CẢI CÁCH NỀN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VIỆT NAM HIỆN NAY

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Khái niệm, thực trạng, nguyên nhân, phương hướng, giải pháp

Nền HCNN là tổng thể các tổ chức và quy chế hoạt động của bộ máy HC, có trách nhiệm quản lý công việc hằng ngày của NN, do các cơ quan có tư cách pháp nhân công quyền tiến hành bằng để giữ gìn trật tự công, bảo vệ quyền lợi công và phục vụ nhu cầu hằng ngày của nhân dân

K/n: Cải cách hành chính là sự tác động nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính bằng cách cải biến chế độ và phương pháp hành chính cũ, xây dựng chế độ và phương pháp hành chính mới trên một số hoặc tất cả các phương diện cầu thành nên nền hành chính.

Ở Việt Nam, song song với công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, cải cách hành chính Nhà nước là một trong những nội dung mang tầm chiến lược trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam (…mang tính tất yếu…)

Tính tất yếu, k/quan

CCHC là yêu cầu khách quan của mọi nền HC và của bất cứ quốc gia nào. Đối với nước ta CCHC là yêu cầu cấp bách, và là một trong những nhiệm vụ mang tầm chiến lược trong công cuộc đổi mới được Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm, nhằm xây dựng nền HC dân chủ, minh bạch, chuyên nghiệp, vững mạnh, từng bước hiện đại . CCHC nhằm bảo đảm thực hiện đường lối đổi mới đất nước, nhất là đổi mới kinh tế, xây dựng nền KTTT định hướng XHCN; xây dựng và hoàn thiện NN pháp quyền XHCN, phát huy dân chủ, đảm bảo quyền con người, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Mặt khác, những tồn tại yếu kém của nền HC, đang làm biến dạng bản chất của nhà nước kiểu mới; cản trở phát triển KT-XH, làm giảm sút niềm tin của nhân dân.

Đại hội XI của Đảng tiếp tục khẳng định đẩy mạnh CCHC, nâng cao hiệu lực QLNN về kinh tế, xã hội. Đẩy mạnh công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN trên cả 4 mặt: chức năng, nhiệm vụ; tổ chức bộ máy; cán bộ và phương thức hoạt động. Định rõ những việc Nhà nước phải làm và đảm bảo đủ các điều kiện để làm tốt; khắc phục tình trạng buông lỏng hoặc làm thay, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan đảng và cơ quan nhà nước; hiện đại hóa nền hành chính nhà nước. Điều chỉnh chức năng của Chính phủ đúng với vai trò là cơ quan HCNN cao nhất.

Thực trạng nền hành chính trong những năm qua:Đã thúc đẩy quá trình đổi mới kinh tế; dân chủ hoá đời sống xã hội; hội nhập quốc tế; củng cố và duy trì ổn định chính trị; phòng chống tiêu cực, tiết kiệm, chống lãng phí. Thể chế của nền hành chính được cải cách và hoàn thiện một bước cơ bản phù hợp với yêu cầu phát huy dân chủ với thiết lập chế độ công khai, minh bạch và cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thủ tục hành chính, nhất là thủ tục trong giải quyết công việc giữa cơ quan hành chính nhà nước với người dân và doanh nghiệp có bước chuyển biến rõ rệt, theo hướng công khai, minh bạch tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Một loạt các biện pháp, như: thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan, cấp hộ chiếu, chứng minh nhân dân, công chứng, chứng thực… đã tạo đà cho những chuyển động sâu sắc trong cả hệ thống công vụ. Bộ máy hành chính hoạt động hiệu quả hơn, bớt trùng lắp, chồng chéo về chức năng nhiệm vụ; đầu mối các cơ quan thuộc Chính phủ, thuộc Bộ Ngành và UBND các cấp được thu gọn hơn; cơ cấu bên trong có sự phân định rõ hơn giữa cơ quan quản lý nhà nước và đơn vị sự nghiệp. Hiệu lực và hiệu quả quản lý hành chính nhà nước của hệ thống hành chính được nâng cao, tính thống nhất, công khai, minh bạch của nền hành chính đã được cải thiện và bước đầu phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước có bước điều chỉnh cho phù hợp, bảo đảm quản lý nhà nước và phục vụ xã hội. Phân công, phân cấp giữa cơ quan Trung ương với địa phương và giữa các cấp ở địa phương với nhau đã có tiến bộ rõ rệt, nhất là phân cấp về quản lý tài chính, ngân sách, quản lý cán bộ... Công tác xây dựng, quản lý đội ngũ cán bộ, công chức có bước tiến mới. Đã từng bước rà soát, điều chỉnh và ban hành đồng bộ hệ thống tiêu chuẩn, chức danh công chức; tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức, viên chức. Đổi mới chế độ tuyển dụng, thi nâng ngạch cán bộ, công chức để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ. Cải cách tài chính công đã đạt được kết quả bước đầu; công tác quản lý tài chính, ngân sách có chuyển biến rõ nét. Việc giám sát chi tiêu bằng quy chế chi tiêu nội bộ đã có chuyển biến tích cực. Trụ sở làm việc từng bước được đầu tư khang trang hơn, nhất là Bộ phận một cửa cấp huyện. Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO, ứng dụng công nghệ thông tin và các giải pháp quản lý khoa học trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ngày càng được mở rộng và có kết quả rõ.

