Cach tinh toan luc can chuyen dong co cau di chuyen tren duong ray

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cau25:Cach tinh toan luc can chuyen dong co cau di chuyen tren duong ray

*)Lực cản chuyển động bao gồm lực cản tĩnh và lực cản động:W = Wt + Wđ

1)Lực cản tĩnh Wt

a) Đối với cơ cấu di chuyển đặt trên2 ray lực cản tĩnh xác định theo hệ thức: Wt = kt.W1 ± W2 ± W3

W1: lực cản do ma sát lăn và ma sát ổ trục, N;

kt: hệ số kể đến ma sát thành bánh xe với ray, k1 phụ thuộc vào loại bánh xe, loại ổ và tỉ số khoảng cách bánh xe và khoảng cách trục kt = (1,2 ÷ 1,3);

W2: lực cản do độ dốc của ray, N;

W3: lực cản do gió gây ra, N;

Các lực cản W2 và W3 chỉ xuất hiện hoặc máy trục làm việc ngoài trời, lấy dầu + khi W2 và W3 ngược chiều chuyển động, lấy dấu - khi W2 và W3 cùng chiều chuyển động.

+Tính lực cản W1 W1= (Q+Gx).(2u+f.d)/Dbx

Q: trọng lượng vật nâng, N;

Gx: trọng lượng cơ cấu di chuyển (xe lăn hoặc cầu lăn), N;

u: hệ số ma sát lăn, u phụ thuộc vào đường kính bánh xe và loại ray,u = 0,3 ÷ 1,4mm

f: hệ số ma sát trượt trong ổ, phụ thuộc và loại ổ:

f = 0,015 ÷ 0,10

d: đường kính ngõng ổ trục lắp ổ, mm;

Dbx: đường kính bánh xe, mm

+Tinh luc can W2: W2=anpha.(Q+Gx) an pha la hệ số ảnh hưởng độ dốc của đường ray,anpha = 0,001 ÷ 0,002

+Tính lực cản W3 W3=Kk.q.(Fx+Fy)

Kk: hệ số cản khí động học,

- đối với dàn và các dầm kín kk = 1,6;

- đối với buồng lái, đối trọng, dây chằng kk = 1,2;

- đối với xe con kk = 1,4;

q: áp lực gió tính toán, Pa;

Fx: diện tích chịu gió của cơ cấu di chuyển, m2;

Fv: diện tích chịu gió của vật nâng, m2.

b)Đối với cơ cấu di chuyển đặt trên 1 ray, lực cản tĩnh xác định theo hệ thức Wt = W1 ± W2 ± W3 + W4 +W5 + W6

+W1, W2, W3: xem phần trên với chú ý:

. Tính toán W1 khi u = 0,3 ÷ 0,5mm, f = 0,03 ÷ 0,07;

. Tính toán W2 với anpha = 0,002;

. Xem W3 = 0 nếu máy trục phục vụ trong nhà;

W4: lực cản do ma sát thành bánh xe vào ray;

W5: lực cản do trượt ngang khi xe bị xiên lệch so với đường ray, được tính trên đoạn ray thẳng và trên đoạn đường cong phân biệt;

W6: lực cản do trượt hình học của bánh xe hình côn.

+ tinh W4 W4=(Q+Gx).(f1^2.h/r)

f1 = 0,17: hệ số ma sát khi bánh xe trượt trên đường ray;

h: khoảng cách từ điểm tiếp xúc thành bánh xe với ray đến điểm lăn của bánh xe, h = AK, mm;

r: bán kính trung bình của bánh xe, h/r = 0,4 ÷ 0,7

+tinh W5

-Trên đoạn ray thẳng W5^t=(Q+Gx).f1.[denta/(B+r)]

-Tren doan ray cong W5^c= (Q+Gx).f1.(B/2R)

denta: tổng khe hở hai bên thành và đường ray,denta = K - b, mm;

B: khoảng cách trục giữa hai bánh xe, mm;

r: bán kính trung bình của bánh xe, mm

+tinh luc W6 W6=(Q+Gx).f1.[(r1-r2)/(2r1+2r2)

r1, r2: bán kính lớn và bán kính nhỏ của bánh xe hình côn

2) Lực cản động (lực cản quán tính)

Trong thời kỳ mở máy khởi động, trên cơ cấu xuất hiện lực cản chuyển động do quán tính khối lượng vật nâng

Wqt=[(Q+Gx)/g].(v/60t)

g: gia tốc trọng trường, m/s2;

v: vận tốc di chuyển, m/s;

tm: thời gian mở máy, s.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#cau25