãy xem những thái

độ trái ngược đó là môi trường để thử thách lòng kiên định của mình.

Như chúng ta đã biết, học hỏi người khác không phải chỉ là noi gương theo những

cái hay của họ. Học hỏi còn là thấy được cái sai, cái hạn chế của người khác mà

tránh. Trong những trường hợp này cũng thế. Người khác càng thụ động bi quan,

tiêu cực, bạn càng phải chủ động, tích cực. Cách suy nghĩ bi quan, tiêu cực như

thế là hoàn toàn sai. Tuy nhiên, đừng nên phê phán họ, đánh giá thấp họ, bởi vì

nếu bạn làm như thế bạn cũng không khác gì họ. Hãy bao dung và tự làm tấm

gương tốt cho họ noi theo. Đó mới là cách ứng xử đúng đắn nhất.

“Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Không nên kết thân với những người bi

quan, thất bại và không có ý chí cầu tiến. Môi trường ảnh hưởng chậm chạp

nhưng rất sâu sắc. Gần gũi với những người như thế, ta sẽ “nhiễm” những tư

tưởng tiêu cực của họ lúc nào không hay.

Ở đây tôi không yêu cầu các bạn phải rời xa người thân khi họ thuộc dạng người

như thế. Tuy nhiên, nếu là tôi, tôi sẽ dũng cảm rời xa họ chừng nào họ còn chưa

tiến bộ. Vì sao? Vì tôi tôn trọng mình. Tôi luôn tin rằng mình đáng được tiến bộ

và mình không cần phải chịu sự tác động của những tư tưởng tiêu cực của người

khác, cho dù họ là người thân của mình.

Nên nhớ rằng mỗi hành động của ta, dù là hành động trong tư tưởng, đều tạo ra

năng lượng. Nhờ nguồn năng lượng này mà bạn mới có thể tác động lên người

khác. Khi bạn ở gần những người tiêu cực, những ý nghĩ tiêu cực của họ sẽ tác

động đến bạn. Nếu bạn biết rằng một người nào đó bị mắc bệnh truyền nhiễm,

vậy bạn có can đảm ôm họ được không? Chắc chắn là không. Thậm chí không

dám đến gần. Đối với tôi, tôi luôn xem những tư tưởng tiêu cực đó là một loại

bệnh truyền nhiễm. Tôi không dám đến gần họ vì tôi sợ nhiễm những tư tưởng

tiêu cực đó.

Có một câu ngạn ngữ cổ như sau: “Muốn bay cao như phượng hoàng thì đừng bao

giờ tập bơi cùng lũ vịt”. Nếu muốn thành công, hãy làm bạn với những người

thành công.

Hãy đến với những trận đấu thể thao để học hỏi cách các vận động viên chuyên

nghiệp, những nhà vô địch thi đấu. Sau đó, hãy lắng nghe họ trả lời phỏng vấn

sau trận đấu. Người thắng thì nói: “Đó là cố gắng của tập thể chúng tôi. Chúng

tôi sẽ còn chơi tốt hơn”. Trong khi đó, người thua nói: “Đó chỉ là một trận thua.

Chúng tôi sẽ nhanh chóng quên đi thất bại ngày hôm nay để tập trung cho trận

sau”. Đấy! Tất cả họ, dù thắng hay bại đều là những nhà chuyên nghiệp. Đó là tư

tưởng tích cực để chúng ta học hỏi.

Vì sao người giàu lại luôn kết thân với những người thành đạt còn người nghèo

thì làm bạn với những người thất bại? Có thể lý giải vấn đề này ở hai tiếng

“thoải mái”. Người giàu cảm thấy thoải mái hơn khi ở bên cạnh những người

thành đạt. Họ cảm thấy mối quan hệ này là hoàn toàn đáng giá. Ngược lại, người

nghèo cảm thấy khó chịu khi tiếp xúc với người thành đạt. Họ luôn có cảm giác

khó chịu, bất an vì không tương xứng. Khi ấy, để bảo vệ cái tôi của mình, họ

chuyển sang đánh giá và phê phán người giàu.

Tóm lại, nếu muốn làm giàu hãy thay đổi tư tưởng cũ, hãy thay đổi chính con

người bạn. Hãy tin rằng bạn cũng xuất sắc như những người thành đạt. Làm như

thế để làm gì? Để không cảm thấy bất an, không thoải mái khi ở cạnh người

giàu. Một khi đã hoà hợp như thế, bạn sẽ dễ dàng học hỏi, dễ dàng “nhiễm”

những tư tưởng tích cực của họ. Tôi đã từng rất ngạc nhiên khi có nhiều người

đến gần tôi và xin được chạm vào người tôi. Họ nói: “Từ trước đến giờ tôi chưa

từng được chạm vào một nhà triệu phú”. Khi ấy, tôi vui vẻ chấp nhận. Tuy nhiên,

trong đầu tôi hiện ra ý nghĩ: “Không cần thiết phải thế đâu bạn ạ! Nếu bạn

không cố gắng, bạn sẽ không thể giàu được cho dù có chạm vào hàng trăm, hàng

nghìn nhà tỷ phú như thế”.

Bạn đọc thân mến! Vấn đề không phải là bạn có chạm được vào người giàu

bằng xương bằng thịt hay không. Điều quan trọng là ta phải nghĩ được rằng ta

không khác gì họ và ta xứng đáng với họ. Còn việc chạm đến người giàu, nếu

bạn muốn, tại sao bạn không tự trở thành một nhà triệu phú? Khi ấy, bạn tha hồ

mà chạm.

Hãy bỏ những thói quen không tốt trước kia. Thay vì chế nhạo người giàu, hãy

khen ngợi họ và noi gương họ. Thay vì ngại tiếp xúc với người giàu, hãy kết thân

với họ để học hỏi, để “nhiễm” những tư tưởng tích cực từ họ. Thay vì nói: “Họ

th t tài” hãy nói: “N u h làm đ c thì ậ ế ọ ượ mình cũng sẽ làm được”.

<trích trong quyển “Để trở thành tỷ phú” của T.Harv Eker>

<

Trước Tiếp

Cách suy nghĩ thứ 10 (p1)

Người Giàu biết cách đón nhận. Người nghèo thì ngược lại.

Một trong những lý do vì sao người ta nghèo là họ không biết

cách đón nhận mặc dù có thể họ rất giỏi cho đi. Vì sao như thế?

Trước hết là do những người đó cảm thấy không xứng đáng được đón nhận. Đây

là tâm lý phổ biến trong xã hội.

Do đâu lại có những tư tưởng tự ti này? Tất cả hình thành trong quá khứ lúc

những người này còn nhỏ. Khi ấy, họ thường bị từ chối nhiều hơn là được chấp

nhận. Thường bị chê nhiều hơn là được khen. Thường bị trừng phạt nhiều hơn là

được khen thưởng. Thường được nghe: “Sai rồi!” nhiều hơn là: “Đúng rồi!”

Hàng ngày, cứ nghe những lời nhận xét không hài lòng như thế, dần dần ta sẽ

nhập tâm. Ta sẽ vô tình tự ám thị mình rằng ta không xứng đáng với sự mong đợi

của cha mẹ, của những người xung quanh và của xã hội. Cảm giác tự ti đó cứ lớn

dần theo năm tháng. Cho đến lúc trưởng thành, ta vẫn sống trong sự tin tưởng

rằng ta không xứng đáng.

Ngoài ra, lúc nhỏ trẻ thơ thường có ấn tượng mạnh với những hình phạt khi

chúng phạm lỗi. Dần dần, một quy tắc bất thành văn sẽ hình thành và luôn nhắc

nhở chúng rằng: “Nếu làm sai sẽ bị phạt”. Ám ảnh nhất là những hăm doạ của

người lớn đối với chúng về những thế lực siêu nhiên, hình tượng mê tín nào đó.

Chẳng hạn như người mẹ doạ con rằng nếu không nín khóc sẽ bị “ông kẹ” bắt.

Khi ta trưởng thành, những hình phạt, những hăm doạ này tưởng chừng đã chìm

vào lãng quên. Tuy nhiên, không ph i đ n gi n nh th ả ơ ả ư ế. Những nỗi ám ảnh đó đã

kịp thời ăn sâu vào trong tiềm thức của ta. Chúng sẽ thể hiện trong đời sống ý

thức của ta hiện nay ở một dạng khác. Chúng làm cho ta cảm thấy cần phải tự

trừng phạt mình khi phạm phải sai lầm. Lúc nhỏ có thể lời hăm doạ là câu: “Vì

con hư quá nên không được thưởng kẹo”. Đến lúc này sẽ là câu: “Mình không

giỏi nên không đáng được có tiền”. Điều này giải thích tại sao có một số người

tự nguyện hạn chế kiếm tiền và từ bỏ việc nắm bắt những cơ hội để thành

công.

Kết quả là những người này luôn nhận khó khăn trong việc đón nhận. Do đó, họ

mới nghèo. Bạn thấy không? Những sự việc tưởng chừng rất nhỏ nhặt trong quá

khứ nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời của bạn sau này. Những ám

ảnh, những hình phạt cùng với những nhận thức non nớt khi ta còn nhỏ đến lúc

này sẽ buộc ta làm nô lệ cho những cảm giác tự ti, hối hận sai lầm. Chính những

điều đó đã ngăn trở ý định làm giàu của rất nhiều người.

Vậy phải làm sao thoát khỏi sự khống chế của những tư tưởng sai lầm này? Tôi

có một phương pháp mà nếu bạn áp dụng thì cho dù bạn có cảm thấy xứng đáng

hay không xứng đáng, bạn vẫn có thể làm giàu được. Điều quan trọng là bạn

phải làm sao nhận thức được rằng những mặc cảm đó không thể nào ngăn cản

bạn được. Ngược lại, bạn phải biến mặc cảm đó thành động cơ làm giàu.

Ngay bây giờ, tôi sẽ chỉ cách giúp cho bạn. hãy thật chú ý vì đây có thể là khoảng

khắc quan trọng nhất trong đời bạn. Phương pháp này sẽ giúp bạn biến nhược

điểm thành ưu điểm. Chúng ta bắt đầu nhé!

Thật ra tất cả là do bạn. Những mặc cảm kia cũng do chính bạn tạo ra. Không ai

mới sinh ra đã có ý nghĩ xứng đáng hay không xứng đáng. Quyết định là do bạn,

tương lai cũng là do bạn tạo ra. Nếu ngay bây giờ bạn dõng dạc tuyên bố bạn

xứng đáng, bạn sẽ là người xứng đáng và ngược lại.

Thế nhưng tại sao người ta thường hay nghĩ là mình không xứng đáng? Tất cả là

do bản tính tự nhiên của con người. Trong tâm thức chúng ta luôn có một cơ chế

tự bảo vệ gọi là lương tâm. Cơ chế này luôn tìm ra cái sai, cái lầm lỗi của mình

để tự trừng phạt mình. Đôi khi, cơ chế này thực hiện công việc một cách quá

nhiệt tình đến nỗi những cái sai trong quá khứ lại bắt hiện tại trả giá. Những cái

sai trong lĩnh vực A lại buộc lĩnh vực B phải chịu trách nhiệm. Như thế, lương

tâm buộc con người phải tự hạn chế mình.

Có một câu nói như thế này: “Nếu một cái cây đáng lẽ phải cao 10 mét mà có tư

tưởng như con người, nó sẽ cao 4 mét”. Có nghĩa là con người hay suy tư, hay hối

hận và hay tự trách mình quá đáng. Vậy để khắc phục chỉ còn cách loại bỏ những

t t ng này. Hãy luôn nghĩ r ng mình x ng đáng ư ưở ằ ứ để được nhận những thứ tốt

đẹp trên đời.

Có nhiều người sẽ nói: “Không thể được. Tôi không thể bỏ đi lương tâm của

mình được. Tôi... tôi không xứng đáng”. Các bạn có biết đó là những ai không? Là

những “nạn nhân” có tư tưởng tiêu cực như chúng ta đã nói qua ở phần trước.

Để thay đổi tư tưởng như thế, bạn phải dùng phương pháp tuyên bố. Tuy nhiên,

lần này có khác hơn so với thường lệ. Hãy chuẩn bị thật trang trọng, ăn mặc

tươm tất. Tất cả là để tạo không khí nghiêm trang để giúp cho phương pháp này

thêm hiệu quả.

Hãy bắt đầu. Trước tiên hãy quỳ một chân và cúi đầu nghiêm trang tuyên bố:

“TÔI XIN TRANG TRỌNG TUYÊN BỐ TỪ NAY VÀ MÃI MÃI TÔI LUÔN

XỨNG ĐÁNG”.

Vậy là xong. Hãy đứng lên ngẩng cao đầu bởi vì giờ đây bạn là người xứng đáng.

Một lý do nữa giải thích vì sao người ta không biết cách đón nhận đó là vì tư

tưởng của họ đã quá lệ thuộc vào câu: “Nên sẵn sàng cho. Đừng chờ đợi được

nhận”. Bạn có biết tôi nhận xét ra sao về câu nói ấy không? Đó là: “Vớ vẩn!”

Đây là lối truyền bá của những người muốn bạn là người cho để họ trở thành

người nhận.

Có thể nói những người này không biết làm một bài toán lớp Một. Vì sao? Bởi vì

tất cả các sự vật hiện tượng trên thế giới này luôn có hai mặt đối lập. Chúng đối

lập nhau nhưng không thể tồn tại thiếu nhau. Có nóng thì phải có lạnh. Có ngày

thì phải có đêm. Có người cho thì phải có người nhận.

Thử nghĩ xem, nếu tất cả đều là người cho thì ai sẽ là người nhận? Theo tôi, cho

và nhận phải là hai mặt song song, không thể thiếu “cho” cũng không thể thiếu

“nhận”. Cho và nhận đều quan trọng như nhau.

Khi cho đi ta sẽ được gì? Đa số sẽ trả lời là được cảm xúc hạnh phúc, nhẹ nhõm.

Khi cho mà không có người nhận bạn sẽ cảm thấy như thế nào? Phải nói rằng

rất buồn. Vậy hãy nhớ: nếu bạn không đón nhận thì bạn sẽ phụ lòng người cho.

Khi ấy họ sẽ buồn và thất vọng. Vì sao?

Mọi hành động của con người đều tạo ra năng lượng. Khi bạn cho mà người đó

không nhận thì năng lượng sẽ không được giải toả. Những năng lượng này tích

tụ lại và sẽ có tác động xấu lên tình cảm của bạn. Chúng chuyển những sự hân

hoan thành nh ng xúc c m tiêu c ữ ả ực có hại cho tinh thần.