Bên cạnh đó, tốc độ cải cách hành chính còn chậm, chưa nhất quán, hiệu quả còn thấp, chưa bền vững. Hệ thống thể chế còn thiếu đồng bộ, thống nhất, còn chồng chéo, nhiều về số lượng nhưng chất lượng còn hạn chế. Có sự giảm đầu mối trực thuộc Chính phủ, Bộ ngành, UBND cấp tỉnh nhưng bộ máy bên trong các bộ còn chưa giảm. Công tác kiểm tra sau phân cấp còn buông lỏng. Chưa xây dựng cơ cấu cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính và chưa thực hiện tốt việc đào tạo trước khi bổ nhiệm; cơ chế quy định trách nhiệm của người đứng đầu chưa rõ ràng và chưa đánh giá được chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức sau đào tạo; công tác cải cách tiền lương triển khai còn chậm, tiền lương chưa thực sự là động lực thúc đẩy cán bộ, công chức thực thi công vụ. Cải cách tài chính công thực hiện mới chỉ là bước đầu, kết quả đạt được còn hạn chế. Các thể chế về cải cách tài chính công chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời cho phù hợp với thực tế. Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà kết quả đạt được còn hạn chế. Việc hiện đại hoá công sở chưa đồng bộ, dẫn tới manh mún, phân tán. Kết quả đầu tư xây dựng trụ sở UBND cấp xã vẫn chưa thực hiện được đạt yêu cầu đề ra; ứng dụng công nghệ thông tin không đạt mục tiêu. Sự tham gia, đóng góp ý kiến của người dân, tổ chức, doanh nghiệp và công chúng vào quá trình cải cách hành chính còn ít, hạn chế.

Nguyên nhân:Cải cách hành chính là công việc khó khăn, phức tạp, nhiều lực cản. Tuy được xác định là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên nhưng khâu tổ chức triển khai thực hiện từ Trung ương đến địa phương chưa ngang tầm nhiệm vụ. Tình trạng phó thác công việc cho cơ quan chức năng còn khá phổ biến ở nhiều bộ, ngành, địa phương. Công tác truyền thông về CCHC làm chưa tốt, nên chưa tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức trong toàn bộ hệ thống chính trị và sự đồng thuận trong nhân dân. Nhiều nội dung hoạt động cải cách hành chính do các bộ chủ trì (ISO, một cửa, Đề án 30, ứng dụng CNTT...) chưa có sự thống nhất về cách tổ chức chỉ đạo, điều hành, khác nhau về định mức chi, các cơ chế đãi ngộ...thiếu điều phối chung. Nguồn lực và những điều kiện bảo đảm cần thiết cho cải cách hành chính chưa ngang tầm, kể cả nguồn lực con người và tài chính. Tính chuyên nghiệp và chuyên sâu, kỹ năng hành chính của cán bộ, công chức còn thấp chưa đáp ứng yêu cầu của một nền hành chính hiện đại. Các kết quả bước đầu trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào hành chính, trang thiết bị công sở chưa khắc phục được thực trạng nền hành chính còn lạc hậu so với mặt bằng trong khu vực và thế giới. Tệ cửa quyền, quan liêu, tham nhũng vẫn còn, tính công khai, minh bạch của nền hành chính còn nhiều thách thức, một bộ phận cán bộ, công chức suy giảm lý tưởng, lối sống và vi phạm đạo đức công vụ, gây bất bình trong nhân dân.

Mục tiêu tổng quát của CCHC giai đoạn tới:xây dựng được một nền hành chính phục vụ trong sạch, minh bạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phục vụ người dân, doanh nghiệp và xã hội. . Bảo đảm thực hiện trên thực tế quyền dân chủ của nhân dân, bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, của đất nước. Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, trong đó có yếu tố hết sức quan trọng là cải cách chế độ, chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức làm việc; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ sự nghiệp công.

Quan điểm cải cách hành chính:

- Cải cách hành chính phải được tiến hành đồng bộ trong tổng thể đổi mới hệ thống chính trị, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, cải cách lập pháp và cải cách tư pháp.

- Cải cách hành chính phải đáp ứng yêu cầu hoàn thiện nhanh và đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu phát triển, đổi mới và hội nhập quốc tế, bảo đảm tạo thuận lợi nhất cho cá nhân, tổ chức và góp phần tích cực chống quan liêu, phòng và chống tham nhũng.

- Nền hành chính phải được tổ chức thành một hệ thống thống nhất, thông suốt, bảo đảm tính công khai minh bạch, chế độ trách nhiệm rành mạch, cơ quan hành chính và cán bộ, công chức chịu sự giám sát chặt chẽ của nhân dân.

- Thông qua cải cách, tiếp tục làm rõ và đúng chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cơ quan hành chính, thực hiện phân công, phân cấp rõ ràng và phù hợp, phân định rõ trách nhiệm giữa các cấp chính quyền, giữa chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn, giữa tập thể và người đứng đầu cơ quan hành chính. Xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá nền hành chính và phát triển của đất nước.

- Cải cách phải hướng tới xây dựng một nền hành chính hiện đại, ứng dụng có hiệu quả thành tựu phát triển của khoa học-công nghệ, nhất là công nghệ thông tin.

Nội dung CCHC trong thời gian tới:

1. Cải cách thể chế: Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. Sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ; sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân; rà soát, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện cho phù hợp với yêu cầu; xây dựng và ban hành các thể chế về công chức, công vụ, về tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công.

2. Cải cách thủ tục hành chính: Rà soát, cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân, doanh nghiệp. Kiểm soát chặt việc ban hành mới các thủ tục hành chính theo quy định pháp luật. Công khai minh bạch tất cả thủ tục hành chính bằng mọi hình thức thiết thực và thích hợp. Thực hiện thống nhất cách tính chi phí mà cá nhân, tổ chức phải bỏ ra khi giải quyết các thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước.

3. Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước: Minh bạch hoá, xác định rõ và phù hợp chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và chính quyền địa phương các cấp. Rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền của cơ quan hành chính nhà nước và xoá bỏ chồng chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan hành chính nhà nước; chuyển giao mạnh những công việc không nhất thiết do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện cho xã hội, các tổ chức phi Chính phủ, tổ chức xã hội đảm nhận. Tiếp tục phân cấp hợp lý giữa Trung ương và địa phương, giữa các cấp chính quyền địa phương, bảo đảm các điều kiện cần thiết để chính quyền địa phương thực hiện có hiệu quả thẩm quyền được phân cấp và bảo đảm sự kiểm tra của Trung ương đối với địa phương trong triển khai phân cấp để khi cần thiết có những điều chỉnh, can thiệp phù hợp. Tiếp tục đổi mới cơ chế hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, nâng cao chất lượng trong thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Thực hiện việc đánh giá mức độ hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính các cấp. Tiếp tục đổi mới cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về biên chế và kinh phí hoạt động của các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công. Thực hiện đánh giá mức độ hài lòng của người dân đối với các dịch vụ công về y tế, giáo dục.

3. Cải cách thủ tục hành chính: Rà soát, cắt giảm và đơn giản hóa thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực quản lý nhà nước, nhất là thủ tục hành chính liên quan tới người dân, doanh nghiệp. Kiểm soát chặt việc ban hành mới các thủ tục hành chính theo quy định pháp luật. Công khai minh bạch tất cả thủ tục hành chính bằng mọi hình thức thiết thực và thích hợp. Thực hiện thống nhất cách tính chi phí mà cá nhân, tổ chức phải bỏ ra khi giải quyết các thủ tục hành chính tại cơ quan hành chính nhà nước.

4. Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, CC- Vc: Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống vị trí chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ cán bộ, công chức, viên chức, kể cả cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý. Xây dựng hợp lý cơ cấu cán bộ, công chức, viên chức gắn với vị trí việc làm trên cơ sở xác định rõ về chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị. Hoàn thiện chế độ tuyển dụng, bố trí, phân công nhiệm vụ phù hợp với trình độ, năng lực, sở trường của công chức, viên chức trúng tuyển; thực hiện chế độ thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh; từng bước thực hiện việc thi tuyển cạnh tranh để bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý từ cấp vụ và tương đương (ở Trung ương), phó giám đốc sở và tương đương (ở địa phương) trở xuống. Hoàn thiện chế độ đánh giá cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở kết quả công việc. Đổi mới nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức. Cải cách chế độ công vụ, công chức, viên chức, Cải cách cơ bản chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức viên chức. Nâng cao trách nhiệm kỷ luật, kỷ cương hành chính và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.

5.Cải cách tài chính công

sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục hoàn thiện chính sách về thu nhập, tiền lương, tiền công; thực hiện cân đối ngân sách tích cực, dành nguồn lực cho con người, nhất là cải cách chính sách tiền lương và an sinh xã hội; phấn đấu giảm dần bội chi ngân sách; Đổi mới căn bản cơ chế sử dụng kinh phí nhà nước ; Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ quan hành chính nhà nước, tiến tới xóa bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượng biên chế, thay thế bằng cơ chế cấp ngân sách dựa trên kết quả và chất lượng hoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước;

Đổi mới cơ chế hoạt động, nhất là cơ chế tài chính của các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công; từng bước thực hiện chính sách điều chỉnh giá dịch vụ sự nghiệp công phù hợp; chú trọng đổi mới cơ chế tài chính của các cơ sở giáo dục, đào tạo, y tế công lập theo hướng tự chủ, công khai, minh bạch.

6. Hiện đại hóa hành chính: Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước như: trong xử lý quy trình công việc ở nội bộ, trong giao dịch với các cơ quan hành chính khác và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trong hoạt động phục vụ hành chính công, dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công. Công bố danh mục các phục vụ hành chính công trên môi trường mạng thông tin điện tử do các cơ quan hành chính nhà nước từ cấp huyện trở lên cung cấp. Xây dựng và sử dụng thống nhất biểu mẫu điện tử trong giao dịch giữa cơ quan hành chính, tổ chức và cá nhân đáp ứng yêu cầu đơn giản hoá thủ tục hành chính. Bảo đảm các điều kiện và xây dựng lộ trình thích hợp để thực hiện các phục vụ hành chính công trực tuyến trên môi trường mạng.

Giải pháp thực hiện

1. Tăng cường công tác chỉ đạo việc thực hiện cải cách hành chính từ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo thống nhất việc thực hiện Chương trình trong phạm vi quản lý của mình; xác định cải cách hành chính là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của cả nhiệm kỳ công tác; xây dựng kế hoạch cụ thể; phân công rõ trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức và cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Chương trình.

2. Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức bằng các hình thức phù hợp, có hiệu quả. Quy định rõ và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Tiếp tục ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định về chức danh, tiêu chuẩn của từng vị trí việc làm của từng cán bộ, công chức, viên chức. Tăng cường tính công khai, minh bạch, trách nhiệm của hoạt động công vụ. Có chính sách đãi ngộ, động viên, khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức hoàn thành tốt nhiệm vụ và có cơ chế loại bỏ, bãi miễn những người không hoàn thành nhiệm vụ, vi phạm kỷ luật, mất uy tín với nhân dân.

3. Nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác cải cách hành chính. Đồng thời, có chế độ, chính sách hợp lý đối với đội ngũ cán bộ, công chức chuyên trách làm công tác cải cách hành chính các cấp.

4. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá việc thực hiện cải cách hành chính để có những giải pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh cải cách hành chính.

Xây dựng bộ chỉ số theo dõi, đánh giá cải cách hành chính ở các đơn vị, các cấp.

5. Phát triển đồng bộ và song hành, tương hỗ ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông với cải cách hành chính nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp dịch vụ công, của cán bộ, công chức, viên chức trong thực thi công vụ, của tổ chức, cá nhân tham gia vào công tác cải cách hành chính và giám sát chất lượng thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức.

6. Đảm bảo kinh phí cho việc thực hiện Chương trình.

7. Cải cách chính sách tiền lương nhằm tạo động lực thực sự để cán bộ, công chức, viên chức thực hiện công vụ có chất lượng và hiệu quả cao.

Liên hệ QT:

Chương trình tổng thể Cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn I (2001-2010) của Chính phủ, sau 10 năm thực hiện ở Quảng Trị đã được triển khai toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: cải cách thể chế, cải cách tổ chức bộ máy, xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bô, công chức và cải cách tài chính công, bước đầu đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần thực hiện có hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

1. Về cải cách thể chế:

Về rà soát văn bản quy phạm pháp luật, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp rà soát, hệ thống lại các văn bản văn bản quy phạm pháp luật ban hành từ năm 1989 đến 2010. Kết quả đã rà soát 1371 văn bản, trong đó văn bản còn hiệu lực 667 văn bản; hết hiệu lực thi hành 610 văn bản; đề nghị sửa đổi, bổ sung 85 văn bản, đề nghị huỷ bỏ 9 văn bản. Khắc phục tình trạng chồng chéo, đảm bảo việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, ban hành Quyết định số 17/2007/QĐ-UBND ngày 11/9/2007 về Quy chế phối hợp xây dựng, soạn thảo, thẩm định và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của UBND tỉnh.

2. Về cải cách tổ chức bộ máy hành chính:

- Tổ chức bộ máy các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh, UBND huyện, thị xã đã được điều chỉnh, sắp xếp lại theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ, ngành TW. Thực hiện Nghị quyết TW7 khoá VIII và Quyết định số 207/1999/QĐ-TTg, bộ máy cấp tỉnh đã sắp xếp lại 26 đơn vị, giảm 2 đầu mối. Bộ máy cấp huyện trước đây từ 12-14 phong bàn sắp lại 9-10 phòng ban, giảm được 21 tổ chức thuộc UBND cấp huyện.

- Thực hiện Nghị định số 171/2004/NĐ-CP, Nghị định số 172/2004/NĐ-CP, bộ máy cấp tỉnh có 27 cơ quan (tăng Sở Bưu chính - Viễn thông và Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh, giảm 01, chuyển Chi cục Kiểm lâm trực thuộc UBND tỉnh về trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); cấp huyện có 12-14 phòng ban.

3. Về đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức:

Kết quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2001-2007 đã thực hiện đúng theo kế hoạch; chất lượng đội ngũ CB, CC,VC được nâng lên, từng bước đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ và tiêu chuẩn hoá cán bộ. Đã đào tạo, bồi dưỡng 42.837 l­ượt người (trong đóchính trị 4.670; quản lý nhà nước 3.911; chuyên môn 32.825; ngoại ngữ 276; tin học 1.155, cán bộ người dân tộc thiểu số 1.278, cán bộ nữ 9424) và đào tạo 722/923 công chức cấp xã có trình độ trung cấp trở lên. Đào tạo tiếng Thái cho 22 cán bộ, công chức; đào tạo đại học cho 198 sinh viên; đào tạo chính trị, quân sự cho 120 cán bộ Lào; bồi dưỡng kiến thức hội nhập kinh tế Quốc tế cho 287 cán bộ, công chức.

4. Về cải cách tài chính công:

Thực hiện Nghị định số 130/2005/NĐ-CP có 28 đơn vị, gồm 27 cơ quan thuộc UBND tỉnh và Văn phòng HĐND tỉnh và 04 đơn vị trực thuộc Sở (Chi cục Kiểm lâm, Chi cục Quản lý thị trường, Chi cục Di dân Phát triển kinh tế mới, Phòng Công chứng) đã được giao thực hiện chế độ tự chủ về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính. Về thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, UBND tỉnh đã quyết định giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính cho 117 đơn vị sự nghiệp công lập, trong đó có 03 đơn vị đảm bảo toàn bộ kinh phí, 72 đơn vị tự đảm bảo một phần kinh phí, 42 đơn vị do ngân sách nhà nước đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác CCHC ở tỉnh vẫn còn nhiền hạn chế. Một số thủ tục hành chính chậm được cải tiến. Hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của UBND các cấp nhất là cơ sở và thủ trưởng một số cơ quan, đơn vị chưa đáp ứng yêu cầu, trách nhiệm chưa đươc được phát huy đầy đủ, năng lực dự báo một số lĩnh vưc còn yếu. Việc sắp xếp bộ máy, biên chế, thực hiện phân cấp quản lý cán bộ một số lĩnh vực còn chồng chéo. Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa tự giác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức, đổi mới phong cách, lề lối công tác, trách nhiệm chưa cao, lãng phí thời gian. Công tác phòng, chống tham nhũng lãng phí chưa đạt yêu cầu đề ra; những biểu hiện tinh vi, phức tạp để tham nhũng chưa được phát hiện và ngăn chặn.

Đê khắc phục những hạn chế trên, trong thời gian tới cần thực hiện tốt những giải pháp sau:

Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, để thu hút các nguồn lực cho sự phát triển. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu lực hoạt động của HĐND các cấp, thực sự là cơ quan đại diên cho nguyện vọng, ý chí và quyền làm chủ của nhân dân. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của UBND các cấp. Đẩy mạnh đồng bộ cải cách hành chính, rà soát, bổ sung, sửa đổi những thủ tục hành chính và những quy định không phù hợp. Đẩy mạnh việc phân cấp quản lý để nâng cao tính chủ động, sáng tạo và tự chịu trách nhiệm của từng ngành, từng cấp. Thực hiện tốt trách nhiệm cá nhân, đặc biệt là trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan, đơn vị. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đảm bảo chuyên nghiệp, đáp ứng yêu cầu công việc. Đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, chú trọng đổi mới thể chế thực hiện công khai, dân chủ. Áp dụng cơ chế, biện pháp ngăn chặn và xử lý các trường hợp cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ để tham nhũng, gây nhũng nhiễu.

Tóm lại: Cải cách hành chính nhà nước là một bộ phận quan trọng trong đường lối, chính sách đổi mới và là một trong những giải pháp quan trọng bảo đảm thực hiện thắng lợi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta. Có thể nói, cải cách hành chính vừa là tiền đề, vừa là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; qua đó, xây dựng nhà nước ta thực sự là nhà nước xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân./.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro