Cách tập thở làm hạ áp huyết

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cách tập thở làm hạ áp huyết

Tác giả: DoDucNgoc

In bài Gởi bài

Bệnh cao áp huyết là bệnh thông thường ở những người già, và những người trung niên do ăn nhiều mà không vận động cơ thể chuyển hóa thức ăn để giữ quân bình năng lượng âm dương. Nếu dư thừa âm làm người mập mà không có sức như dư mỡ, dư nước, nếu thiếu âm là người không có đủ máu, da thịt không tươi nhuận, nếu dư thừa dương hay xung động, giận dữ làm áp huyết tăng cao, nếu thiếu dương người hay mệt mỏi mất sức...Những bệnh nặng đều do âm dương xáo trộn mất quân bình như dư âm thiếu dương, dư dương thiếu âm...Các trường hợp thay đổi âm dương đều có thể kiểm chứng được bằng máy đo áp huyết, và có thể điều chỉnh được bằng hơi thở, tập luyên khí công, động công, tĩnh công, và thay đổi cách ăn uống đề quân bình lại âm dương...

1-Thở cũng có hai cách điều chỉnh âm dương :

Cách thở làm tăng dương khí, phải cuốn lưỡi ngậm miệng, hít vào thở ra chậm, áp dụng cho những người có áp huyết thấp, người lạnh, sẽ giúp cơ thể nóng ấm, áp huyết tăng dần. Các bài tập động công tĩnh công, hay hát one, two, three... đều phải cuốn lưỡi ngậm miệng để tích lũy khí.

2-Thở làm giảm dương khí, áp dụng cho những người có áp huyết cao, thân nhiệt nóng. Các bài tập động công, tĩnh công, hay hát one, two, three... đều thở ra nhiều bằng miệng, thở vào ít hay không thở vào bằng mũi mà thở vào thở ra đều bằng miệng để làm giảm thân nhiệt và làm giảm áp huyết.

3-Cách làm tăng giảm áp huyết bằng huyệt :

Khi bấm hay vuốt những huyệt như Ế Phong, Trung Phủ, Chiên Trung, Trung Quản, Khí Hải, Hợp Cốc, Dũng Tuyền

4-Kỹ thuật thở làm hạ áp huyết :

Tư thế đi đứng nằm ngồi đều áp dụng được.

Có 3 thì :

a-Bụng từ từ phình lên cho hơi vào bụng đủ, lâu chừng 5 giây, không cần căng cứng, không cần chú ý thì hít vào. (vì hít vào nhiều thở ra ít áp huyết sẽ tăng, còn không chú ý thì hít vào, chỉ thở ra nhiều áp huyết sẽ giảm).

b-Thở ra bằng cách thổi hơi ra nhanh lâu 7 giây, khi thổi ra phải chú ý đến bụng làm cho bụng xẹp mềm theo hơi thổi ra.

c-Há miệng nhỏ thả lỏng người, không năng vai, nâng ngực.Rồi tiếp tục trở lại thì thứ nhất.

5-Thực hành :

Đo áp huyết bên tay phải trước, vì theo kinh nghiệm của Đông Y Khí Công, khi bệnh nhân có uống thuốc trị bệnh cao áp huyết, nên tay trái áp huyết thường thấp hơn tay phải, do đó khí công cần biết bên áp huyết cao nhất của bệnh nhân để làm giảm bên cao xuống thấp, lúc đó áp huyết bên trái cũng được tự động hạ xuống theo.

Khi đo xong, tắt máy và để giữ nguyên máy ở tay, bắt đầu tập thở theo kỹ thuật trên chừng 20 hơi thổi ra rồi bấm máy đo lại sẽ nhận thấy áp huyết xuống dần. Tập lại lần thứ 2, thứ 3..., mỗi lần tập xong đo lại, cho đến khi nào mình có thể điều khiển làm chủ được áp huyết của mình xuống thấp nhất nhất như ý muốn.

Sau đó, cũng áp dụng kỹ thuật thở này trong lúc đi đứng, nằm, ngồi, làm việc, lái xe ...đều trở thành cách thở tự nhiên mỗi ngày, đến lúc đó chúng ta không còn lo sợ căn bệnh cao áp huyết nữa.

Chúng ta có thể vừa tập thở vừa bấm huyệt, áp huyết sẽ xuống nhanh hơn.

Dưới đây là những trường hợp bệnh nhân tự tập thở :

Bệnh nhân thứ 1 : Đo áp huyết tay phải cao 145/88mmHg mạch 79, thở lần thứ nhất, áp huyết xuống còn 136/86mmHg mạch 79, lần thứ 3 vừa thở vừa bấm huyệt Hợp Cốc, áp huyết xuống thấp nhất được 113/59mmHg mạch 74. Đo áp huyết tay trái khi vừa thở vừa bấm huyệt, áp huyết ổn định 129/77mmHg mạch 70. Nằm thả lỏng người tự nhiên rồi đo lại tay trái, áp huyết xuống thấp 121/85mmHg mạch 64

----------------------------------------------------------------------------------

Bệnh nhân 2 : Đau tay

Đa số những bệnh nhân dùng thuốc trị bệnh cao áp huyết của tây y, chỉ có áp huyết bên tay trái đo thấy xuống, nhưng đo tay phải vẫn cao hơn tay trái. Do đo khi dùng thuốc lâu dài theo đông y nửa người bên trái là bệnh hư, nửa người bên phải là bệnh thực. Có trường hợp thực trong hư, như tiêu chuẩn áp huyết trung bình 140/90mmHg trong khi đo áp huyết thường ngày ở tay đều dưới 105/60mmHg , nhưng bất ngờ khi bị đau một cánh tay, thì áp huyết bên tay đó tự nhiên cao hơn tay kia là 120/70mmHg. Để kiểm chứng lạI hư thực, sau khi đo, hỏI thử bệnh nhân xem tay nào đau, bệnh nhân cho biết tay 120/70mmHg bị đau, còn tay đo 105/60mmHg không bị đau. Đó là bệnh thực trong hư, như trường hợp của bà bệnh nhân này :

Bà khai đau tay phải, khi đo áp huyết hai tay, tay trái 112/67mmHg mạch 71, tay phải 126/72mmHg mạch 73.

Bệnh này chỉ cần châm thập nhị tĩnh huyệt hay nắm vê 5 đầu ngón tay cho máu lưu thong là khỏi bệnh, vì theo khí công dù sao cả 2 số đo đều thuôc hư, nên không có chỗ đau nhất định như thực chứng chỉ đau một chỗ, hư chứng đau không có chỗ nhất định do khí huyết tắc không thông vì thiếu khí huyết. Sau đó hướng dẫn tập động công bài Vỗ Tay 4 Nhịp, Cúi Ngửa 4 Nhịp.

----------------------------------------------------------------------------------------

Bệnh nhân 3 :

Nam bệnh nhân khai có bệnh cao áp huyết đang dùng thuốc, áp huyết tạm ổn định, muốn tập thở để tự làm hạ áp huyết.

Theo kinh nghiệm của Khí Công Y Đạo, đa số những bệnh nhân dùng thuốc, áp huyết tay trái xuống thấp nhưng tay phải vẫn cao hơn tay trái.

1-Đo áp huyết trước khi hướng dẫn bệnh nhân tập thở như phương pháp trên, áp huyết tay trái đo được145/90mmHg mạch 66, tay phải 147/94mmHg mạch 67

2-Sau khi tập thở 10 phút đo lại áp huyết, tay trái xuống 130/101mmHg mạch 71, tay phải đo được 128/89mmHg mạch 65. Lý do tay trái tâm trương cao 101 l à do sau khi thổi hơi ra mà không có thì buông lỏng nghỉ, khi bệnh nhân tập thở quen, có thì buông lỏng sau khi thổi hơi ra, hai số tâm thu và tâm trương ở tay phải đều xuống thấp rất lý tưởng.

-------------------------------------------------------------------------------------

Bệnh nhân 4 :

Nam bệnh nhân khai đau tay phải.

Hỏi bệnh nhân có bệnh cao áp huyết hay không? Bệnh nhân trả lời có, nhưng uống thuốc áp huyết được ổn định bình thường.

1-Đo áp huyết tay trái 134/80mmHg mạch 78, đúng là bình thường theo tây y. Nhưng đo bên tay phải áp huyết cao 149/89mmHg mạch 86, đó là lý do khiến tay phải bị đau vì áp huyết cao, mạch bên tay phải nhanh hơn mạch bên tay trái do các ống mạch của tay phải bị tắc.

2-Sau khi được hướng dẫn tập thở làm hạ áp huyết rồi đo lại, áp huyết tay phải xuống còn 124/91mmHg mạch 71

3-Bệnh nhân cho biết cánh tay phải hết đau, nhưng ngón tay giữa còn có cảm giác hơi tê, do đó cần phải chích lể vào đầu ngón tay giữa để khai thông kinh mạch, nhân tiện đo lượng đường chỉ 6.7 mmol. Sau khi châm, tập thở tiếp rồi đo lại, áp huyết xuống thấp nhất được 109/69mmHg mạch 68 và lượng đường cũng xuống theo còn 5.4 mmol

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#linh#vl5