Tình hình còn tệ hơn nữa khi bạn không muốn đón nhận phần lẽ ra thuộc về bạn.

Làm như vậy là bạn đã “khuyến khích” cho cơ hội “thói quen” không tìm đến

bạn. Lúc đó, cơ hội sẽ đến với người khác. Điều đó cũng giải thích vì sao người

giàu càng giàu thêm và người nghèo càng nghèo thêm.

Tôi đã rút ra lý lẽ đơn giản này trong một lần đi cắm trại. Đêm ấy, khi căng xong

lều thì trời mưa. Tôi nhanh chóng chìm vào giấc ngủ sâu bên trong mái lều khô

ráo. Sáng hôm sau, khi thức giấc bước ra khỏi lều, tôi ngạc nhiên khi thấy chỗ

đất ở chân lều ướt đẫm hơn những chỗ khác. Vậy khi trời mưa, nếu có một chỗ

khô thì sẽ có một chỗ ướt gấp đôi. việc đời cũng thế, nếu ta không đón nhận cơ

hội thì cơ hội sẽ tập trung vào những người khác. Vậy thì bạn ơi! Hãy bỏ những

mặc cảm không xứng đáng ấy đi và đón nhận những thứ mình đáng được hưởng.

<trích trong quyển “Để trở thành tỷ phú” của T.Harv Eker>

<

Trước Tiếp

Cách suy nghĩ thứ

11(p1)

Người Giàu chọn thu nhập theo hiệu quả. Người nghèo thích thu

nhập ổn định.

Có lẽ bạn thường nghe đến câu này: “Hãy học thật giỏi để sau

này kiếm một công việc vừa ý với thu nhập ổn định. Đó là tiêu chuẩn của một

cuộc sống thành đạt và hạnh phúc.

Câu nói trên nghe có vẻ rất hợp lý. Trước đây, tôi rất tâm đắc với cách nghĩ đó.

Tuy nhiên, trải qua nhiều thăng trầm, tôi đã nghiệm ra rằng đó là tư tưởng an

phận không có lợi nếu ta muốn làm giàu. Cụm từ “thu nhập ổn định” đã nói lên

điều đó. Vậy thu nhập ổn định có gì sai? Không sai, nhưng vô tình nó hạn chế mơ

c và kh năng ướ ả làm giàu của ta.

Người nghèo luôn mong muốn có thu nhập ổn định và đều đặn. Họ cần bảo đảm

có thu nhập hàng tháng, đúng ngày giờ. Tháng nào cũng thế. Sự bảo đảm này luôn

có giá của nó, đó là họ không thể giàu vượt lên trên người khác.

Sống mà cần có sự bảo đảm an toàn có nghĩa là sống trong sợ hãi. Người nghèo

hay nghĩ rằng: “Phải làm sao bảo đảm được thu nhập đủ sống qua ngày. Như thế

là đã hạnh phúc lắm rồi”.

Người giàu có cách suy nghĩ khác, họ cố gắng đầu tư kinh doanh và chờ kết quả.

Đa số không làm việc cho ai, không phải lãnh lương của ai, mà họ tự làm chủ

công việc kinh doanh dù lớn hay nhỏ. Thu nhập của họ cũng là toàn bộ lợi nhuận

có được từ việc kinh doanh đó. Trong trường hợp họ còn phải làm việc cho ai đó,

thu nhập của họ cũng khác. Họ không lãnh lương mà thoả thuận chia phần trăm

hoa hồng với chủ. Ngoài ra, họ còn có cổ phần ở chính công ty họ đang làm việc

và ở những nơi khác. Cách thu nhập này không bảo đảm ổn định và có nhiều yếu

tố rủi ro.

Tuy nhiên, người giàu luôn tin tưởng ở bản thân mình. Họ tin rằng mình đã quyết

định đúng trong khi người nghèo thì ngược lại. Người nghèo luôn cần sự bảo

đảm an toàn.

Gần đây có một nhà tư vấn về quan hệ cộng đồng đề nghị được làm việc cho tôi

với lương 4 nghìn đô một tháng. Tôi hỏi lại tôi sẽ nhận được gì tương xứng với

số tiền bỏ ra đó. Cô ấy trả lời rằng cô quảng cáo tôi trên các phương tiện thông

tin đại chúng. Cô ấy còn tính được rằng tôi sẽ được lợi thêm ít nhất 20 nghìn đô

được quảng cáo như thế. Tôi hỏi ngược lại: “Vậy giả sử nếu cô không hoàn

thành công việc như đã nói thì sao?”. Cô ấy trả lời rằng cô luôn làm việc uy tín.

Tôi đề nghị: “Tôi không quan tâm đến việc cô có uy tín hay không. Tôi chỉ biết

đến hiệu quả của cô. Nếu cô không hoàn thành công việc, tại sao tôi phải trả

lương cho cô. Cũng như thế, nếu cô làm việc tốt, tại sao cô chỉ nhận được chừng

ấy tiền? Bây giờ tôi đề nghị thế này: Cô sẽ nhận được 50% giá trị số lợi nhuận

của tôi có từ việc tôi được cô quảng cáo cho tôi. Nếu như cô nói giá trị ấy là 20

nghìn đô, có nghĩa là cô sẽ nhận được 10 nghìn đô một tháng. Vậy thu nhập như

thế không gấp đôi thu nhập cố định 4 nghìn đô hay sao?”

Bạn có biết cô ấy phản ứng ra sao không? Từ chối ngay. Vậy bạn có muốn biết

cô ấy hiện ra sao không? Vẫn đang nghèo. Tôi dám bảo đảm rằng cô ấy sẽ còn

nghèo nếu không chịu thay đổi cách thu nhập.

Ng i nghèo đánh đ i công s c và th i gian đ l y thu nh p. ườ ổ ứ ờ ể ấ ậ Tuy nhiên, thời gian

cũng không phải là vô tận. Điều đó có nghĩa là thu nhập theo cách ấy cũng có giới

hạn. Điều này đi ngược lại với nguyên tắc làm giàu: “Không bao giờ giới hạn các

nguồn thu nhập”. Bạn hãy để ý, không có ai làm giàu nhờ một nguồn thu nhập từ

lương cả.

Cách thu nhập ổn định cũng rất phổ biến trong các ngành dịch vụ cá nhân như:

bác sĩ riêng, luật sư, tư vấn… Họ không hẳn là nhân viên cố định hay là cổ đông

của công ty nào cả. Tuy nhiên, thu nhập của họ suy cho cùng cũng là đánh đổi

thời gian và công sức. Do đó, họ cũng chỉ có mức sống trung bình.

Giả sử bạn là nhà trung gian cung cấp sản phẩm bút bi và hiện đang nhận được

đơn đặt hàng 50.000 cây viết. Bạn sẽ phải làm gì? Thật đơn giản. Chỉ cần gọi

đến nhà sản xuất và yêu cầu cung cấp đủ số vào đúng ngày giờ. Sau đó, giao lại

cho bên đặt hàng và lấy tiền lời. Tuy nhiên, giả sử bạn là một nhà vật lý trị liệu

danh tiếng, mỗi ngày có 50.000 bệnh nhân đang xếp hàng chờ đợi được bạn chữa

trị, vậy bạn sẽ làm gì? Bạn đủ sức chữa hết cho họ không? Có lẽ bạn chỉ đủ sức

để thuyết phục kiên nhẫn chờ đợi. Như vậy, bạn sẽ vất vả hơn nhiều so với nhà

cung cấp bút bi kia mà thu nhập của bạn chưa chắc đã bằng. Ở đây, chúng ta nói

đến vấn đề hiệu quả. Có nghĩa là bỏ ra ít thời gian nhất, ít công sức nhất để đạt

được thu nhập cao nhất. Có thể nói thu nhập của người giàu là thu nhập “hiệu

quả” khác với lối thu nhập “ổn định của người nghèo”.

Tôi không có ý phê phán những ngành nghề dịch vụ như thế. Tuy nhiên, nếu bạn

muốn làm giàu, bạn phải làm sao tăng gấp đôi hiệu quả làm việc của mình để

nhân đôi thu nhập.

(còn tiếp)

<trích trong quyển “Để trở thành tỷ phú” của T.Harv Eker>

<

Trướ

c

Tiếp

Cách suy nghĩ thứ

10 (p2)

Người Giàu biết cách đón nhận. Người nghèo thì ngược lại.

Ng i giàu th ng r t chăm ch và luôn ườ ườ ấ ỉ tin rằng nỗ lực của họ

xứng đáng được đền bù. Người nghèo cũng siêng năng không kém. Tuy nhiên, do

đã mang mặc cảm không xứng đáng nên họ cho rằng công sức bỏ ra không đáng

nhận lại. Trong vấn đề này, họ tự trở thành nạn nhân cho những suy nghĩ của

chính mình.

Người nghèo cho rằng họ sẽ trở thành người tốt nếu họ không giàu. Họ nghĩ

rằng họ là người thanh cao, sống thiên về tinh thần hơn là vật chất. Thật sai lầm.

Các bạn có biết người nghèo có cái gì không? Họ chỉ có nghèo. Có người tìm đến

tôi và than vãn: “Tôi phải làm gì đây để tâm hồn được thanh thản? Bởi vì tôi kiếm

tiền nhiều hơn người khác nên tôi thấy ái ngại, thấy có lỗi với người nghèo. Tôi

có nên ngừng kiếm tiền để hoà đồng cảnh ngộ với người nghèo hay không?” Tôi

hỏi lại: “Anh có thể làm gì cho người nghèo khi anh cũng nghèo như họ? Hay là

anh lại trở thành gánh nặng chung cho xã hội? Làm giàu để có khả năng giúp đỡ

người sa cơ còn hơn là không làm giàu để trở thành kẻ sa cơ.”

Anh này ngừng than vãn và nói: “Ôi! Tôi hiểu rồi. Không thể tưởng tượng nổi tôi

lại có những suy nghĩ ngốc ngếch như thế. Ông Hary, tôi tin những gì ông nói. Tôi

càng phải làm giàu để giúp đỡ người khác. Cám ơn ông”. Thời gian sau, tôi nhận

được thư của anh nói rằng lúc này anh đang làm giàu gấp 10 lần trước kia và là

chỗ dựa vững chắc cho gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.

Nếu bạn có cơ hội làm giàu, hãy nắm bắt ngay. Vì sao? Bởi vì sự thật là cơ hội

chỉ đến với rất ít người. Nếu bạn may mắn có được, đừng bao giờ bỏ lỡ. Bạn

hãy làm giàu trước rồi sau đó có điều kiện giúp lại những người không may mắn

kia. Như thế còn hơn là tất cả đều ngại và bỏ qua cơ hội để rồi cùng nhau nghèo

túng.

Có người lại lập luận: “Nếu tôi giàu, tiền sẽ làm tôi thay đổi. Tôi sẽ trở thành tên

nhà giàu tham lam, ích kỷ”. Xin hãy nhớ, trước tiên, những ai nói câu ấy luôn là

những người đang nghèo. Đó là một cách biện hộ của người nghèo như chúng ta

đã biết. Cách biện hộ ấy xuất phát từ những sai lầm trong thái độ tài chính của

họ.

Thứ hai, tôi xin khẳng định rằng giàu có sẽ làm cho bạn tốt hơn. Nếu bạn hơi

h p hòi, khi có ti n, b n s hào phóng h n. N u b n hào phóng, ẹ ề ạ ẽ ơ ế ạ khi giàu, bạn sẽ

hào phóng hơn. Vì sao? Vì bạn có cơ sở để hào phóng.

Làm thế nào để biết cách đón nhận? Trước tiên, phải biết sống cho chính mình.

Bạn hãy tập thói quen đón nhận những điều tốt đẹp.

Khi bỏ ra một món tiền, dù ít hay nhiều, để mua sắm một thứ gì đó cần thiết, hãy

nghĩ rằng mình mình xứng đáng được hưởng thụ món đồ đó. Hãy vui sướng như

thể món đồ đó đáng giá bạc triệu. Điều này sẽ giúp bạn tăng cường việc công

nhận giá trị bản thân và khả năng đón nhận của mình.

Thứ hai: hãy tập thói quen vui mừng phấn khích mỗi khi đón nhận được món tiền

dù lớn hay nhỏ. Khi còn thất nghiệp, thấy đồng xu rơi dưới đất, tôi chẳng buồn

nhặt lấy. Tuy nhiên, khi giàu tôi đã thay đổi. Khi đi dạo trên đường, tôi sẵn sàng

cúi xuống và nhặt một vật gì đó có hình dáng giống một đồng xu. Khi ấy, tôi

thầm nghĩ: “Tiền đến rồi. Xin cảm ơn”.

Lúc này, tôi không phân biệt tiền lớn hay tiền nhỏ. Tiền nào cũng là tiền. Tự

dưng có được tiền, đó là điều may mắn, dù chỉ là một đồng xu.

Sẵn sàng mở lòng và đón nhận, đó là một đức tính quan trọng cần có nếu bạn

muốn kiếm tiền. Đức tính ấy càng quan trọng hơn khi bạn muốn giữ tiền. Hãy

hình thành thói quen và tư tưởng giữ tiền. Hãy mở rộng tấm lòng và đón nhận.

Sau đó hãy chờ tiền bạc và cơ hội đến với bạn. Khi ấy, bạn sẽ không chỉ nhận

được tiền bạc và cơ hội mà còn nhận được tình cảm và hạnh phúc.

Ngược lại, nếu bạn khép lòng lại không chịu đón nhận cơ hội, bạn cũng sẽ

không có được những thứ khác kể cả tình cảm và hạnh phúc.

<trích trong quyển “Để trở thành tỷ phú” của T.Harv Eker>

<

Trướ

c

Tiếp

Cách suy nghĩ thứ

11(p2)

Người Giàu chọn thu nhập theo hiệu quả. Người nghèo thích thu

nhập ổn định.

Trong các l p h c c a mình, tôi ớ ọ ủ thường nhận được những ý

kiến phàn nàn của học viên là những người làm công ăn lương về việc họ không

được trả công tương xứng với công sức đã bỏ ra. Tôi thường trả lời họ như thế

này: “Không xứng đáng đó là cách nghĩ của bạn. Ông chủ của bạn không nghĩ

thế. Vì sao bạn không thay đổi hình thức làm việc nhận lương cố định đó và thay

bằng cách làm khoán nhận thù lao? Vì sao bạn không tự làm việc cho chính

mình?” Lời khuyên trên đã làm cho rất nhiều người thay đổi. Ít ra những người

không muốn thay đổi cũng nhận ra rằng họ được trả công như thế là hợp lý và

thôi không nghĩ xấu về chủ.

Người ta không có can đảm chuyển sang cách thu nhập “hiệu quả” là vì họ sợ

đảo lộn thói quen của mình. Tư tưởng an phận này của họ đã bào chữa rằng làm

công ăn lương là ổn định, là phổ biến và phù hợp với hoàn cảnh của riêng họ. Tư

tưởng này, như đã nói ở những phần trên, được hình thành trong quá khứ khi ta

còn nhỏ thông qua con đường giáo dục và noi gương.

Tuy nhiên, nếu bạn ở trong tình cảnh này, bạn cũng không nên trách bố mẹ,

người thân của mình. Tất cả các bậc cha mẹ luôn mong muốn con mình được

bảo đảm an toàn. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi họ dạy con phải sống một

cuộc sống an phận, tránh va chạm và hạn chế biến động. Họ thường khuyên:

“Cứ làm việc cho tốt. Thay đổi nhiều thì bao giờ mới ổn định?”

Khi nghe bố mẹ khuyên như thế, tôi thường trả lời: “Hy vọng là không bao giờ

ổn định”. Mẹ tôi sửng sốt và hỏi: “Vậy à? Vậy làm sao con giàu được?” Tôi nói:

“Con chỉ không thể giàu được khi chỉ làm công ăn lương và có thu nhập ổn định”.

Để làm giàu, bạn hãy làm việc cho chính mình. Nếu chưa đủ sức hãy nhận làm

khoán một công việc nào đó và hưởng thù lao. Bạn cũng có thể mua cổ phần nơi

công ty bạn đang làm việc để có thu nhập từ lợi nhuận của công ty.

Tuy nhiên, tôi thật lòng khuyên các bạn nên tự làm chủ một công việc kinh doanh

nào đó dù lớn hay nhỏ, dù toàn thời gian hay bán thời gian. Vì sao? Trước tiên vì

đó là cách làm giàu phổ biến nhất nên bạn cần học hỏi và làm theo.

Thứ hai là khi bạn tự kinh doanh như thế, bạn sẽ không phải ở nhà của mình, đi

xe c a mình, b ti n túi ra đi h c r i làm cho ng i khác. ủ ỏ ề ọ ồ ườ Như vậy là bạn đã lời

một khoản chi phí đáng kể.

Nếu bạn đang băn khoăn liệu mình có đủ khả năng kinh doanh hay không, xin hãy

yên tâm. Nếu bạn chưa có đầu óc kinh doanh tài năng, chưa đủ vốn, hãy sử dụng

trí tuệ và vốn liếng của người khác. Bạn có thể làm nhân viên kinh doanh một

sản phẩm nào đó và thu nhập dựa trên doanh số bán ra. Hiện nay đó là trong

những nghề có thu nhập cao nhất nếu ta biết làm việc hiệu quả. Bạn cũng có thể

đăng ký làm đại lý bán lẻ cho một công ty lớn nào đó. Đây là công việc rất thích

hợp cho những người ít dám mạo hiểm. Hàng hoá luôn được cung cấp kịp thời và

bạn cũng không cần phải thanh toán trước. Chất lượng hàng hoá ra sao, bạn cũng

không cần chịu trách nhiệm. Như thế bạn sẽ dễ dàng khởi đầu việc làm giàu với

ít vốn nhất và ít gặp phiền phức nhất.

Ngoài ra bạn còn có thể nhận them công việc tìm kiếm các hợp đồng cho công ty

đang làm việc. Tuỳ vào khả năng thuyết phục của bạn, mỗi hợp đồng sẽ đem

đến cho bạn một khoản thù lao nào đó. Làm như thế, bạn không những không

phải đóng thuế thu nhập mà còn có thời gian điều hành công việc kinh doanh của

riêng mình.

Có thể người ta sẽ nói rằng: “Công việc của tôi hiện nay không có điều kiện để

chuyển sang cách làm việc như thế”. Không! Tôi không nghĩ thế. Bạn phải hiểu

rằng khi công ty ký hợp đồng lao động với bạn thì có nghĩa rằng họ không chỉ tốn

tiền trả lương cho bạn. Họ còn phải đóng các loại thuế sử dụng lao động cho nhà

nước. Họ còn phải đóng các khoản phí khác khi sử dụng lao động. Số tiền này

cũng khá nhiều. Khi chuyển sang hình thức làm khoán, bạn sẽ không còn hợp

đồng lao động nữa. Khi ấy, công ty sẽ được lợi phần thuế. Đó là lý do rất thuyết

phục bạn cần nêu ra với lãnh đạo công ty để đề nghị được thay đổi hình thức làm

việc và phương cách thu nhập.

Nói tóm lại, cách thu nhập đúng nhất để làm giàu chính là làm những công việc

được trả theo hiệu quả, những công việc ăn chia phần trăm lợi nhuận. Bố tôi

thường nói: “Không ai giàu nhờ lương mà là nhờ bổng”. “Bổng” tức là phần trăm

bạn được hưởng tuỳ vào mục tiêu bạn đạt được.

<trích trong quyển “Để trở thành tỷ phú” của T.Harv Eker>

<

Trướ

c

Tiếp

Cách suy nghĩ thứ

12 (p1)

Ng i Giàu ch n "c hai". Ng ườ ọ ả ười nghèo chọn "chỉ một".

Người giàu sống cuộc sống sung túc trong khi đó người nghèo

lại sống thiếu thốn. Sống thế nào cũng là sống. Tuy nhiên, khác nhau là ở cách

nhìn về tương lai của mỗi người. Người nghèo và tầng lớp trung lưu nghĩ rằng

cuộc sống thì mênh mông mà sức người thì nhỏ bé. Con người không thể có tất

cả được. Cũng có thể là con người không có được tất cả mọi thứ trên đời. Tuy

nhiên, theo tôi, con người có thể có tất cả những thứ mình muốn.

Bạn muốn có một công việc làm ăn phát đạt hay muốn có nhiều thời gian gần gũi

gia đình? Cả hai. Bạn muốn có điều kiện tập trung vào công việc hay muốn có

nhiều cơ hội vui chơi, giải trí? Cả hai. Bạn muốn có một cuộc sống đầy đủ về

vật chất hay chan hoà về tình cảm? Cả hai. Bạn muốn làm công việc có thể mang

lại sự giàu sang hay một công việc bạn ưa thích? Cả hai. Trong những cặp này,

người nghèo chỉ chọn một trong khi người giàu chọn cả hai.

Người giàu tin rằng bằng năng lực sáng tạo của mình, họ có thể đạt được trọn

vẹn cả hai mặt của bất cứ việc gì trong cuộc sống. Trong bất cứ tình huống nào

bắt buộc phải chọn một trong hai, họ đều tự hỏi: “Làm sao để có cả hai?” Hãy

học hỏi theo cách suy nghĩ này. Một khi bạn đã nghĩ được như thế, có nghĩa là

bạn đã thoát khỏi sự hạn chế trong tư duy và bắt đầu chuyển sang một cấp độ tư

tưởng mới. Đó là cấp độ suy nghĩ của người giàu.

Vấn đề nêu trên không những liên quan đến việc bạn muốn mà còn đến toàn bộ

các mặt trong đời sống của bạn. Chẳng hạn như sắp tới đây tôi sẽ đàm phán hợp

đồng mới với một nhà cung cấp cho công ty của tôi. Phải nói rằng tôi rất cần họ.

Tuy nhiên, gần đây họ đòi tăng giá và tôi không đồng ý. Nếu nhượng bộ, tôi sẽ

mất thêm một khoản tiền. Nếu không, tôi sẽ mất đi một đối tác quan trọng. Tình

thế dường như buộc tôi phải chọn lựa một trong hai.

Tuy nhiên, tôi đã thay đổi tư tưởng. Tôi muốn có cả hai. Sắp tới đây tôi sẽ tìm đủ

mọi cách để đạt được điều đó trong quá trình đàm phán. Tôi sẽ vừa không mất

tiền vừa giữ được đối tác.

Vài tháng tr c, tôi quy t đ nh mua m t bi t th ngh mát ướ ế ị ộ ệ ự ỉ ở Arizona. Thế là tôi

tìm tất cả những thông tin về nhà đất ở đó với ý định mua một căn giá 1 triệu đô.

Một công ty môi giới đã giới thiệu cho tôi một số lựa chọn. Tuy nhiên, căn nào

cũng có giá hơn 3 triệu. Nhiều người trong tình huống này thường lựa chọn cách

từ bỏ ý định để không phải tốn tiền. Tôi thì khác. Tôi gọi điện đến chủ những

ngôi nhà đó và trực tiếp thoả thuận giá cả. Lúc đầu, họ không đồng ý và từ chối

thẳng. Tôi cũng không vội mua và cũng không từ bỏ ý định. Tôi chờ đợi. Một

tháng sau, một người trong số đó gọi điện đến và đồng ý bán với giá rẻ không

ngờ. 800 nghìn đô. Điều đáng nói là căn nhà rất vừa ý tôi. Như thế tôi đã có cả

hai, nhà như ý và giá hợp lý.

Tôi đã từng nói với bố mẹ rằng tôi không muốn khổ sở trong một công việc mà

tôi không ưa thích. Tôi khẳng định sẽ làm giàu bằng công việc hợp sở thích của

mình. Khi ấy, họ thường phản ứng: “Con đang mơ đấy à? Đời không bao giờ toàn

vẹn cả. Con trai ạ”. Họ còn nói: “Công việc là công việc, sở thích là sở thích. Hãy

chịu khó kiếm sống. Thời gian còn lại là dành cho sở thích”.

Khi ấy, tôi nghĩ: “Nếu mình nghe theo bố mẹ, mình cũng sẽ nghèo như bố mẹ.

Không! Mình sẽ có tất cả. Cả công việc lẫn sở thích”. Thời gian sau đó cũng có

lúc tôi phải làm công việc mình không thích để kiếm sống. Tuy nhiên, dù có thế

nào đi nữa tôi cũng không từ bỏ ý định muốn đạt được “cả hai”. Cuối cùng, tôi đã

có thể làm giàu bằng công việc yêu thích của mình. Cho đến bây giờ, tôi hoàn toàn

tin chắc rằng con người hoàn toàn có thể có “cả hai”, ít ra là trong công việc.

Việc đạt được “cả hai” như thế có ý nghĩa rất quan trọng trong cuộc đời con

người nhất là trong vấn đề làm giàu. Người nghèo và trung lưu cho rằng họ buộc

phải chọn lựa giữa tiền bạc và những phương diện khác của cuộc sống. Kết quả

là họ tin rằng tiền bạc không quan trọng.

Nói rằng tiền bạc không quan trọng là sai lầm. Như tôi đã từng nói, chân và tay

không thứ nào quan trọng hơn thứ nào. Mỗi bộ phận đều có những chức năng

riêng của nó. Đối với tiền bạc cũng thế. Không thể so sánh tiền bạc và những thứ

khác trên đời được.

Có thể ví tiền bạc như một chất xúc tác có tác dụng làm cho mọi việc vận hành

trôi chảy. Tiền bạc làm cho bạn cảm thấy an tâm, tự ti và không lệ thuộc vào ai.

Bạn có thể mua những thứ mình thích, làm những việc mình muốn. Có tiền, bạn

mới có thể dễ dàng làm những việc tốt giúp đỡ người khác.

Hạnh phúc cũng thế, cũng là một yếu tố rất quan trọng trong cuộc sống. Người

nghèo thường hay lẫn lộn giữa tiền bạc và hạnh phúc. Họ cho rằng đó là hai mặt

đối lập, không thể vừa giàu vừa hạnh phúc được. Đây là suy nghĩ sai lầm bởi vì,

nh tôi đã nói, không th so ư ể sánh chân với tay.

Người giàu chọn cả hai, cả hạnh phúc lẫn giàu sang. Họ không đối lập hạnh

phúc và tiền bạc. Họ hiểu rằng một cơ thể hoàn thiện không thể thiếu chân lẫn

tay. Đó là một sự khác biệt nữa mà bạn cần nhận ra.

(còn tiếp)

<trích trong quyển “Để trở thành tỷ phú” của T.Harv Eker>

<

Trướ

c

Tiếp

Cách suy nghĩ thứ

12 (p2)

Người Giàu chọn “cả hai”. Người nghèo chọn “chỉ một”.

Người nghèo và tầng lớp trung lưu cho rằng: để có tiền bạc

phải trả giá bằng hạnh phúc. Do đó chỉ nên giữ lấy hạnh phúc và bỏ qua việc làm

giàu.

Chính vì suy nghĩ như thế nên cuối cùng người nghèo chẳng có gì, cả tiền bạc

lẫn hạnh phúc. Vì sao? Vì nếu cuộc sống quá túng quẫn ta sẽ không còn sức lực

để nghĩ đến điều tốt đẹp. Thử nhịn đói một ngày xem, cảnh vật xung quanh sẽ

thế nào?

Hạnh phúc là gì nếu ta không có thời gian và sức lực để cảm nhận những điều tốt

đẹp của cuộc sống?

Cách suy nghĩ “phải chọn một trong hai” là cách suy nghĩ tai hại. Nó sẽ dẫn ta

đến lối suy nghĩ sai lầm là: nếu ta giàu thêm một chút, sẽ có người nghèo đi một

chút. Thật vô lý nếu nghĩ rằng người ta nghèo vì tất cả tiền bạc đều đã nằm

trong tay người giàu. Tiền bạc là do sự đánh đổi công sức, trí tuệ và thời gian.

Ngân hàng chỉ in tiền thêm khi có thêm những giá trị được tạo ra trong nền kinh

t . Nh v y, không bao gi h t ti n, ch s b n không ế ư ậ ờ ế ề ỉ ợ ạ bỏ công sức mà đổi lấy

mà thôi.

Thử tưởng tượng, có 5 người đứng thành một vòng tròn. Đề nghị người thứ nhất

lấy 5 đồng và mua một món đồ gì đó ở người thứ hai. Người thứ hai lấy 5 đồng

đó và mua một món khác ở người thứ ba. Cứ như thế, đi hết một vòng 5 đồng đó

lại quay về tay người thứ nhất. Mỗi người đều có một món gì đó đáng giá 5

đồng. Vậy tiền bạc và giá trị của nó không mất đi như suy nghĩ sai lầm trên.

Tiền bạc không những không mất đi mà nó còn luân chuyển trong xã hội giữa

người này và người khác. Có thể nói, tiền bạc là phương tiện để truyền tải giá

trị. Ngoài ra, khi bạn càng làm ra nhiều tiền thì càng có thêm một lượng tiền lưu

thông trong xã hội. Như thế những người khác sẽ có thêm tiền để trao đổi giá trị.

Khi bạn giàu, nắm trong tay một số tiền nào đó, thì người khác có một vật, một

dịch vụ có giá trị tương đương số tiền đó. Vậy, không ai mất gì cả, cả hai đều

được lợi.

Như vậy, hãy trở thành người vừa giàu vừa tốt, vừa hạnh phúc vừa rộng rãi. Hãy

bỏ đi tư tưởng cho rằng tiền bạc không trong sạch, hoặc tiền bạc làm cho con

người trở nên xấu xa. Đó là những tư tưởng sai lầm và có hại. Nếu bạn cứ tiếp

tục bị nhiễm những tư tưởng đó, bạn sẽ có cả nghèo khó lẫn bất hạnh.

Thế nhưng tiền bạc có mang lại lòng tốt hay không? Thử nghĩ xem, nếu bạn có

lòng tốt nhưng lại không có khả năng, thì làm sao bạn giúp người khác được. Khi

khá giả bạn sẽ có cơ hội thể hiện lòng tốt ấy không chỉ bằng sự cảm thông,

bằng lời nói mà bằng vật chất cụ thể. Vậy con người có thể có cả hai, giàu sang

và hạnh phúc, cả tiền bạc và lòng tốt. Bạn đọc thân mến, nếu bạn không muốn

sống nghèo túng, trong bất cứ trường hợp nào, hãy tìm cách để đạt được “cả hai”.

Ngược lại, nếu cứ phân biệt tiền bạc là tốt hay xấu, hoặc có tiền con người sẽ

tốt hay xấu, thì hoàn toàn chẳng được gì. Tôi gọi đó là lối suy nghĩ thiển cận

không những không có ích mà còn rất tai hại.

Đừng bao giờ cho phép những suy nghĩ đó ám ảnh quanh bạn. Đặc biệt nếu bạn

có con cái, đừng bao giờ để chúng nhiễm những tư tưởng này.

Nếu bạn muốn có một cuộc sống sung túc để không còn gì có thể giới hạn được

bạn, trong bất cứ tình huống nào hãy từ bỏ lối suy nghĩ “chỉ một” mà thay vào đó

bằng lối suy nghĩ “cả hai”.

<trích trong quyển “Để trở thành tỷ phú” của T.Harv Eker>

<

Trướ

c

Tiếp

Cách suy nghĩ thứ

13 (p1)

Người Giàu chú trọng đến phát triển cả một sự nghiệp. Người

nghèo chỉ tập trung vào thu nhập bình quân.

Khi đề cập đến vấn đề tiền bạc, người nghèo thường hỏi nhau:

“Bạn thu nhập bao nhiêu một tháng?” Ít ai hỏi: “Gia tài bạn lớn cỡ nào?” Cách

hỏi đó chỉ có ở những người giàu.

Tầng lớp thượng lưu thường trò chuyện với nhau về vấn đề tiền bạc bằng

những câu như: “Anh ấy vừa bán một số cổ phiếu trị giá 3 triệu đô”. “Cô ấy đã

bán lại công ty được 20 triệu đô”. "Công ty đó cổ phần hoá với tổng giá trị 30

triệu đô”. Ở đây, bạn sẽ không bao giờ nghe những câu nói như: “Anh ấy vừa

được tăng lương”, “Tháng này tiền trợ cấp sẽ tăng 2%”.

Hàng tháng, phải thu nhập bao nhiêu mới gọi là giàu? Người ta không tính như

thế. Cách tính phổ biến là dựa vào tổng giá trị tài sản bạn đang có. Đó là tất cả

những thứ bạn đang sở hữu bao gồm cả tiền mặt lẫn những giá trị đầu tư như cổ

phiếu, trái phiếu. Ngoài ra còn là nhà bạn đang ở, xe bạn đang đi, trang sức bạn

đang mang trên người… Hãy cộng lại rồi quy ra tiền mặt và trừ giá trị (cũng bằng

tiền mặt) những thứ bạn đang nợ. Phần dư ra là tổng giá trị tài sản của bạn.

Người giàu hiểu rằng có một khoảng cách rất lớn giữa thu nhập lao động và tổng

giá trị tài sản. Thu nhập lao động rất quan trọng. Tuy nhiên, nó chỉ là một trong 4

yếu tố chính của tổng giá trị tài sản, các yếu tố còn lại là:

 Tiền tiết kiện

 Giá trị đầu tư

 Giảm tiêu xài

Mu n vun đ p cho t ng giá tr tài s n, ta ph i chú tr ng ố ắ ổ ị ả ả ọ phát triển đồng đều cả 4

yếu tố ấy. Không thể xem nhẹ bất cứ yếu tố nào. Sau đây, chúng ta cùng xem xét

từng yếu tố cụ thể:

Yếu tố thứ nhất: Thu nhập

Thu nhập được chia thành 2 dạng: thu nhập chủ động (thu nhập lao động) và thu

nhập thụ động. Thu nhập lao động là số tiền bạn bỏ công sức và thời gian để có

được. Thu nhập này là tiền lương hàng tháng nếu bạn là người làm công và lợi

nhuận trong kinh doanh nếu bạn là người làm chủ. Thu nhập lao động là yếu tố

quan trọng đầu tiên bởi vì nếu không có nó sẽ không có 3 yếu tố kia.

Thu nhập lao động giúp ta có cơ sở để tiết kiệm và đầu tư. Tuy nhiên, nó cũng

chỉ là một phần của tổng giá trị tài sản.

Điều không may là người nghèo và giới trung lưu chỉ biết đến thu nhập lao động.

Họ không biết đến những yếu tố khác. Do đó, họ không thể giàu được.

Một dạng khác của thu nhập đó là thu nhập thụ động. Đó là số tiền bạn có được

mà không cần hoặc ít phải nỗ lực hết mình. Chúng ta sẽ bàn về vấn đề này ở

phần sau.

Yếu tố thứ hai: Tiền tiết kiệm

Đây là yếu tố rất quan trọng. Có thể bạn kiếm được rất nhiều tiền nhưng nếu

bạn không biết cách giữ tiền, như vậy bạn cũng sẽ không thể nào giàu được.

Nhiều người có thói quen xài tiền rất phung phí. Kiếm được bao nhiêu hết bấy

nhiêu. Họ chọn cách hưởng thụ nhất thời thay vì lo xa. Những người thuộc loại

này sống theo ba phương châm: Một là: “Đây chỉ là số tiền lẻ, xài hết cho xong”.

Hai là: “Người ta xài đến đâu, mình xài đến đó”. Ba là: “Có quá nhiều thứ để

trang trải. Mình không thể tiết kiệm ngay bây giờ được”.

Như vậy, nếu không có thu nhập, sẽ không có tiết kiệm. Nếu không có tiết kiệm,

sẽ không có yếu tố thứ ba là giá trị đầu tư.

Yếu tố thứ ba: Giá trị Đầu tư

Một khi đã tiết kiệm một phần thu nhập của mình, bạn sẽ có cơ sở để chuyển

sang đầu tư. Đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình làm giàu. Càng đầu tư

hiệu quả, lợi nhuận càng tăng nhanh. Người giàu thường tập trung công sức và

thời gian nghiên cứu tìm hiểu về các hoạt động đầu tư. Họ cũng rất hãnh diện về

thành tích đầu tư của mình. Ngược lại, người nghèo cho rằng đầu tư chỉ là hoạt

đ ng dành riêng cho nh ng ng i giàu, nh ng ng i có v n. ộ ữ ườ ữ ườ ố Đó là lý do họ không

chịu nghiên cứu, học tập cách đầu tư.

Yếu tố thứ tư: Giảm tiêu xài

Yếu tố cuối cùng là đơn giản hoá chi tiêu, tức là giảm tiêu xài. Đây là yếu tố liên

quan trực tiếp đến việc tiết kiệm tiền bạc. Hãy xây dựng một lối sống giản dị.

Hãy cắt giảm các nhu cầu vật chất. Khi ấy, bạn sẽ có thêm một khoản tiết kiệm

dành cho đầu tư.

Cần phải làm gì để có thể hưởng thụ một cuộc sống hạnh phúc thực sự? Nếu

bạn cần sống trong xa hoa, mua ba căn nhà, sở hữu chiếc xe, quanh năm suốt

tháng đi du lịch vòng quanh thế giới. Nếu bạn cần như thế để hưởng thụ hạnh

phúc cuộc sống thì tôi xin đảm bảo rằng bạn sẽ còn lâu mới đạt đến một hạnh

phúc thực sự.

Ngược lại, nếu bạn biết cách đơn giản hoá các nhu cầu trong thời điểm hiện tại

để tập trung vào việc làm giàu, thì bạn sẽ sớm giàu và nhanh chóng có cuộc sống

sung túc. Khi ấy, bạn có thể tự đáp ứng các nhu cầu của mình. Đó mới là hạnh

phúc thực sự.

(còn tiếp)

<trích trong quyển “Để trở thành tỷ phú” của T.Harv Eker>

Cách suy nghĩ thứ 13

(p2)

Người Giàu chú trọng đến phát triển cả một sự nghiệp. Người

nghèo chỉ tập trung vào thu nhập bình quân.

Nói tóm lại, để xây dựng một tổng giá trị tài sản, bạn phải phát

triển cả 4 yếu tố: Thu nhập, Tiền tiết kiệm, Giá trị đầu tư và Giảm tiêu xài. Hãy

hình dung tổng giá trị tài sản giống như một chiếc xe hơi mà bốn bánh của nó là 4

y u t nh trên. Chi c xe này s không th ch y đ ế ố ư ế ẽ ể ạ ược nếu chỉ thiếu một bánh.

Vì sao tôi minh hoạ việc này bằng hình ảnh một chiếc xe? Bởi vì khi ta có một

tổng giá trị tài sản (chiếc xe đầy đủ) thì ta cần phải giúp đỡ người khác (cho đi

nhờ xe). Đó là ý nghĩa tốt đẹp của việc làm giàu.

Tuy nhiên, người nghèo và tầng lớp trung lưu chỉ biết mỗi yếu tố thu nhập. Họ

cho rằng cách làm giàu duy nhất là thu nhập thật cao, phải kiếm thật nhiều tiền.

Có điều họ chưa hiểu đó là: nếu không biết tiết kiệm và đầu tư thì thu nhập luôn

tỷ lệ thuận với chi phí. Càng thu nhập cao càng muốn tiêu xài nhiều. Ngoài ra, tiêu

xài nhiều sẽ hình thành thói quen hưởng thụ cao hơn. “Được voi đòi tiên” đó là

quy luật của thói quen chi tiêu phung phí.

Ví dụ bạn có một chiếc xe, khi có tiền bạn sẽ có nhu cầu đổi xe mới. Bạn có một

căn nhà, khi có tiền bạn sẽ muốn mua một căn đẹp hơn. Mỗi năm bạn có vài ngày

nghỉ ngơi và đi du lịch, khi có tiền bạn sẽ cần thêm nhiều thời gian nghỉ hơn. Như

vậy, chỉ biết có thu nhập thì không thể làm giàu được.

Cụm từ “làm giàu” ở đây là nói đến thu nhập hay tổng giá trị tài sản? Chính là

tổng giá trị tài sản. Hãy xác định việc làm giàu là xây dựng tổng giá trị tài sản lớn

hơn là việc phải có một nguồn thu nhập cao.

Vậy nhiệm vụ của bạn là xây dựng cho mình một tổng giá trị tài sản và không

nên chỉ biết đến thu nhập. Hãy định giá lại toàn bộ những thứ bạn có nhằm có kế

hoạch sử dụng chúng bằng phương pháp như sau:

Lấy một tờ giấy và ghi tiêu đề là: Tổng giá trị tài sản. Sau đó hãy vẽ một biểu đồ

với khởi đầu là số không và kết thúc ở con số mà bạn mong muốn đạt đến. Hãy

đánh dấu tổng giá trị tài sản hiện có của bạn là ở mức nào trên biểu đồ. Cứ 90

ngày đánh dấu lại một lần. Cứ thế sau một quãng thời gian, bạn sẽ thấy mình

đang giàu lên. Vì sao? Vì bạn đang tập trung vào việc xây dựng tổng giá trị tài

sản.

Hãy nhớ rằng cái gì càng vận động, cái đó càng phát triển. Cố gắng tập trung làm

giàu, kết quả tốt đẹp sẽ đến với bạn.

Bằng cách tập trung vào việc xây dựng một tổng giá trị tài sản, bạn sẽ làm cho nó

càng phát triển như quy luật vừa nói trên.

<trích trong quyển “Để trở thành tỷ phú” của T.Harv Eker>

Cách suy nghĩ thứ 14

(p1)

Ng i giàu r t gi i qu n lý ti n b c trong ườ ấ ỏ ả ề ạ khi người nghèo thì

ngược lại.

Thomas Stanley, tác giả cuốn the Millionaire Next Door, trong

một cuộc khảo sát gần đây về thành công của những nhà tỷ phú ở Mỹ thì người

giàu là những chuyên gia trong việc quản lý tiền bạc trong khi đó người nghèo thì

hoàn toàn ngược lại.

Người giàu không thông minh hơn người nghèo. Tuy nhiên, họ có những thói quen

sử dụng tiền rất hay. Như chúng ta đã biết, thói quen được hình thành lúc chúng ta

còn nhỏ. Như vậy, nếu bạn có thói quen tiêu xài tiền phung phí, có nghĩ là lỗi là

do quá khứ của bạn.

Có rất nhiều sự khác biệt trong tư tưởng của người giàu và người nghèo. Tuy

nhiên, khác biệt lớn nhất và rõ ràng nhất là ở cách quản lý tiền bạc. Để làm giàu,

bạn không chỉ cần biết kiếm tiền mà còn phải biết giữ tiền, tức là quản lý tiền.

Người nghèo hoặc là không biết cách sử dụng tiền hoặc là tránh đề cập đến vấn

đề tiền bạc. Nhiều người không thích quản lý tiền của mình là vì thứ nhất: họ

cho rằng làm như thế là mất tự do và thứ hai: vì họ không có đủ tiền để quản lý.

Trước hết, đối với những người cho rằng tiền bạc sẽ làm họ mất tự do. Đây là

tư tưởng sai lầm bởi vì quản lý tiền bạc không làm hạn chế con người. Ngược

lại, quản lý tốt cho phép bạn có được tích luỹ tài chính. Đến một lúc nào đó, khi

đã tích luỹ đủ bạn sẽ không cần phải làm việc nữa mà vẫn có một cuộc sống an

nhàn, sung túc. Như vậy, ai sẽ tự do hơn?

Đối với những người không thích quản lý tiền vì nghĩ rằng chưa có đủ. Vậy bạn

đợi đến khi nào mới quản lý tiền? Quản lý tiền là không hề quan tâm đến số

lượng là bao nhiêu. Càng ít tiền ta càng cần phải quản lý. Quản lý để từ ít tích luỹ

thành nhiều, từ nhiều thành nhiều hơn. Tập quản lý để hình thành thói quen giữ

tiền và tư tưởng qúy trọng tiền bạc. Đó là tất cả những thứ quy định khả năng

giữ tiền của bạn.

Nói r ng ch qu n lý ti n khi có đ ti n thì ch ng khác ằ ỉ ả ề ủ ề ẳ nào những người béo phì

nói: “Tôi sẽ ăn kiêng khi giảm được 20kg nữa”. Như thế là đặt chiếc xe trước

con ngựa, vậy làm sao có thể tiến tới được.

Nếu bạn mua cho một đứa trẻ 3 tuổi một cây kem. Nó chưa có đủ khả năng cầm

cây kem đó và làm rơi xuống đất. Vậy bạn có nên mua cho nó một cây khác

không?

Nhiều người sẽ trả lời rằng có. Bây giờ hãy suy nghĩ thật kỹ: “Có nên mua hay

không?” Không. Không nên đâu các bạn ạ, bởi vì nó chưa đủ khả năng cầm cây

kem.

Như vậy đứa trẻ sẽ không có kem khi nào nó chưa đủ sức giữ lấy. Đối với vấn

đề tiền bạc cũng thế, bạn sẽ không có tiền khi nào bạn còn chưa đủ sức quản lý

tiền.

Hãy hình thành cho mình thói quen và kỹ năng quản lý bất kỳ số tiền nào bạn có

được. Hãy tập quản lý số tiền nhỏ để sau này quản lý số tiền lớn. Thói quen

quản lý tiền bạc sẽ giúp bạn có được tự do về mặt tài chính trong tương lai.

Vậy, phải quản lý tiền bạc bằng cách nào? Sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp cho

bạn các bước cụ thể:

Hãy mở một tài khoản riêng và gửi vào đó 10% mức thu nhập hàng tháng. Số tiền

này không được dành cho tiêu xài mà chỉ dành để đầu tư. Một khi đầu tư có lợi

nhuận, ta cũng không được dùng lợi nhuận đó vào các mục đích khác. Hãy lấy lợi

nhuận đó tái đầu tư để tạo thêm những lợi nhuận mới.

Emma là một học viên của tôi. Hai năm trước, cô ấy lâm vào hoàn cảnh sắp phá

sản. Khi ấy, Emma nợ rất nhiều và hoàn toàn mất khả năng chi trả. Khi kết thúc

khoá học, Emma bắt tay vào giải quyết vấn đề.

Trước tiên, cô ấy lập một tài khoản tiết kiệm cho đầu tư. Bạn có biết không?

Lúc đầu cô ấy chỉ có thể gửi vào đó 1 đô la mỗi tháng. Con số tuy nhỏ nhưng có ý

nghĩa tinh thần rất quan trọng. Thời gian ấy, tôi cũng luôn khuyến khích Emma cố

gắng tăng gấp đôi số tiền ấy mỗi tháng.

Tháng sau, số tiền tiết kiệm là 2 đô la. 12 tháng sau con số ấy đã lên đến 2048 đô

la một tháng.

Hai năm sau, Emma kiểm tra lại tài khoản ấy và rất ngạc nhiên, tổng cộng là 10

nghìn đô la. Tuy nhiên, thứ cô đạt được không phải là số tiền 10 nghìn đô la ấy.

Đi u quan tr ng là cô đã hình thành thói quen ti ề ọ ết kiệm và dành dụm tiền.

Hiện nay, Emma đã trả hết nợ và hoàn toàn thanh thản tập trung vào việc làm

giàu.

Không cần biết thu nhập hiện nay của bạn là bao nhiêu. Chỉ cần biết quản lý tiền

đúng mức, bạn sẽ làm giàu. Có người hỏi tôi: “Làm sao tôi có thể quản lý tiền khi

số tiền đó không phải là của tôi mà là do tôi vay mượn để sống?” Tôi trả lời họ

như thế này: “Khi bạn mượn tiền, có nghĩa là bạn đã dùng uy tín và các mối quan

hệ của mình để có được số tiền đó. Vậy bạn có toàn quyền quản lý. Mượn 1

đồng quản lý 1 đồng, 10 đồng quản lý 10 đồng. Hãy dành dụm tiền ngay cả khi

đó là tiền vay mượn bởi vì tiền nào cũng là tiền”.

Bên cạnh việc lập một tài khoản tiết kiệm như kể trên, hãy tập thói quen bỏ ống

ở nhà. Mỗi ngày bỏ vào đó một ít tiền lẻ. Số lượng không thành vấn đề mà mục

đích là thói quen dành dụm.

Bạn không chỉ lập một tài khoản tiết kiệm mà còn phải lập thêm một tài khoản

dành cho việc tiêu xài. Nói chung là phải có hai tài khoản đối nghịch nhau. Bạn

biết vì sao không?

Bí mật quản lý tiền bạc là sự cân bằng. Con người chúng ta phải sống đầy đủ ở

tất cả mọi phương diện. Không thể chỉ chuyên tâm vào việc dành dụm để đầu tư

mà còn phải biết hưởng thụ cuộc sống. Nhiều người đã thử chỉ biết dành dụm

tiền và bỏ qua việc hưởng thụ. Kết quả là cái tôi hưởng thụ bị đè nén và đến khi

trỗi dậy, họ lại tiêu xài phung phí gấp đôi để bù đắp lại những cưỡng ép trước

kia. Thế là họ lại nhanh chóng trắng tay.

Ngược lại đối với những người chỉ biết tiêu xài thì sau đó không chỉ trắng tay mà

lương tâm cũng không ngày nào được yên. Cái tôi “tiết kiệm” trong bạn trỗi dậy

và trách móc, dằn vặt bạn bởi vì bạn đã tiêu xài quá phung phí.

Hãy quản lý và sử dụng tiền bạc một cách hợp lý. Hãy dành 10% thu nhập cho

việc tiêu xài. Như vậy, bạn vừa có thể hưởng thụ cuộc sống vừa có thể kiểm

soát mức độ chi tiêu của mình ở một mức độ định sẵn.

<trích trong quyển “Để trở thành tỷ phú” của T.Harv Eker>

<

Trướ

c

Tiếp

Cách suy nghĩ thứ

14 (p2)

Ng i giàu r t gi i qu n lý ti n b c trong ườ ấ ỏ ả ề ạ khi người nghèo thì

ngược lại.

Quy luật của hưởng thụ là nhu cầu cứ đều đặn đến sau một

thời gian xác định. Hãy lập kế hoạch làm sao với 10% thu nhập dành cho hưởng

thụ, bạn có thể sử dụng trong khoảng thời gian đó. Nếu sau đó còn dư ra thì tốt

nhưng đừng bao giờ thiếu hụt.

Việc lập một khoản dành cho hưởng thụ như thế sẽ giúp bạn tăng cao khả năng

“đón nhận” như đã nói ở những phần trước. Dần dần, bạn sẽ cảm thấy hoàn

toàn xứng đáng được nhận. Nói cách khác ta phải lập kế hoạch để thưởng cho

mình quyền hưởng thụ sau những ngày làm việc vất vả.

Cụ thể các khoản chia trong thu nhập là:

10% cho tiết kiệm lâu dài bằng cách bỏ ống

10% cho tiết kiệm đầu tư

10% cho giáo dục (học thêm, học nâng cao, mua sách vở nghiên cứu)

10% để cho, tặng chia sẻ khó khăn với bạn bè, người thân.

50% cho việc đề phòng bất trắc

Và 10% cho chi tiêu, hưởng thụ.

Người nghèo cho rằng để thoát nghèo chỉ có cách kiếm được thật nhiều tiền. Đây

là suy nghĩ sai lầm. Sự thật là nếu bạn quản lý tiền bạc theo cách của tôi, bạn sẽ

không lâm vào cảnh túng thiếu cho dù thu nhập của bạn ít hay nhiều. Nếu không

biết cách quản lý tiền bạc, bạn sẽ không thể giàu được cho dù thu nhập của bạn

rất khá. Đó chính là lý do nhiều người có thu nhập cao như bác sĩ, luật sư ít ai

được xem là giàu thật sự. Vấn đề không phải là bạn thu nhập bao nhiêu mà là

b n có kh năng qu ạ ả ản lý được bao nhiêu.

John là một học viên của tôi trước đây. John tâm sự rằng, lần đầu tiên nghe về

quản lý tiền bạc, anh ấy nghĩ rằng đây là một việc vớ vẩn mất thời gian. Tuy

nhiên, sau đó John nhận ra rằng nếu không muốn lâm vào cảnh nghèo túng thì chỉ

có cách tự quản lý tiền bạc của mình một cách hợp lý.

Để làm được việc này John đã phải đấu tranh với chính mình rất nhiều. Tuy

nhiên, John đã liên hệ với việc trước kia. Anh là vận động viên điền kinh nội

dung ba môn phối hợp gồm: bơi, đạp xe và chạy bộ. John giỏi ở hai môn đầu

nhưng rất ghét môn chạy bộ. Tuy nhiên, dù thích hay không John vẫn phải tập

chạy bộ. Sau một thời gian luyện tập, John đã thấy thích môn này. Như thế, nếu

cứ làm một việc ta không thích như có lợi, dần dần ta sẽ thấy thích nó vì nó có

lợi cho ta.

John đã áp dụng kinh nghiệm này vào trong việc quản lý tiền bạc cho dù lúc đầu

anh không thích làm việc này. Anh chia thu nhập thành các khoản tiết kiệm khác

nhau, dần dần anh đã thấy thích tiết kiệm bởi vì đã nhận ra giá trị ích lợi của nó.

Cho đến nay, anh đã dành dụm được 300 nghìn đô. Tuy nhiên, điều quan trọng là

anh đã hình thành được thói quen quản lý tiền bạc.

Con người trong mối quan hệ với tiền bạc chỉ có 2 khả năng: Một là bạn sẽ quản

lý chúng, hai là chúng sẽ quản lý bạn.

Cuộc đời ta không chỉ có mỗi việc làm ra tiền mà còn phải sống với nhiều mặt

khác. Đó là sức khoẻ, các mối quan hệ. Các mặt này cùng tồn tại với tiền bạc và

có ảnh hưởng chặt chẽ với nhau.

Tôi luôn quan niệm tiền bạc là một phần rất quan trọng của cuộc sống. Một khi

phần này đã được quản lý chặt chẽ, các phần khác sẽ có cơ hội thăng hoa.

Bài luyện tập: Quản lý tiền bạc

Bước 1: Mở một tài khoản tiết kiệm và gửi vào đó 10% thu nhập hàng tháng của

bạn. Đây không phải là số tiền dành cho tiêu xài mà để đầu tư.

Bước 2: Tập thói quen bỏ ống ở nhà. Hàng ngày, bỏ vào đấy một ít tiền lẻ trị giá

10% thu nhập. Điều này sẽ nhắc nhở bạn biết quý trọng đồng tiền cho dù giá trị

của nó nhiều hay ít.

Bước 3: Lập một tài khoản dành cho tiêu xài với 10% thu nhập của bạn. Bên

cạnh đó là 10% dành cho giáo dục, 50% đề phòng bất trắc và 10% cho việc chia

sẻ với người thân.

Hãy quản lý tiền bạc bất cứ khi nào bạn có với bất cứ số lượng nào.

<trích trong quyển “Để trở thành tỷ phú” của T.Harv Eker>

<

Trướ

c

Tiếp

Cách suy nghĩ thứ

15 (p1)

Người Giàu buộc tiền bạc làm việc cho họ. Người nghèo buộc phải

làm việc cho tiền bạc.

Bạn xuất thân từ một hoàn cảnh như thế nào? Nghèo khó phải

cật lực để kiếm sống hay giàu có, sung túc, không cần phải làm việc? Điều này

có liên quan đến vấn đề bạn sẽ có mối quan hệ ra sao với tiền bạc. Có nghĩa là

bạn làm việc vì tiền hay để tiền làm việc cho bạn. Đó cũng là một sự khác biệt

nữa trong tư tưởng làm giàu.

Làm việc chăm chỉ là rất đáng khen và rất cần thiết. Tuy nhiên, chỉ biết chăm chỉ

làm việc thôi chưa đủ để làm giàu. Làm sao khẳng định được điều đó? Xin hãy

nhìn vào thực tế cuộc sống. Có rất nhiều người, phải nói là hàng tỉ người trên thế

giới này, phải làm việc ngày đêm. Họ làm nô lệ cho công việc. Vậy họ có giàu

không? Không. Đa số họ sống nghèo túng hoặc gần như nghèo túng. Ngược lại,

những người hàng ngày thảnh thơi đi dạo chơi, đi mua sắm, an nhàn hưởng thụ

cuộc sống lại là những người giàu. Người giàu không cần làm việc cật lực để

kiếm tiền. Vì sao lại có nghịch lý này?

Chúng ta thường nghĩ: “Vì sao phải làm việc? Làm việc mới có tiền để sống. Để

chi tiêu hàng ngày”. Không sai. Tuy nhiên, nếu biết chi tiêu hợp lý, bạn sẽ không

cần phải làm việc nhiều mà vẫn có một cuộc sống đầy đủ.

Ng i giàu có th tho i mái h ng th cu c s ng vì h ườ ể ả ưở ụ ộ ố ọ biết làm việc một cách

khôn ngoan. Họ hiểu và tận dụng được những lợi thế. Họ không trực tiếp làm

việc mà thuê người khác làm thay. Nói đúng hơn, họ biết cách buộc đồng tiền

phải làm việc cho mình.

Vậy người giàu có từng phải làm việc cật lực để kiếm tiền hay không? Có thể

có. Tuy nhiên, đó chỉ là tạm thời. Họ luôn biết rằng phải làm việc hết sức để đến

lúc buộc tiền bạc làm việc lại cho họ. Tiền bạc càng làm việc cho ta bao nhiêu, ta

càng đỡ phải làm việc bấy nhiêu.

Nên nhớ rằng tiền bạc là sự đánh đổi. Người nghèo bỏ thời gian và công sức để

đổi lấy tiền bạc. Người giàu thì khác, họ biết cách thay công sức đó bằng những

dạng khác mà vẫn đổi được tiền. Những dạng đó là: công sức lao động của

người khác, hệ thống các hoạt động kinh doanh và vốn đầu tư. Khi chưa có tiền,

họ làm việc để kiếm tiền và đầu tư. Sau đó để tiền bạc làm việc lại cho mình.

Vậy ta phải bắt đầu từ đâu? Hãy bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu. Mục tiêu

của bạn hiện nay là gì? Kiếm đủ ba bữa ăn một ngày? Thu nhập một trăm nghìn

đô một năm? Là tỷ phú trong 10 năm nữa? Không. Hãy xác định mục tiêu là không

bao giờ phải làm việc hết sức để kiếm đủ sống.

Nói cách khác, mục tiêu là không phải làm việc cho tiền bạc nữa. Phải làm sao

cho thu nhập luôn gấp nhiều lần so với số tiền phải xuất ra để chi dụng cho cuộc

sống.

Đến đây, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về thu nhập thụ động. Thu nhập này có

từ nhiều nguồn.

Thứ nhất là: “Buộc tiền bạc phải làm việc cho mình”.Có nghĩa là bạn dùng tiền

bạc đầu tư vào nhiều lĩnh vực như: cổ phiếu, trái phiếu, tiết kiệm ngân hàng…

Nguồn thứ hai là: “Bắt công việc kinh doanh làm việc cho mình”. Có nghĩa tổ

chức những hoạt động kinh doanh mà từ đó bạn có thể có những thu nhập mà

không phải trực tiếp điều hành. Điển hình là các hoạt động như: cho thuê nhà, lấy

tiền bản quyền từ việc cho thuê thương hiệu, từ nhuận bút, từ ý tưởng sáng

tạo… Ngoài ra, đó còn là sở hữu một hệ thống các dịch vụ trò chơi điện tử,

internet và còn rất nhiều hình thức kinh doanh khác nữa.

Những hình thức kinh doanh kể trên sẽ mang lại cho ta nhiều nguồn thu nhập mà

không phải mất nhiều công sức. Ví dụ như hệ thống kinh doanh dịch vụ. Bằng

cách này, bạn sẽ không cần bỏ ra nhiều vốn. Bạn chỉ cần lập ra kế hoạch ban

đầu rồi yên tâm chờ đợi.

Thu nhập thụ động là quan trọng như thế, nếu không có nó, bạn sẽ khó thoát ra

sự phụ thuộc tiền bạc. Tuy nhiên nhiều người lại hiểu sai về nó. Họ bỏ ra rất ít

thời gian để tạo thu nhập thụ động. Vì sao? Lúc nhỏ chúng ta thường được dạy

dỗ rằng không nên trông chờ vào những gì tự dưng đến, tức là thu nhập thụ động.

Mỗi khi xin tiền, ta thường được nghe: “Hãy làm việc. Có làm thì mới có ăn”. Có

nghĩa là phải hướng tới nguồn thu nhập lao động.

Ngoài ra, lúc nhỏ, ngay cả khi còn đi học, chúng ta chưa từng được giáo dục cách

tạo thêm nguồn thu nhập. Tôi còn nhớ lúc còn là học sinh phổ thông, trong những

giờ học nghề ngoại khoá, chúng tôi được yêu cầu làm những món đồ thật đẹp để

chấm điểm. Nhưng không ai dạy chúng tôi làm những sản phẩm để bán được

trên thị trường. Lối giáo dục xa rời thực tiễn khiến học sinh rất bỡ ngỡ với việc

kiếm tiền.

Nói chung lúc còn nhỏ, rất ít người được giáo dục tư tưởng phải luôn tạo thu

nhập, kể cả thu nhập thụ động. Như thế khi trưởng thành, cố gắng lắm, chúng ta

mới chỉ biết thu nhập do sức lao động của mình tạo ra.

Lời khuyên đưa ra là: Nên chọn hoặc thay đổi công việc sao cho luôn có nguồn

thu nhập thụ động dồi dào. Lời khuyên này có giá trị thực tiễn vì trong thời đại

hiện nay có rất nhiều người phải lao động thực tiễn để kiếm sống. Lao động

trực tiếp không có gì sai. Tuy nhiên không lẽ bạn muốn lao động cả đời trong khi

người khác an nhàn hưởng thụ cuộc sống mà thu nhập vẫn cao hơn bạn?

<trích trong quyển “Để trở thành tỷ phú” của T.Harv Eker>

<

Trướ

c

Tiếp

Cách suy nghĩ thứ

15 (p2)

Người Giàu buộc tiền bạc làm việc cho họ. Người nghèo buộc phải

làm việc cho tiền bạc.

M t đi u không may trong cu c đ i này ộ ề ộ ờ là có quá nhiều người

có tư tưởng làm giàu tiêu cực. Họ chỉ nghĩ đến thu nhập chủ động, tức là lao

động trực tiếp. Đừng để phải giống như họ. Hãy tranh thủ cơ hội để chuyển

sang thu nhập thụ động.

Người giàu luôn biết vạch ra những kế hoạch dài hạn. Họ biết cân bằng giữa

tiêu xài hưởng thụ hôm nay với đầu tư cho ngày mai. Người nghèo thì ngược lại,

họ chỉ nghĩ đến việc trước mắt. Hưởng thụ nhất thời được chú trọng đưa lên

hàng đầu. Họ thường biện hộ: “Làm sao có thể nghĩ đến việc ngày mai, nếu hôm

nay vẫn còn phải bươn chải kiếm sống?” Họ không nghĩ được rằng: Ngày mai

rồi sẽ trở thành hôm nay. Không lo cho ngày mai thì bạn sẽ có ngày “hôm nay”

cực nhọc.

Để tích luỹ tiền của, bạn có 2 cách lựa chọn: một là kiếm thật nhiều tiền, hai là

tiêu xài ít đi. Người nghèo thường chọn cách một và bỏ quên cách thứ hai. Trong

khi đó, người giàu chọn cả hai. Họ luôn cân bằng giữa kiếm tiền và tiết kiệm.

Lúc 25 tuổi, bố mẹ vợ tôi sở hữu một cửa hàng bán lẻ. Tất cả thu nhập đều đến

từ việc bán thuốc lá, bánh kẹo, hàng tiêu dùng hàng ngày. Mỗi món hàng chỉ đáng

giá vài đô, có nghĩa là họ góp nhặt từng đồng xu lẻ. Tuy nhiên, họ dành dụm rất

giỏi. Họ không hề tiêu xài phung phí. Các chi tiêu trong gia đình luôn được quản

lý rất chặt chẽ. Thời gian sau, họ trả hết nợ ngân hàng và còn mua thêm mấy cửa

hàng khác nữa. Đến năm 50 tuổi, bố mẹ vợ tôi đã có thể an nhàn hưởng thụ cuộc

sống mà không cần phải làm việc nữa.

Có hai nhu cầu: ảo và thực. Nhu cầu thực là những nhu cầu cần thiết cho cuộc

sống và phù hợp với khả năng của ta. Trong khi đó, nhu cầu ảo là những thứ bốc

đồng chẳng hạn như mua một vật gì đó không phải vì cần nó mà là vì muốn thể

hiện, muốn “trả thù đời”. Khi ta sử dụng tiền bạc vì nhu cầu ảo, tức là ta đang

tiêu xài không hợp lý hay nói cách khác là phung phí cho dù ta đang có nhiều tiền.

Hãy buộc tiền bạc làm việc cho ta. Điều đó có nghĩa là bạn phải chú trọng tiết

kiệm và đầu tư hơn là kiếm tiền và phung phí. Có một nghịch lý nhưng có thật

như sau: người giàu kiếm được nhiều tiền nhưng tiêu xài ít trong khi đó người

nghèo kiếm được ít nhưng tiêu xài nhiều. Ngoài ra, còn có một điều khác biệt

n a: ng i nghèo làm vi c đ s ng cho ngày hôm nay ữ ườ ệ ể ố còn người giàu cũng làm

việc nhưng là để sống cho ngày mai. Người giàu đầu tư cho tương lai ngay từ

hôm nay. Họ cũng thích mua sắm, nhưng là mua những thứ đem lại cho họ lợi

nhuận. Trong khi đó, người nghèo thường mua những thứ xa xỉ mà không nghĩ

đến chúng có đem đến lợi nhuận hay không. Người giàu thâu tóm đất đai, bất

động sản trong khi người nghèo chỉ “sưu tầm” thêm nhiều hoá đơn, giấy nợ.

Nếu có mua, bạn hãy mua bất động sản. Trước mắt, giá bất động sản có thể lên

xuống thất thường. Tuy nhiên 10, 20 năm sau chắc chắn bạn sẽ lời gấp mấy

chục lần số tiền bạn đã ra hôm nay.

Hãy mua bất động sản bất cứ khi nào bạn có thể. Nếu chưa đủ tiền, bạn có thể

hợp tác với những người đáng tin cậy khác. Đầu tư bất động sản chỉ có một rủi

ro duy nhất đó là khi bạn túng quẫn và buộc phải bán đi với giá rẻ. Tuy nhiên,

nếu bạn áp dụng tất cả những nguyên tắc quản lý tiền bạc như đã nói ở những

phần trước thì khả năng này là rất khó xảy ra. Vậy đừng đợi có đủ tiền mới mua

bất động sản. Hãy mua bất động sản và đợi có tiền.

Một đồng tiền đối với người nghèo chỉ là một đồng tiền. Người giàu thì khác. Họ

thấy được trong đồng tiền đó những “hạt giống” để có thể nảy mầm rồi đơm

hoa kết trái thành vô số những đồng tiền mới. Hôm nay bạn tiêu phí 1 đồng, ngày

mai bạn có thể phải trả giá 100 đồng. Chính vì thế mà tôi không bao giờ xem nhẹ

bất cứ khoản tiền nào dù lớn hay nhỏ. Tôi luôn trân trọng đồng tiền và luôn cân

nhắc kỹ trước khi tiêu xài chúng.

Hãy học hỏi và tìm hiểu nghệ thuật đầu tư. Hãy làm quen với tất cả các cách

thức đầu tư. Hãy chú trọng đến những lĩnh vực: bất động sản, cổ phiếu, trái

phiếu, gửi ngân hàng… Sau đó, hãy chọn lấy một lĩnh vực phù hợp và bắt tay vào

việc đầu tư ở lĩnh vực ấy.

Người nghèo làm việc hết sức và tiêu xài hết mình. Vì thế họ phải làm việc hết

sức mãi mãi vì không có tích luỹ và đầu tư. Người giàu cũng làm việc hết sức

nhưng biết dành dụm để đầu tư. Do đó, họ nhanh chóng không phải làm việc hết

sức nữa.

Bài luyện tập: buộc tiền bạc phải làm việc cho mình

1. Hãy học hỏi, làm quen và nghiên cứu việc đầu tư.

Mỗi tháng đọc ít nhất một quyển sách viết về đầu tư. Ngoài ra hãy đọc các sách

báo, tạp chí nói về tiền tệ, kinh tế, doanh nhân… để phát hiện ra nhiều điều bổ

ích v đ u t . Sau đó, hãy ch n theo ề ầ ư ọ một lĩnh vực đầu tư.

2. Hãy chuyển từ thu nhập lao động sang thu nhập thụ động.

Lập ra ít nhất 3 kế hoạch tạo nguồn thu nhập thụ động. Khảo sát kỹ và bắt tay

vào hành động ngay.

3. Đừng đợi có đủ tiền mới mua bất động sản.

Hãy mua bất động sản và đợi tiền đến.

4. Hãy tuyên bố: “ Tôi đã có tư tưởng triệu phú”.

<trích trong quyển “Để trở thành tỷ phú” của T.Harv Eker>

<

Trướ

c

Tiếp

Cách suy nghĩ thứ

16 (p1)

Người Giàu hành động thay vì lo sợ. Người nghèo không hành động

vì lo sợ.

Công thức thể hiện mối quan hệ nhân quả trong vấn đề làm

giàu:

Nhận thức + Thái độ + Hành động = Kết quả

Từ trước đến nay có hàng triệu người nhận thức, suy nghĩ về việc làm giàu. Hàng

nghìn người quan sát, nghiên cứu việc làm giàu. Tuy nhiên, không có mấy ai thực

sự bắt tay vào việc làm giàu.

Quan sát, nghiên cứu như thế là việc nên làm những vẫn chưa đủ để làm giàu.

Tiền là một dạng vật chất tồn tại ngoài thực tế trong khi đó quan sát và nghiên

c u ch là nh ng hành đ ng di n ra trong t t ng. Ch có ứ ỉ ữ ộ ễ ư ưở ỉ những hành động ngoài

thực tế mới mang lại kết quả ngoài thực tế. Vì sao?

Hãy xét lại mối quan hệ Nhân - Quả trong công thức nói trên. Ta thấy rằng ý

nghĩ, thái độ và cảm xúc là phần bên trong . Trong khi đó, kết quả là phần bên

ngoài. Trong mối quan hệ này thì yếu tố hành động đóng vai trò cầu nối. Đây là

yếu tố trung gian không thể thiếu trong việc biến ước mơ thành hiện thực.

Yếu tố hành động có vai trò quan trọng như thế. Tuy nhiên, trong thực tế có quá

nhiều người chỉ biết suy nghĩ nhưng có quá ít người biết hành động. Điều gì đã

ngăn cản chúng ta biến suy nghĩ thành hành động? Câu trả lời là: vì chúng ta hay

sợ sệt, lo lắng và nghi ngờ.

Đó là những trở ngại lớn nhất không chỉ trong việc làm giàu mà còn cả ở việc

mưu cầu hạnh phúc. Có thể nói đây cũng là một sự khác biệt nữa giữa người giàu

và người nghèo. Người giàu hành động thay vì lo sợ còn người nghèo không hành

động vì lo sợ.

Theo Susan Jeffers, tác giả cuốn “Feel The Fear and Do It Anyway” thì sai lầm lớn

nhất của đời người đó là sẵn sàng lo sợ và rút lui thay vì hành động. Nếu bạn

thuộc loại người này, bạn sẽ chỉ mãi là người “sẵn sàng”. Có nghĩa là mãi ở dạng

tiềm năng.

Chúng tôi có một chương trình rèn luyện lòng can đảm gọi là Huấn Luyện Tinh

Thần Chiến Binh. Trong chương trình này, chúng tôi buộc học viên phải chinh

phục rắn hổ mang bành, loại rắn độc nhất thế giới. Chinh phục rắn nghĩa là

thuần phục chứ không phải giết. Khi đã chinh phục được như thế, học viên cũng

sẽ chế ngự được nỗi lo sợ của mình.

Để làm giàu không nhất thiết phải bỏ đi (giết chết) cảm giác lo sợ. Người giàu

cũng có khi sợ hãi, nghi ngờ và lo lắng. Tuy nhiên, họ không bao giờ để cho

những cảm xúc này cản trở mình hành động. Họ hành động để không còn thời

gian lo lắng.

Như chúng ta đã biết, con người hành động theo thói quen. Chúng ta phải tập thói

quen hành động thay vì nghi ngờ, bất an, lo âu.

Những cảm giác lo lắng, bất an, nghi ngờ như đã nói ở trên, tôi tạm gọi là cảm

giác không thoải mái. Vì sao ta lại có những cảm giác này? Bởi vì con người

thường quen với những gì mình đang sở hữu, những khả năng mình đang có. Chỉ

trong những hoàn cảnh quen thuộc, với những mối quan hệ quen thuộc, những áp

lực quen thuộc, họ mới cảm thấy thoải mái. Tuy nhiên, khi bạn muốn tiến thêm

m t n c m i trong xã h i, b n ph i thay đ i nhi ộ ấ ớ ộ ạ ả ổ ều thứ. Bạn phải thay đổi tư

tưởng, thay đổi nghề nghiệp, thay đổi các mói quan hệ. Bạn sẽ phải chịu nhiều

áp lực mới. Khi đó, bạn sẽ cảm thấy “sốc”, tức là không cảm thấy “thoải mái”

như trước.

Ví dụ như bạn đang ở mức độ 5 và bạn muốn lên mức 10. Ở mức 5 là vùng

“thoải mái” còn 6 trở lên là vùng “không thoải mái”. Nếu muốn đến mức 10 ta

phải chịu khó bước qua mức 6,7,8,9, tức là vùng “không thoải mái”.

Người nghèo và tầng lớp trung lưu không thích cảm giác không thoải mái. Do đó,

họ không dám thay đổi. Đúng là được cảm thấy thoải mái là quyền lợi của mỗi

người. Tuy nhiên, xin tiết lộ với các bạn một bí mật của người giàu: thoải mái,

an nhàn sẽ không giúp ta phát triển được. Để phát triển, ta phải mở rộng “vùng

thoải mái”.

Bạn thử nghĩ mà xem, khi bạn thử một vật gì mới, chẳng hạn như: quần áo mới,

đầu tóc mới hoặc tiếp xúc với người mới... bạn có cảm thấy thân thuộc và thoải

mái hay không? Thường là không. Tuy nhiên sau đó thì sao? Càng thử, càng thấy

thoải mái. Đó là quy luật. Mọi việc đều không thoải mái ban đầu, nhưng sau khi

vượt qua giai đoạn không thoải mái, ta sẽ được thoải mái. Khi đó, bạn cũng sẽ

bước sang một cấp bậc mới.

Nói cách khác, khi bạn cảm thấy không thoải mái một chút, có nghĩa là bạn đã và

sẽ trưởng thành thêm một chút.

Nếu muốn làm giàu, nếu muốn thành công trong cuộc sống, bạn phải luôn sẵn

sàng ở trong trạng thái không thoải mái.

Hãy tập thói quen làm những điều mình không thích, đó là một bí quyết của người

giàu. Phải làm sao biến vùng “không thoải mái” trở thành vùng thoải mái.

Khi bạn có thể nhanh chóng thích nghi với trạng thái không thoải mái, bạn sẽ dễ

dàng đón nhận những cơ hội mới để làm giàu. Người giàu luôn biết chấp nhận

để phát triển.

(còn nữa)

<trích trong quyển “Để trở thành tỷ phú” của T.Harv Eker>

<

Trướ

c

Tiếp

Cách suy nghĩ thứ

16 (p2)

Ng i Giàu hành đ ng thay vì lo s . Ng i nghèo ườ ộ ợ ườ không hành động

vì lo sợ.

Thực tế chưa có ai phải chết vì sống không thoải mái. Tuy

nhiên, đã có biết bao nhiêu ước mơ, bao nhiêu ý tưởng, bao nhiêu cơ hội đã phải

chết vì thân chủ của chúng không có can đảm thay đổi. Thế đấy các bạn ạ! Nếu

bạn chọn mục đích sống là an nhàn, thoải mái thì sẽ có 2 điều chắc chắn sẽ xảy

đến với bạn. Thứ nhất là bạn sẽ không bao giờ giàu có. Thứ hai là bạn sẽ không

bao giờ có hạnh phúc. Vì sao? Vì hạnh phúc không bao giờ có được từ sự an

phận, sự yên tĩnh. Hạnh phúc thực sự là kết quả của sự phát triển. Muốn phát

triển, bạn phải sẵn sàng chịu cảnh không thoải mái.

Vậy từ lúc này trở đi, nếu gặp bất cứ hoàn cảnh không thoải mái, bất an, lo lắng,

thay vì lưỡng lự và rút lui, hãy tiếp tục tiến tới. hãy dũng cảm nhận ra những cảm

giác không thoải mái và trải nghiệm chúng. Hãy luôn ý thức rằng cảm giác chỉ là

cảm giác. Chúng thực sự không có sức mạnh ngăn trở bạn mà chỉ có bạn mới là

cản trở lớn nhất cho chính mình.

Trong quá trình vượt qua vùng “không thoải mái” như thế, chắc chắn sẽ xuất

hiện những cảm giác lo âu, sợ hãi, bất an. Nếu như thế thì nên vui vì đó là dấu

hiệu bạn đang phát triển như vừa nói. Không nên bằng lòng với những thứ hiện

có mà phải luôn biết hướng ra ngoài vùng “không thoải mái”.

Con người thường hành động theo thói quen, vì thế chúng ta phải luyện tập thói

quen. Hãy luyện tập thói quen hành động thay vì lo sợ, thay vì bất an, thay vì buồn

chán và thay vì không thoải mái. Bằng cách luyện tập thói quen như thế, bạn sẽ

nhanh chóng chuyển sang cuộc sống mới.

Về vấn đề này, tôi thường hay hỏi học viên của tôi: “Trong số các bạn có bao

nhiêu người sẵn sàng rèn luyện thói quen hành động thay vì sợ hãi, lo lắng?” Tất

cả mọi người đều giơ tay. Tôi nói tiếp: “Nói thì dễ. Để xem có mấy ai làm

được”. Tôi lấy một mũi tên bằng gỗ với đầu mũi tên bằng thép và sẽ thử lòng

can đảm của họ bằng cách đâm mũi tên vào cổ họ cho đến khi gãy mũi tên. Có

nghĩa là h s b gãy mũi tên b ng cái c c a mình. Lúc này, ọ ẽ ẻ ằ ổ ủ ai cũng lo lắng. Họ

nghĩ chỉ có những tay ảo thuật mới làm được như thế. Tôi mời một người lên và

đâm thật. Đám đông kêu lên. Một số phụ nữ còn che mặt không dám nhìn. Nhưng

mà lạ chưa? Mũi tên gãy ra và anh ta cũng không hề hấn gì (bởi vì mũi tên đã

được bẻ gãy từ trước)

Vậy ai cũng có thể bẻ gãy mũi tên đó nếu họ biết vượt qua nỗi lo sợ.

Sợ hãi, lo lắng là trở ngại cho con người trên con đường đến thành công. Nỗi sợ

chính là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú của con người.

Trở lại với vấn đề xem nhẹ những cảm giác không thoải mái, chúng ta biết rằng

bộ não con người là một nhà viết kịch vĩ đại. Nó như thể hư cấu hàng trăm, hàng

nghìn những tình tiết viển vông nhất. Có thể nói, tưởng tượng là khả năng tuyệt

vời nhất của con người. Tưởng tượng giúp ta sáng tạo ra nhiều thứ mà thực tế

không thể có được. Tuy nhiên, tưởng tượng lại có hại nếu ta nhận thức sai. Một

trong những điều có hại chính là bất an, lo lắng, không thoải mái như đã nói.

Chúng không có thật nhưng lại được tưởng tượng tạo ra và nuôi dưỡng.

Vậy để vượt qua trạng thái không thoải mái, hãy ý thức rằng những cảm giác đó

chỉ là sản phẩm của tưởng tượng. Chúng không phải là bản chất của con người

chúng ta.

Tư tưởng của con người không phải lúc nào cũng đúng. Do đó, đừng bao giờ để

chúng điều khiển ta mà ta phải kiểm soát chúng. Tư tưởng cũng chỉ là một phần

trong con người ta như chân hoặc tay mà thôi.

Nếu bàn tay của bạn có những chức năng như tư tưởng, nó sẽ sờ mó khắp nơi.

Nó cũng có thể tự tát vào bạn liên tục. Khi đó, bạn phải làm sao? Phải kiểm soát

tư tưởng thôi. Nó cũng cần nuôi dưỡng bằng những suy nghĩ bổ dưỡng và tinh

khiết giống như các bộ phận khác trong cơ thể. Nếu không, đến một lúc nào đó

nó sẽ chống lại ta.

Rèn luyện và kiểm soát tư tưởng là một trong những kỹ năng quan trọng nhất

nhằm giúp ta có cuộc sống hạnh phúc và thành công.

Hãy rèn luyện ý chí kiểm soát tư tưởng. Nhưng bằng cách nào? Trước hết, hãy

bắt đầu bằng việc quan sát. Hãy quan sát cách mà tưởng tượng tạo ra những cảm

giác, những ý nghĩ ấy. Một khi đã nhận thức được, chúng ta sẽ biết cách tự động

thay thế chúng bằng những suy nghĩ khác có lợi hơn.

Những suy nghĩ có lợi, như vừa đề cập, là những thứ bạn đã được biết qua 17

cách t duy c a ng i giàu này. M i l i tuyên b là ư ủ ườ ỗ ờ ố một ý tưởng mà bạn chỉ cần

lĩnh hội và không cần kiểm chứng. Hãy chấp nhận chúng như là một phần tư

tưởng mới của bạn. Hãy lựa chọn cách suy nghĩ tích cực và từ bỏ những suy nghĩ,

những cảm giác không có lợi.

Chúng ta có quyền và hoàn toàn có khả năng loại bỏ lối suy nghĩ cũ để đón nhận

những tư tưởng mới có ích hơn.

Robert Allen, một tác giả nổi tiếng hiện nay, đã từng nói: “Ý nghĩ nào, dù tốt hay

xấu, cũng đều có giá của nó”.

Nói như vậy có nghĩa là bạn phải trả giá cho những suy nghĩ, những cảm giác sai

lầm của mình. Trả bằng gì? Bằng tiền bạc, bằng sức lực, bằng thời gian, bằng

hạnh phúc..., bằng tất cả những thứ bạn có và những thứ bạn đáng được hưởng.

Vậy bạn hãy phân loại ý nghĩ của mình thành 2 loại: có lợi và có hại. Hãy đón

nhận những suy nghĩ có lợi và từ bỏ những suy nghĩ có hại. Đó là việc cần thực

hiện ngay.

Ngoài ra, bạn cần phải phân biệt suy nghĩ có lợi với một loại suy nghĩ nữa, đó là

loại suy nghĩ tích cực. Sự thực là ranh giới giữa chúng rất mỏng manh. Tuy nhiên,

không phải là không có cách để nhận ra. Theo tôi, suy nghĩ tích cực là suy nghĩ hay

tô hồng hoàn cảnh mặc dù thực tế có thể không phải như thế. Trong khi đó, bằng

suy nghĩ có lợi, ta sẽ nhận thức được rằng mọi sự vật hiện tượng đều không có ý

nghĩa. Ý nghĩa là do chủ quan của chúng ta gán cho.

Với suy nghĩ tích cực, con người tin rằng họ luôn nghĩ đúng. Suy nghĩ có lợi thì

khác, chúng giúp ta nhận ra những sai lầm có thể có trong khi ta tư duy.

Bài luyện tập:

Hãy liệt kê 3 mối quan tâm, lo ngại lớn nhất hiện nay của bạn về tài chính. Hãy

kiểm soát và chinh phục chúng. Hãy vạch ra những phương án giải quyết nếu tình

huống xấu nhất xảy ra. Nói chung, hãy dẹp bỏ lo âu và bắt tay ngay vào việc làm

giàu.

Hãy tập thích nghi nhanh chóng với hoàn cảnh bất an, không thoải mái. Hãy tập

làm những việc mình không thích làm. Hãy tập nói chuyện với những người bạn

không thích nói chuyện. Hãy bước ra khỏi vùng êm ái, thoải mái để phát triển.

Hãy đón nhận những suy nghĩ có lợi. Hãy quan sát bản thân mình và những suy

nghĩ c a chính mình. Đ ng đ nh ng suy nghĩ tiêu c c làm ủ ừ ể ữ ự hại bạn. Hãy làm chủ

những ý nghĩ của mình.

Hãy tuyên bố: “Tôi sẽ hành động thay vì sợ hãi”

“Tôi sẽ hành động thay vì nghi ngờ”

“Tôi sẽ hành động thay vì lo lắng”

“Tôi sẽ hành động thay vì bất an”

“Tôi sẽ hành động mặc cho mình cảm thấy không thoải mái”

“Tôi sẽ hành động ngay cả khi tâm trạng không vui”

Và: “Tôi đã có tư tưởng triệu phú”.

<trích trong quyển “Để trở thành tỷ phú” của T.Harv Eker>

<

Trướ

c

Tiếp

Cách suy nghĩ thứ

17 (p1)

Người Giàu học hỏi mọi lúc mọi nơi. Người nghèo luôn cho rằng

mình đã biết đủ.

Trước khi mở đầu một buổi thuyết trình, tôi thường hay đề cập

với thính giả 3 từ trong ngôn ngữ của thường ngày mà tôi cho là nguy hiểm nhất

trong cuộc đời của mỗi người. Ba từ ấy là: “Tôi hiểu rồi”. Tại sao chúng nguy

hiểm, nguy hiểm ở chỗ nào và làm sao để tránh?

Trước tiên, hãy xét đến từ “hiểu”. Như thế nào mới gọi là hiểu? Trải qua một sự

việc gì, nhận thức được nó, đó là hiểu. Ngược lại, khi ta chỉ nghe, chỉ đọc và chỉ

th y v m t đi u gì đó thì ta bi t ch ấ ề ộ ề ế ứ chưa thể hiểu về điều ấy.

Trở lại với những ngày tôi còn trẻ, còn nghèo khó. Khi ấy, tôi đã may mắn nhận

được một lời khuyên vô giá từ người bạn của bố tôi. Ông nói: “Ở đời, nếu như

mọi việc diễn ra không đúng như ta mong đợi, đó là do có nhiều thứ ta còn chưa

biết và hiểu”. Tôi nhanh chóng hiểu ra ý nghĩa ấy và bắt đầu thay đổi tư tưởng.

Tôi đã thay đổi suy nghĩ từ: “Đã biết tất cả. Đã hiểu tất cả” sang:”Phải học tất

cả”. Kể từ đó, cuộc đời tôi bước sang một giai đoạn mới, giai đoạn của thành

công.

Người nghèo thường cố chứng tỏ cho người khác thấy rằng họ luôn đúng. Họ

luôn muốn đóng vai trò một người “tri túc”, tức là hiểu rõ tất cả sự đời. Theo họ,

những thất bại trước kia và hoàn cảnh hiện nay của họ chỉ là do không may mắn

hoặc do không gặp thời. Họ cho rằng số phận buộc họ phải long đong. Nói

chung, họ đổ lỗi cho tất cả trừ chính họ.

Trong lĩnh vực làm giàu có câu: “Hoặc là bạn đúng hoặc là bạn giàu. Nhưng bạn

không thể có cả hai”. Từ “đúng” ở đây có nghĩa là phải luôn trung thành với một

cách nghĩ,một cách sống nhất định. Suy nghĩ “đúng”, sống ‘đúng” được nhiều

người nghèo chọn. Tuy nhiên, thật không may, đó lại là nguyên nhân của sự nghèo

khó.

Có một câu nói của Jim Rohn mà tôi rất tâm đắc: “Đừng bao giờ chỉ hài lòng với

một cách sống, một cách suy nghĩ, một cách làm việc nhất định. Hãy học hỏi

những phương pháp mới để luôn mang đến những kết quả mới. Đó cũng là

một cách tự hoàn thiện mình”.

Đó cũng là phương châm sống của tôi: luôn phấn đấu, học hỏi không ngừng. Kết

quả là tôi càng ngày càng giàu.

Vật lý học đã khẳng định mọi sự vật hiện tượng trong tự nhiên luôn ở trạng thái

vận động. Tất cả đều không ngừng vận động thay đổi. Vì sao? Bởi vì nếu không

thay đổi sẽ lạc hậu và bị đào thải. Ví dụ như một cái cây, nếu nó không phát triển

nữa, có nghĩa là nó đang chết dần đi. Việc đời của một con người cũng thế, phải

luôn thay đổi để tự hoàn thiện mình.

Nhà triết học, diễn giả Eric Hoffer đã từng nói: “Người luôn có tinh thần cầu

tiến học hỏi để tự hoàn thiện mình sẽ được sống trong thế giới thật. Ngược

lại, nếu bạn chỉ thoả mãn với những gì bạn biết và không chịu học hỏi, bạn

sẽ chỉ sống trong ảo tưởng. Có nghĩa là bạn được nuôi dưỡng bởi trí tưởng

tượng như đã nói ở phần trước. Việc này là rất nguy hiểm bởi vì như thế ta

sẽ bị cuộc sống bỏ lại phía sau. Đến một lúc nào đó, bạn sẽ không thể nào

hoà nh p v i cu c s ng n a. Nguy hi m nh t là ậ ớ ộ ố ữ ể ấ có thể bạn sẽ trở thành

“người cõi trên” hoặc thần kinh hoang tưởng”.

Người nghèo hay viện cớ rằng họ không đủ tiền để trang trải cuộc sống thì làm

sao có điều kiện để học hành? Theo tôi, nói như thế là không có lý. Bởi vì tri thức

là sức mạnh giúp con người thành công. Vậy không học vì nghèo hay nghèo bởi

vì không chịu học?

Trong quá trình giảng dạy, huấn luyện phương pháp làm giàu, tôi thường để ý

đến một điều thú vị đó là cách nói của người nghèo. Họ thường nói: “Tôi không

thể học vì không có thời gian, không có tiền bạc”. Trong khi đó người giàu không

hề do dự khi đăng ký học những khoá học bổ ích. Họ nói: “Chỉ cần khoá học này

làm thay đổi có lợi cho tôi, dù chỉ một chút, thì cũng đáng để theo”. Bạn không

học hỏi cách kiếm tiền khi bạn còn nghèo, vậy bao giờ bạn mới có tiền để

học?

Cách duy nhất để làm giàu là học cách xử lý đúng đắn trong những vấn đề có liên

quan đến tài chính. Bạn phải học những kỹ năng và chiến lược để tăng nguồn thu

nhập. Ngoài ra bạn còn phải học cách quản lý tiền bạc và đầu tư hiệu quả. Đừng

bao giờ tự mãn với một thành công, một kỹ năng, một kiến thức đã có của mình.

Tự hài lòng với mình có nghĩa là tự giới hạn mình.

Công việc của tôi là làm cho mọi người nhận ra những sai lầm trong tư tưởng

làm giàu của họ. Sau đó hướng dẫn họ đi theo con đường mới. Tôi làm mọi thứ

để giúp họ thành công. Tôi quan sát họ, động viên họ. Đôi khi, tôi còn khiêu khích

họ. Mục đích là giúp họ từ bỏ được lối suy nghĩ cũ và học hỏi những tư tưởng

mới để thành công.

Nếu muốn thành công trong một lĩnh vực, bạn cần nắm vững những kiến thức và

thuần thục những kỹ năng ở lĩnh vực ấy. Làm sao để được như thế? Chắc chắn

là phải học. Phải học bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào. Hãy học từ những thứ nhỏ

nhặt nhất, cơ bản nhất. Ví dụ như bạn muốn trở thành nhạc công, trước tiên bạn

phải học nhạc, học đàn. Việc làm giàu cũng thế, trước tiên bạn phải học cách

làm giàu. Bạn là ai, hoàn cảnh của bạn ra sao, điều đó không quan trọng. ĐIều

quan trọng là bạn phải sẵn sàng học hỏi. Học để biết, biết để làm, đó là con

đường làm giàu đúng đắn nhất.

Không ai mới sinh ra đã biết làm giàu. Người giàu cũng từng là người không biết

làm giàu. Nhờ học hỏi mà họ mới thành đạt. Vậy nếu họ làm được, tại sao bạn

không làm được?

Trở thành người giàu không có nghĩa là phải có thật nhiều tiền. Vấn đề cốt yếu

là ph i thay đ i b n thân b n. Hãy hình thành t t ng làm giàu ả ổ ả ạ ư ưở và thói quen làm

giàu. Hãy nhớ rằng tiền bạc, thành công bên ngoài chỉ là sự thể hiện, tức là cái

quả. Quả đó sẽ không thể có được nếu không có cây. Cái cây ấy, trong lĩnh vực

làm giàu, chính là tư tưởng, là thói quen, là chính bản thân bạn.

(còn nữa)

<trích trong quyển “Để trở thành tỷ phú” của T.Harv Eker>

<

Trướ

c

Tiếp

Cách suy nghĩ thứ

17 (p2)

Người Giàu học hỏi mọi lúc mọi nơi. Người nghèo luôn cho rằng

mình đã biết đủ.

Một khi có một tư tưởng làm giàu thật đúng đắn, bạn sẽ dễ dàng thành công

không chỉ trong việc làm giàu mà còn cả trong các mặt khác của đời sống nữa.

Bạn sẽ có nhiều lựa chọn trong lĩnh vực nghề nghiệp. Làm việc gì cũng dễ thành

công.

Bản chất bên trong mỗi con người là quan trọng như thế. Do đó, nếu bạn xem

nhẹ vấn đề phát triển bản thân, thì cho dù bạn có thể may mắn có được một món

tiền lớn nào đó, bạn cũng sẽ khó giữ được số tiền đó. Ngược lại, nếu bạn chú

trọng học hỏi và rèn luyện, con người bạn sẽ trở nên bản lĩnh hơn. Bạn sẽ không

chỉ có năng lực kiếm tiền, giữ tiền mà còn dễ dàng thành công ở bất cứ lĩnh vực

nào.

Trật tự trong hành động của người nghèo là: CÓ - LÀM - TRỞ THÀNH.

Tr t t trong hành đ ng c a ng i giàu là: TR ậ ự ộ ủ ườ Ở THÀNH - LÀM - CÓ.

Người nghèo cho rằng nếu họ CÓ tiền, họ sẽ có thể LÀM bất cứ điều gì để

TRỞ THÀNH người biết cách làm giàu. Trong khi đó, người giàu lại nghĩ ngược

lại. Họ biết rằng phải TRỞ THÀNH người biết cách làm giàu mới có thể LÀM

được những việc cần thiết để CÓ được những gì mình muốn, kể cả tiền bạc.

Đối với người giàu, mục tiêu cuối cùng của việc làm giàu không phải là có được

thật nhiều tiền mà là hoàn thiện bản thân mình. Hoàn thiện bản thân, đó là mục

tiêu của mọi loại mục tiêu.

Nói tóm lại, thành công không phải là đạt được cái gì, mà là trở thành người như

thế nào. Điều đáng nói là việc “trở thành người như thế nào” hoàn toàn nằm trong

khả năng của bạn. Bằng con đường học hỏi và rèn luyện, bạn sẽ trở thành người

mà bạn muốn. Tôi không biết hiện nay tôi đang thành công đến mức nào và thành

công hơn ai. Tuy nhiên, có điều tôi biết rất rõ là con người tôi hiện nay khác hẳn

so với chính tôi 20 năm trước. Tôi không nói đến tuổi tác, sức khoẻ mà là thành

công. Tôi hiện nay giàu hơn, thành công hơn và quan trọng là hoàn thiện hơn

trước kia. Có được điều đó chính là tôi đã cố gắng học hỏi và rèn luyện. Bạn và

tôi đều là con người. Vậy tôi làm được, vì sao bạn không làm được?

Một khác biệt nữa giữa người giàu và người nghèo là: người giàu luôn là chuyên

gia trong lĩnh vực họ đang theo đuổi. Trong khi đó, người nghèo và tầng lớp trung

lưu không giỏi trong nghề nghiệp của họ. Hiện nay, lĩnh vực hoạt động của bạn

là gì và bạn có xuất sắc trong nghề ấy không? Bạn đang kinh doanh gì và bạn có

lão luyện trong việc kinh doanh ấy không? Nếu muốn có câu trả lời cho những

câu hỏi trên, hãy nhìn vào số tiền bạn đang có, vào hoàn cảnh bạn đang sống và

địa vị xã hội hiện nay của bạn. Khi đó, bạn sẽ tìm ra đáp án trung thực nhất. Có

thể chốt lại ý này với câu: “Để được nhiều nhất, bạn phải là người giỏi nhất”.

Ngày nay, nguyên lý này thể hiện rõ nhất trong thể thao. Trong một câu lạc bộ

bóng đá, cầu thủ giỏi nhất là người được trả lương cao nhất. Trong kinh doanh

và tài chính cũng thế. Dù bạn là chủ dự án kinh doanh lớn hay chỉ là một người

làm công ăn lương. Dù bạn kinh doanh bất động sản hay là chủ một đại lý nhỏ.

Bạn càng giỏi, càng kiếm được nhiều tiền. Đây chính là lý do tôi đề nghị các bạn

phải luôn học hỏi và rèn luyện để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực hoạt động

của bạn.

Phải luôn học hỏi nhưng phải khôn ngoan chọn lựa. Phải biết gạn đục, khơi

trong. Người giàu luôn học hỏi nhưng họ chỉ học theo những người đã thành công

hoặc đang có địa vị cao trong xã hội.

Ng i giàu ch nh n l i khuyên t nh ng ng i giàu h ườ ỉ ậ ờ ừ ữ ườ ơn họ. Người nghèo thích

nghe lời khuyên của những người nghèo như họ. Họ lập luận rằng chỉ có những

người đồng cảnh ngộ mới hiểu và thông cảm với nhau. Đúng là sự đồng cảm là

điều rất quan trọng trong ứng xử xã hội . Tuy nhiên, nếu chỉ tiếp xúc với những

người không khá hơn ta, thì làm sao có thể so sánh để thấy mặt hạn chế của mình

để phấn đấu thay đổi? Người cùng cảnh ngộ có thể thông cảm sâu sắc với ta,

nhưng họ không thể giúp ta tiến bộ được.

Hãy tưởng tượng bạn muốn lên đỉnh Everest, nóc nhà của thế giới. Đây là một

việc vô cùng gian nan và nguy hiểm. Để làm được việc này, bạn cần có sự trợ

giúp của một số người. Vậy bạn có can đảm cộng tác với những người chưa

từng leo núi hay không? Chắc chắn là không. Ta phải tìm những người dày dạn

kinh nghiệm, hiểu rõ địa hình, thời tiết nơi đó. Đó phải là người biết cách xử lý

trong mọi tình huống xấu nhất.

Hãy học hỏi nhưng phải biết cách chọn người. Đừng bao giờ noi gương theo

những người thất bại, những người nản chí cho dù họ có là huấn luyện viên, nhà

tư vấn, nhà chiến lược. Vì sao? Vì họ chỉ biết dạy cho bạn những thứ thất bại

mà thôi.

Cố gắng tìm cho mình một người đã thành công thực sự. Bởi vì họ sẽ chỉ cho bạn

con đường đúng nhất mà họ đã từng đi. Giống như lên đỉnh Everest. Có nhiều con

đường lên đến đỉnh. Tuy nhiên, chỉ có những người có kinh nghiệm mới biết đâu

là lối đi ngắn nhất và an toàn nhất.

Trong kinh doanh và làm giàu cũng thế, chỉ có những người đã thành công mới có

thể giúp cho bạn những tri thức, những kinh nghiệm, những phương pháp và

chiến lược làm giàu đúng đắn và hiệu quả.

Tôi đã từng đề nghị bạn lập ra một quỹ 10% thu nhập

dành cho giáo dục. Hãy sử dụng quỹ này để mua sách báo, đăng ký các khoá học

v cách làm giàu. N u có th , hãy thuê các chuyên gia ho ề ế ể ạch định tài chính làm

việc cho bạn. Hãy chịu khó học hỏi để thay đổi. Đừng bao giờ sống với ngộ

nhận: “Tôi biết rồi” như đa số những người nghèo khác. Hãy nhớ rằng càng học

hỏi, càng thành công.

Bài luyện tập: Luôn có tinh thần học hỏi

Hãy tập trung vào việc hoàn thiện mình. Mỗi tháng đọc ít nhất một cuốn sách,

tham dự ít nhất một buổi hội thảo, nói chuyện chuyên đề về tài chính, về kinh

doanh và về phát triển con người. Dần dần, bạn sẽ tích luỹ đủ tri thức, niềm tin

để đạt đến thành công.

Tuyên bố: “Tôi cam kết sẽ luôn học hỏi mọi lúc mọi nơi để hoàn thiện mình”.

Và: “Tôi đã có tư tưởng triệu phú”.

<trích trong quyển “Để trở thành tỷ phú” của T.Harv Eker>

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro