Cai cach ruong dat

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Cải Cách Ruộng Đất tại miền Bắc

» Tác giả: Võ Trường Sơn

» Dịch giả:

1. Cuộc cải tạo nông nghiệp tại Miền Bắc

* Lời nói đầu:

Những biến động chính trị đang diễn ra trong

nội bộ các nước Cộng sản là những biến cố

lịch sử đánh dấu một giai đoạn đấu tranh mới

của các dân tộc bị áp bức.

Một số học giả Tây phương quen giải thích các

biến cố trên bằng những lập luận cho rằng

các chế độ Cộng sản đang chuyển mình trên

tiến trình dân chủ hoá khiến cho các lực lượng

đối lập có cơ hội vùng lên chống đốị Lập

luận trên mới chỉ là "một nửa của sự thật"

(Pseudo-truth), và một nửa của sự thật ở đây

là một sự sai lầm, một sự lẫn lộn nguyên

nhân với hậu quả.

Đúng ra, người ta phải nói rằng các lực lượng

bị áp bức đã vùng lên đấu tranh và đẩy tập

đoàn Cộng sản thống trị tới chỗ phải nhượng

bộ từng bước một, tạm thời thoả mãn một

cách hạn chế những đòi hỏi dân chủ của nhân

dân bị áp bức và mặc dầu bị bắt buộc phải

nhượng bộ, tập đoàn Cộng sản thống trị chỉ

chịu lùi bước theo chiến thuật giai đoạn, trong

khi đó vẫn luôn luôn tìm cách quật lại đối

phương để giành lại ưu quyền chuyên chính, bất

cứ khi nào chúng có thể làm được chuyện đó.

Một khía cạnh đặc biệt thứ hai của các biến

động chính trị nói trên làcuộc đấu tranh của

các lực lượng bị Cộng sản áp bức đều mang

tính chất phi quy ước. Tuy hoàn cảnh đấu tranh

của mỗi dân tộc và trình độ ý thức của mỗi

lực lượng đấu tranh có khác nhau, nhưng bản

chất chỉ là một. Một đặc điểm thứ ba của

các biến động nói trên là trong các cuộc đấu

tranh phi quy ước ngày nay, các chế độ Cộng sản

đang ở thế thụ động, và các lực lượng quần

chúng đấu tranh đang ở thế chủ đô.ng. Nghĩa là

các lực lượng này đang xoáy sâu vào những

điểm yếu của Cộng sản để làm cho chúng càng

ngày càng suy yếu thêm và cuối cùng bị toàn dân

lật đổ. Vấn đề đặt ra ở đây là các thế

lực tài phiệt Tây phương vẫn có khuynh hướng

chỉ nhìn thấy "một nửa của sự thật", quen lẫn

lộn nguyên nhân với hậu quả. Và như thế, liệu

họ có nhảy xổ vào để cứu nguy và tiếp sức

cho các tập đoàn Cộng sản thống trị phục hồi

sức mạnh để tiếp tục củng cố sự đàn áp hay

không? Đó là điều mà ta sẽ thảo luận trong một

dịp khác.

Trong phạm vi bài này, những biến động chính trị

hiện nay nhắc nhở chúng ta nhớ lại những cuộc

khởi nghĩa tại Ponan, Budapest, vụ án Hồ Phong ở

Trung Quốc, và vụ "Trăm Hoa Đua Nở" trên đất

Bắc cùng thời với cuộc khởi nghĩa của nông

dân ở Quỳnh Lưu, Nghệ An, cách đây 33 năm. Đó

là những cuộc đấu tranh phi quy ước của các

lực lượng bị áp bức, nhưng, hoàn cảnh đấu

tranh thời đó đã đặt các lực lượng chống

đối ở thế bị động, cô lập và bị đập tan.

Mặt khác, ở Việt Nam lúc đó, Việt cộng cũng

sử dụng hình thái chiến tranh phi quy ước để

đàn áp, tiêu diệt các lực lượng chống đối

vì lúc đó chúng đang nắm ưu thế chủ đô.ng.

Nội dung của bài nghiên cứu này và loạt bài

nghiên cứu sắp tới nhằm trình bày hình thái

chiến tranh phi quy ước mà Việt cộng đã sử

dụng để củng cố bộ máy thống trị miền Bắc,

mở rộng địa bàn "ỷ dốc" Miên-Lào trong tiến

trình xâm chiếm miền Nam.

Những chủ đề quan trọng mà chúng ta sẽ thảo

luận trong loạt bài nghiên cứu sắp tới gồm có:

- Cuộc Cải tạo Nông nghiệp tại Bắc Việt.

- Cuộc cải tạo công thương nghiệp tư bản tư

doanh.

- Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất chuẩn bị

xâm chiếm miền Nam.

- Mặt trận Lào trong chiến lược xâm chiếm

miền Nam.

- Đoàn hậu cần chiến lược 559 trên đường

mòn Hạ Làọ

- Cuộc chiến tranh không tập tại Bắc Việt.

Vì khuôn khổ giới hạn của một bài báo, mỗi

chủ đề sẽ được trình bày làm hai, ba kỳ. Ví

dụ, chủ đề "Cuộc Cải tạo Nông nghiệp tại Bắc

Việt" sẽ được trình bày với những tiết mục

chính sau đây:

- Những vấn đề căn bản của cuộc Cải tạo Nông

nghiệp.

- Bối cảnh cuộc cuộc Cải tạo Nông nghiệp.

- Chiến lược và sách lược của Việt cộng trong

cuộc cải tạo Nông nghiệp.

- Diễn tiến của cuộc Cải tạo Nông nghiệp.

- Hậu quả của cuộc Cải tạo Nông nghiệp.

Trong bài phân tích này chúng ta sẽ lần lượt

điểm qua một cách tổng quát ba tiết mục đầu

tiên nói trên.

Ị Những Vấn Đề Căn Bản Của Cuộc Cải Tạo

Nông Nghiệp

Vào tháng Mười năm 1987, nông dân tại một số

tỉnh thuộc đồng bằng Cửu Long đã biểu tình

chống đối Việt cộng vì những hành động tham

nhũng và cướp giật ruộng đất do cán bộ Việt

cộng chủ xướng nhân cuộc "cải cách ruộng đất

năm 1983".

Ngày 9 tháng 11, 1987, hàng trăm nông dân từ các

tỉnh miền Tây đã tổ chức biểu tình chống

chính quyền Việt cộng ngay tại Sài Gòn. Pháp

Tấn Xã tại Sài Gòn mô tả một tình trạng náo

loạn chưa từng thấy kể từ năm 1975. (Thật ra,

kể từ khi Việt cộng trục xuất các phóng viên

báo chí và truyền hình ra khỏi Việt Nam vào năm

1976 thì truyền thông Tây phương hầu như mù tịt

về tình hình Việt Nam. Mãi cho tới 1986, 1987, khi

Nguyễn Văn Linh cho phép báo chí, truyền hình Tây

phương trở lại Việt Nam trong mục đích ve vãn dư

luận quốc tế, thì báo chí mới bắt đầu nhìn

thấy một số hiện tượng bề ngoài với một

mức độ hạn chế).

Những biến cố nói trên tương đối ôn hoà nếu

ta so sánh với vụ Khởi nghĩa của Nông dân Quỳnh

Lưu bị đàn áp đẫm máu vào năm 1956, vụ thanh

niên Nam Bộ tập kết đốt phá bót Cảnh sát bờ

hồ Hà Nội, vụ đảng viên Việt cộng tìm nhau

để chém giết trả thù nhân vụ Cải tạo Nông

nghiệp đưa đến biện pháp "sửa sai". Lý do

chính khiến có sự khác biệt về mức độ bạo

động là vì hoàn cảnh chính trị đã khác nhiều;

năm 1983, bạo quyền Việt cộng đã cực kỳ suy

yếu, ruỗng nát so với năm 1956, và nhân dân ta

ở trong Nam đã được tổ chức và hướng dẫn

để đề kháng một cách hữu hiệu hơn thời gian

30 năm trước. Do đó, Việt cộng đã không dám

thực hiện các biện pháp mạnh tay trong chính sách

ruộng đất. Mặc dầu hai cuộc Cải cách Ruộng

đất có khác nhau ở mức độ sắt máu; nhưng,

những vấn đề căn bản của cả hai cuộc Cải cách

Ruộng đất của Việt cộng chỉ là một: Đó là

các vấn đề Bản Chất, Mục Tiêu và Hậu Quả.

2003-10-19 21:44:59

2. Bản Chất Của Cuộc Cải Tạo Nông Nghiệp

Quan niệm Cải cách Ruộng đất không phải là quan

niệm mới mẻ. Montesquieu, trong tác phẩm "Espuis des

Lois" năm 1748, có viết rằng: "Trong một nền dân

chủ tốt, chia đều đất đai chưa đủ; cần phải

chia nhỏ ruộng đất như người La Mã đã làm"

(xem tác phẩm "Espuis des Lois", quyển V, chương VI).

Trong các chế độ dân chủ, bản chất của Cải

cách Ruộng đất là hữu sản hoá dân nghèo để

giúp họ có cơ hội phát triển và xây dựng đời

sống kinh tế bắt đầu từ mảnh đất mà họ làm

chủ, dù chỉ là một mảnh đất nhỏ.

Trong các chế độ Cộng sản, bản chất của Cải

cách Ruộng đất là đảo lộn toàn bộ tổ chức

xã hội bằng cách phế bỏ quyền tư hữu đối

với tất cả ruộng, đất, vườn, ao, hoa màu,

trâu bò và dụng cụ sản xuất như cày, bừa,

cuốc, xẻng, cối xay lúa, cối giã gạo, v.v.... Nói

theo ngôn ngữ Việt cộng, đó là tiến hành cuộc

Cách Mạng Quan Hệ Sản Xuất trong đó có việc thay

đổi quyền làm chủ đất đai, quyền làm chủ tư

liệu sản xuất, và thay đổi quan hệ giữa

người với người (tức là tương quan chủ -

thợ). Có lẽ sự thay đổi tương quan chủ - thợ

có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất đối với số

phận của tất cả mọi nông dân từ bần nông

đến chủ đất, vì nó biến họ vĩnh viễn thành

những người thợ vô sản phục vụ cho chủ nhân

ông Cộng sản, trong một tương quan na ná hoặc

tệ hơn một nông nô dưới chế độ phong kiến.

Một hệ luận quan trọng của việc phế bỏ quyền

tư hữu là sự tập trung đất đai vào tay nhà

nước trong chế độ Cộng sản, thay vì chia nhỏ

đất đai như trong một chế độ dân chủ. Điều

này không phải là điều tình cờ phù hợp với

mục tiêu của Cải cách Ruộng đất mà ta đề cập

dưới đâỵ

2. Mục Tiêu Của Cuộc Cải Tạo Nông Nghiệp

Mục tiêu tối hậu của việc phế bỏ quyền tư

hữu đất đai là để giành giật khả năng và

quyền lực chính trị khỏi tay nông dân, và tập

trung quyền lực chính trị đó vào tay chế độ

chuyên chính vô sản. Những người thợ và trí

thức vô sản bị mất hết quyền lực chính trị

vì họ bị khống chế bởi tên chủ Việt cộng qua

hệ thống hộ khẩu và chế độ bình công chấm

điểm. Họ chỉ được đủ ăn tới một mức...

lúc nào cũng còn đói, nếu họ tuân theo những quy

luật do "tên chủ" Việt cộng đề rạ Trong tay họ

không có tài sản, không có tiền, không có vũ

khí; họ bị cô lập bởi hệ thống công an, bởi

thế; về phương diện quyền lực chính trị, mỗi

nông dân là một con số không trong chế độ

Cộng sản. Trong một chế độ dân chủ, một nông

dân dù nghèo rớt cũng còn có một chút vốn kinh

tế vì họ còn làm chủ được tấm thân của họ,

nghĩa là họ còn có một chút quyền lực chính

tri.. Đem gom góp hàng triệu những quyền lực

chính trị nho nhỏ đó, người ta có thể tạo nên

một thế lực tương đối lớn để tự bênh

vực mình.

Trong chế độ Cộng sản, nếu đem gom góp một

triệu con số không (của quyền lực chính trị của

mỗi nông dân), ta cũng vẫn chỉ được một con

số không thiệt tọ Hiểu được như thế, ta

hiểu được hậu quả của cuộc cải cách ruộng

đất đối với việc củng cố bộ máy đàn áp

kềm kẹp của Việt cộng ở miền Bắc.

3. Hậu Quả Ngắn Hạn Của Cuộc Cải Tạo Nông

Nghiệp

Qua sự tập trung đất đai, phương tiện sản

xuất và đoàn ngũ hoá nông dân thành giai cấp

nông nô sau cuộc Cải tạo Nông nghiệp, Việt cộng

hoàn toàn nắm hết tài nguyên, lương thực, khởi

sự xây dựng các nông trường quốc doanh, chuẩn

bị đạo quân xâm lược Lào và miền Nam Việt Nam

(Việt cộng gọi là lấy lương thực phục vụ

chiến trường "C" và "B"). Hậu quả trước mắt

của cuộc Cải tạo Nông nghiệp là giúp Việt cộng

xây dựng cơ sở vật chất để tiến hành chiến

tranh. Hậu quả pháp lý của cuộc Cải tạo Nông

nghiệp là việc định chế hoá các cơ cấu quyền

lực địa phương để tiến hành đấu tranh phi quy

ước trong nội bộ chống lại nhân dân miền

Bắc. Nói một cách rõ hơn, các hợp tác xã nông

nghiệp tại địa phương chính thức trở thành các

cơ sở ban phát quyền lợi, thực thi chính sách

và Bí thư Hợp tác xã, Bí thư Chi bộ xã là

những kẻ có toàn quyền sinh sát tại nông thôn

đã biến thành các cường hào ác bá dưới

triều đại xã hội chủ nghĩa của "Rợ Hồ". Tóm

lại, những hậu quả ngắn hạn và trước mắt là

những điều có lợi cho việc củng cố quyền

lực chính trị của giai cấp thống trị Cộng sản.

Nhưng, hậu quả về lâu về dài là một vấn đề

khác.

4. Hậu Quả Dài Hạn Của Cải Tạo Nông Nghiệp

Là một vấn đề mà Lênin, Stalin, Mao Trạch Đông,

Hồ Chí Minh và cấp đầu lãnh các Đảng Cộng

sản không nhìn thấy, hoặc vì ảo tưởng trên mây

nên đã nhìn sai và tiên đoán saị Đó là những

vấn đề liên quan đến năng suất lao động,

năng suất đất đai, cơ cấu sản xuất và thị

trường, đưa đến những bế tắc trong nền kinh

tế của mọi quốc gia Cộng sản. Vì chủ quan nghĩ

rằng quyền lực chính trị có thể giải quyết và

"cả vú lấp miệng em" đối với mọi bài toán

trong xã hội, các cấp đầu lãnh Cộng sản, và

Việt cộng nói riêng, đã bị vỡ mặt khi những

bế tắc kinh tế vượt ra ngoài khả năng kiểm

soát của Đảng và các cơ cấu quyền lực chính

trị địa phương biến thành các "sứ quân" tự

chuyên, tự quản nền kinh tế quốc giạ Nhưng,

đây là những chi tiết mà ta sẽ thảo luận khi đi

sâu vào các bài nghiên cứu sắp tớị

Một câu hỏi được đặt ra ở đây là cuộc Cải

tạo Nông nghiệp tại Bắc Việt đã diễn ra trong

hoàn cảnh nàỏ Để trả lời câu hỏi này, loạt

bài nghiên cứu sắp tới sẽ trình bày về bối

cảnh Địa lý, Kinh tế, Xã hội và Chính trị của

giai đoạn 1949-1957 được tóm lược trong Phần II

dưới đâỵ

IỊ Bối Cảnh Của Cuộc Cải Tạo Nông Nghiệp

Cuộc Cải tạo Nông nghiệp tại miền Bắc có thể

được coi như bắt đầu kể từ Sắc luật Giảm

tô số 78/SL ngày 14 tháng 7 năm 1949 và chính sách

thuế nông nghiệp của chính quyền kháng chiến

nằm trong toàn bộ của chính sách thuế khoá gồm

cả thuế Công-Thương nghiệp, sát sinh, Lâm-Thổ

sản, xuất nhập cảng, v.v... ra đời từ ngày 1

tháng 7 năm 1951 do Sắc luật số 42/SL của Hồ Chí

Minh.

Chính sách thuế Nông nghiệp là phát súng khởi

đầu cho các chiến dịch "phân mảnh định hạng"

các loại ruộng, "bình sản lượng", "bình diện

tích" mỗi mảnh đất để làm căn bản tính thuế,

sau đó tiến lên chiến dịch "chống phản động",

"đấu tranh giảm tô" kéo dài tới năm 1954 chỉ

được tạm chấm dứt khi chiến trường Điện

Biên Phủ bắt đầu nghiêm trọng và đưa đến

Hiệp định Genèvẹ Sau đó, Việt cộng miền Bắc

đã tạm ngưng cuộc đấu tranh Cải cách Ruộng

đất tới cuối năm 1955, đầu năm 1956, vì ba lý

do:

- Việt cộng còn bận lo đón tiếp bộ đội

miền Nam tập kết ra Bắc.

- Việt cộng còn phải đối phó với phong trào di

cư và cuộc đàn áp dân Ba Làng v.v....

- Việt cộng còn phải che dấu thủ đoạn tàn bạo

để trấn an lòng dân, che mắt các quan sát viên

quốc tế, và ổn định tình hình nội bô..

Giai đoạn thứ hai của đấu tranh Cải cách Ruộng

đất bắt đầu từ cuối năm 1955 đầu 1956 trong

đợt phóng tay phát động quần chúng đấu tranh

Cải cách Ruộng đất và lên đến mức độ tàn

bạo nhất trong đợt cải cách Điện Biên Phủ.

Để cho cuộc Cải cách Ruộng đất được nhanh

chóng và đồng đều, tại những vùng mới tiếp

thu và đồng bằng sông Nhị Hà, Việt cộng đã

tiến hành hai cuộc "đấu tranh giảm tô" và "đấu

tranh Cải cách Ruộng đất" vào một lần. Thể

thức đấu tranh cải cách ruộng đất cũng giống

như đấu tranh giảm tô, chỉ kháng ở mức độ

tàn bạo gia tăng và con số nạn nhân cũng gia tăng

do sự "càn đi, quét lại" và "tích tỷ lệ" mà ta

sẽ được giải thích trong những bài phân tích

sắp tớị

Điều đáng chú ý là chính sách Cải cách Ruộng

đất ở miền Bắc đã rập khuôn chính sách Cải

cách Ruộng đất của Trung Quốc mà không có sự

chế biến cho hợp với hoàn cảnh và tình trạng

nông nghiệp ở nước tạ

Các cán bộ Việt cộng có nhiệm vụ trong cuộc

Cải cách Ruộng đất đã học tập kinh nghiệm của

cán bộ Cộng sản Trung Quốc trong cuộc Cải cách

Ruộng đất ở Hồ Nam, quê hương của Mao Trạch

Đông. Tại Trung Quốc, gia cấp địa chủ điển

hình còn mang nặng tính chất phong kiến lãnh

chúạ Ngoài đồng ruộng thẳng cánh cò bay, một

địa chủ điển hình còn có lâu đài, dinh cơ

vàquân lính riêng để bảo vệ sản nghiệp cũng

như để đàn áp, bóc lột nhân dân. Trong cuộc

Cải cách Ruộng đất ở miền Bắc, một số lớn

những người bị gán là "địa chủ đại gian đại

ác" thường chỉ có mấy mẫu ruộng hoặc ít hơn,

nhưng thuộc thành phần có uy tín ở nông thôn,

và có thể trở thành chống đối Đảng và Nhà

nước.

Vậy, yếu tố giành giật độc quyền chính trị

là yếu tố quan trọng nhất của Cải cách Ruộng

đất, và do đó, Cải cách Ruộng đất là cơ hội

ngàn năm một thuở để Việt cộng đánh quỵ cả

thế lực tinh thần của Giáo hội Công giáọ

Nhiều vị Linh mục Công giáo cũng bị bắt, bị tra

khảo và bị giết, trong đó có Cha Thanh, đã từng

là Linh mục giảng huấn tại Tiểu Chủng viện Ba

Làng năm 1949-1950, một vị chân tu, hiền lành và

đạo đức cũng bị sát hại một cách dã man trong

tù.

Một cuộc cải cách tàn bạo, dã man nhất trong

lịch sử Việt Nam từ hồi lập quốc do chính

người Việt Nam để đàn áp chính người Việt

Nam, tại sao có thể thành công được? Câu trả

lời nằm trong chiến lược và sách lược của

Việt cộng trong Cải cách Ruộng đất.

IIỊ Chiến Lược Và Sách Lược Cải Cách Ruộng

Đất

Những cuộc nghiên cứu qua các nhân chứng của

cuộc cải cách ruộng đất đã cho người ta một

tầm nhìn sâu và rộng đối với quan niệm chiến

lược của Việt cô.ng. Một số cán binh Việt

cộng xâm nhập từ Bắc vào Nam và sau đó ra hồi

chánh đã cung cấp những dữ kiện vừa phong phú,

vừa chi tiết và cụ thể giúp ta nhìn thấy những

đường đi, nước bước có lớp lang của Việt

cộng, những chuẩn bị rất công phu, những mưu

mô lừa bịp tinh vi, che mắt ngay cả những đảng

viên Việt cộng từng vào sinh ra tử trong kháng

chiến.

Hồi chánh viên Nguyễn Văn Thân, Kỹ sư Thuỷ Lợi,

thuộc Bộ Thuỷ Lợi Bắc Việt, trước kia đã

tham gia cải cách ruộng đất tại Xóm Chuối tỉnh

Ninh Bình, tóm tắt quan niệm chiến lược của

Việt cộng như sau:

"Theo tài liệu của Đại hội Đảng chuẩn bị cho

cải cách ruộng đất thì việc đấu tranh giai

cấp giữa địa chủ và nông dân đã được đặt

ra ngay từ khi thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Họ nhận xét rằng từ 90% đến 95% dân chúng

Việt Nam là nông gia chuyên nghiệp, và trong số

này thì chỉ có khoảng 5% là địa chủ phú nông,

còn đa số đều là kẻ làm thuê, làm mướn, tá

canh, tá điền; do đó, nếu muốn làm cách mạng

xã hội, họ phải lôi cuốn được khối đa số

đó, phải thỏa mãn khối đa số đó bằng quyền

lợi để sau này nắm chặt khối đa số đó

bằng sắt máu...".

Lời tiết lộ ở trên chẳng những tóm tắt quan

niệm chiến lược mà còn phát hiện cả sách

lược của Việt cô.ng. Như ta đã từng định

nghĩa:

Chiến lược là toàn bộ một kế hoạch nhằm

vận dụng sức mạnh căn bản để đánh trúng địch

bằng những đòn chí tử cho tới khi nó gục ngã.

Và sách lược cũng là toàn bộ một kế hoạch

như chiến lược, duy có một điểm khác là để

đạt mục tiêu, toàn bộ kế hoạch sử dụng những

mưu kế để lừa địch, dụ khị địch và qua mặt

đi.ch.

Khi quan niệm rằng đa số dân Việt Nam là nông

dân và đa số nông dân là khối người nghèo và

cần phải lôi cuốn được đa số đó, Việt

cộng đã nói lên được khía cạnh chiến lược

của vấn đề. Sau hết, khi chủ trương phải thỏa

mãn khối đa số đó bằng quyền lợi để sau

này nắm chặt khối đa số đó bằng sắt máu,

Việt cộng nói lên khía cạnh sách lược tức là

phương án lừa bịp và dụ khị, qua mặt đi.ch.

Lừa bịp, dụ khị và qua mặt địch như thế nào

thì đó là những chi tiết kế hoạch sẽ được

trình bày trong nhiều bài sắp tới....

Những giai đoạn "đấu tranh" trước 1954

Đại Cương:

Trong kế hoạch nắm vững toàn bộ nông thôn miền

Bắc, Cộng sản phải tiến qua nhiều giai đoạn,

theo một kỹ thuật tinh vi bắt đầu bằng cuộc

Cải cách Ruộng đất được Đảng mệnh danh là

"một cuộc cải cách long trời lở đất" mà hậu

quả là khiến cho người dân trở thành một đoàn

người khiếp sợ Đảng, đến độ bảo sao cắm

đầu nghe vậy, không dám oán than ngay cả với

người thân trong gia đình.

Nhưng, bắt đầu một cách rất nhẹ tay, năm 1951,

Cộng sản Việt Nam lập ra một tứ thuế nông

nghiệp đánh vào tất cả những ai có ruộng,

vườn trồng trọt được hoa màụ Đến năm

1952-1953 là giai đoạn áp dụng chính sách giảm tô

mà thí điểm là khu Tư như Hoàng Hoá, Phú Thiện

và vùng Trung du Bắc Việt như Bắc Giang, Phú Thọ,

v.v... Chính sách giảm tô đã làm cho hàng ngũ địa

chủ kinh sợ, xuống tinh thần. Các tầng lớp phú

nông, trung nông lo lắng, và sốt sắng tham gia

cách mạng để cầu an vì sợ bị xếp hạng vào

thành phần địa chủ. Trái lại, các tầng lớp

bần nông, cố nông thì sung sướng, thỏa mãn.

Đến năm 1954, chính sách được áp dụng ở Nghệ

An và Trung du Bắc Việt, mặc dầu ở mức tương

đối tàn bạo, nhưng so với năm 1956 hãy còn

được coi là... ôn hòạ

Từ 1954 đến 1955, chính sách Cải cách Ruộng

đất tạm ngưng tiến hành vì Việt cộng đặt

nặng vấn đề chống phong trào di cư, tranh thủ

quần chúng để giữ dân ở lạị

Tới giữa năm 1955, cuộc di cư hoàn tất, việc

phân chia lãnh thổ đã rõ ràng, chính quyền Cộng

sản bắt đầu áp dụng chính sách Cải cách Ruộng

đất trên toàn lãnh thổ Bắc Việt. Việc áp

dụng được thi hành theo từng đợt, mỗi đợt

từ 1 tới 3 tháng với khẩu hiệu: "dựa vào bần

cố nông, đoàn kết trung nông, liên hiệp phú

nông, đánh đổ toàn bộ giai cấp địa chủ".

Trong phạm vi bài này, ta sẽ nghiên cứu Thời Kỳ

Đấu Tranh Cải Cách Ruộng Đất trước năm 1954,

và bài kế tiếp sẽ nghiên cứu chi tiết thời kỳ

sau 1954....

oOo

Dựa theo kinh nghiệm đấu tranh tại Hoa Lục, cuộc

Cải cách Ruộng đất tại Bắc Việt lần lượt

trải qua các giai đoạn căn bản sau đây:

- Giai đoạn thi hành chính sách thuế nông nghiệp.

- Giai đoạn phóng tay phát động quần chúng đấu

tranh chống phản động (đấu tranh chính trị).

- Giai đoạn phóng tay phát động quần chúng đấu

tranh giảm tô giảm tức.

- Giai đoạn phóng tay phát động quần chúng đấu

tranh Cải cách Ruộng đất.

Nếu hiểu như trên thì, trong Kế hoạch Cải cách

Ruộng đất, hai giai đoạn đầu là phần chìm hay

là phần chuẩn bị, giai đoạn đấu tranh giảm tô

là phần làm thử để rút tỉa kinh nghiệm, và

giai đoạn sau chót là phần nổi hay là phần thực

hiện. Để nắm vững toàn bộ Kế hoạch Cải cách

Ruộng đất của Cộng sản Việt Nam, ta hãy quay

trở lại giai đoạn 1951, khi chính sách thuế nông

nghiệp mới được ban hành.

oOo

Thời Kỳ Trước Hiệp Định Genève 1954

Ị Chính sách Thuế Nông Nghiệp

Như đã nói trong bài trước, chính sách thuế

nông nghiệp của Chính quyền Kháng chiến nằm

trong toàn bộ chính sách thuế khoá gồm cả thuế

Công nghiệp, Thương nghiệp, Sát sinh, Lâm sản,

Thổ sản, Xuất nhập cảng v.v... ra đời từ ngày

1 tháng 7 năm 1951 do sắc lệnh số 40/SL. Nhưng,

trong tất cả mọi thứ thuế thì thuế Nông nghiệp

là nguồn lợi căn bản thay thế các loại thuế có

từ trước như thuế ruộng đất, đảm phụ Quốc

phòng, công phiếu Kháng chiến, ủng hộ chiến sĩ

mùa Đông v.v.... Thuế Nông nghiệp nhằm cung ứng

một số lượng lương thực và tài chánh lớn lao

cho Việt cộng trong nỗ lực chiến tranh ngày càng

cấp bách và nặng nề.

Hai nữa là, một phần của chính sách Cải cách

Ruộng đất, thuế Nông nghiệp là một đòn phủ

đầu để đánh quỵ những thành phần có nhiều

ruộng đất, mà chưa cần dùng tới bạo lực.

Một số địa chủ không chịu nổi thuế cao quá,

phải tự động hiến ruộng đất cho Đảng và Nhà

nước (lúc đó còn mệnh danh là "Chính quyền

Kháng chiến"). Một số khác, nếu không hiến

đất cho Đảng và Nhà nước, dĩ nhiên sẽ không

đủ sức nộp thuế theo đúng sự đòi hỏi của

Nhà nước. Như thế là chính họ đã gián tiếp

kết bản án cho mình trong giai đoạn sắp tớị

Sau hết, trong việc thi hành chính sách thuế Nông

nghiệp, Cộng sản để cho dân bình nghị lẫn nhau,

nghĩa là người nọ ấn định mức lợi tức của

người kia để cán bộ dựa vào đó bổ thuế

theo tỷ lệ thuế của chính quyền. Khi để cho dân

chúng bình nghị lẫn nhau, Cộng sản đã tự đề

cao là chúng theo chính sách dân chủ, nhưng thực

ra, dụng ý của Đảng là mượn tay người để

đánh người, gây mầm đấu tranh căn bản theo

chiến thuật của Cộng sản là "lấy mâu thuẫn

diệt mâu thuẫn".

Theo tài liệu chính thức, được phổ biến trên

tờ Cứu Quốc số 2080 ngày 6-7-1952, thì tất cả

những nông dân nào có mức lợi tức trung bình

từ 71Kg gạo một năm trở lên đều phải nộp

thuế. Thuế Nông nghiệp là thứ thuế lũy tiến,

lợi tức càng lớn thì tỷ lệ thuế càng caọ

Phân Hạng Thuế Nông Nghiệp

Phân hạng Phân hạng Lợi tức trung bình

mỗi đầu người Tỷ lệ thuế

1 từ 71Kg tới 95Kg 5%

2 96Kg - 115Kg 6%

3 116Kg - 135Kg 7%

4 136Kg - 155Kg 8%

5 156Kg - 175Kg 9%

6 176Kg - 205Kg 10%

7 206Kg - 235Kg 11%

8 236Kg - 265Kg 12%

9 266Kg - 295Kg 13%

10 296Kg - 325Kg 14%

11 326Kg - 355Kg 15%

12 356Kg - 385Kg 16%

13 386Kg - 425Kg 17%

14 426Kg - 465Kg 18%

15 466Kg - 505Kg 19%

16 506Kg - 545Kg 20%

17 546Kg - 585Kg 21%

18 586Kg - 625Kg 22%

19 626Kg - 665Kg 23%

20 666Kg - 705Kg 24%

21 706Kg - 775Kg 25%

22 776Kg - 805Kg 26%

23 806Kg - 855Kg 27%

24 856Kg - 905Kg 28%

25 906Kg - 955Kg 29%

26 956Kg - 1005Kg 30%

27 1006Kg - 1055Kg 31%

28 1056Kg - 1105Kg 32%

29 1106Kg - 1155Kg 33%

30 1156Kg - 1215Kg 34%

31 1216Kg - 1275Kg 35%

32 1276Kg - 1335Kg 36%

33 1336Kg - 1395Kg 37%

34 1396Kg - 1455Kg 38%

35 1456Kg - 1515Kg 39%

36 1516Kg - 1575Kg 40%

37 1576Kg - 1635Kg 41%

38 1636Kg - 1695Kg 42%

39 1696Kg - 1755Kg 43%

40 1756Kg - 1815Kg 44%

41 1816Kg trở lên 45%

Theo bảng phân hạng thuế này thì, trên lý thuyết,

tỷ lệ thuế tối đa là 45% mức lợi tức trung

bình, nhưng trên thực tế, qua kỹ thuật "bình

nghị", chính quyền có thể khiến một người khá

giả phải đóng thuế tới... 100% lợi tức. Ví dụ:

Mức lợi tức trung bình của nông dân A là 1800Kg,

chính quyền có thể vận động để dân "bình

nghị", gán cho nông dân A mức lợi tức là...

4000Kg và khi phải đóng theo tỷ lệ 45% thành 4000 X

45/100 = 1800Kg, thế là nông dân A bị phá sản, vì

làm được bao nhiêu phải nộp thuế hết.

Trước khi bình nghị, cán bộ Đảng lãnh đạo

việc "phân mảnh định hạng" tức là xếp hạng

từng mảnh ruộng tùy theo đất cao, thấp, tốt,

xấu theo thứ tự A, B, C v.v....

Kỹ thuật bình nghị gồm có "bình sản lượng" và

"bình diện tích". Khi đã "phân mảnh định hạng"

xong, cán bộ thuế triệu tập nông dân, gồm tá

điền và chủ điền, để "bình sản lượng", tức

là ấn định mức năng suất của một mảnh ruô.ng.

Điểm cốt yếu của kỹ thuật "bình sản lượng"

là Đảng dùng những phần tử cốt cán là các tá

điền có đảng tịch, hoặc có cảm tình với Đảng

để "bình sản lượng".

Những người này xác nhận mảnh ruộng do mình

canh tác có một sản lượng thật caọ Dĩ nhiên,

người chủ điền hay những người có mảnh ruộng

kế cận, cùng một hạng, phải chấp nhận mà

không có cách gì thanh minh; bởi vì, trên danh

nghĩa, người tá điền là người trực tiếp cày

cấy trên mảnh ruộng và biết được năng suất

của mảnh ruô.ng. Nếu người chủ đất khai báo

một năng suất thấp, mọi người dễ dàng tin

rằng chủ đất đã khai gian để trốn thuế.

"Bình diện tích" nghĩa là xác định lại diện

tích của từng thửa ruô.ng. Mặc dù trong trích

lục của mỗi thửa ruộng đều có ghi diện tích

đó, nhưng cán bộ thuế không chấp nhận, viện

cớ rằng nhân viên của Chính phủ Bảo hộ thời

xưa đã ăn tiền của chủ điền mà bớt diện

tích để bớt thuế.

Dĩ nhiên, khi "bình diện tích" thì bao giờ thửa

ruộng cũng bị gán cho một diện tích lớn hơn,

mặc dù không có đo lường chính xác. Sau khi đã

"bình sản lượng" và "bình diện tích" thì tổng

số thu hoạch của một thửa ruộng chính là sản

lượng nhân với diện tích. Ví dụ: Một thửa

ruộng có diện tích 3 mẫu và có sản lượng 2

tấn mỗi mẫu, thì tổng số thu hoạch của thửa

ruộng là 3 mẫu X 2tấn/mẫu = 6 tấn mỗi năm.

Giai đoạn áp dụng chính sách thuế Nông nghiệp

đã hoàn toàn thành công, với kết quả là chính

quyền vơ vét được một số lượng tài lực

lớn lao, đồng thời gây nên được mầm mống

mâu thuẫn "bình nghị".

oOo

Tới đây, ta cần ôn lại một số danh từ và lề

lối làm ăn sinh sống của nông dân trong giai đoạn

Cải cách Ruộng đất của Việt cô.ng. Những danh

từ như tá điền, điền tốt, bần cố nông,

bần nông, trung nông, phú nông, địa chủ là những

danh từ chỉ các loại nông dân chuyên nghiệp tùy

theo mức độ tài sản mà họ có.

Một bần nông, theo định nghĩa của Việt cộng,

là một nông dân nghèo không có đất đai để

cày cấy, hoặc chỉ có mấy sào ruộng là tối

đạ Một bần cố nông là một người suốt đời

chỉ là một nông dân nghèo (vô sản). Một trung

nông, theo định nghĩa của Việt cộng, là một

người có một vài mẫu ruộng trở lạị Một phú

nông là người có cả chục mẫu ruộng trở lên.

Một trung nông hay phú nông có thể là một địa

chủ nếu người đó không trực tiếp canh tác mà

thuê người khác làm cho mình. Một điền tốt là

một nông dân đi làm công cho một địa chủ và

được trả công như một người thơ.. Một tá

điền là một nông dân mướn đất của địa chủ

với điều kiện phải trả một mức lời nào đó

cho địa chủ, theo từng mùa canh tác. Số lời đó

được gọi là địa tô và lối làm ăn như thế

gọi là "tá canh" hay "làm rẽ". Số lời (địa tô)

chia cho chủ đất có thể dưới hình thức tiền

bạc hoặc hoa màu; ví dụ như trong giai thoại ông

Trạng Quỳnh cấy rẽ đất của Bà Chúa (có lẽ

thời Vua Lê, Chúa Trịnh). Những nông dân trực

tiếp canh tác đất của mình thì gọi là "trực

canh".

Trong thời kỳ chiến tranh Viê.t-Pháp, một số

đông nông dân bỏ vùng mất an ninh để về Tề,

và Việt Minh đã khuyến khích những người khác

chiếm hữu đất đai bỏ lại để canh tác. Tình

trạng này được gọi là "chiếm canh", một vấn

đề tế nhị về chính trị, đã được chính

quyền Quốc gia dưới chế độ Bảo Đại giải

quyết bằng cách chấp nhận cho những người

chiếm canh được hưởng toàn bộ hoa lợi do họ

làm ra, tuy nhiên quyền sở hữu đối với ruộng

đất vẫn thuộc chủ đất nếu họ trở về canh

tác (Thông điệp đầu Xuân Ân lịch 1951 của Quốc

Trưởng Bảo Đại).

Vấn đề định nghĩa các thành phần bần nông,

trung nông, phú nông và địa chủ là vấn đề rất

quan trọng đối với Việt cộng trong việc ngầm

xác định ai là đối tượng cần liên hiệp và ai

là đối tượng cần tiêu diệt trong giai đoạn

đấu tranh chính trị sắp tớị Gọi là ngầm xác

định vì, trong giai đoạn "Thuế Nông Nghiệp",

Việt cộng chưa công khai hoá chủ trương tiêu

diệt địa chủ mà chỉ nhắm vào một số nạn nhân

có tính cách điển hình, và "tội danh" của họ

dựa trên "căn bản pháp lý" của Thuế Nông

Nghiệp, chứ không phải trên căn bản thành phần

giai cấp.

2003-10-19 21:47:06

3. Giai Đoạn Đấu Tranh Chính Trị

Như đã nói trong giai đoạn thi hành Thuế Nông

Nghiệp, Việt cộng đã dùng đảng viên xúi giục

một số nông dân, nhất là bần nông làm tá

điền, gán cho những thửa ruộng mà họ cày cấy

có một năng suất rất cao, khiến cho người chủ

đất phải trả một số thuế nhiều khi tới 100%

hoặc trên 100% số thu hoa.ch.

Người chủ đất nạn nhân chỉ có hai sự lựa

chọn, hoặc chịu đầu hàng bằng cách hiến đất

cho Đảng và Nhà nước (lúc đó còn mệnh danh là

"Chính quyền Kháng chiến"), hoặc ỳ ra đấy vì

không đủ sức nộp thuế theo đúng sự đòi hỏi

của Chính sách Thuế Nông nghiệp. Bằng cách thứ

hai, họ đã tự kết bản án cho mình trong Giai

đoạn Đấu tranh Chính trị mà Việt cộng gọi là

"phát động quần chúng đấu tranh chống phản

động".

Trong giai đoạn "phát động quần chúng đấu tranh

chống phản động", Đảng Cộng sản nhắm vào ba

mục đích chính yếụ

Mục đích thứ nhất là Đảng dùng bạo lực của

quần chúng để đánh quỵ bớt một số phần tử

lừng khừng chống đối nguy hiểm, trong đó có

một số địa chủ, nhưng Đảng chưa để lộ kế

hoạch đấu tranh giai cấp hạ địa chủ. Tất cả

những phần tử bất mãn với chính sách của

Đảng, nhất là chính sách Nông nghiệp đều bị

quy cho tội "phản động", "thông với giặc".

Mục đích thứ hai là Đảng chuẩn bị kỹ thuật

đấu tranh bạo lực, luyện tập cho cán bộ quen

với các kỹ thuật xâm nhập. khai thác mâu thuẫn,

đấu tranh bạo động dành cho cuộc Cải cách

Ruộng đất.

Mục đích thứ ba là Đảng muốn vơ vét dân công

và tân binh, đồng thời làm áp lực thu thuế

Nông nghiệp. Đảng đã đạt được mục đích này

vì nhiều người bở vía trước cuộc đấu tranh

bạo lực đã xung phong đi dân công hoặc đi tân

binh, giúp Đảng giải quyết được nhu cầu cấp

bách của chiến tranh.

Cuộc "phát động quần chúng đấu tranh chống

phản động" đã lấy đề tài Thuế Nông nghiệp

và Đảng muốn nhóm họp Đại hội Nông dân để

nêu câu hỏi: "Tại sao có người chưa thanh toán

thuế?".

Anh Nguyễn Văn Thân, một hồi chánh viên, đã kể

lại một cách tóm lược nội dung một buổi Đại

hội Nông dân như sau:

"Chủ tọa của buổi họp là những phần tử nông

dân cốt cán, nghĩa là đảng viên hoặc cảm tình

viên, và họ đã nắm trong tay một danh sách những

phần tử cần phải triệt ha.. Khi nêu câu hỏi về

việc thiếu thuế Nông nghiệp, chủ tọa đoàn kêu

tên một người thiếu thuế và ra lệnh du kích

trói nạn nhân lại, treo lên, rồi dùng cực hình

tra tấn, đánh đập, mớm cung để nạn nhân khai

tội "chủ mưu xúi giục" cho những người có tên

trong danh sách có sẵn, tức là sổ đen của Đảng.

Nhờ kỹ thuật này, Đảng đã bắt đầu bằng

một người thiếu thuế Nông nghiệp mà kết tội

những phần tử đối lập chính trị nằm trong

sổ đen, không nhất thiết phải là những người

thiếu thuế. Và, tất cả những tội nhân, sau khi

bị đánh đập tra tấn theo kỹ thuật mớm cung,

lần lượt từ người này chuyền lan tội lỗi

sang người khác, họ bị giam giữ để chờ ngày ra

Tòa án Quân sự Tỉnh".

Tóm lại, một nông dân thiếu thuế Nông nghiệp

được dùng làm đầu nối để triệt hạ những

kẻ đối lập bị Việt cộng mệnh danh là "việt

gian", "phản động" hay "theo Tây". Đó là điểm

mấu chốt của phong trào "phát động quần chúng

đấu tranh chống phản động".

Cuộc "đấu tranh chống phản động" được phát

động vào khoảng cuối năm 1952, đầu năm 1953,

đã làm nông thôn kinh hoàng nghẹt thở. Và kế

tiếp theo đó, Đảng cho phát động "đấu tranh

giảm tô" vào khoảng tháng 4 năm 1953.

IIỊ Đấu Tranh Giảm Tô

Cuộc "phóng tay phát động quần chúng đấu tranh

giảm tô giảm tức" là cuộc thí nghiệm thực sự

của kỹ thuật Cải cách Ruộng đất theo phương

pháp Cộng sản.

Để phát động đấu tranh, Đảng tổ chức những

"Đội đấu tố", gồm những cán bộ đã được

Trung Cộng huấn luyện, và gửi họ xâm nhập vào

làng. Những "Đội đấu tố", này về sau trở

thành các "Đội Cải cách Ruộng đất", đã giả

dạng làm nông dân và được các Uỷ ban Hành chánh

làng, xã giới thiệu tới cư ngụ tại những gia

đình nghèo nhất trong xã.

Các Đội này áp dụng một kỹ thuật tâm lý

chiến rất tinh vi để mua chuộc cảm tình những

gia đình nông dân nghèo nơi họ cư ngụ, đó là kỹ

thuật tam cùng: cùng ăn (góp phần ăn chung), cùng

ở (cùng ở chung một nhà) và cùng làm (mà không

lấy công). Đây là giai đoạn chuẩn bị đấu

tranh, một giai đoạn quan trọng nhất, gồm ba mục

tiêu:

- Mua chuộc tình cảm nông dân nghèọ

- Gây căm thù giữa các nông dân nghèo đối với

địa chủ và xúi giục họ đấu tranh.

- Điều tra tỉ mỉ các gia đình khác trong làng,

xã.

Kỹ thuật "tam cùng" này rất thành công. Sau khi

đã chịu sống cực khổ với bần nông, giúp đỡ

tận tình trong mọi công việc, mua chuộc được

cảm tình của bần nông, "cán bộ tam cùng" bắt

đầu rỉ rả nhồi sọ, tuyên truyền cho bần nông

căm thù địa chủ là chính địa chủ đã gây nên

cảnh cùng khổ cho ho.. Sau khi gây được căm thù,

cán bộ tam cùng phải thuyết phục bần nông đứng

lên đấu tranh tiêu diệt địa chủ.

Khi đã thuyết phục được một bần nông chịu

đứng lên đấu tranh với địa chủ, cán bộ gọi

là đã "xây dựng được một rễ". Một "rễ"

phải ưu tiên là một thân nhân gần nhất của

địa chủ có tội, chẳng hạn như là vợ bé, con

gái, con nuôi, hoặc gia nhân,... vì trong trường

hợp như vậy, những lời tố cáo (vu oan giá họa)

của "rễ" đối với địa chủ sẽ gây được xúc

động tâm lý mạnh mẽ hơn.. Nếu không tìm được

người có liên hệ gần với địa chủ thì phải

tìm người có liên hệ xa, và nếu cùng quá không

tìm được người có liên hệ xa gần thì mới

phải tìm người ngoài để "xây dựng rễ".

Khi đã xây dựng được một rễ, lại có thể

móc nối thêm các rễ khác làm thành một "chuỗi

rễ". Trong trường hợp cán bộ không thuyết phục

được một "rễ" thuận ý đấu tranh với địa

chủ, cán bộ nói là "gặp phải rễ thối". Sau bao

nhiêu công lao "tam cùng", họ lại phải đi tìm một

"rễ" khác.

Anh Nguyễn Văn Thân, và một số nhân chứng hồi

chánh viên khác, đã kể lại những mẩu giai thoại

bi hài về "Đấu tranh Giảm tô" như:

".... Cảnh sống tam cùng đã đưa đến nhiều

bi-hài kịch: Có khi đội viên là một chàng trai

mà gia đình bần cố lại có con gái lớn nên

chuyện hủ hóa đã xảy ra; hoặc giả khi người

nghèo khổ nhất làng lại là một bà cụ già bị

bệnh thần kinh, ăn nói bất nhất, hoặc một

người có lương tâm tốt nên dù đội viên Cải

cách Ruộng đất có cố gắng đến mấy, họ cũng

không thể hoặc không chịu đứng ra tố người

địa chủ, nhất là khi họ đã từng chịu ơn của

người địa chủ đó. Vì vậy mới có danh từ

"rễ thối" để chỉ các loại này...".

Sau khi đã chuẩn bị xong các nhân vật chính trong

cuộc đấu giảm tô, các Đội Cải cách Ruộng

đất mới ra mắt công khai tại làng, xã, và lập

tức, các cơ cấu tổ chức cũ như Uỷ ban Hành

chánh Xã v.v... đều bị giải tán để giao quyền

hành lại cho Đội và những phần tử cốt cán

đảm nhiệm. Làng xã lúc đó lập tức bị phong

tỏa, chỉ riêng Đội Cải cách có thể liên lạc

bằng đường dây điện thoại với trung ương

hoặc cấp trên của họ là Đoàn Cải cách Ruộng

đất. Các địa chủ liền bị cô lập, giam lỏng

hoặc bị quản chế thực sự, tài sản của họ bị

niêm phong.

Tất cả gia đình của địa chủ cũng bị cô lập,

bị khủng bố tinh thần, bị nhục mạ, trẻ con

được xúi giục ném đá, đánh đập gia đình

địa chủ mà họ không có quyền phản ứng lại,

người lớn được quyền chửi bới gia đình

địa chủ mỗi khi gặp mặt. Chẳng những gia đình

địa chủ lâm vào cảnh cùng đường, mà thân nhân,

bạn bè cũng bị đẩy vào tuyệt lô.. Những

người này, nếu còn giữ cảm tình với gia đình

địa chủ, tìm cách ngấm ngầm giúp đỡ hoặc

bênh vực địa chủ mà bị Đội Cải cách phát giác

là sẽ bị ghép vào tội "Liên quan phản động".

Phần chính của tấn kịch Đấu Giảm tô là phần

"Thoái Tô", "Đấu Địa Chủ" và "Xử án Địa chủ".

oOo

Ta biết rằng việc giảm tô đã được "Chính

quyền Kháng chiến" quy định bằng một sắc lệnh

số 78/SL ngày 14 tháng 7 năm 1949 ấn định một

mức chung là giảm đi 25%. Điều này có nghĩa là

ưu đãi các tá điền và theo luật mới, địa chủ

phải giảm bớt số lời ("địa tô") đánh trên tá

điền.

Vì lề lối làm việc luộm thuộm ở nông thôn,

khi địa chủ giảm tô cho tá điền chẳng hề có

việc ghi biên lai làm bằng chứng. Vì thế, 4 năm

sau, khi có phong trào Đấu Giảm tô, địa chủ bị

coi như không hề giảm tô cho tá điền theo như

sắc lệnh, và Đội Cải cách hướng dẫn tá

điền "khai nợ" để đòi địa chủ phải "Thoái

tô" cho tá điền, nghĩa là hoàn trả cho tá điền

số địa tô thặng dư mà địa chủ đã lấy một

cách trái phép (theo sự "mớm cung" của cán bộ

Cải cách và sự khai gian của tá điền). Số nợ

"thoái tô" này nhiều hay ít là do Đội ấn định

trước, tùy theo số tài sản, nữ trang của địa

chủ mà "Đội" đã điều tra biết được.

oOo

Sau khi "xây dựng" xong "chuỗi rễ" và trước khi

địa chủ bị đem ra tố khổ, đội viên Cải cách

phải nhồi sọ "chuỗi rễ" qua một khóa học về

"Tội ác của địa chủ", dạy họ cách nói, cách kể

tội... với những bằng chứng ngụy tạo, như lời

anh Nguyễn Văn Thân thuật lại dưới đây:

".... Chủ yếu là dạy họ tả chân với những

chứng tích cụ thể (nhưng gian trá) để làm xúc

động quần chúng. Thí dụ như một cái sẹo cũ bị

ngã từ hồi còn bé sẽ được trình bày là vết

dao chém của địa chủ ác ôn, hoặc cặp mắt bị

kèm nhèm, mù lòa vì bệnh đau mắt hột hay lông

quặm (trichiasis) sẽ dùng để tố là địa chủ ác

ôn bắt thức khuya, dậy sớm chăn heo, nuôi gà,

không cho ngủ.... Hoặc nếu một bà lão rụng tóc

hết vì già hay vì bệnh hoạn thì sẽ dùng chứng

tích này để tố địa chủ nắm tóc giựt, đánh

đập.... Nếu là phụ nữ thì sẽ tố rằng bị

địa chủ hiếp dâm hàng trăm lần v.v...".

Sau khi lập xong "bản tội ác" của từng địa chủ,

các đội viên Cải cách bắt đầu tập dượt các

"chuỗi rễ" cho thuần thục về "Cách tố khổ

địa chủ trước quần chúng", y như như công việc

của Đạo diễn và Diễn viên trước khi trình

diễn. Họ phải học tập từ cách ăn nói, tới

điệu bô.... trước một hình nộm địa chủ.

Tiếp đó, Đội Cải cách mới công bố "Ngày

đấu tố".

".... Trong thời gian này, dân làng rất sợ sệt

và ngoan ngoãn, nhất là các thành phần trung nông

và phú nông, bảo họp là họ đi họp, bảo khóc là

họ khóc, bởi ai cũng sợ bị "nâng" lên thành

phần địa chủ. Đại hội họp mấy đêm liền,

mỗi đêm sẽ có một "rễ" chính lên tố khổ kể

tội địa chủ với sự phụ họa của một vài "rễ"

phu.. Đại hội này được gọi là "ôn nghèo kể

khổ". Trước khi lập báo cáo, Đại hội được

xem trình chiếu phim "Bạch Mao Nữ" (một nhân vật

với cốt truyện của Trung Quốc). Truyện phim nói

về một cô gái đi ở cho địa chủ, sau bị tên

này hiếp dâm, áp bức, hành hạ, nên cô ta phải

trốn lên núi theo "Cách Mạng" cho đến khi Đội

Cải cách Ruộng đất về làng, cô mới trở lại

thì tóc cô đã bạc trắng.

"Ảnh hưởng của cuốn phim đã tác động sâu

đậm trong tâm lý quần chúng nông thôn chất

phác. Họ đã xúc động, khóc thật sự trước

cảnh dã man, tàn ác của tên địa chủ trong phim ảnh

vừa chiếu thì, ngay sau đó, Đội Cải cách liền

đưa các "rễ" ra trình diện nông dân và kể

khổ. Thế là khí thế sắt máu của giai cấp bần

cố nông nổi dậy theo tiếng khóc, tiếng kể lể

của các "rễ", đã được Đội cho học tập từ

trước. Khí thế ghê rợn đó đi từ việc hô

các khẩu hiệu "đả đảo địa chủ cường hào"

đến việc ký tên vào quyết nghị xin xử tử

hoặc kết án tù tên địa chủ cường hào đó.

Thư ký Đội Cải cách sẽ lập biên bản phiên Đại

hội, lập báo cáo điển hình và trình lên Đoàn

Uỷ duyệt lại để xin quyết định của Trung ương.

Mấy hôm sau, Đoàn gửi công văn xuống chỉ thị

rằng Trung ương đồng ý với bản án của... toàn

dân đưa rạ

"Sau đó là việc tổ chức "Pháp trường đấu".

Các đội viên Đội Cải cách Ruộng đất sẽ

không tham dự nữa mà phải xây dựng (huấn

luyện, nhồi sọ) cho các gia đình bần cố "chuỗi

rễ" làm việc đấu tố, và lập Tòa án nhân

dân, gồm có: Chủ tịch đoàn và các Uỷ viên Hội

đồng Tòa án là các thành phần "chuỗi rễ" đã

được các đội viên "xây dựng", không có Luật

sư bào chữa cho bị can, có Đoàn Uỷ và chính

quyền địa phương tham dư.. Bị can là các địa

chủ cường hào đã bị giam từ trước và đến

khi đó, bị giải ra "đấu trường" tại sân đình

hay sân trường làng, toàn thể dân làng đều

phải có mặt và tập trung theo thành phần để

tham dư.. Trong phiên đấu này, các "chuỗi rễ"

đã được huấn luyện cũng lại đứng ra kể

tội, tố một cách tóm tắt hơn, và sau đó, vì

không có Luật sư nên "Tòa" cho phép "bị can" tự

bào chữa; tuy có hình thức "dân chủ" như thế,

nhưng thực ra, bị can chỉ còn cách cúi đầu nhận

tội, nếu người nào ngoan cố không nhận, hoặc

nói sai ý của Chủ tịch đoàn thì lập tức Chủ

tịch đoàn hô khẩu hiệu đả đảo và nông dân

tham dự ở dưới hô theo để áp đảo tinh thần

bị can và cấm không cho bị can nói tiếp. Sau đó,

Chủ tịch đoàn chỉ việc tuyên án bị can theo một

bản án đã do Trung ương định sẵn".

Đoạn dưới đây thuật lại một cuộc đấu tố

với những tội nhân điển hình tại Xóm Chuối,

tỉnh Ninh Bình, khi Đội Cải cách về làng và anh

Nguyễn Văn Thân được cử làm Thư ký Đội:

".... Đoàn tôi về thi hành chính sách tại Ninh

Bình. Đoàn trưởng là anh Thu, đã từng là Chính

uỷ Trung đoàn và lúc đó đang làm Tỉnh uỷ viên.

Tôi thuộc Đội 6. Đội trưởng là chị Văn, lúc

đó mới 20 tuổi, mồ côi, đi ở đợ cho địa

chủ từ nhỏ và đã tham gia Cải cách Ruộng đất

các đợt 1, 2, 3 và 4 với tư cách "rễ". Đợt

này là đợt thứ 5 chị được đề cử làm Đội

trưởng. Về văn hoá, chị chỉ biết ký tên mà

thôi, nhờ chúng tôi dạy cho chi.. Đội chúng tôi

được cử về Xóm Chuối, tỉnh Ninh Bình. Xóm này

rất nghèo, số gia đình có khoảng trên 100, và

thực tế thì chúng tôi chỉ thấy có 3 gia đình

tạm gọi là khá giả, nghĩa là có từ 10 đến 15

mẫu ruộng, có ao, có vườn. Thứ nhất là gia

đình ông Quản Năm, có con là Thiếu tá Trung đoàn

phó 3/14, có 15 mẫu ruộng, con cháu đông nên chỉ

mướn 3 anh tá điền làm công. Chúng tôi về "xây

dựng" 3 anh này để đứng ra tố ông Quản Năm,

nhưng 3 anh không chịu, nên sau phải vận động cô

cháu họ của ông cụ tên là Min đứng ra đấụ Gia

đình thứ hai có 10 mẫu ruộng, nhưng lại giao cho

người cháu quản lý, còn chính gia chủ lại đi

buôn bán ở thị xã Hà Nam, có con đi bộ đội

chết (tử sĩ); sau, người cháu sợ bị ghép tội

"Liên quan phản động" nên đứng ra đấu tố gia

đình ông nàỵ Gia đình thứ ba là gia đình bà

Quản Hảo, một thành phần địa chủ mới giàu do

công khó làm ăn vì ruộng đất toàn do con cái

tự canh tác, không mượn ngườị Đội tôi đưa

cháu gái đứng ra tố bà cộ

"Sau khi tìm được ba địa chủ, xây dựng được

"chuỗi rễ", Đội tôi làm báo cáo điển hình

về Đoàn xin duyệt y, nhưng Đoàn không chấp

nhận vì chưa đạt tiêu chuẩn tỷ lệ là 5% và

Đội tôi phải "cố" làm sao để nâng số gia

đình địa chủ lên 5 ngườị Làm đi làm lại,

Đội tôi đành chịu thua nên Đoàn phải cử một

anh cố vấn tên Thanh về để giúp giải quyết.

Anh Thanh này có thành tích chuyên môn phát hiện

địa chủ; nên sau khi có sự giúp đỡ của anh ta,

chúng tôi có thêm hai gia đình địa chủ nữa để

đấu tố. Hai gia đình này chỉ có một hai mẫu

ruộng, nhưng có xe đạp, có con đi học ở Hà

Nội, và nhất là một trong hai gia đình địa chủ

có lần đi lính cho Pháp trước rồi sau về làm

Phó lý tên gọi là Phó Hội Khạ

"Khi đã xây dựng đủ số 5 gia đình cường hào

địa chủ, chúng tôi lập báo cáo và khi đó Đoàn

mới duyệt phương án và đòi phải có ít ra là 2

cường hào ác bá phải bị xử tử. Chúng tôi

định đưa bà Phó Hội Kha ra làm vật hy sinh vì

ông chồng bà trước kia đi lính cho Pháp và làm

Phó lý, tuy nay đã chết, nhưng nợ máu vẫn còn

và bà vợ phải trả. Nhưng, bà Phó Hội Kha nghe

được tin này đã thắt cổ tự tử trước khi

bị chúng tôi đưa ra đấu trường. Tuy vậy, khi

lập Tòa án Nhân dân, bà Phó Hội Kha vẫn bị xử

khuyết tịch và bị tịch biên gia sản để trả lại

cho nông dân.

"Riêng tôi được phân công "bắt rễ" với một

bà 55 tuổi, không con, có họ với ông Quản Năm.

Bà này bị bệnh thần kinh nhe.. Tôi đã phải áp

dụng kỹ thuật "tam cùng" thật là khổ sở: ăn

đói, ngủ thiếu, làm khổ, nên trong thời gian

này, tôi bị sút năm, sáu Kí-lô, và điều nản

nữa là bà này lại là một "rễ thối", nghĩa là

bà ta chẳng nói, chẳng hiểu và chẳng làm gì

cả. Sau, tôi phải bỏ lờ bà ta để tìm một "rễ"

khác để xây dựng, đó là anh Thà, một thanh

niên tá điền, cờ bạc, rượu chè nên rất căm

thù ông Quản Năm. Rồi cô cháu họ của ông Năm,

tức chị Min, tố bị ông hiếp tất cả 17 lần....

Mặc dù các gia đình này có con là bộ đội cũng

vẫn bị tố như thường, mà khi con về còn bị

Đội Cải cách bắt vì nghi là về liên lạc với

địa chủ...".

oOo

Tóm lại, "Đấu giảm tô" chính là một giai đoạn

thực tập thí nghiệm cho chiến dịch "Đấu tranh

Cải cách Ruộng đất". Phong trào Đấu giảm tô

đã thực sự sử dụng đến bạo lực của nông

dân, đã thực sự gây chém giết, đổ máu và tỏ

ra thành công hơn giai đoạn "Đấu tranh chống phản

động" nhờ đã rút tỉa được nhiều kinh nghiệm

hơn. Trong giai đoạn đấu tranh chống phản động,

qua kỹ thuật "mớm cung" theo dây chuyền, nhiều

nạn nhân đã khai lung tung ra ngoài sự dự liệu

của cán bộ Đảng khiến cho Đảng không nắm vững

được phong tràọ Trong giai đoạn đấu tranh giảm

tô, những người đứng ra tố cáo đã được

cán bộ huấn luyện, giáo dục, nhồi sọ và chuẩn

bị rất kỹ lưỡng tới mức hoàn hảọ

Một điểm rất quan trọng đáng lưu ý ở đây là

quy tắc kích tỷ lê.. Đảng đã nhắm đến trong

giai đoạn đấu tranh giảm tô là không phải chỉ

riêng địa chủ mới bị xử tử mà cà những

người có một, hai mẫu ruộng cũng phải lãnh

những phát đạn kết liễu cuộc đời, vì bị

kết vào những tội phản động, phản quốc, thông

đồng với giặc Pháp v.v.... Làm như vậy, Đảng

đã gián tiếp cảnh cáo những phần tử phú nông

và trung nông khác phải coi chừng, đừng có nho

nhoe chống đốị

oOo

Cuộc Đấu tranh Giảm Tô đã kéo dài tới đầu

năm 1954 thì tạm thời được ngưng lại khi Chiến

trường Điện Biên Phủ đi vào giai đoạn nghiêm

trọng và quyết đi.nh.

Nói tóm lại, cuộc Cải tạo Nông nghiệp tại miền

Bắc bắt đầu vào năm 1951 với chính sách Thuế

Nông Nghiệp, trùng hợp với giai đoạn Tổng Phản

Công trên phương diện quân sự với các trận

đánh lớn như Trận Vĩnh Yên (khai diễn ngày 13

tháng 1, 1951), Trận Mao Khê (khai diễn đêm 23 rạng

ngày 24 tháng 3) và Trận Sông Đáy (khai diễn ngày

29 tháng 5). Sự trùng hợp này giải thích nhu cầu

cấp bách trên ba phương diện:

- Động viên nhân lực và tài lực cho chiến

tranh.

- Đánh gục các thành phần Quốc gia yêu nước

nhưng không ủng hộ Việt cộng dưới danh hiệu

Việt Minh.

- Chuẩn bị đánh gục các thành phần Quốc gia yêu

nước đang tham gia cuộc Kháng Chiến Chống Pháp,

nhưng có thể trở thành chống lại Việt cộng khi

Kháng Chiến thành công.

Sự chuẩn bị này dành cho giai đoạn sắt máu sắp

tới, mà ta sẽ nghiên cứu trong bài báo kế tiếp;

trong đó, các câu hỏi sau đây sẽ được giải

đáp:

- Việt cộng làm cách nào tiêu diệt các thành

phần Quốc gia yêu nước tham gia Kháng Chiến?

- Nhân dân có thái độ như thế nào để chống

lại các hành động gian ác của Việt cộng?

- Việt cộng dùng thủ đoạn gì để đối phó

với phản ứng của nhân dân?

Cải cách ruộng đất Miền Bắc (3)

* Giai đoạn đấu tranh sắt máu sau 1954

Trận Điện Biên Phủ và Hiệp Định Geneve 1954 là

hai biến cố chính khiến cho chiến dịch Đấu

Tranh Giảm Tô được tạm ngưng. Mặc dầu sau Hiệp

Định Genève, Việt cộng hoàn toàn làm chủ miền

Bắc trong một khí thế đầy phấn khởi, bộ

đội Việt cộng về thủ đô với một vinh dự

chiến thắng, nhưng Hồ Chí Minh và giới đầu

lãnh Hà Nội phải đối phó với nhiều vấn đề

cấp bách: Phong trào di cư của gần một triệu

đồng bào miền Bắc bỏ trốn cộng sản vào Nam,

việc tập kết khoảng 50 ngàn bộ đội và cán

bộ cộng sản từ Nam ra Bắc tạo nên nhu cầu ổn

định tâm lý quần chúng cũng như củng cố an ninh.

Do đó, Việt cộng đã dành một thời gian khoảng

một năm để chấn chỉnh tình hình nội bộ và

chuẩn bị làm nốt phần tối quan trọng của Cải

Cách Ruộng Đất để bắt đầu công việc xây

dựng cơ sở vật chất cho công cuộc xâm lược

miền Nam.

Trong phạm vi bài này ta sẽ đi vào các phần chính

sau đây:

- Giai đọan đấu tranh đẫm máu

- Phản ứng của nhân dân đưa đến quyết định

sửa sai

- Cuộc đấu tranh tiếp theo của nhân dân miền

Bắc

- Những đặc điểm điển hình của giai đoạn Cải

Cách Ruộng Đất 1951-1956 đưa đến chiến dịch

sửa sai.

2003-10-19 21:47:49

4. Giai Đoạn Đấu Tranh Đẫm Máu

Giai đoạn này bắt đầu vào khoảng giữa năm 1955

trên toàn thể miền Bắc với những trường hợp

sau đây:

- Khu rừng núi không có cải cách ruộng đất (xem

bản đồ đính kèm)

- Vùng đồng bằng sông Nhị Hà trước kia chưa có

đấu giảm tô, thì trong giai đoạn này cả hai cuộc

"đấu tranh giảm tô" và "đấu tranh Cải Cách

Ruộng Đất" được xúc tiến cùng một lượt

(xem bản đồ).

Như đã trình bày trước đây, thể thức đấu

tranh cải cách ruộng đất cũng giống như đấu

tranh giảm tô, chỉ khác ở mức độ tàn bạo gia

tăng và con số nạn nhân cũng gia tăng do sự "càn

đi quét lại" và "kích tỷ lệ".

Điểm căn bản là sau cuộc cải tạo nông nghiệp

ruộng đất cũng như gia tài sản nghiệp của địa

chủ bị tịch thu và được chia cho nông dân nghèọ

Đây chính là cái mồi ngon cuối cùng mà đảng

dành cho nông dân suốt trong những giai đoạn đấu

tranh đã quạ

Cuộc đấu tranh cải cách ruộng đất được Trung

Ương Đảng giao cho Trường Chinh lãnh đạo qua một

Trung Ương ủy viên phụ trách là Hồ Viết Thắng;

dưới trung ương có các đoàn cải cách ruộng

đất cho mỗi tỉnh và dưới đoàn có các đội

cải cách ruộng đất cho mỗi xã. Các đội và

đoàn đều trực tiếp nhận lệnh của trung ương

mà không cần qua ủy ban hành chánh địa phương.

Nguyên tắc chọn lựa các đội viên của đội cải

cách ruộng đất phải là những thành phần cốt

cán, bần cố nông, là đảng viên trung kiên đã

chiến đấu trong bộ độị Đấy là các đội

viên của đợt đầu tiên cải cách ruộng đất.

Sau mỗi đợt, lại có một số thành phần cốt

cán bần cố nông khác được bồi dưỡng để

trở thành đội viên các đợt saụ Do đó càng

về sau, chính sách cải cách ruộng đất càng

khốc liệt bởi phần đông đội viên toàn là

những người trẻ tuổi, cuồng tín được bồi

dưỡng tư tưởng đấu tranh giai cấp để căm

thù thật sự; và cũng do đó mà vào năm 1956,

đợt Cải Cách Ruộng Đất được phát động

lấy tên là đợt Tổng tấn công Điện Biên Phủ

đưa số người bị tàn sát lên đến 10 ngàn

người, riêng trong đợt này; đội cải cách

ruộng đất trở thành một công cụ khủng bố ghê

gớm khiến nhân dân đồng thanh coi là "nhất

đội nhì trời" mỗi khi đội về làng. Sở dĩ

có sự tàn sát ghê gớm như vậy, vì chiến

thuật kích tỷ lệ (nâng tỷ lệ) của Việt cô.ng.

Thí dụ: cứ mỗi xã có 100 gia đình thì dù đủ

hay không đủ, có hay không có, đội cải cách

ruộng đất của xã đó phải tìm cho ra ít nhất

là 5 gia đình địa chủ (tỷ lệ 5%) nếu hơn càng

tốt, và trong số 5 gia đình này phải quy cho

được 2 gia đình là cường hào ác bá để xử

tử. Nếu đội không làm đủ tiêu chuẩn tỷ lệ

sẽ bị phê bình là thiếu ý thức đấu tranh giai

cấp, công tác kém, v.v....

Cuộc "phóng tay phát động quần chúng đấu tranh

cải cách ruộng đất" còn là cơ hội để đảng

thực hiện một cuộc thanh trừng quy mô nội bộ

Đảng cũng như hàng ngũ kháng chiến, sau khi thực

dân Pháp đã bị đánh bạị Và theo chính sự thú

nhận của Việt cộng khi có chính sách sửa sai,

trong cuộc thanh trừng này có tới 23 ngàn đảng

viên trung kiên bị "chết oan" , ngoài ra còn bao

nhiêu ngàn đảng viên "không trung kiên" bị chết

"một cách đích đáng" thì không thấy có tài

liệu chính thức nào của đảng ghi chép cả.

Khi cuộc cải cách ruộng đất lên tới mức độ

tàn bạo nhất, tức là đợt cải cách Điện Biên

Phủ, rất nhiều người thuộc thành phần trung

nông, tiểu thương bị "kích" lên thành địa chủ

phản động và bị đem đấu tố. Thê thảm hơn

nữa là những cán bộ cao cấp có công với kháng

chiến mà cũng bị kết tội là cường hào ác bá

và có chân trong tổ chức Quốc Dân Đảng. Nhân

chứng Nguyễn Văn Thân mô tả một cuộc đấu tố

chụp mũ như sau:

...."Cuộc đấu tố điển hình nhất mà tôi

được dự là lần đấu ông Nguyễn Văn Đô, bí

thư huyện ủy tại Ô Cầu Giấy ngoại thành Hà

Nội..." ...."Nạn nhân Nguyễn Văn Đô là bí thư

huyện ủy, rất có công với kháng chiến nhưng

lại bị kết tội là cường hào ác bá và có chân

trong tổ chức Quốc Dân Đảng. Chủ tịch đoàn nói

rằng ông lợi dụng chức vụ của Đảng hoạt động

cho Quốc Dân Đảng. Người đứng kể tội là

một nông dân trước kia đi chăn ngựa cho ông

Độ Một cụ già khác lên tố về việc cướp

đất ruộng nương và cô con gái của ông lên

đấu tố là đã bị ông cưỡng hiếp tất cả là

117 lần, v.v.... Đến khi ông Đô được phép lên

phát biểu ý kiến nhận tội, ông đã cứng cỏi

trả lời: Ông không phải là Quốc Dân Đảng, ông

chỉ làm việc cho Bác cho kháng chiến mà thôị Ông

trả lời cô con gái là: "Thưa bà, bà còn quên

đấy, tôi đã hiếp cả mẹ bà để đẻ ra bà

nữa". Câu trả lời này làm mọi người phải bật

cười và làm đấu trường mất vẻ tôn nghiêm,

chủ tịch đoàn vội vàng hô khẩu hiệu "đả đảo

tên Đô ngoan cố" để đàn áp và che lấp tiếng

nói của ông nàỵ Sau đó họ không cho ông nói

tiếp. Họ nghị án và quyết định xử tử ông ngay

tại chỗ. Cuộc đấu này kéo dài từ 5 giờ sáng

tới 13 giờ, tức 1 giờ trưa mới xong". (Nguyễn

Văn Thân)

Rất nhiều cựu cán bộ cộng sản có tham dự

cuộc cải cách ruộng đất đều thắc mắc không

hiểu ẩn ý của Đảng khi thẳng tay triệt hạ

chính những cán bộ Đảng cao cấp và trung kiên,

và triệt hạ luôn cả cơ cấu tổ chức Đảng ở

nông thôn, thay vào đấy bằng những thanh thiếu

niên bần cố nông từ 15 tới 18 tuổị Rất

nhiều người thắc mắc không hiểu Đảng vô tình

hay cố ý giết oan người của Đảng.

Nhưng nếu người ta có cơ hội nghiên cứu kỹ

cuộc cách mạng văn hóa của Mao Trạch Đông, thì

ẩn ý của Đảng trở thành rõ rệt. Đó là chủ

trương đấu tranh liên tục trong nội bộ cộng

sản bằng những cuộc thanh trừng đẫm máụ Đảng

phải luôn luôn đào thải những cán bộ đảng viên

cũ không thuộc thành phần vô sản, những người

đã lỗi thời, có thể trở thành nguy hiểm cho

đảng vì đã trau dồi những kinh nghiệm đấu

tranh, đã có khả năng lãnh đạo, có uy tín, nắm

vững tình hình Đảng, quy tụ được thế lực

mạnh, và có thể phản Đảng. Thay vì dùng nghị

đình, thông tư, sự vụ lệnh để thải hồi

những phần tử này, Đảng đã mượn tay quần

chúng nông dân để tiêu diệt cho hết hậu họạ

Kết quả là chính nạn nhân của cải cách ruộng

đất cũng không biết được thâm ý của "Hồ chủ

tịch" và của "Đảng", mà tưởng rằng cấp dưới

làm sai, nên có người khi chết còn tung hô "Hồ

chủ tịch".

IỊ Phản Ứng Của Nhân Dân Đưa Đến Quyết Định

Sửa Sai

Mức độ sắt máu của Cải Cách Ruộng Đất đã

được chính những tên thợ thơ nô dịch của

Việt cộng cổ võ để nịnh Đảng và nạt dân.

Tố Hữu, một cán bộ lạnh đạo văn hóa của

Việt cộng miền Bắc viết bằng một giọng khát

máu:

"Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ

Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong,

Cho Đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng

Thờ Mao chủ tịch, thờ Sít ta lin... bất diệt."

Còn Xuân Diệu cũng cuồng say với cuộc đấu tố

bằng những vần thơ như sau:

Địa hào đối lập ra tro

Lưng chừng phản động đến giờ tan xương

Thắp đuốc cho sáng khắp đường,

Thắp đưốc cho sáng đình làng đêm naỵ

Lôi cổ bọn nó ra đây

Bắt quỳ gục xuống, đọa đày chết thôị

(trích Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc, trang 22 và

23)

Nhưng những vụ tàn sát của Cuộc Cải Cách Ruộng

Đất đã gây xúc động công phẫn mãnh liệt ở

khắp mọi nơị Mặc dầu dân chúng chưa võ trang

nổi dậy quy mô, nhưng những vụ phục kích giết

cán bộ đấu tố và những vụ chém giết giữa

bần cố nông và thân nhân của người bị đấu

tố đã xảy ra thường xuyên. Những người bị

đẩy đến bước đường cùng đã liều mạng

một sống một còn với kẻ thù của mình, bất

chấp những đe dọa của Đoàn Cải Cách Ruộng

Đất.

Đúng vào lúc đó, Đại Hội Đảng Liên Xô lần

thứ 20 đã đem lại một biến cố làm chấn

động dư luận thế giới và có ảnh hưởng đến

tình hình Việt cộng miền Bắc. Ngày 20 tháng 2

năm 1956, Krushchev đọc bài diễn văn trong Đại

Hội Cộng Đảng, công khai lên án bản chất khát

máu của Satalin qua những vụ thủ tiêu hàng vạn

đảng viên đối lập đồng thời tiết lộ nhiều

tội lỗi khác của Stalin, kể cả tội bắt dân Nga

sùng bái cá nhân của Stalin như một vị thánh

sống.

Cũng trong Hội Nghị lần thứ 20, Cộng Đảng Liên

Xô đã sửa đổi "chủ thuyết Stalin" bác bỏ chủ

trương quá khích của Stalin đòi hỏi "Cách mạng

phải bạo động và càng tiến tới xã hội chủ

nghĩa thì đấu tranh giai cấp càng quyết liệt".

Việc hạ bệ Stalin và việc thay đổi đường

lối chính sách tại Liên Xô chỉ là một sách

lược lừa địch và dụ khị đi.ch. Trên phương

diện đối nội, sau khi lật đổ Beria và Malenkov,

phe của Krushchev có nhu cầu đánh gục "bọn tàn dư"

của khuynh hướng Stalin để củng cố quyền lực

cho phe phái của mình, chứ không hề có ý định

thực hiện những cải cách dân chủ.

Trên phương diện đối ngoại, sách lược dụ khị

của Krushchev nhằm quảng cáo cho món hàng "sống

chung hòa bình", lôi kéo một số quốc gia Á Phi

vào một khối trung lập thân cộng gọi là "Phi

Liên Kết", đồng thời mở đầu cho giai đoạn

"Hòa Dịu" nhằm ru ngủ các cường quốc Tây

phương nhất là Hoa Kỳ, với mục đích chính:

Mượn tiền và kỹ thuật Tây phương để phát

triển kinh tế và kỹ thuật Liên Xô, tạo nên phong

trào đòi giảm vũ trang tại các nước Tây phương,

trong khi Liên Xô ngấm ngầm sản xuất vũ khí hạch

tâm chiến lược nhằm đánh thắng trong một

cuộc chiến tranh hạch tâm.

Với thâm ý như trên, Krushchev phái Nikoyan sang Hà

Nội để giải thích cho Hồ Chí Minh và Việt

cộng miền Bắc, về nhu cầu sách lược "xét

lại". Vào lúc đó, Hồ Chí Minh tâm sự với đàn

em rằng "Khí thế của cuộc đấu tranh cải cách

ruộng đất đang phừng phừng bốc cháy, không lẽ

lại dội một gáo nước lạnh vào đầu cán bộ

và anh em nông dân". Vì thế Việt cộng miền Bắc

vẫn bít kín không phổ biến "chính sách mới"

của Liên Xộ Tuy nhiên đứng trước những phản

ứng bạo động của nhân dân, cũng như những bất

mãn của tầng lớp trí thức đã từng tham gia

tích cực ủng hộ Việt Minh trong cuộc kháng

chiến chống Pháp, vào tháng 3 năm 1956, Hồ Chí

Minh đã phải chuẩn bị kế hoạch dừng taỵ

Những biến cố trên thế giới và phong trào

chống đối trong nước liên tiếp đánh mạnh vào

uy tín của Hồ Chí Minh và giới đầu lãnh Việt

cô.ng. Ngày 26 tháng 5 năm 1956, Mao Trạch Đông công

bố chính sách "Bách Gia Tranh Minh, Bách Hoa Tề

Phóng" nghĩa là các môn phái tư tưởng được

mặc sức phát biểu ý nghĩ của mình như trăm

thứ hoa đua nở. Với chính sách mới, giới trí

thức Trung Quốc được "mở mồm nói trong phạm vi

có sự kiểm soát của Đảng".

Ngày 28-6-1956 công nhân Ba Lan sát cánh với sinh

viên bviểu tình ở Poznan chống lại chế độ

độc tài và đòi Tự Do, cơm áọ Ngày 23-10-1956

công nhân Hung Gia Lợi nổi dậy làm cách mạng ở

Budapest khiến Krushchev phải dùng vũ lực đàn áp

một cách tàn bạọ Tại Bắc Việt, Hồ Chí Minh

cố chờ cho cuộc cải cách ruộng đất kết thúc

với đợt Điện Biên Phủ, mới ra lệnh đình chỉ

mọi vụ hành quyết địa chủ, và tháng 10-1956 Trung

Ương Đảng Việt Cộng ra nghị quyết "sửa sai".

Chiến dịch sửa sai được bắt đầu bằng các

đợt học tập dành cho Đảng viên về nghị quyết

của Hội Nghị lần thứ 20 của Cộng Đảng Liên

Xô, đồng thời, báo chí của nhà nước giải

thích cho quần chúng về sự thay đổi bên Liên

xộ Tiếp theo đó Hồ Chí Minh chọn Trường Chinh

và Hồ Viết Thắng làm con vật tế thần

(Trường Chinh mất chức Tổng Bí Thư Đảng, và

Hồ Viết Thắng mất chức Thứ Trưởng phụ trách

cải cách ruộng đất). Mười hai ngàn đảng viên

còn sống sót trong tù vì bị kết tội là địa

chủ đã được thả rạ Trong số này có nhiều

người đã bị kết án tử hình. Hồ Chí Minh đã

khóc lóc và đổ tội cho cấp dưới phạm phải sai

lầm. Khả năng trình diễn của họ hồ rất cao

khiến nhiều người dân miền Bắc tưởng Hồ

khóc thật, và ít nhiều tin vào sự vô trách

nhiệm của Hồ.

Trong Hội Nghị thứ 10 của Trung Ương Đảng, Võ

Nguyên Giáp thay mặt Đảng đọc một bản thú nhận

những sai lầm trong cuộc cải cách ruộng đất.

Hội nghị Mặt Trận Trung Ương họp để nghiên

cứu các sai lầm trong cuộc cải cách ruộng đất

và chính sách sửa saị Sự sửa sai đưa ra để

xoa dịu lòng dân không có nghĩa là chính sách cải

cách ruộng đất của Đảng sai lầm, và theo như

Võ Nguyên Giáp nhận định trong bản báo cáo lên

Trung Ương Đảng thì thắng lợi cơ bản của cuộc

cải cách ruộng đất là đã đạt được mục tiêu

cốt yếu đề ra, đó là đánh đổ toàn bộ giai

cấp địa chủ. Những sự sai lầm, theo Đảng nhận

định, là do sự "quá tay" của cán bộ, ví dụ như:

- Phủ nhận thành tích kháng chiến của những

người bị đấu tố.

- Không đoàn kết trung nông, liên hiệp phú nông

như đã hứa mà lại đẩy họ vào hàng ngũ kẻ

thù.

- Xử tử oan người ngay, đả kích bừa bãi, tra

tấn đàn áp người vô tộị

- Xúc phạm tới tôn giáọ

- Không nhẹ tay với vùng dân thiểu số.

Hành động "sửa sai" của Việt cộng chỉ là một

"sách lược" để đối phó với tâm trạng công

phẫn bất mãn của nhân dân, tạo một cơ hội

để cho sự công phẫn xẹp xuống, và tránh nguy

cơ một cuộc nổi loạn trên toàn miền Bắc. Căn

bản của cuộc sửa sai là xác nhận chính sách Cải

Cách Ruộng Đất vẫn là đường lối lâu dài

của Đảng và Nhà Nước Việt cô.ng. Nếu có

những "sai lầm" trong việc thi hành chính sách,

thì đó là lỗi của một vài cá nhân đã "quá

tay" làm nhiều người chết oan, và những cá nhân

phạm lỗi khiến hàng trăm ngàn người bị chết

oan chỉ bị khiển trách một cách tượng trưng,

không có ai bị truy tố ra trước tòa án, không có

ai phải đền tội một cách đích đáng. Hồ Chí

Minh và giới đầu lãnh Việt cộng ngang nhiên coi

việc tàn sát giết người là quyền tự nhiên

của Đảng, không cần phải thắc mắc, và nếu có

giết oan vài chục ngàn người thì chỉ cần đổ

tội cho cấp dưới "lỡ tay", và phủi tay xin lỗi

với một thái độ hoan toàn vô trách nhiệm.

Nhưng quần chúng nhân dân miền Bắc không chấp

nhận thái độ đó, và họ đã nắm lấy cơ hội

"sửa sai" để vùng lên.

2003-10-19 21:48:18

5. Cuộc Đấu Tranh Tiếp Của Nhân Dân Miền Bắc

Lợi dụng hành động phủi tay của Hồ Chí Minh khi

đổ tội cho cấp dưới đi quá trớn, các nạn

nhân còn sống sót sau đợt đấu tranh Cải Cách

Ruộng Đất đã tìm những cán bộ cải cách để

trả thù. Tình trạng rối loạn được mô tả trong

cuốn "Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc" như dưới

đây:

"Sau khi các đảng viên trung kiên được tha từ

nhà tù về, được khôi phục công quyền, khôi

phục đảng tịch và chức vụ thì họ tìm ngay đến

các "đồng chí" đã "tố sai" để trả thù. Do đó

tình trạng xung đột, giết chóc giữa đảng viên

cũ và đảng viên mới lan rộng khắp mọi nơị Uy

tín của Đảng bị xụp đổ, cán bộ đâm ra hoang

mang. Trong dịp này nhà văn Nguyễn Sáng có nói

một cách hài hước: "Lạc quan sai; bi quan cũng sai;

chỉ có hoang mang mới đúng". Nhân dân được dịp

đòi lại ruộng nương nhà cửa bị tịch thụ

Ở nông thôn các đảng viên đi họp phải mang búa

theo để "thảo luận" với nhaụ Những địa chủ

được tha về, thấy tình trạng làng xóm như

vậy, vội vàng chạy ra thành phố ở nhờ các gia

đình "tiểu tư sản" hồi kháng chiến đã trú ngụ

tại nhà mình. Các bần cố nông, chót nghe lời

Đảng "tố điêu" nay sợ bị rạch mồm, cắt

lưỡi, cũng vội vàng chạy ra thành phố để đạp

xích-lô và đi ở thuệ Vì vậy nên dân số ở

Hà Nội, Nam Định đột nhiên tăng gấp bội và

không khí căm thù ở nông thôn lan ra thành phố,

lây cho công nhân, tiểu tư sản, sinh viên và trí

thức. Đáp lại vụ nổi loạn của nông dân ở

Quỳnh Lưu, thanh niên và công nhân "Nam bộ tập

kết" đập phá bót cảnh sát Bờ hồ Hà Nội (bên

cạnh ga tầu điện, đầu phố Cầu gỗ)".

Tại khắp các vùng nông thôn miền Bắc, đâu đâu

người ta cũng thấy những vành khăn tang của thân

nhân những người bị giết trong cải cách ruộng

đất. Cho tới nay, không ai biết được con số

chính xác những nạn nhân bị Việt cộng tàn sát.

Chỉ có một yếu tố then chốt để giúp người

ta ước lượng số nạn nhân đó là yếu tố

"kích tỷ lệ" được đề cập ở phần đầụ

Với dân số miền Bắc vào giai đoạn 1956 khoảng

chừng 20 triệu người tức là vào khoảng 4 triệu

gia đình nông dân, ta hãy giả sử 2% gia đình nông

dân bị liệt vào giai cấp cường hào địa chủ

nằm trong sổ đen của Việt cô.ng. Qua kỹ thuật

"kích tỷ lệ", những tên cán bộ trung kiên trong

các đội cải cách đã thực hiện đúng chỉ tiêu

bằng cách phát hiện và đem ra giết đủ tỷ lệ

tối thiểu là 2% mỗi xã. Như vậy trên toàn

miền Bắc, những gia đình nông dân có thể bị

giết ít nhất là 80.000 người trong cuộc cải

cách ruộng đất nếu các đội cải cách "kích tỷ

lệ" theo đúng chỉ tiêu của Đảng đề rạ

Trong lịch sử Việt Nam, chưa ai nghe thấy có thời

kỳ nào lực lượng ngoại bang thống trị đã tàn

sát nhân dân một cách lạnh lùng máy móc như

vậỵ Nỗi căm hờn uất hận của nạn nhân cải

cách ruộng đất cùng thân nhân của họ đã lên

tới mức cùng cực, nhưng sau khi Hồ Chí Minh đưa

ra chính sách sửa sai, thì chế độ Việt cộng

đã thoát khỏi một cuộc nổi loạn bạo động lan

rộng vì một số nguyên nhân chính:

a) Đa số những người mà tính mệnh bị đe dọa

đồng thời là những người có tiềm năng lãnh

đạo nổi loạn thì đã chết rồi, còn lại một

số nhỏ được tha về và được khôi phục lại

công quyền, tự coi là mình đã thoát chết trong

đường tơ kẽ tóc và cần được yên thân. Mặc

dù có một số người liều mạng đi tìm đội

cải cách để trả thù, nhưng hầu hết không dám

có ý định chống lại kẻ chủ mưu đại gian đại

ác là Hồ Chí Minh và Đảng Lao Động, hoặc là

vì họ tưởng cấp dưới làm sai chính sách Đảng,

hoặc vì họ nhìn ra Hồ Chí Minh và Đảng của họ

Hồ quá nguy hiểm và quá ma.nh. Nguy hiểm vì chúng

ném đá dấu tay, xúi giai cấp nọ giết giai cấp

kia để chúng bảo toàn lực lươ.ng. Mặt khác,

chúng quá mạnh vì có súng đạn trong tay, còn họ

thì thân cô thế cộ

b) Phần đại đa số nông dân còn lại là phú

nông, trung nông và bần nông thì như cá nằm

trốc thớt. Tuy tính mạng của họ chưa bị đe dọa

vì chưa bị liệt vào hàng cường hào địa chủ

nhưng trông gương những vụ đấu tố chụp mũ, họ

biết rằng bất cứ ai cũng có thể bị kết tội

là "liên quan" hoặc "phản động" ("liên quan" là

nói tắt của "liên quan với địa chủ cường

hào").

Vậy, cho dù có nhiều người trong lòng còn căm

hận, nhưng ngoài mặt không dám ngo ngoẹ Duy có

một thành phần trí thức văn nghệ sĩ dám hiên

ngang đứng lên chống Đảng và kể tội Đảng.

Thành phần này gồm có những nhân vật đã tham

gia kháng chiến từ những ngay đầu cho tới khi

kháng chiến chống Pháp thành công. Đó là những

người đã nằm trong lòng của cuộc kháng chiến

chống Pháp và đã nhìn ra bản chất cộng sản của

bọn Hồ Chí Minh. Là những người có tinh thần

Quốc Gia, một số những người này đã ngây thơ

lựa chọn con đường chống thực dân trước, cho

tới khi thành công rồi sẽ thanh toán cộng sản sau

(!!!). Một số còn lại đã tìm cớ nọ cớ kia

để từ từ ngưng hợp tác với Đảng ngay từ

trước khi kháng chiến chống Pháp thành công,

mặc dầu họ vẫn được mọi người mến chuộng

và được coi là giới trí thức và văn nghệ sĩ

kháng chiến.

Là những người nặng lòng với đất nước,

giới trí thức và văn nghệ sĩ kháng chiến về

thủ đô đã rất đau lòng và căm hận chính sách

tương tàn của bọn Hồ Chí Minh, và lợi dụng hoàn

cảnh thuận lợi khi họ Hồ đề ra chính sách sửa

sai, giới trí thức văn nghệ sĩ đã vùng lên

đấu tranh, tạo nên một chấn động trong dư

luận thế giới sau khi có cuộc nổi dậy của

nông dân Quỳnh lưu, Nghệ An.

Cuộc nổi dậy của nông dân Quỳnh Lưu gây một

chấn động lớn vì nó xảy ra ngay tại tỉnh Nghệ

An, quê quán của Hồ Chí Minh, và nó cho thấy ngay

đối với nhân dân tỉnh nhà, Hồ Chí Minh là một

đứa con vô liêm sỉ bị từ bỏ. Hồ Chí Minh rất

căm hận hành động nổi dậy, nên đã dùng các

sư đoàn Nam Bộ Tập Kết để đàn áp, giết và

đày ải hơn 6.000 nông dân, đồng thời cố tình

bít kín mọi tin tức liên quan đến cuộc nổi

dậy này không lọt ra thế giới bên ngoàị

Trong khi nông dân Nghệ An nổi dậy dùng gậy

gộc, dáo mác đánh Việt cộng thì văn nghệ sĩ

miền Bắc dùng ngòi bút, đánh Việt cộng bằng

những bài văn, những lời thơ sắc như thép:

Tôi muốn làm nhà văn chân thật trọn đời

Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi

Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã

Bút giấy tôi, ai cướp giật đi

Tôi sẽ dùng dao viết văn trên đá

(Phùng Quán trong bài "Lời mẹ dặn")

Cải cách ruộng đất Miền Bắc (4)

Trong khi thế giới biết rất ít về những chi

tiết của cuộc nổi loạn của nông dân Quỳnh Lưu,

thì trái lại những tài liệu của cuộc nổi dậy

của văn nghệ sĩ miền Bắc đã được bí mật

gởi ra ngoài, bằng giấy trắng mực đen, khiến

cho lịch sử văn học đã ghi được đầy đủ chi

tiết về nội dung cuộc nổi dậy, những văn

nghệ sĩ tham gia và đường lối đấu tranh của

giới văn nghệ sĩ miền Bắc, v.v.... Nhờ đó,

những văn thi họa phẩm của giai đoạn "Trăm Hoa

Đua Nở" trên đất Bắc đã không bị mai một, dù

cộng sản tìm cách thủ tiêu, và những tài liệu

trên đã đóng góp vào kho tàng văn hóa dân tộc,

tiêu biểu cho một trong những giai đoạn văn học

phản ảnh trung thực sức đấu tranh dũng mãnh của

dân tộc.

1. Nội Dung Cuộc Nổi Dậy Của Văn Nghệ Sĩ Và

Trí Thức Miền Bắc

Diễn đàn của giới trí thức văn nghệ sĩ đấu

tranh khởi đầu là cuốn sách Giai Phẩm 1956 còn

gọi là Giai Phẩm Mùa Xuân được xuất bản vào

khoảng tháng 3-1956, trước khi có chiến dịch sửa

sai . Sau khi Nikoyan sang Hà Nội giải thích chính

sách của Liên Xô, đưa đến vụ sửa sai, thì phong

trào nổi dậy đã bùng lên với Giai Phẩm Mùa Thu

(29-8-1956) Giai Phẩm Mùa Đông (1956), tờ báo Nhân

Văn (liên tiếp trong nhiều số), tờ Đất Mới,

tuần báo Trăm Hoa, tờ nhật báo Thời Mới, và

ngay cả báo Văn của Đảng. Tuy nhiên, tiêu biểu

nhất trong những tài liệu trên là báo Nhân Văn

và các quyển Giai Phẩm, cho nên người ta quen gọi

phong trào nổi dậy của văn nghệ sĩ là Phong Trào

Nhân Văn - Giai Phẩm

Nội dung của Phong Trào Nhân Văn - Giai Phẩm là

đấu tranh chống chế độ Việt cộng trên hai

lãnh vực chính:

- Đường lối chính sách của Đảng

- Hệ thống lãnh đạo của Đảng

Phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm đánh vào đường

lối chính sách tức là đánh tận gốc Chủ Nghĩa

Cộng Sản, chĩa mũi dùi vào chủ trương giai cấp

đấu tranh người bóc lột người, chính sách cải

cách ruộng đất, chính sách cải tạo công thương

nghiệp tư bản tư doanh tại thành thị, đồng thời

tấn công vào liên minh giai cấp đấu tranh giữa

Việt cộng và Trung Quốc. Một trong những tài

liệu quan trọng nhất thuộc loại này là cuốn

"Nắng Chiều" của cụ Phan Khôi, gồm nhiều bài

bút ký, tạp văn, bị Việt cộng cấm xuất bản,

may nhờ có Đoàn Giỏi, một cán bộ Đảng đem ra

mổ xẻ phê bình trên báo Văn Nghệ của Đảng số

15, xuất bản tháng 8-1958, người ta mới biết về

nó. Sau đó, Đoàn Giỏi đã bị phê bình kiểm thảo

là cố tình mổ xẻ chửi bới cụ Phan Khôi nhằm

mục đích phổ biến tài liệu chống Đảng. Tội

nặng nhất của cụ Phan khôi được phát hiện

trong cuốn Nắng Chiều nằm trong các chuyện Nuôi

vịt ở miền Nam, "Tiếng Chim", "Thái Văn Thu" và

chuyện Ba Ông Vua Càn Long, Quang Trung và Chiêu

Thống.

Trong chuyện "Tiếng Chim", cụ Phan Khôi đã thuật

chuyện hai con quạ không dành nhau miếng ăn để

ngụ ý mỉa mai vấn đề đấu tranh giai cấp là

vấn đề căn bản của chủ nghĩa Mác Lê-nin. Trong

chuyện Nuôi vịt ở miền Nam, cụ Phan Khôi thuật

lại cách làm việc và cách sống của chủ và

người làm thuê đều cực khổ như nhau, đồng

thời chủ chẳng những trả công cho thợ mà còn

chia hoa hồng cho thợ mỗi khi được mùa, vừa có

ý ám chỉ rằng cảnh người bóc lột người theo

quan niệm đấu tranh giai cấp là không hoàn toàn

có thực mà còn có ý ám chỉ Đảng bóc lột

người hơn những người chủ nuôi vịt. Trong

chuyện "Ba Ông Vua", Đoàn Giỏi giải thích rằng cụ

Phan có ý ám chỉ "quan hệ ngoại giao giữa Quang

Trung và Càn Long ngày xưa không khác gì quan hệ

hữu nghị giữa ta và Trung Quốc ngày nay, một con

cáo và một con sói đồng tình vật chết một con

dê".(Xem Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc, trang 94)

Ngoài việc đả kích tư tưởng đấu tranh giai

cấp, căn bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Phong Trào

Nhân Văn - Giai Phẩm còn kêu gọi mọi người

đứng lên chống lại chủ nghĩa đó. Trong bài

"Tiếng Hát", một vở kịch thơ ngắn, Hoàng Cầm

đã cất tiếng kêu gọi qua tiếng hát của Trương

Chi:

Nào người quả phụ trắng khăn tang

Nào đứa em mồ côi khát sữa

Nào ai sống nhục chết oan

Nào ai tan lìa đôi lứa

Nghe tiếng hát này...

để ám chỉ những nạn nhân của cải cách ruộng

đất, và tiếp theo đó kêu gọi mọi người hãy

theo "Tiếng gọi của trời cao, của đất rộng"

quyết "Vượt qua tường đá" của hệ thống kềm

kẹp áp bức của Việt cô.ng.

Một mặt chống đường lối chủ trương Đấu

Tranh Giai Cấp của Đảng, một mặt khác Phong Trào

Nhân Văn - Giai Phẩm đánh thẳng vào hệ thống

lãnh đạo Đảng gồm có con người và tổ chức.

Về con người lãnh đạo, các văn nghệ sĩ đánh

từ Hồ Chí Minh trở xuống cho tới các cán bộ

cao cấp Trung Ương như Trường Chinh, các cán bộ

lãnh đạo văn nghệ như Tố Hữu, Hoài thanh, Xuân

Diệu mà mọi người gọi là những tên "cai văn

nghệ".

Một nhà thơ trẻ là Lê Đạt đã dám ví Hồ Chí

Minh như cái bình vôi:

Những kiếp người sống lâu trăm tuổi

Y như một cái bình vôi

Càng sống càng tồi

Càng sống càng bé lại

Cụ Phan Khôi còn viết bài "Ông Bình Vôi" trong Giai

Phẩm Mùa Thu tập I, với một câu giải thích

rằng cái bình vôi sống lâu "cũng như pho tượng

đất hoặc gỗ không nói năng, không nhúc nhích,

thì người ta tôn thờ sùng bái mà gọi bằng

"Ông". Chẳng những cụ đánh thẳng vào Hồ Chí

Minh mà còn đánh luôn những bọn văn nô đã tôn

thờ sùng bái cá nhân Hồ Chí Minh nữạ Cụ Phan

Khôi còn chọc quê Hồ Chí Minh là Ông Bình Vôi vì

Hồ Chí Minh đã phạm tội tầy đình trong cuộc

cải cách ruộng đất, mà còn giả đò ù lỳ vô

trách nhiệm, phủi tay chối tội và bắt Trường

Chinh chịu tội thay cho mình.

Bài thơ "Nhất định thắng" của Trần Dần đã

khiến nhà thơ này bị ngồi tù, bị đấu tố và

đã dùng lưỡi dao cạo cứa cổ tự tử mà không

chết. Trần Dần là nhà văn Đảng viên thuộc

giới trẻ trong Phong Trào Nhân Văn - Giai Phẩm, đã

tham dự trận Điện Biên Phủ, sau đó vì chống

Đảng mà bị đi tù ở Việt Bắc. Tới khi dư

luận chống đối của giới trí thức kháng chiến

trở nên quá sôi nổi, Trần Dần mới được

Việt cộng đưa về miền đồng bằng và bắt đi

theo chiến dịch cải cách ruộng đất. Tiếp theo

đó xảy ra Phong Trào Nhân Văn - Giai Phẩm, Hoàng

Cầm là bạn của Trần Dần đã đem in một bài

thơ của Trần Dần vốn được viết từ năm 1954

với nội dung đấu tranh chống đối, đồng thời

đề nghị Trần Dần viết thêm một đoạn cho có

"lập trường tốt" như thế mới được phép

xuất bản và đặt tên bài thơ là "Nhất định

thắng". Ngay trong phần đầu có tính chất đấu

tranh, Trần Dần cũng đánh bằng những đòn rất

kín khiến Việt cộng dù đem ông ra đấu tố,

cũng chỉ bắt bẻ bâng quơ về cách dùng chữ

không ổn, "phạm húy". Đọc bài thơ Nhất định

thắng của Trần Dần, người ta phải đặt mình

vào khung cảnh 1954 với không khí bàng hoàng của

Hiệp Định Genève cắt đôi đất nước, hàng

triệu người nông dân miền Bắc hốt hoảng bỏ

trốn cộng sản, trong tâm tư họ còn hằn vết

thương đỏ lòm của đấu tranh Giảm Tô trước

1954, rồi cảnh gia đình xé đôi vì người đi Nam

kẻ ở lại Bắc (người vợ trẻ của Trần Dần

lạc lõng giữa Hà Nội vì cha mẹ đã di cư), rồi

cảnh bộ đội Nam bộ tập kết được sử dụng

để đàn áp cuộc nổi dậy ở Quỳnh Lưụ Có

đặt mình vào hoàn cảnh 1954 người ta mới

mường tượng đọc ra được những ẩn ý lên án

Hồ Chí Minh chia đôi đất nước bằng cách ký

Hiệp Định Genève:

Tôi đi giữa trời mưa đất Bắc

Đất hôm nay tầm tã mưa phùn

Bỗng nhói ngang lưng, máu rỏ xuống bùn

Lưng tôi có tên nào chém trộm?

A! Cái lưỡi dao cùn

Không giết được, mà đau

Chúng định chém tôi làm hai mảnh

Ôi cả nước! Nếu mà lưng tôi lạnh

Hãy nhìn xem có phải vết daỏ

Không đứt được mà đau!

Lưng Tổ Quốc hôm nay rướm máụ

Và kế đến là cảnh đát nước miền Bắc ngập

trong điêu linh dưới chế độ mới:

Tôi bước đi

không thấy phố

không thấy nhà

Chỉ thấy mưa sa

trên màu cờ đỏ....

Rồi bằng những câu hỏi "buộc tội" đối với

trách nhiệm về phong trào di cư, Trần Dần cầm

bút chỉ vào Hồ Chí Minh:

"Họ vẫn ra đi

Nhưng sao bước rã rờỉ

Sao họ khóc? Họ có gì thất vọng?"

Và:

"Ai dẫn họ đỉ

Aỉ

Dẫn đi đâủ

Mà họ khóc mãi thôi"

Và cũng vẫn bằng những câu hỏi làm Việt cộng

không trả lời được:

Ai có lý và ai có lực?

Ai người tin? Ai kẻ ngã lòng tin?

Cuối cùng, Trần Dần phang bốn câu làm cán bộ

lãnh đạo văn hóa của Việt cộng hết nhịn nổi:

Ôi! Xưa nay Người vẫn thiếu tin Người

Người vẫn thường kinh hoảng trước tương lai

Người quên mất Mỹ là sư tử giấy

Người vẫn vội -

Người chưa kiên nhẫn mấỵ

Trần Dần bị hạch tội đã dùng danh từ "Người"

viết bằng chữ lớn xưa nay được cán bộ Việt

cộng dùng để chỉ Hồ Chí Minh với sự tôn sùng

tột đô.. Tuy Trần Dần bị bỏ tù nhưng cán bộ

Việt cộng không dám nói đích danh tội phỉ báng

Hồ Chí Minh của Trần Dần cũng như của cụ Phan

Khôị Giống như dưới thời đại "cực kỳ phong

kiến", riêng việc nhắc tới những lời "khi

quân" phỉ báng của người khác cũng đủ là một

sự phạm thượng đại nghịch, và không một tên

Việt cộng nào dám làm.

Ngoài việc tấn công tên đầu sỏ của Việt

cộng, các văn nghệ sĩ và trí thức miền Bắc

còn đả kích hệ thống lãnh đạo Việt cộng qua

tổ chức "Hội các nhà văn", tổ chức Mậu Dịch

Quốc Doanh, đồng thời đả kích tính chất phi

pháp của cải cách ruộng đất qua bài tham luận

của Luật sư Nguyễn Mạnh Tường mà ta sẽ có dịp

đề cập tới trong một đoạn khác.

* Trên đây ta đã tóm lược cuộc đấu tranh

tiếp theo của Nhân Dân miền Bắc để chống lại

sự phản bội kháng chiến của Hồ Chí Minh và

cuộc tàn sát dã man qua Cải Cách Ruộng Đất.

Phong Trào Nhân Văn - Giai Phẩm tượng trưng cho

một cuộc nổi dậy có tổ chức và tư tưởng

chỉ đạo quy mô hơn cả. Tuy nhiênnó cũng có

nhược điểm quan trọng và đã bị dập tắt sau

khi Hồ Chí Minh ký một sắc lệnh ngày 15-12-1956

chính thức hủy bỏ quyền tự do ngôn luận, cấm

lưu hành tất cả các nhật báo, tạp chí, sách vở

văn nghệ phẩm chống đốị

Trước khi ký sắc lệnh bịt miệng văn nghệ sĩ,

Hồ Chí Minh đã phóng ra một chiến dịch dùng báo

chí Đảng chụp mũ tội "gián điệp" của Pháp và

của Mỹ lên đầu nhóm Nhân Văn - Giai Phẩm, tổ

chức học tập khắp nơi, và cán bộ Đảng thúc

đẩy các đoàn thể công nông binh, học sinh và

dân Nam bộ tập kết ký kiến nghị tự xưng là

"mọi từng lớp nhân dân" đòi nhà nước trừng

trị nhóm Nhân Văn.

Sau khi bịt miệng văn nghệ sĩ, Việt cộng chỉ cho

phép báo của Đảng múa võ một mình. Hội văn

nghệ của Đảng được chỉ thị cho ra báo Văn.

Nhưng múa võ một mình trong một thời gian, báo

Văn trở nên nhạt nhẽo quá khiến ban chủ nhiệm

cũng phải cảm thấy nản, và quay ra chống Đảng

bằng cách đăng những bài của nhóm Nhân Văn Giai

Phẩm. Việt cộng bèn đàn áp thẳng tay, bắt 304

văn nghệ sĩ đi chỉnh huấn, sau đó đi "Lao Động

Cải Tạo" ở những vùng rừng thiêng nước độc

của Việt Bắc. Hành động bịt miệng và đàn áp

thẳng tay đối với văn nghệ sĩ đã tạm thời

chấm dứt một hình thức chống đối trên Mặt

Trận Văn Hóa, nhưng chưa chấm dứt phong trào

đấu tranh của nhân dân dưới các hình thức

khác. Cuộc đấu tranh phi quy ước giữa Việt

cộng và các tầng lớp nhân dân bị áp bức còn

đương diễn ra trên Mặt Trận Kinh Tế qua các

giai đoạn tiếp theo gồm có công hữu hóa ruộng

đất vườn ao, hợp tác xã cấp thấp, hợp tác

xã cấp cao,v.v...

Các cuộc đấu tố của giai đoạn đã qua cho tới

năm 1956 mới chỉ là Màn I của tấn kịch cải cách

ruộng đất.Giai đoạn đấu tranh từ 1951 đến

1956 đưa tới vụ sửa sai và Phong Trào Nhân Văn -

Giai Phẩm có một số đặc điểm rất điển

hình đáng cho ta ghi chép lại đâỵ

2003-10-19 21:48:51

6. Những Đặc Điểm Của Giai Đoạn Cải Cách Ruộng Đất 1951-1956 Đưa Đến Chiến Dịch Sửa Sai

Những nỗ lực và những hoạt động của cộng

sản nhằm dành giựt quyền lực hoặc từ vai trò

có quyền lực trong tay để đàn áp quần chúng

nhân dân, tất cả đều là những nỗ lực và

hoạt động của chiến tranh mặc dầu nhiều khi

không có tiếng súng nổ. Đó là cuộc chiến tranh

diễn ra từ 1951 tới 1956 phối hợp hai loại đặc

điểm nổi bật:

- Những đặc điểm có tính cách chiến tranh phi

quy ước

- Những đặc điểm có tính cách Mác-xít

Lênin-nít điển hình

Nếu ta còn nhớ những đặc điểm của chiến

tranh phi quy ước trong bài nghiên cứu đầu tiên

đại cương về chiến tranh quy ước và phi quy

ước, ta sẽ thấy lại những đặc điểm này trong

cuộc cải cách ruộng đất của giai đoạn 1951-1956.

1. Dựa vào lực lượng quần chúng

Đây là một đặc điểm điển hình của chiến

tranh phi quy ước cũng như của chiến dịch Đấu

Tranh Chống Phản Động, Đấu Tranh Giảm Tô, Đấu

Tranh Cải Cách Ruộng Đất. Để tiêu diệt mầm

mống chống đối, Việt cộng đã không sử dụng

biện pháp pháp lý, biện pháp hành chánh, hay sử

dụng cảnh sát công an, quân đội, mà đã huy

động nông dân, bằng cách nhóm Đại Hội Nông

Dân, dùng các "đội đấu tố" và "đội cải

cách" xâm nhập vào dân để xách động dân, làm

như thể nông dân đứng chủ động đòi tiêu

diệt phản động, tiêu diệt địa chủ. Việt cộng

còn công khai giải tán hệ thống hành chánh xã

trong giai đoạn "đội cải cách" về làng phát

động đấu tranh, bề ngoài làm như đề cao

quyền lực của nông dân, nhưng thực sự bên trong

là gán ghép trách nhiệm cho dân, làm cho bàn tay

nông dân có dây máu địa chủ, nghĩa là nếu họ

không có chủ động thì ít ra cũng là kẻ đồng

lõa tội ác.Ta.i sao họ Hồ lại cần có liên minh

tội ác đó? Theo sự suy đoán của các hồi chánh

viên có liên hệ tới cải cách ruộng đất thì

một trong những lý do có tính cách chiến lược

là tương quan lực lượng giữa Đảng và giới

địa chủ, phú nông, trung nông và tất cả nông dân

hữu sản cho thấy Đảng là thiểu số. Quan niệm

dựa vào lực lượng quần chúng vừa là một

đặc điểm của chiến tranh phi quy ước lại vừa

phù hợp chủ trương cố hữu của cộng sản và kỹ

thuật đấu tranh của cộng sản. chủ trương của

cộng sản là tiêu diệt tư hữu, tiêu diệt tư

sản, tất nhiên phải tiêu diệt địa chủ là những

phần tử tư sản "ngoan cố" nhất. Kỹ thuật đấu

tranh của cộng sản là "lấy mâu thuẫn giải quyết

mâu thuẫn": nghĩa là Tạo ra mâu thuẫn giữa các

lực lượng thù địch đẩ các lực lượng này

tiêu diệt lẫn nhau và cộng sản ngồi rung đùi

hưởng lợị Đó là chiến lược xúi Ngô đánh

Ngụy để mình lấy ngon đất Kinh Châu (Tam Quốc

Chí). Áp dụng vào trường hợp đấu tranh cải

cách ruộng đất, "lấy mâu thuẫn giải quyết mâu

thuẫn" là lấy bần cố nông giải quyết bài toán

địa chủ. Nếu dùng biện pháp pháp lý để cải

cách ruộng đất như các nước Á Châu khác,

Việt cộng phải quốc hữu hóa hoặc mua rẻ ruộng

đất của địa chủ rồi chia cho nông dân, như thế

đích thân Đảng phải đối phó với khoảng 1

triệu người thuộc thành phần địa chủ phú nông

và trung nông, mà trong đó có nhiều người có

công với kháng chiến, có uy tín với dân. Tự

lực đối phó với khoảng 1 triệu có tư sản,

trong khi đảng viên nòng cốt của Việt cộng lúc

đó chưa đầy 500 ngàn người là một việc nguy

hiểm.

2. Bất chấp pháp lý, bất chấp quy ước hành

chánh

Đây là đặc điểm thứ hai của cộng sản khi áp

dụng hình thái chiến tranh phi quy ước vào cải

cách ruộng đất. Chẳng những Việt cộng không

sử dụng các biện pháp pháp lý và các quy ước

hành chánh thông thường, mà chúng còn trắng

trợn vi phạm các nguyên tắc pháp lý và hành

chánh được coi là khuôn mẫu để duy trì trật

tự quốc gia và xã hội của các nước văn minh

từ 400 năm quạ

Luật sư Nguyễn Mạnh Tường, qua bài diễn văn

đọc ngày 30-10-1956 trong một cuộc họp của Mặt

Trận Tổ Quốc Hà Nội, đã nêu lên những vi

phạm nguyên tắc pháp lý, trong Cải Cách Ruộng

Đất:

a) Nguyên tắc thứ nhất: Không hành phạt các tội

đã phạm quá lâu rồi mới bị khám phá vì khó

xác định các bằng chứng buộc tộị Khi buộc

tội một người với những bằng chứng hồ

đồ, xã hội sẽ tạo ra những tiền lệ bất công

làm mất uy tín của cơ chế cầm quyền và gây

xáo trộn xã hộị Việt cộng đã vi phạm thô bạo

nguyên tắc thư nhất khi mớm cung cho những bần

cố nông vu oan gia họa cho nạn nhân Cải Cách Ruộng

Đất về những tội đã phạm từ mấy chục năm

trước, dựa vào những bằng chứng hồ đồ (như

hồi chánh viên Nguyễn Văn Thân đã tường

thuật).

b) Nguyên tắc thứ hai: Theo lời Luật sự Nguyễn

Mạnh Tường: Trách nhiệm của phạm nhân thì chỉ

một mình phạm nhân phải chịu, không có trách

nhiệm chung với vợ con, của gia đình", chỉ trong

thời đại phong kiến dã man mới có luật tru di

tam tộc để trừng phạt bà con họ hàng của

người có tộị Nhưng riêng trong chế độ Việt

cộng, không những thân nhân của người có tội

phải trả nợ máu, mà ngay cả những người không

có liên hệ máu mủ gì với nhau mà cũng bị chết

chùm với nhau vì mang cái nhãn hiệu chung là địa

chủ, phú nông. "Kích tỷ lệ" là một vi phạm thô

bạo của nguyên tăc thứ hai về pháp lý.

c) Nguyên tắc thứ ba: Theo luật sư Nguyễn Mạnh

Tường là "muốn kết án một người phải có

bằng chứng xác đáng. Phải có nhân chứng là

những kẻ đã mục kích sự phạm pháp và cung khai

một cách cụ thể, rõ ràng và chắc chắn. Một

nhân chứng thôi cũng chưa đủ, ít ra phải có hai

nhân chứng khai phù hợp với nhau, mới được là

đáng kể... Khi nêu lên nguyên tắc thứ ba trên

đây, có lẽ ông Nguyễn Mạnh Tường muốn ám chỉ

những vụ Đấu Giảm Tô như anh Nguyễn Văn Thân

thuật lại, ví dụ: "Một cái sẹo cũ vì bị ngã

từ hồi còn bé sẽ được trình bày là vết dao

chém của địa chủ ác ông... Hoặc nếu một bà

lão rụng hết tóc vì già hay vì bệnh hoạn thì sẽ

dùng chứng tích này để tố địa chủ nắm tóc

giật đánh", (xem bài trước). Những bằng chứng

cần thiết để chứng tỏ vết dao chém tối

thiểu là phải trình bày được con dao có vết

máu của nạn nhân. Vì bất chấp nguyên tắc thứ

ba trên đây, trong giai đoạn "Đấu tranh chống

phản động" đội cải cách của Việt cộng đã

"mớm cung theo dây chuyền", khiến nhiều nạn nhân

đã khai lung tung ra ngoài sự dự liệu của cán

bộ Đảng và làm trò cười cho đấu trường cải

cách, cũng như làm trò cười cho lịch sử mai

hậụ

d) Nguyên tắc pháp lý thứ tư: "Thủ tục điều

tra, xét xử phải bảo đảm quyền lợi của bị tố

nhân. Bị tố nhân có quyền nhờ luật sư bào

chữa cho mình, và khi thiếu điều kiện nhờ

luật sư, khi nào là một trọng tội, tòa phải cử

luật sư bào chữa không, cho bị can... Khi điều

tra, thẩm vấn, tuyệt đối không được dùng

phương pháp tra khảo, đánh đập, hành hạ bị cn,

mớm cung cho bị can, dọa nạt hay dụ dỗ đương

sự"...

3. Thủ Tiêu Chế Độ Pháp Trị Chân Chính

Một chế độ pháp trị chân chính phải xác định

rõ đâu là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi

người từ thường dân cho tới người lãnh đạọ

Việt cộng chẳng những thủ tiêu quyền lợi của

người dân qua việc bất chấp các nguyên tắc

pháp lý căn bản, mà còn lờ luôn trách nhiệm

pháp lý của cấp lãnh đạo đảng, nhất là họ

Hồ, tên chủ mưu trong chiến dịch Cải Cách Ruộng

Đất đẫm máụ Về điểm này ông Nguyễn Mạnh

Tường viết: ..."Trước hết, bức thư của ông

Hồ Viết Thắng tự phê bình và xin rút lui khỏi

Mặt Trận Trung Ương chỉ là một giải pháp chính

trị mà thôi..." "...là một nhà luật học, tôi

chưa thể nào nhận định được trách nhiệm của

ông Thắng. Có thể trách nhiệm của ông ấy rất

lớn, có thể rất nhỏ. Đứng trên tinh thần pháp

lý, sự nhận tội lỗi của một người không đủ

để quy định trách nhiệm của người ấy...".

Lập luận của ông Nguyễn Mạnh Tường có ý nói

rằng:

Thứ nhất: Giải pháp hạ tầng công tác Trường

Chinh và sự từ chức của Hồ Viết Thắng chỉ là

một giải pháp chính trị, và nếu ngưng ở đó,

Việt cộng đã cố tình xí xóa trách nhiệm pháp

lý đối với các vụ sát nhân có mưu định rõ

ràng. Và ông Tường gọi đó là "chính trị lấn

áp pháp lý".

Thứ hai: Trách nhiệm của Hồ Viết Thắng có thể

rất lớn, có thể rất nhỏ, nghĩa là nếu Hồ

Viết Thắng chỉ là một kẻ thừa hành, thì cần

phải truy nguyên ra cái trách nhiệm pháp lý cao

chót vót là Trung Ương Đảng và Hồ Chí Minh.

Không xác định quyền lợi cùa người dân và

trách nhiệm pháp lý của Đảng và nhà nước Việt

cộng đã thủ tiêu chế độ pháp trị chân chính.

Mà thủ tiêu chế độ pháp trị chân chính là một

đặc điểm có tính cách Mác-xít Lênin-nít điển

hình. Và nó là nguyên nhân của bao xương máu,

chết chóc và đau thương diễn ra trên đất Việt

Nam từ hơn 30 năm naỵ

Bài nghiên cứu này kết thúc một giai đoạn đặc

biệt của Cải Cách Ruộng Đất ở miền Bắc, và

không có nghĩa cuộc cải cách ruộng đất của

Việt cộng đã chấm dứt khi ruộng đất được

lấy từ địa chủ để chia cho nông dân nghèọ

Không! Sau khi chia ruộng cho nông dân nghèo, Việt

cộng đã từ từ lấy lại hết tất cả ruộng

đất tài sản của họ qua các chiến dịch Tổ Đổi

Công, Hợp Tác Xã Cấp Thấp, Hợp Tác Xã Cấp

Cao,v.v... song hành với các kế hoạch kinh tế 3

năm, kế hoạch kinh tế 5 năm,v.v.. mà chúng ta sẽ

nghiên cứu trong những bài tớị

Trong phần kết luận của bài này, chúng ta hãy

đưa ra một nhận xét về trách nhiệm chính trị

và pháp lý của một hành động liên quan đến

trật tự công cộng và tính mạng của người dân.

Một người thường dân phạm tội giết người

phải chịu trách nhiệm pháp lý cho hành động đó.

Nếu việc giết người có chủ mưu, đó là một

trọng tội về hình sự, và hình phạt thường là

lấy mạng đền ma.ng. Một cấp lãnh đạo chính

trị, nếu giết người có chủ mưu vì mục đích

chính trị thì phải chịu trách nhiệm về pháp lý,

và sau đó còn phải chịu thêm trách nhiệm về

chính tri.. Trách nhiệm pháp lý càng gia tăng gấp

bội nếu là tội tàn sát nhiều người với sự

dự mưu kỹ càng. Một chế độ, một tập đoàn

thống trị phạm tội tàn sát tập thể cả trăm

ngàn người cũng phải chịu trách nhiệm chính trị

và pháp lý như trường hợp chế độ phát xít

Đức, phát xít Ý và quân phiệt Nhật,v.v...

Những kẻ lãnh đạo, tùy theo trách nhiệm và sự

dự mưu đều phải đền tội cả về phương diện

chính trị và pháp lý. Trước hết bị tước hết

quyền hành chính trị và sau đó lấy mạng đền

ma.ng.

Công lý đã được thi hành tại Đức, tại Ý, tại

Nhật, sau Đệ Nhị Thế Chiến, và trật tự quốc

gia nhờ đó đã được tái lập tại Đức, tại

Ý, tại Nhật. Nhưng cũng kể từ sau Đệ Nhị Thế

Chiến, vì Liên Xô không bị trừng phạt về những

tội diệt chủng nên các chế độ cộng sản từ

Âu sang Á đã thừa kế thủ tiêu nền pháp trị

chân chính. Chúng phủi tay chối bỏ mọi trách

nhiệm pháp lý đối với tội ác của chúng vì

nhân dân bất lực trước họng súng đàn áp, và

vì công lý không có sức mạnh để thực thị

Ở Việt Nam, Hồ chí Minh và đảng Việt cộng đã

phạm nhiều tội ác chồng chất. Tội tàn sát

trong Cải Cách Ruộng Đất chỉ là một trong nhiều

tội ác tày đình của chúng trong hơn 30 năm quạ

Mỗi lần gặp khó khăn vì nhân dân ta đấu tranh,

chúng lại tìm cách xoa dịu, xí xóa, khi thì bằng

chính sách sửa sai, khi thì bằng chính sách nới

lỏng các biện pháp kềm kẹp kinh tế, khi thì

bằng màn xiệc "đổi mới tư duy". Nhưng luôn

luôn có nhiều người bị chúng lường gạt, và

mỗi lần như thế, Việt cộng lại chối bỏ

được trách nhiệm về tội ác, và trở nên mạnh

hơn khi những nhóm người hoặc thế lực ngu

xuẩn giúp chúng cơ hội và phương tiện phục

hồi sức mạnh để tiếp tục tội ác.

Ngày nay, dân ta đã thức tỉnh, và đã đấu tranh

mạnh mẽ buộc Việt cộng phải lãnh trách nhiệm

đối với tội ác của chúng. Dân ta cương quyết

thì hành động công lý bằng cách lật đổ chế

độ Việt cộng và thiết lập một nền pháp trị

chân chính, nghĩa là bất cứ tập đoàn nào phản

nước hại dân phải chịu trách nhiệm chính trị và

pháp lý trước toàn dân, tức là trả lại quyền

hành chính trị và chịu sự phán đoán của luật

pháp quốc giạ Nhân Dân Việt Nam coi những biện

pháp "sửa sai" hoặc "cởi mở" hoặc "đổi mới"

hoặc "hòa giải hòa hợp" là những trò xiệc bịp

bợm để bịp những nhóm người ngu xuẩn, hoặc

đón gió làm tay sai cho ngoại bang.

Cải cách ruộng đất Miền Bắc (5)

* Mục Tiêu Của Hợp Tác Hóa Nông Nghiệp: Khống

Chế Nông Dân Bắc Việt

Giai đoạn đấu tố địa chủ và lấy ruộng đất

chia lại cho bần cố nông chỉ là màn I của tấn

kịch Cải Cách Ruộng Đất. Mỗi bần cố nông

được chia một mảnh đất nhỏ, một số nồi

niêu, xoong chảo, bàn ghế, giường nằm của địa

chủ, cuốc xẻng cầy bừa, kể cả chổi cùn, rế

rách. Đối với bần cố nông chất phác, đây là

một cuộc đổi đời chưa bao giờ họ ngờ tớị

Trong thời kỳ đấu tố địa chủ, các bần cố

nông bị xúi giục, bị áp lực của cán bộ Đảng

đi đến chỗ đồng lõa tội ác nhúng tay vào máu

địa chủ; nhưng đến giai đoạn sửa sai, họ bị

trả thù khiến nhiều người phải bỏ nông thôn

chạy ra thành thị đi ở đơ.. Những người còn

lại biết rằng số phận của họ khá bấp bênh,

tuy nhiên điều mà họ không ngờ nhất là: Cuộc

"đổi đời" chỉ cho họ hưởng tài sản chiếm

được của địa chủ trong một thời gian rất

ngắn. Họ không biết rằng Đảng cho tay này nhưng

sẽ lấy lại bằng tay kia với những thủ đoạn

tráo trở lừa lọc tinh vi, khiến ngay cả những

người khôn ngoan, có kiến thức hoặc có thế

lực còn không thể ngờ.... Sau khi đã lợi dụng

bần cố nông để đạt mục tiêu chiến lược giai

đoạn là đánh gục giai cấp địa chủ, Việt cộng

dần dần tước hết tài sản của trung nông kể

cả bần cố nông qua chính sách công hữu hóa toàn

bộ ruộng đất vườn aọ

Cuộc cải cách được gọi là "long trời lở

đất" ở miền Bắc đã đập nát các giai cấp,

các thế lực ở nông thôn. Đối với giai cấp

phú nông địa chủ, đó là một kinh nghiệm đẫm

máu mà họ nhớ và sợ cho đến suốt đờị Đối

với giai cấp trung nông, tuy chưa nếm mùi đau

đớn nhục nhã, nhưng họ biết họ chỉ là con cá

đang nằm trên thớt. Còn giới bần cố nông,

những người chất phác, chưa có kinh nghiệm lãnh

đạo, thì mặc dầu cuộc cải cách ruộng đất ban

cho họ một số quyền lợi, họ thừa biết người

đứng chủ mưu là Việt cô.ng. Nhưng họ không thể

kết hợp thành một lực lượng nào đáng kể.

Tóm lại, ở nông thôn không có một lực lượng

nào tồn tại để thách thức quyền lực của

Đảng. Tất cả chỉ là những cá nhân bị bỏ rơi

đơn độc, không nơi nương tựa, trừ bần cố

nông được dựa vào Đảng để hưởng một số

ưu thế nếu chịu làm tay sai cho Đảng. Khối dân

chúng nông thôn hoàn toàn tan rã. Mặc dầu có

chiến dịch sửa sai, phục hồi danh dự cho người

có công với kháng chiến, nhưng chiến dịch này

chỉ cứu được một số người còn sống trong

tù, chứ không cứu được cả trăm ngàn người

đã bị chôn dưới đất. Hơn nữa chiến dịch

sửa sai không tái lập giai cấp cũ vì Việt cộng

xác nhận đường lối cải cách ruộng đất là

đúng, chỉ có những cá nhân phạm phải sai lầm mà

thôị

Sau khi chiến dịch sửa sai đã làm xẹp cơn thịnh

nộ của quần chúng, Việt cộng phải đối phó

với Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm. Mặc dầu phong

trào này có đường lối quy mô (xem cuốn Trăm Hoa

Đua Nở Trên Đất Bắc) nhưng không có tổ chức

sâu rộng và không có sức mạnh vũ trang trong tay

nên sau một thời gian đã bị Việt cộng đàn áp

thẳng cánh.

Giải quyết được Phong Trào Nhân Văn Giai Phẩm,

Việt cộng đã triệt hạ được lực lượng căn

bản chống lại đường lối vô sản chuyên chính,

chúng bèn tiến hành luôn giai đoạn kế tiếp của

Cải Cách Ruộng Đất. Đó là nội dung của bài

nghiên cứu kỳ nàỵ

Kể từ cuối năm 1955 và đầu năm 1956, chính

sách ruộng đất ở miền Bắc của Việt cộng

đã được lồng vào trong khuôn khổ đường lối

công hữu hóa tư sản và tư bản được tiến hành

qua nhiều bước liên tiếp nhau, gọi là những

"kế hoạch" kinh tế 3 năm hoặc 5 năm. Những kế

hoạch kinh tế này nhắm vào hai ngành chính là

Nông Nghiệp và Công Nghiệp (Công nghiệp là danh

từ Việt cộng để chỉ kỹ nghệ). Ngành Thương

Nghiệp sẽ bị Việt cộng bóp chết dần theo đúng

chủ trương đường lối Mác-xít không chấp nhận

giới thương nhân trung gian trong guồng máy kinh

tế cộng sản.

Trong giai đoạn từ 1959 tới 1970, Việt cộng đã

theo đuổi những kế hoạch kinh tế sau đây:

- Kế hoạch 3 năm lần thứ nhất (1955-1957).

- Kế hoạch 3 năm lần thứ nhì (1955-1960.

- Kế hoạch hoàn thành và chuẩn bị cho kế hoạch 5

năm (1960-1961).

- Kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965).

- Kế hoạch 5 năm lần thứ nhì (1966-1970).

Trong khuôn khổ nói trên, đợt Cải Cách Ruộng

Đất đưa đến "sửa sai" là một phần căn bản

của kế hoạch 3 năm lần thứ nhất. Nó giúp Đảng

đánh gục giai cấp địa chủ và nhất là các thành

phần chống đối bị coi là nguy hiểm, để dọn

đường tiến tới mục tiêu tối hậu là truất

hữu toàn bộ ruộng đất tài sản của nông dân

sát nhập vào tài sản Nhà Nước. Làm sao cộng

sản Việt Nam có thể ăn cướp một cách trắng

trợn như vậy mà nông dân lại cam chịu đắng cay,

và thế giới bên ngoài hầu như hoàn toàn không

biết gì hết? Để trả lời câu hỏi trên, ta cần

đi lần lượt qua các giai đoạn căn bản của chính

sách Công Hữu Hóa Ruộng Đất:

- Giai đoạn Tổ Đổi Công.

- Giai đoạn Hợp Tác Xã Cấp Thấp.

- Giai đoạn Hợp Tác Xã Cấp Caọ

Ba bước căn bản nói trên được tiến hành nhịp

nhàng với các kế hoạch kinh tế 3 năm và 5 năm,

nhưng có hai đặc điểm rất quan trọng trong việc

Việt cộng thi hành đường lối chính sách mà ta

cần nắm vững.

Thứ nhất: Việt cộng luôn luôn đặt ra những

thí điểm để cho cán bộ học tập kinh nghiệm

và dạy lẫn nhaụ

Thứ hai: Mỗi chính sách, mỗi giai đoạn không

nhất thiết phải được tiến hành đều khắp

trên toàn miền Bắc, nhưng tùy thuộc vào điều

kiện thực tế từng vùng, ví dụ: Chính sách hợp

tác xã cấp thấp có thể hoàn thành tại một

vùng và đẩy lên hợp tác xã cấp cao, nhưng nếu

tại những vùng khác, điều kiện chưa cho phép

thực hiện hợp tác xã cấp cao, thì nông dân

vẫn còn ở trong hợp tác xã cấp thấp. Tình

trạng này dẫn đến những quy luật không đồng

đều cho mỗi vùng, chẳng hạn như tiêu chuẩn

lương thực khác nhau, và thuế nông nghiệp cũng

khác nhau, cho mỗi vùng.

2003-10-19 21:49:47

7. Giai Đoạn Tổ Đổi Công

Như đã trình bày, giai đoạn tổ đổi công nằm

trong kế hoạch 3 năm lần thứ nhất sau khi kết

thúc cuộc đấu tố "long trời lở đất". Mỗi

nông dân đều được chia một mảnh đất nhỏ

để canh tác, phù hợp với tinh thần tư sản

thiên nhiên của con ngườị Trong không khí mới

đó, một số đông quần chúng la bần nông đều

cảm thấy hân hoan. Việt cộng khơi dậy không khí

vui vẻ phấn khởi bằng cách phổ biến thơ văn

của các văn nô như hai câu thơ dưới đây:

Từ đây ta có đất cày

Con ơi bưng bát cơm đầy nhớ ai

(văn nô Trần Hữu Thung)

Không phải tất cả các bần nông đều hăng hái

cánh tác trên mảnh đất mớị Có một số bỏ ra

thành thị sinh sống, một số khác cần tiền

hoặc thiếu nông cụ sản xuất nên bán ruộng đi

để làm thuệ Do đó, những người có khả năng

mua lại ruộng và có khả năng canh tác trở nên

sung túc hơn. Đó là điều Việt cộng kỵ nhất,

vì khi có sự tích lũy tư sản trong tay một số

người là có sự suy yếu quyền lực của Việt

cô.ng. Nhưng tình trạng này không kéo dài vì Việt

cộng tung hàng loạt cán bộ về nông thôn tổ

chức nông hội và "Nhóm sản xuất". Một nhóm sản

xuất là một tập hợp từ 5 đến 10 hay 15 gia

đình giúp nhau sản xuất trong tất cả các công

tác nông nghiệp. Nhóm sản xuất là hình thức

giới thiệu cho "Tổ Đổi Công". Tổ đổi công

cũng tương tự như nhóm sản xuất nhưng số gia

đình tham gia lớn hơn, từ 25 đến 30 gia đình.

Một sự khác biệt quan trọng ở sự giúp đỡ

lẫn nhau dựa trên căn bản trao đổi ngày công.

Để hướng dẫn về tổ đổi công, cán bộ

Việt cộng giải thích cho nông dân như sau:

- Một anh nông dân A không có trâu để cày hoặc

bừa mảnh đất cho kịp gieo mạ, có thể mượn

trâu của anh nông dân B. Khi mạ đã lên, tới lúc

cần cấy lúa, anh nông dân B tuy có trâu nhưng

không sử dụng vào việc cấy lúa được, mà trong

gia đình lại neo ngườị Vậy anh nông dân B có

thể mượn người trong gia đình anh nông dân A

để cấy lúa, cũng trên căn bản ngày công. Một

ngày công của một người cũng tính bằng một

ngày công của trâu, và có thể trả bằng lúa, ví

dụ 3 kg lúa một ngày công cho người thì cũng trả

như vậy cho trâụ Với tổ đổi công, Đảng ủy

xã ấn định một lịch trình theo đó các gia đình

trong tổ luân phiên làm giúp nhau, mang cày bừa,

cuốc xẻng đi canh tác giúp, hoặc sửa nhà, lợp

mái cho các gia đình trong tổ.

Quan niệm của tổ đổi công đã tạo một ấn

tượng tốt trong đầu nông dân, vì nó đưa ra

những tiêu chuẩn đẹp và đề cao tinh thần liên

đới hỗ tương. Không những thế, nó còn có vẻ

hợp lý vì giúp nông dân giải quyết được tình

trạng bế tắc khi thiếu phương tiện hoặc nông

cụ cánh tác để cho kịp "thời vụ". Ví dụ nếu

không kịp có trân để cày bừa thì không kịp gieo

mạ lúc ruộng đang có nước. Nếu lấy sức

người để cày bừa sẽ quá lâu, và sau một

trận nắng lớn đất khô sẽ không cấy lúa

được nữa, và ngôn ngữ Việt cộng gọi là

"không kịp thời vụ".

Ngoài ra, trên phương diện kinh tế, lối làm ăn

trong tổ đổi công có các đặc điểm (trên

nguyên tắc) như sau:

- Quyền tư hữu ruộng đất vẫn còn được duy

trì như trước.

- Quyền làm chủ hoa màu vẫn thuộc về người

chủ đất nông dân.

- Công của ai người ấy hưởng.

Duy có ba ý niệm mà Việt cộng muốn mớm cho

nông dân qua hình thức tổ đổi công:

Thứ nhất: Nếu có thể sử dụng trâu bò, nông

cụ của nhau, tại sao không tập trung vào một nơi

để sử dụng chung (mở đầu cho giai đoạn hợp

tác hóa nông nghiệp).

Thứ hai: Trong tổ đổi công, mọi người cùng

chung vai làm việc tập trung nhân lực, khiến cho

dân quen dần với lối làm ăn tập thể.

Thứ ba: Trong tổ đổi công có tổ trưởng, tổ

phó, tổ nông hội, tổ thanh niên, tổ chức như

công đoàn sau này, có sinh hoạt học tập đôn

đốc chủ trương của Đảng, của nhà nước, đặc

biệt là chính sách thuế nông nghiệp. Với guồng

máy tổ chức này, một mặt Việt cộng gài cán

bộ vào làm tai mắt theo dõi hành vi và tư tưởng

chính trị của mỗi nông dân, một mặt đôn đốc

chuẩn bị dân sản xuất dưới chiêu bài nhân dân

làm chủ và Đảng lãnh đạo (chưa tới giai đoạn

Nhà Nước Quản Lý). Trong mỗi buổi sinh hoạt tổ

hoặc sinh hoạt rộng lớn hơn, thành phần Đảng

viên thường len lỏi vào chiếm chừng một phần

ba, thành phần cảm tình viên cũng vào khoảng một

phần ba, và đã được Đảng vận động trước

để ủng hộ những đề nghị có lợi cho chính

sách Đảng. Như vậy bất cứ những nghị quyết

nào quan trọng đều được hai phần ba biểu

quyết, lợi cho Đảng mà bề ngoài Đảng vẫn khoe

khoang là dân chủ vì dân quyết định mọi việc.

Trong giai đoạn Tổ Đổi Công, thuế nông nghiệp

bắt đầu tăng caọ Ngay ở những vùng đất nghèo

nàn cằn cỗi như phía Nam Thanh Hoá, Nghệ An, Hà

Tĩnh, thuế nông nghiệp cũng từ 20% đến 25%,

nghĩa là cứ 1000 kg thóc thì phải nộp tới 250 kg,

và số thóc đó phải phơi thật khô và quạt thật

sa.ch. Ở những vùng đất tốt như Thái Bình Nam

Định, thuế nông nghiệp còn cao hơn nữa, và nói

chung, thuế nông nghiệp có tiêu chuẩn cố định,

bất kể thiên tai, hạn hán hoặc lụt lộị

Việc tiến hành kế hoạch Tổ Đổi Công không

đồng loạt và đều khắp trên toàn cõi Bắc

Việt, vì Việt cộng rất dè dặt và tiến hành

làm nhiều đợt tại nhiều thí điểm khác nhaụ

Tại khu Tự Trị Việt Bắc (xem bản đồ) gồm các

tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Cao Bằng,

Bắc Kạn, kế hoạch tổ đổi công mãi tới năm

1964 mới bắt đầụ Như vậy, cho tới tháng

12-1958 kế hoạch tổ đổi công vẫn chưa thực

hiện xong hết trên toàn miền Bắc, chỉ mới có

65% gia đình nông dân tham gia tổ đổi công. Tuy

nhiên, tại những nơi mà tổ đổi công tiến

triển điều hòa thì chế độ hợp tác xã cấp

thấp bắt đầu được thí nghiệm.

Trong giai đoạn tổ đổi công, đời sống nông

thôn Bắc Việt tương đối còn tạm dễ thở.

Mặc dầu có một số cá nhân đi làm thuê, nhưng

những gia đình đông người nhờ nhiều nhân công

đã sản xuất nhiều, trở nên sung túc, mua thêm

trâu cày, mua thêm nông cu.. Những gia đình ít

người, tuy sản xuất ít hơn, nhưng vì ít miệng

ăn nên cũng dành dụm được ít tư sản. Đó là

hiện tượng "tích lũy tư bản" mà cộng sản không

chấp nhận. Thực ra, giai đoạn công hữu hóa đã

được hoạch định tiếp theo để giải quyết vấn

đề tích lũy tư bản nàỵ Một ích lợi hiển

nhiên trong giai đoạn tổ đổi công là Việt cộng

đã có cơ hội ước lượng chính xác năng suất

trung bình của nông dân, để đo lường trước xem

tối thiểu có thể bóc lột được của nông dân

là bao nhiêu khi bước lên giai đoạn hợp tác xã

cấp thấp (danh từ Việt cộng dùng để chỉ thủ

đoạn bóc lột này là: "Giải Phóng Sức Sản

Xuất").

oOo

Tổ Đổi Công

Thời điểm

thực hiện Số Tổ

Đổi Công Tỷ số gia đình

tham gia Tài Liệu

10-1957 72000 24,3% Báo Nhân Dân 3-10-57

11-1957 8569 29% Báo Nhân Dân 28-11-57

01-1958 102000

07-1958 137600 31,6% VNI 15-8-58 (*)

10-1958 203582 51,1% VNI 23-1-59 (*)

12-1958 300000 (**) 65% Đài Hà Nội 29-12-58

Ghi chú:

(*) VNI: Tạp chí Viet Nam Information xuất bản ở

Rangoon

(**) 300000 tổ đổi công gồm khoảng 2 đến 3

triệu gia đình nông dân

IỊ Giai Đoạn Hợp Tác Xã Cấp Thấp

Trong khi chế độ Tổ Đổi Công chưa hoàn tất

đều khắp trên toàn cõi Bắc Việt, thì vào năm

1958, nghị quyết 14 của Trung Ương Đảng Lao Động

Bắc Việt đề ra nhiệm vụ và mục đích của Kế

Hoạch 3 Năm lần thứ hai là để "Xây Dựng Nền

Kinh Tế Dân Chủ Nhân Dân", khác với nền kinh tế

trong giai đoạn Tổ Đổi Công mà Việt cộng gọi

là Nền Kinh Tế Dân Tộc Tư Sản.

Cán bộ Việt cộng tổ chức học tập khắp nơi

về nhu cầu phải vượt qua giai đoạn Kinh Tế Dân

Tộc: "Cảnh Làm Thuê Cho Chủ" vẫn còn, từ đó

đưa đến tình trạng bất bình đẳng, và kềm

chế sức sản xuất, vậy phải tiến lên giai đoạn

kinh tế dân chủ nhân dân để "giải phóng sức

sản xuất và thành lập quan hệ kinh tế bình

đẳng giữa con ngườị

Hệ thống sản xuất mới trong ngành nông nghiệp

được gọi là Hợp Tác Xã Cấp Thấp. Cùng lúc

với Hợp Tác Xã Cấp Thấp ở nông thôn, có

cuộc cải tạo Công Thương Nghiệp Tư Bản Tư Doanh

ở thành thị mà ta sẽ nghiên cứu sau nàỵ Mặc

dầu từ cuối năm 1957 trong khi các tổ đổi công

chưa hoàn tất, một số Hợp Tác Xã Cấp Thấp

đã được phát động làm thí điểm, nhưng chính

thức vào năm 1958 phong trào Hợp Tác Xã Cấp

Thấp mới ra đời, và được thực hiện sớm

muộn tùy nơị Nhất là tại Khu Tự Trị Thái Mèo

và ở Việt Bắc như Tuyên Quang, Thái Nguyên

v.v..., phong trào hợp tác xã được thực hiện

rất muộn vì Đảng còn phải ve vuốt các nhóm

thiểu số.

Khi chế độ Hợp Tác Xã mới ra đời, Việt

cộng chưa bắt buộc toàn thể dân chúng phải gia

nhập, và phần lớn chỉ có đảng viên, giai cấp

bần nông gia nhập trước và được hưởng

những ưu quyền như con em được đi học, xã viên

được cấp phân bón, nông cụ v...v....

Những khẩu hiệu trong giai đoạn này là:

Đảng viên đi trước

Làng nước đi sau,

Đoàn viên đầu tàu

Vào hợp tác xã.

Việt cộng đã phát động phong trào hợp tác xã

một cách rầm rộ như một đại hội, với bích

chương, biểu ngữ, chiêng trống, chương trình

phát thanh, báo chí, phim ảnh cổ động cho quan

niệm hợp tác xã làm ăn,

"Buôn có bạn, bán có phường

Làm ăn có xóm có làng mới vui"

hoặc:

"Làm ăn riêng lẻ như nghé không đàn

Có tổ có đoàn, mạnh lắm ai ơi"

Để diễn tả sức mạnh của lối làm ăn hợp tác,

các văn nô nghĩ ra những lời thơ nghe rất phấn

khởi và khoái lỗ tai:

"Nghiêng đồng đổ nước ra sông"

hay là:

"Vắt đất ra nước thay trời làm mưa"

Câu trên ngợi ca cảnh tát nước từ những cánh

đồng bị úng nước để cứu cho lúa khỏi chết.

Câu dưới tả cảnh tát nước từ sông vào cánh

đồng khô cạn để cứu hạn hán. Ngoài ra, hai câu

trên còn đề cao khả năng "cải tạo thiên nhiên"

của lối làm ăn tập thể.

oOo

1. Nguyên Tắc Căn Bản của Hợp Tác Xã Cấp Thấp

Hợp tác xã cấp thấp có một số khác biệt căn

bản so với Tổ Đổi Công.

Thứ nhất: Trong Hợp tác xã cấp thấp, những xã

viên không còn làm chủ đất đai và dụng cụ làm

ruộng của mình (Việt cộng gọi là "phá vỡ

quyền tư hữu tư liệu sản xuất của tư nhân"),

những nông dân, sau khi được chia ruộng đất qua

cuộc cải cách, được cán bộ tuyên truyền gia

nhập hợp tác xã bằng cách nộp hết ruộng

đất cho hợp tác xã, nông cụ được tập trung

vào một nơi gọi là kho vật liệụ

Thứ hai: Ban quản trị hợp tác xã gồm những

thành phần đảng viên ưu tú mà thôị Ban quản trị

này lãnh đạo việc "Phân phối sức kéo" (tức là

người và trâu bò), phân phối nông cụ thành các

đội hoặc tổ sản xuất. Một xã viên sẽ không

còn làm việc trên mảnh đất cũ của mình, mà sẽ

làm trên mảnh ruộng của hợp tác xã.

Thứ ba: người nông dân sau khi vào hợp tác xã

không còn làm chủ hoa màu do mình sản xuất, không

còn gánh thóc về nhà sau mỗi mùa gặt, mà gánh

thóc vào kho lẫm của hợp tác xã. Thay vì hoa màu

thu được, người nông dân xã viên được trả

lương như một công nhân viên Nhà Nước. Tiêu

chuẩn trả lương ra sao là điều ta sẽ nói tới

saụ

Mặc dầu những nguyên tắc trên đi ngược lại

tinh thần tư sản cố hữu của người nông dân,

nhưng cán bộ Đảng đã vẽ ra trước mắt người

dân quê Việt Nam một hình ảnh huy hoàng của

tương lai: Nhờ hợp tác làm ăn, năng suất sẽ cao

hơn trước, và người hưởng lợi trực tiếp là

xã viên. Những khẩu hiệu như: "Hợp Tác, cánh

đồng năm bảy tấn" trở thành những chỉ tiêu

về gia tăng năng suất trong những kế hoạch 3 năm

và 5 năm. Ngoài ra cán bộ Đảng còn hứa hẹn

những tiến bộ kỹ thuật để nâng cao đời

sống xã viên như máy cày, máy bơm nước, điện

khí hóa nông thôn....

Nông dân miền Bắc nói chung vốn cầu an và có

tinh thần làm ăn theo xóm theo phường, nên ban

đầu cũng có nhiều người nghe lời tuyên truyền

của Đảng gia nhập hợp tác xã. Có một số ít

không gia nhập hợp tác xã vì lúc này chưa có

sự bó buộc. Theo nông dân Lê văn Hùng, thì tại

làng Hàm Cách của anh, thuộc huyện Thành Hà, tỉnh

Hải Dương, ban đầu chỉ có 20% nông dân tham gia

hợp tác xã cấp thấp. Những nông dân không gia

nhập hợp tác xã nghĩ rằng họ có thể làm ăn

riêng lẻ được, và Việt cộng cũng tạm để cho

họ yên trong giai đoạn đầụ

Đối với những nông dân gia nhập hợp tác xã,

chỉ trong vòng một thời gian ngắn đã vỡ mộng

vì những thu hoạch mà họ mang về cho gia đình

không tương xứng với một phần nhỏ của mồ hôi

nước mắt mà họ nhỏ xuống gốc ra.. Họ đã phải

đóng góp rất nhiều cho hợp tác xã, nhưng đến

cuối mùa họ tổng kết lại thì thấy phần lớn

những đóng góp của họ rơi vào một cái thùng

không đáỵ Sở dĩ như vậy là vì sự cách biệt

quá xa giữa một bên là chế độ đóng góp (gồm

có lao động, thuế, và các quỹ xã hội...), và

một bên là chế độ hưởng thụ theo công điểm

(ghi công làm việc của mỗi người).

Chế độ lao động ấn định mức làm việc của

mỗi ngườị Chế độ thuế ấn định bổn phận

tài chánh của mỗi công dân. Còn các quỹ đóng

góp thì trên lý thuyết tượng trưng cho sự để

dành hoặc sự đầu tư của nông dân giống như

quỹ an sinh xã hội hoặc những quỹ bảo hiểm của

các nước tự dọ Chế độ công điểm ghi chép

số giờ lao động mỗi người đóng góp mỗi

ngày để dựa vào đó trả tiền công cho mỗi

ngườị

Để dễ dàng nhìn thấy sự lợi hại của hợp

tác xã, ta hãy đặt lên bàn cân để so sánh sự

đóng góp công sức tài vật của nông dân, với

những số thù lao mà họ được hưởng.

oOo

2. Chế^' Độ Đóng Góp Của Xã Viên

Một đặc điểm quan trọng và nổi bật của chế

độ hợp tác xã là "hạch toán kinh tế", danh từ

Việt cộng chỉ mọi tính toán thu chi lời lỗ, ở

đây chỉ về sự đóng góp của xã viên cũng như

sự hưởng thụ của xã viên. Đây là đặc điểm

quan trọng vào bậc nhất vì nó liên quan mật

thiết đến sự tình trạng đói của xã viên, vì

thế cho nên hầu như bất cứ hồi chánh viên

nông dân nào khi được phỏng vấn cũng biết tính

toán một cách rành mạch từng đồng, từng xu

những đóng góp và hưởng thụ của xã viên. Vì

những con số đó tượng trưng cho sự no đói của

xã viên nên sẽ được trình bày khá tỉ mỉ trong

bài nghiên cứu nàỵ

ạ Đóng Góp Lao Động

Trong một hợp tác xã nông nghiệp, ban quản trị

gồm những người được Đảng lựa chọn từ

trước và được vận động ngầm từ trước,

mặc dầu cũng được bầu cho đủ hình thức dân

chủ.

Sơ đồ này cho thấy cái khung của hợp tác xã

gồm có những xã viên nằm trong các đội sản

xuất và tổ sản xuất tượng trưng cho bộ máy

sản xuất. Bộ máy này được điều khiển bởi

các đội trưởng sản xuất theo nguyên tắc "làm

việc tại đồng, phân công tại sở" có nghĩa là

các đội trưởng trở lên ban quản trị hợp tác

xã chỉ việc ngồi rung đùi tại sở để phân

công tác, và các xã viên mới là những người

phải đổ sức lao động ra tại đồng. Các tổ

trưởng là những phần tử bần nông trung kiên

vừa làm việc vừa đôn đốc, và ban kiểm soát

theo dõi ở trên, đánh giá sự làm việc của mỗi

người theo từng loại:

- Loại A: loại khỏe mạnh, làm nhanh, tích cực đi

làm sớm.

- Loại B: là loại làm việc trung bình.

- Loại C: là loại làm việc kém, hay đi trễ, không

tích cực.

Bình Công Chấm Điểm

Sau mỗi ngày làm việc, mỗi người được đánh

giá lao động bằng cách Bình Công Chấm Điểm

tức là dựa vào một người giỏi nhất để làm

tiêu chuẩn cho điểm những người khác, và gọi

tiêu chuẩn đó là "mốc khoán". Ví dụ: Trên một

mảnh ruộng do một số người làm việc gồm đủ

cả 3 loại A, B và C.

Khi chấm điểm mỗi người, loại A được 10

điểm nếu làm đủ 12 giờ một ngày, loại B

được 8 điểm và loại C chỉ được 6 điểm. Và

số 10 điểm trong một ngày làm việc của một xã

viên loại A được dùng làm chuẩn gọi là một

công. Một người loại A làm việc 3 ngày được

số điểm tương đương với 3 công lao động,

trong khi một người loại C làm việc 3 ngày chỉ

được ghi có 18 điểm, tức là chưa được 2

công lao đô.ng. Muốn đạt được 3 công, xã viên

loại C chỉ có hai cách, một là làm thêm ngày, hai

là tăng thêm giờ làm việc mỗi ngàỵ Nhưng cách

thứ nhất không thể thực hiện được vì không

ai có ngày nghỉ để làm bù nên xã viên loại C

chỉ còn một sự lựa chọn là tăng số giờ làm

mỗi ngàỵ Do đó mới có câu "Làm ngày không đủ

tranh thủ làm đêm".

2003-10-19 21:50:20

8. Tại Sao Phải Làm Cho Đủ Công?

Ban quản trị giao khoán cho từng gia đình phải làm

đủ một số công điểm cho mỗi vụ mùa, và danh

từ Việt cộng gọi là "mức giao điểm", tùy theo

số nhân khẩu trong mỗi gia đình.

Nếu gia đình đông người thì mức giao điểm

caọ Ví dụ một gia đình có hai lao động chính và

một lao động phụ thì mức giao điểm là 5000

điểm, tức là trong một vụ 6 tháng phải làm đủ

5000 điểm, tức là 500 công (10 điểm là một

ngày công) mỗi lao động chính phải làm khoảng 170

công và lao động phụ 140 công.

Nghĩa là trung bình mỗi người trong gia đình đó

phải làm 170 ngày trong 6 tháng (180 ngày) và mỗi

ngày 12 giờ mới hy vọng đạt được mức điểm

giao để được tính khẩu phần theo loại Ạ

Nói như vậy, có phải cứ sáu tháng thì có 10

ngày nghi??

Không, con số 170 ngày công là con số lao động

được trả lương gọi là "lao động sản xuất"

như cày, bừa, gặt, háị Mỗi năm, nông dân còn

phải làm lao động không công tức là lao động

"Nghĩa Vụ". Việt cộng đặt ra hai loại lao động

nghĩa vụ chính:

- Loại A: Lao Động Thủy Lợi - đó là lao động

bắt buộc như đắp bờ đập, tát nước, khai

nương v...v..., mỗi năm từ 15 đến 30 công.

- Loại B: Lao Động Xã Hội - như đắp đường,

xây trụ sở, xây cầu, đi gác ban đêm.

Hai loại nghĩa vụ trên không tính công để lãnh

lương, trái lại chỉ có phạt nếu thiếu nghĩa vu..

Ví dụ một người được ban quản trị hợp tác

xã phân công đi đắp đường mà vì lý do gì đó

không đi thì bị phạt từ 1 cho tới 3 công (3 ngày

công).

Như vậy, nếu gồm cả lao động nghĩa vụ với lao

động sản xuất, một xã viên không có đủ số

ngày trong một năm để làm cho đủ công điểm.

Vì thế hầu như ai cũng phải làm thêm bằng cách

ra đồng sớm hơn và ở lại tới khuya để làm

thêm. Nhưng không phải ngày nào cũng có thể ở

lại khuya để làm thêm, vì còn phải đi họp để

học tập về chính sách nông nghiệp, học tập

chính trị và đủ thứ học tập khác.

Điều đó có nghĩa là dù có muốn làm cho đủ

công điểm, cũng không có đủ giờ để làm theo

ý muốn. Và thiếu công điểm là thiếu ăn.

Dù có làm đủ công điểm cũng chưa có nghĩa là

đủ ăn, vì đến lúc thu hoạch vào cuối mùa, hợp

tác xã cộng điểm của toàn gia đình và khấu

trừ ra 25% gọi là điểm Kiến Thiết Xã Hội Chủ

Nghĩa, còn lại bao nhiêu mới tính ra giá bằng lúa

tùy theo từng vu.. Số lúa tương ứng với mỗi

công điểm cũng không nhất định, vì gặp năm

mất mùa, số lúa cũng giảm theo, mặc dù công

điểm không đổị

Công dân Lê văn Hùng giải thích rất rõ như sau:

"Tiền chia cho mỗi điểm tùy theo số thu tổng

kết của Hợp Tác Xã. Hợp tác xã hàng tháng

cộng chung số điểm của toàn thể dân làng. Đem

số tiền tổng thu chia cho số điểm chung của cả

dân làng, ta có tiền cho mỗi điểm. Thí dụ hợp

tác xã tổng thu được 10000 đồng và số điểm

chung của hợp tác xã là 100000 điểm, như vậy

mỗi điểm trị giá 10 xụ Mặt khác nếu số tổng

thu chỉ có 8000 đồng, thì giá trị mỗi điểm chỉ

còn có 8 xụ Tóm lại giá trị mỗi điểm tùy số

tổng thu, cho nên, nếu nông dân muốn được số

tổng thu cao hơn thì phải gia tăng sản xuất. Hạn

hán hay mất mùa là một thảm họa cho nông dân".

Hình thức bình công chấm điểm bắt buộc mọi

người, đàn ông cũng như đàn bà, ông già cũng

như bà lão phải làm việc như máy suốt ngày:

"Mệt nhọc đến độ tình vợ chồng cũng bị ảnh

hưởng, không còn sức nào mà yêu thương ân ái

với nhau được nữa". (Lời anh Lê văn Hùng)

Tuy số giờ làm việc chính thức là 12 giờ một

ngày, nhưng vì ai cũng sợ đói, và nếu có một

hai đứa con thì phải làm việc suốt từ 4 giờ

sáng tới 10 giờ đêm (18/24 giờ một ngày) mới

đủ ăn.

b. Đóng Góp Thuế Nông Nghiệp Và Thuế Đảm Phu..

Khi nhà nước đã nắm toàn bộ sinh hoạt, lợi

tức của dân, thì nông dân có còn phải đóng

thuế nữa không?

Câu hỏi này được anh Lê văn Hùng trả lời như

sau:

"Người dân quê đâu còn gì là của riêng nữa mà

đóng thuế. Nhưng trên thực tế họ vẫn gián

tiếp phải đóng thuế vì hợp tác xã nhân danh

tập thể đóng thuế cho nhà nước: Thuế Nông

Nghiệp, Thuế đảm phụ nghĩa vụ, Thuế đảm phụ

nghĩa thương.

"Khi hợp tác xã đóng thuế cho nhà nước dĩ

nhiên số thóc còn lại để chia cho xã viên phải

ít đị Thí dụ cụ thể cho dễ hiểu: Tại làng Hàm

Cách của tôi chẳng hạn, mỗi vụ lúa phải đóng 15

tấn thóc thuế nông nghiệp, 5 tấn thóc thuế

đảm phụ nghĩa vụ và 3 tấn thóc thuế đảm phụ

nghĩa thương. Tổng số thu hoạch mỗi mùa là 100

tấn thóc, đóng thuế xong chỉ còn 77 tấn. Thuế

nông nghiệp ấn định là 15% sản lượng, thuế

đảm phụ nghĩa vụ tùy theo tình hình chung, nhưng

không quá 5% sản lượng".

Thuế đảm phụ nghĩa vụ được cán bộ Đảng giải

thích như là một thứ thuế đóng thế chân cho

việc đi lính làm nghĩa vụ quân sư.. Còn thuế

đảm phụ nghĩa thương là để giúp cho các thương

bệnh binh bị đau ốm hoặc bị thương vì đi làm

nghĩa vụ quân sư..

Thuế nông nghiệp là một thứ thuế nặng nề

nhất đối với nông dân Bắc Việt, và cán bộ

Đảng trong hợp tác xã thi hành rất khắt khe, ví

dụ một cán bộ làm thổ sản ở Thanh Thủy, tỉnh

Thanh Hóa tên là Hoàng văn Kính, là cán bộ phụ

trách của tỉnh, có người cha thiếu thuế hai năm

liền, tức là phạm vào tội "dây dưa thuế nông

nghiệp". Anh Hoàng văn Kính đã bị Đảng thi hành

biện pháp kỷ luật bằng cách khai trừ khỏi

Đảng. Sau đó, anh Kính đã "thắc mắc" với chính

quyền địa phương nên bị đi cải tạọ

Chẳng những thuế nông nghiệp là một sự bóc

lột khắt khe, nhưng nông dân oán hận nhất là

nhà nước bắt trả các thứ thuế bằng thóc,

chứ không phải bằng tiền. Nông dân Nguyễn văn

Hùng đã giải thích tại sao trả thuế bằng thóc

lại thiệt hại cho dân hơn là trả bằng tiền:

"Nhà nước mỗi mùa lấy 23 tấn thóc (gồm thuế

nông nghiệp, thuế đảm phụ nghĩa vụ và thuế

đảm phụ nghĩa thương, áp dụng cho làng Hàm Cách

mỗi mùa sản xuất 100 tấn phải đóng thuế 23

tấn), như vậy nghĩa là dân mất đi 23 tấn thóc

mỗi mùạ Tại miền Bắc mỗi hột thóc quý như

hột vàng. Nếu nhà nước lấy tiền thay thóc thì

hợp tác xã thay mặt tập thể dân chúng chỉ phải

đóng 6200 đồng (giá chính thức 270 đồng một

tấn thóc). Như vậy đổ đồng mỗi người dân

(làng tôi có 100 dân) đóng 62 đồng. Với 62

đồng đó, trên thị trường chợ đen chỉ tương

đương với 70 kg thóc hay 50 kg gạo mỗi mùạ Trong

khi đó nếu dân được giữ lại 23 tấn thóc

(nếu đóng thuế bằng tiền) thì chia đều mỗi

người được 230 kg thóc (tức là khoảng 164 kg

gạo, và nếu chia cho 6 tháng thì trung bình mỗi

ngày một nông dân được thêm gần 1 kg gạo tức

là 4 bát cơm đầy). Giá trị một hột thóc ở

chỗ đó".

Chú thích: giá thóc chính thức là 270 đồng một

tấn, trong khi giá chợ đen là khoảng 800 đồng

tới 900 đồng một tấn vào lúc đó.

Sau khi đã được đóng góp sức lao động, đóng

các thứ thuế "nghĩa vụ cao cả" nghe khoái lỗ tai,

nông dân còn được Đảng thương cho đóng nhiều

loại quỹ khác nữạ

Cải cách ruộng đất Miền Bắc (6)

c. Đóng Góp Cho Các Thứ Quỹ Của Hợp Tác Xã.

Hợp tác xã cũng "thay mặt xã viên" để đóng

vào các loại quỹ dưới đây:

Quỹ Thủy Lợi: "Ban quản trị nói là để mua dụng

cụ máy móc làm công tác thủy lợi như dẫn nước

vào ruộng khô, hút nước ra khỏi ruộng ngập

nước, hoặc hệ thống đập nước v.v... nhân

dân đóng khá nhiều cho quỹ này, nhưng trên thực

tế, quỹ thủy lợi thực sự đi đâu mất tiêu và

không ai thấy có bằng chứng cụ thể là quỹ thủy

lợi được dùng vào mục tiêu thủy lợị Quỹ thủy

lợi đã như nước ngấm vào sa mạc hết trơn,

máy bơm nước, máy hút nước không thấy đâu,

chỉ thấy nông dân tiếp tục dùng gầu để tát

nước thấy ông bà nội".

Quỹ Tích Lũy: "Cán bộ Việt cộng tuyên truyền

rằng quỹ này được dùng để giúp đỡ xã viên

gặp hoàn cảnh khó khăn. Trên thực tế một phần

nhỏ được dùng để mua dụng cụ làm việc, còn

phần lớn để tổ chức những buổi liên hoan

của ban quản trị hợp tác xã, tức là các ông

trời con ở nông thôn".

Quỹ Xã Hội: "Được dùng để xây trường học,

xây nhà thương. Tất cả quỹ này được nộp cho

xã và từ xã đưa về huyện, hoàn toàn do nhà

nước nắm giữ, nhân dân làm chủ nó, nhưng không

hề biết nó được chi tiêu ra sao".

Quỹ Bảo Hiểm: Cán bộ Việt cộng tuyên truyền

cổ động như sau về quỹ bảo hiểm:

"Lao động phải an toàn. An toàn để lao động"

Việt cộng đã lên tới đỉnh cao trong việc sản

xuất những khẩu hiệu nghe qua thấy mê mẩn tâm

thần, nhưng không có liên hệ gì tới thực tế

của vấn đề bảo hiểm cả. Các xã viên sau khi

"nhờ" hợp tác xã "đóng tiền dùm" vào các quỹ

bảo hiểm, thì chẳng biết những quỹ này đi

đâu, mà cũng chẳng bao giờ được hưởng những

quyền lợi do quỹ này mang lạị Tuy biết rằng

mất của, đa số nông dân vẫn đành để cho "của

đi thay người" mà không dám thắc mắc, sợ rằng

có thể được Việt cộng cho đi xa để tìm ra

sự thật như trường hợp anh Hoàng văn Kính đã

nói ở trên.

Tuy nhiên họ cũng phản ứng lại bằng cách khác

như ta sẽ thấy sau nàỵ Trong hiện tại nông dân

còn nhẫn nhịn thì Việt cộng còn tiếp tục nhẩn

nha làm tớị Việt cộng coi nông dân miền Bắc

như một thứ trái cây có nhiều lớp vỏ ngọt

ngào tha hồ bóc lột từ lớp vỏ này tới lớp

vỏ khác để mà ăn. Từ Hồ Chí Minh cho đến tên

cán bộ hạng bét của Việt cộng đều thi đua

phát huy sáng kiến để bóc lột nông dân.

Sau khi bắt dân góp sức lao động, đóng các thứ

thuế, góp các thứ quỹ, hợp tác xã còn "phát huy

sáng kiến" ra một thứ "nhiệm vụ tình nguyện"

nuôi gà, nuôi heo cho nhà nước.

Anh Lê văn Hùng kể lại như sau:

"Về chăn nuôi, mỗi gia đình bắt buộc phải nuôi

một số lợn tương đương với 100 kg thịt mỗi

năm để bán cho hợp tác xã. Việc nuôi lợn là

việc cưỡng bách và người nuôi không được

bán ra ngoài hoặc giết ăn thịt. Mỗi gia đình

còn phải nuôi hai con gà cho hợp tác xã. Không ai

muốn nuôi lợn vì bị lỗ vốn, nhưng vẫn bị

bắt buộc phải nuôi".

Vấn đề nuôi heo lỗ vốn đã thành quy luật của

xã hội chủ nghĩa Việt cô.ng. Anh Lê văn Hùng

giải thích lý do:

"Hợp tác xã không cung cấp lợn giống, mà cũng

không bán lợn con cho dân. Vì thế, người nuôi

lợn phải mua lợn giống ở ngoài với giá tự dọ

Những người nuôi lợn giống được bán lợn con

tự dọ Một con lợn con nặng 10 kg giá 30 đồng

(tiền miền Bắc). Lợn ở ngoài Bắc thì nhỏ và

chậm lớn. Phải nuôi tới tám chín tháng mới

lớn tới 50 kg. Lợn được nuôi bằng cám, mà

cám thì rất đắt. Mỗi con lợn ăn hết 4 hào

tiền cám, nghĩa là 12 đồng một tháng, hay là 96

đồng trong 8 tháng. Hai con lợn mất 192 đồng

tiền cám, và giá mua 2 con hết 60 đồng, tổng

cộng là 252 đồng tiền vốn. Hai con lợn nặng

100 kg bán cho hợp tác xã 1 đồng mỗi kg thịt theo

giá chính thức, tức là lỗ hết 152 đồng không

kể công lao khó nhọc trong tám tháng. Do đó không

ai muốn nuôi lợn nếu không bị cưỡng bách. 152

đồng là tiền công 4 tháng lao động cực nhọc

ở ngoài đồng. Nhưng nếu không chịu nuôi lợn

thì sẽ không được ăn thịt và bị kết tội là

phản động chống lại xã hội chủ nghĩa, chỉ

biết nghĩ đến quyền lợi ích kỷ làm hại quyền

lợi chung. Ngoài ra còn bị phạt 30% số thóc

được mua của hợp tác xã ...".

Lý do căn bản khiến việc nuôi lợn lỗ vốn là

vì phải mua lợn con và thức ăn ở thị trường

tự do (gần như chợ đen) và cuối cùng bán thịt

heo giá chính thức cho nhà nước. Khi tất cả nông

dân bị lỗ, thì chỉ có một bọn hưởng lời trên

sức lao động của nông dân. Ai cũng đoán đước

bọn đó là bọn nàọ Khi anh Lê văn Hùng nói đến

việc "bị phạt 30% số thóc được mua của hợp

tác xã" thì các độc giả chưa nếm mùi Việt

cộng có thể không hiểu điều đó nghĩa là cái

gì, và có thể sẽ có người bảo "cần chi phải

mua thóc của hợp tác xã?".

Thực ra đây là căn bản của chế độ hưởng

thụ, tức là vấn đề no đói của xã viên mà ta

sắp phân tích dưới đâỵ

oOo

3. Chê Độ Hưởng Thụ Của Hợp Tác Xã Cấp Thấp

Chế độ hưởng thụ của hợp tác xã cấp thấp

thay đổi theo từng mùa hay từng vụ tùy theo sự

thu hoa.ch. Vì thế, cứ tới mùa gặt hái là tất

cả ba ban kiểm soát, kế hoạch và kế toán châu

đầu lại họp với ban quản trị hợp tác xã để

ấn định mức hưởng thụ của xã viên, và danh

từ Việt cộng gọi việc này là "làm phương án

kết toán ăn chia".

ạ Định Giá Trị Của Một Công

Phương án kết toán ăn chia là đường lối đại

cương mỗi vụ mùạ Sau khi phương án làm xong, ban

quản trị quyết định mức ăn chia tức là mức

độ hưởng thụ dựa trên giá trị của mỗi công

theo cách thức mà anh Lê văn Hùng đã mô tả (một

công có thể từ 8 xu tới 10 xu). Cán bộ Việt

cộng đi kiểm tra tất cả các mảnh ruộng bằng

cách đo năng suất mỗi mảnh, rồi từ đó tính ra

mức tổng thụ

Xã viên không được trả công dựa trên mức

tổng thụ Hợp tác xã trích một phần của số

tổng thu để đóng các loại thuế, các loại quỹ,

các loại công khác. Còn lại mới chia cho số

điểm tổng cộng của toàn thể xã viên để ấn

định giá trị của công điểm.

Hợp tác xã sẽ tùy theo công điểm của mỗi xã

viên để trả tiền cho từng người, và với số

tiền đó xã viên đến hợp tác xã để mua gạo

về ăn. Dĩ nhiên ai cũng muốn mua gạo của hợp

tác xã theo giá chính thức thay vì mua ở ngoài

theo giá chợ đen. Nhưng điều đó không có nghĩa

là "có tiền mua tiên cũng được". Thật ra ít có

xã viên nào có đủ công điểm để mua gạo theo

đúng tiêu chuẩn ăn của mình. Và dù có dư công

điểm, số gạo được mua cũng bị hạn chế bởi

cái "mức ăn quy định" giống như gông cùm để

kềm kẹp cái miệng và bao tử.

b. Mức Ăn Quy Định:

Tức là tiêu chuẩn lương thực, bao gồm những

"cấp bậc ăn uống" khác nhau tùy theo khả năng lao

động cũng như loại lao đô.ng. Khả năng lao động

được chia theo cấp bậc A, B, C như đã nói ở

trên.

Còn các loại lao động gồm có: Lao động chính:

Những người sản xuất nông nghiệp. Lao động

phụ: Những người làm các nghề khác như đánh

cá, thủ công nghiệp, chăn nuôi, thợ nề, thợ

mộc. Mất sức lao động: Những người già cả.

Không lao động: Con nít dưới 8 tuổị

Mức ăn quy định còn thay đổi tùy theo vùng và

tùy theo từng giai đoạn.

Nguyễn văn Việt, một cán binh xâm nhập từ Bắc

Việt vào Nam, sinh năm 1952, khi hồi chánh năm 1970

mới được 18 tuổi cho biết về vấn đề thực

phẩm ở tỉnh Tuyên Quang (khu tự trị Việt Bắc

là nơi anh sinh trưởng). Trước khi Hoa Kỳ oanh tạc

miền Bắc (1965) thì anh Việt còn nhỏ tuổi nên

không lưu ý về khẩu phần gạo là bao nhiêu,

nhưng:

"...Sau khi người Mỹ ngừng ném bom miền Bắc,

đời sống của nhân dân riêng tỉnh Tuyên Quang

trở nên sung túc hơn.... Tiêu chuẩn gạo hàng

tháng của người dân khu tự trị Việt Bắc là 21

cân gạo (21 kg) cho một lao động chính, học sinh

được 18 cân, trẻ em được 6 cân".

Về lý do tại sao người dân ở khu tự trị

được tiêu chuẩn gạo cao trong khi đa số người

dân đồng bằng miền Bắc chỉ được tối đa là

13 đến 18 cân gạo, anh Việt giải thích như sau:

"Người dân ở khu tự trị Việt Bắc vốn được

ăn uống tự do, nên tiêu chuẩn 21 cân gạo một

tháng cũng là quá ít ỏị Nếu phải ăn ít hơn

nữa họ sẽ không tin tưởng vào nhà nước".

Tình trạng anh Việt mô tả là tình trạng dễ thở

tại khu tự trị Việt Bắc mà Việt cộng cần ve

vuốt nhẹ tay để tránh sự nổi loạn. Ở những

vùng khác như Thanh Hóa, vào năm 1967-1968, tiêu

chuẩn lương thực đại khái như sau:

Tiêu chuẩn gạo mỗi tháng

(lao động cừ, thừa công điểm

Loại A Số lượng

Lao động chính 9,6kg

Lao động phụ 7kg

Mất sức lao động 6,4kg

(trung bình, vừa đủ công điểm)

Loại B Số lượng

Lao động chính 8,4kg

Lao động phụ 6kg

Mất sức lao động 4,8kg

8 tuổi trở xuống 4-6kg

(lao động kém, thiếu công điểm)

Loại C Số lượng

Lao động chính 7kg

Lao động phụ 5,25Kg

Mất sức lao động 4kg

Dưới 8 tuổi 2-3kg

Ở làng Hàm Cách, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương,

tiêu chuẩn gạo cao hơn vùng Thanh Hóa nhưng, câu

hỏi đáng đặt ra ở đây là: "nếu đã trả tiền

theo công điểm thì cần gì Việt cộng phải ấn

định tiêu chuẩn lương thực?"

Anh Lê văn Hùng đã trả lời câu hỏi trên theo

hoàn cảnh ở làng Hàm Cách, nhưng câu trả lời

của anh cũng áp dụng được cho tất cả các địa

phương khác:

"Vấn đề mức ăn quy định thực sự không giản

di.. Nhà nước ấn định cho mỗi lao động chính

là 14,4 kg gạo một tháng, lao động phụ 12 kg gạo

một tháng, trẻ nhỏ dưới 10 tuổi được 6 hoặc

7 kg gạọ Thí dụ gia đình tôi 2 vợ chồng, 2 đứa

con dưới 10 tuổi, tôi được quyền mua gạo theo

tiêu chuẩn 14,4 kg cho tôi 12 kg cho vợ tôi, và 12

kg cho 2 đứa con, tổng cộng 38,4 kg gạo một

tháng. Hợp tác xã tính công điểm trả thành

tiền. Tôi lấy tiền đó mua thóc (hoặc tính ra

gạo) ở hợp tác xã. Nếu tôi làm khỏe được

nhiều điểm, tôi mua thóc đủ tiêu chuẩn, còn

thừa tiền mang về tiêu riêng và mua thực phẩm,

chứ không được quyền mua thêm quá tiêu chuẩn.

Nếu chẳng may vì ốm đau hay vì một lý do nào

đó tôi làm không đủ điểm, nhất định tôi

không đủ tiền mua thóc, thì nguy hiểm vô cùng.

Thí dụ cho dễ hiểu: Tháng X, tôi làm ít công

điểm, cả gia đình chỉ đủ mua 24 kg gạo, tức là

thiếu 14,4 kg gạọ Theo như tiêu chuẩn ấn định,

tôi không được quyền mua 14,4 kg đó, cho dù tôi

có tiền".

Tới đây, độc giả có thể hiểu "bị phạt 30%

số thóc được mua của hợp tác xã" nghĩa là gì,

và hậu quả ra saọ Đó là 30% số lương thực

để ăn trong cả vụ mùạ Nếu bị phạt 30% số thóc

được mua của hợp tác xã, người ta phải mua bù

ở chợ đen với giá cắt cổ thì chỉ có nước

treo cổ lên xà nhà để tự vận (Nhưng khổ là

Đảng không cho ai chết vì Đảng cần lao động

để sản xuất).

2003-10-19 21:50:51

9. Phản Ứng Của Nông Dân Đối Với Hợp Tác Xã Cấp Thấp

Sau khi đa số nông dân dại dột nghe theo Đảng

để vào hợp tác xã cấp thấp, cuộc đời của

họ tuy được sống trong những năm hòa bình và

ổn định hơn thời đấu tranh sắt máu trước

đó, nhưng điều kiện làm việc thật là khắt

khe và sự thu hoạch về cho gia đình không đủ số

dù đã làm việc như trâu bò. Hơn nữa, họ hoàn

toàn mất hết quyền tư hữu, quyền tự do, lại

thêm bị nhồi sọ ngày đêm về chính trị riết

rồi phát khùng. Nông dân nhìn ra hợp tác xã

không nhằm mục đích giúp đỡ dân, mà thực ra

là để bóc lột dân đến kiệt quệ, và họ đã

phản ứng.

Nhưng rút kinh nghiệm của cuộc đấu tranh cải

cách ruộng đất, những nông dân bất mãn không

dám tỏ ra chống đối hoặc vi phạm những quy

luật chính trị mà chỉ dám phản ứng trong phạm vi

có thể được. Vì Đảng nói rằng không ép buộc

mọi người vào hợp tác xã nên những nông dân

bất mãn đã làm đơn rút ra khỏi hợp tác xã.

Có hai loại gia đình xin ra khỏi hợp tác xã.

Loại thứ nhất gồm những gia đình có đông

người mạnh khỏe, có trâu bò, và họ lại là

những người lao động giỏi, siêng năng. Nhưng ở

trong hợp tác xã dù làm giỏi, dư công điểm cũng

phải bán hết số thu hoạch cho nhà nước theo chế

độ "thu mua".

Loại thứ hai gồm những gia đình thiếu người

lao động giỏi, nên vụ mùa nào cũng thiếu điểm,

mang nợ liên tiếp trong nhiều mùa, mà còn bị

nhục mạ là lười biếng, ích kỷ, không tích cực

đối với quyền lợi tập thể.

Khi những cá nhân riêng lẻ này rút ra khỏi hợp

tác xã thì họ đã hành động đơn phương chứ

không dám rủ nhau, nhưng vì nhiều người đơn

phương rút ra nên tình cờ đã biến thành phong

trào xảy ra khắp nơi, làm cho nhiều hợp tác xã

phải giải tán. Ví dụ ở vùng Bình Cát, Thanh Thủy,

Thanh Hóa, Việt cộng phải giải tán 3 hợp tác xã ^.t để gom lại

làm một. Ở vùng Xích Thổ, Ninh

Bình, nhiều hợp tác xã phải giải tán toàn bộ

để tổ chức lạị

Đối với khu tự trị Thái Mèo, vì đồng bào

thiểu số chống đối mạnh nên cho mãi tới năm

1964 vẫn chưa tiến lên được hợp tác xã cấp

thấp. Nói chung trên toàn miền Bắc trước kia

vẫn có một số nông dân đứng ngoài hợp tác

xã và Việt cộng vẫn để yên cho họ sống.

Những người này trao đi đổi lại những sản

phẩm với nhau và làm thành một thứ thị trường

ngoài hợp tác xã mà ta gọi là thị trường tự do

và chợ đen.

Việt Cộng Đối Phó Ra Saỏ

Khi những người xã viên rút ra khỏi hợp tác xã,

lối làm ăn cá thể và thị trường tự do đột

nhiên lớn hẳn lên và đe dọa quyền lực Đảng,

do đó Việt cộng chỉ thị cho các chính quyền

địa phương và ban quản trị hợp tác xã phải có

biện pháp đối phó. Có ba biện pháp chính

được áp du.ng.

Biện pháp tuyên truyền giáo dục và dùng đoàn

viên vận động với gia đình

Đối với các đoàn viên (chưa phải là đảng

viên) có gia đình ra khỏi hợp tác xã, Đảng và

Đoàn áp dụng biện pháp kỷ luật như phê bình

kiểm thảo, áp lực để đoàn viên dùng tình cảm

lôi kéo gia đình trở lại hợp tác xã. Nếu không

thành công có thể dùng biện pháp khai trừ khỏi

Đoàn.

Biện pháp này cũng không đạt nhiều kết quả, và

Việt cộng phải tiến thêm một bước nữạ

Biện pháp cấp thẻ xã viên

Thẻ xã viên có công dụng cho xã viên có thể mua

đồ dùng hay thực phẩm ở Mậu Dịch Quốc Doanh.

Biện pháp này tương đối hữu hiệu hơn, vì đa

số xã viên sống bằng nông nghiệp, nên khi ra

khỏi hợp tác xã chỉ có thể cấy lúạ Nhưng khi

muốn có muối ăn, vải mặc, họ phải tới cửa

hàng mậu dịch Diêm-Nghiệp hoặc mậu dịch của

hợp tác xã dệt vải để muạ (các ngành này

đều được tổ chức thành hợp tác xã). Nếu

không có thẻ xã viên thì không mua được muối

được vảị Biện pháp này tương đối có hiệu

quả hơn và đã buộc nhiều người quay trở vào

hợp tác xã.

Biện pháp khoanh vùng

Nói chung, đối với những xã viên ra khỏi hợp

tác xã, ban quản trị phải trả lại đất. Nhưng vì

những bờ ruộng đều phá hết cả, nên không ai

có thể nói rằng đất cũ của mình ở đâụ Lợi

dụng tình trạng này, hợp tác xã đã đưa ra biện

pháp khoanh vùng để bóp chết những nông dân

nàỵ Hợp tác xã đã dành những mảnh đất thật

xấu hoặc ở những vùng cao không có nước, lại

bị ruộng của hợp tác xã bao vây, muốn lấy

nước vào ruộng không được vì hợp tác xã

không cho nước chảy quạ Cuối cùng nhiều người

đành phải trở vào hợp tác xã, và tất cả đều

phải bị phạt công điểm rất nă.ng.

Cũng vào khoảng mùa Đông 1957, miền Bắc bị mất

mùa rất trầm trọng, khắp nơi bị đói, và Đảng

đã tổ chức cứu trợ, nhưng chỉ cứu những

người ở trong hợp tác xã mà thôị Dĩ nhiên,

những ai ở ngoài hợp tác xã nếu muốn khỏi

chết đói thì phải gia nhập hợp tác xã. Thật ra

nếu năm 1957 không có nạn đói thì sớm muộn gì

cũng có một nạn đói khác để giúp Đảng thanh

toán hợp tác xã cấp thấp vì từ năm 1956 tới

1968 miền Bắc đã trải qua 7, 8 lần mất mùa đói

kém.

Tại những nơi mà đa số nông dân bị bắt buộc

phải quay trở lại hợp tác xã, Đảng bèn thừa

thắng xông lên, đẩy mạnh phong trào Hợp Tác Xã

Cấp Caọ Điển hình là tại làng Hàm Cách lúc này

nông dân đã hoàn toàn bị đoàn ngũ hóa và Đảng

đề ra chiến dịch cải tiến đợt I với khẩu

hiệu "công hữu hóa ruộng đất trâu bò", và

thanh toán nốt số 5% hoa mầu mà nông dân được

hưởng trong hợp tác xã cấp thấp.

oOo

Trong giai đoạn hợp tác xã cấp cao, Đảng đã gia

tăng năng xuất nông dân như thế nào, và nông

dân "sung sướng" như thế nào, đó là điều

chúng ta sẽ nghiên cứu trong kỳ tớị

Cải cách ruộng đất Miền Bắc (7)

Xây Dựng Lực Lượng Để Chuẩn Bị Xâm Chiếm

Miền Nam

Ngày 21-7-1954, trong buổi họp kết thúc hội nghị

Genève, Phạm Văn Đồng tuyên bố sẽ đạt tới

thống nhất như đã chiến thắng nước Pháp.

Ngày hôm sau, 22-7-1954, Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh

sự quyết tâm này bằng cách công khai kêu gọi

nhân dân miền Bắc đấu tranh gian khổ và

trường kỳ để chiếm cho được miền Nam, mà họ

Hồ gọi là "lãnh thổ của chúng ta". Để có thể

chiếm được miềnNam, Việt cộng phải củng cố

ách thống trị trên miền Bắc, một công việc mà

Hồ Chí Minh gọi là "Xây Dựng Xã Hội Chủ Nghĩa".

Sau cuộc Cải Cách Ruộng Đất, Việt cộng đã

đoàn ngũ hóa được khối nhân lực ở nông

thôn. Đồng thời cuộc cải tạo tư bản tư doanh,

đưa đến công tư hợp doanh, và biến thành quốc

doanh cùng hợp tác hóa nông nghiệp, đăng ký hộ

khẩu giúp nhà nước cộng sản đoàn ngũ hóa

được khối nhân lực thành thi.. Tổng cộng trong

những năm sau đó, Việt cộng đã động viên

được một khối nhân lực lao động lên tới

9.600.000 người dưới sự lãnh đạo sản xuất của

nhà nước. Họ làm đêm làm ngày, tăng gia sản

xuất, "một người làm việc bằng hai" để tăng

cường củng cố sức mạnh của chế độc và

chuẩn bị xâm chiếm miềnNam. Tất cả các nỗ

lực của miềnBắc đều dồn vào việc thực

hiện hai mục tiêu trên.

Tháng 2 năm 1957, Việt cộng triệu tập Đại Hội

Trung Ương Đảng Lao Động khóa 12 để thông qua

kế hoạch nhà nước năm 1957, và để tăng cường

quốc phòng.

Tháng 4 năm 1960, quốc hội bù nhìn Việt cộng

thông qua đạo luật động viên thanh niên miền

Bắc mà Việt cộng gọi là đạo luật về Nghĩa

Vụ Quân Sư..

Đó là những nét đại cương về đường lối

chính sách trên phương diện quân sư.. Nhìn lại

thực tế thì, vào thời điểm 1955 sau khi chiếm

được miềnBắc, cuộc chiến tranh chống Pháp

đã để lại cho Việt cộng một quân đội tuy

háo chiến nhưng còn yếu kém về tổ chức và kỹ

thuật hiện đạị Muốn xâm lăng miềnNam, Việt

cộng cần cải tổ lại quân đội đó. Công tác

này được gọi là "công cuộc xây dựng quân

đội chính quy miền Bắc" mà ta sẽ nói ở phần

saụ Nhưng công tác này không đòi hỏi nhiều thì

giờ cho bằng công tác xây dựng kinh tế

miềnBắc, vì muốn vơ vét nhân lực miền Bắc,

cộng sản đã lợi dụng luôn lực lượng quân

đội làm cái khung cho công việc sản xuất, và

chuẩn bị các cơ sở có tính cách phục vụ cho

một cuộc chiến tranh lâu dàị Với ý niệm trên,

trong chương này, chúng ta sẽ nghiên cứu 3 chủ

đề chính:

- Tổng Biên Chế quân đội miềnBắc.

- Xây dựng các công trình sản xuất chiến lược,

cơ sở quân sự và xa lộ chiến lược.

- Xây dựng lực lượng chính quy Việt cộng trong

đó có công tác hiện đại và công tác chính trị

hóa quân độị

Ị Tổng Biên Chế Quân Đội Miền Bắc

Năm 1956 Phạm Văn Đồng "đệ trình" lên quốc

hội bù nhìn Việt cộng dự luật "Giảm Trừ Quân

Bị". Nguyễn Ngọc Mai, một hồi chánh viên thuật

lại:

"Theo dự luật này, Việt cộng nói rằng sẽ giảm

bớt 80.000 bộ đội chính quy, và tuyên truyền

ầm lên rằng miềnNam vi phạm hiệp định Geneve,

không chịu Hiệp Thương Tổng Tuyển Cử". Thực

chất của vấn đề là Việt cộng miền Bắc dùng

dự luật Giảm Trừ Quân Bị làm bình phong cho

chính sách Tổng Biên Chế Quân Đội Miền Bắc.

Danh từ Tổng Biên Chế có nghĩa là chuyển một

cách quy mô số 80.000 quân đội từ công tác

chiến đấu sang công tác sản xuất mà vẫn duy

trì khả năng võ trang. Danh từ Tổng Biên Chế

khác với danh từ Phục Viên của Việt cộng dùng

để chỉ việc giải ngũ quân đội cho họ trở

thành thường dân. Phục viên có nghĩa là về

vườn (mượn của Tàu).

Điểm chủ yếu của chính sách Tổng Biên Chế

quân đội Miền Bắc là quân đội đóng vai trò

chính trong mọi công tác sản xuất, làm thành phần

tiên phong để xây dựng nhất là ngành công

nghiệp và nông nghiệp. Sau chiến dịch sửa sai và

ổn định tình hình chính trị, ổn định tình hình

an ninh lãnh thổ. Việt cộng đặt một kế hoạch

ba năm (1957,1958,1959) ổn định kinh tế với mức

yêu cầu là phải đạt được nền kinh tế 1939

(Việt cộng lấy tiêu chuẩn năng suất canh nông

của năm 1939 là năm tấn mỗi hectare). Chính sách

Tổng Biên Chế quân đội mang phần lớn nhân

lực của quân đội Việt cộng ra thực hiện công

tác phục hồi kinh tế và chỉ giữ lại một số

quân thường trực để đáp ứng tình hình.

1. Sự lợi hại của chính sách Tổng Biên Chế

Chính sách Tổng Biên Chế đã giải quyết một

lúc hai vấn đề gai góc: - Thứ nhất là các đơn

vị Miền Nam ra tập kết ngoài Bắc, sau công tác

đàn áp di cư và Cải Cách Ruộng Đất, trở nên

dư thừa và có nhiều bộ đội tập kết thất

vọng vì Hồ Chí Minh không thực hiện được sự

thống nhất đất nước qua một cuộc tổng

tuyển cử như đã hứa hẹn long tro.ng. Không

thống nhất được đất nước, nghĩa là sau 2

năm xa cách miền Nam những bộ đội tập kết ra

Bắc nhìn thấy hy vọng được phép về đoàn tụ

với gia đình trở nên quá mờ mịt. Trong 5 năm hay

10 năm, chưa chắc đã gặp lại thân nhân còn ở

lại miền Nam, việc "hội nhập" một số đông

đảo thanh niên gốc miền Nam ở đất Bắc là

một vấn đề khó khăn, gây nhiều áp lực tâm

lý trên tập thể nàỵ

Đề ra chính sách Tổng Biên Chế, Việt cộng

hứa hẹn sẽ xây dựng gia đình cho các anh em bộ

đội tập kết bằng cách đưa anh em đi khai phá

miền thượng du lập nông trường, nơi mà nhà

nước gọi là "quê hương mới". Khi đã đưa anh em

tới nơi khai phá nông trường, một mặt nhà

nước hứa hẹn xây dựng vợ con cho bộ đội,

một mặt ra lệnh cho Tỉnh uỷ địa phương tuyển

mộ những thiếu nữ địa phương từ 18 tới 25

tuổi vào làm công nhân trong nông trường. Các

nữ công nhân này khi đã vào trong nông trường

mới biết rằng mình không được phép ra khỏi

nông trường, vì lệnh trên truyền xuống là bất

cứ nữ công nhân nào muốn ra nông trường phải

có giấy phép của "chồng" . Như vậy họ chỉ còn

có cách lấy bộ đội tập kết chứ còn cách

nào khác nữa! Tình trạng này đã đưa đến

những sự mâu thuẫn giữa bộ đội tập kết và

dân chúng địa phương, vì trong số những nữ

công nhân bị đưa vào nông trường, có nhiều

người đã hứa hôn với thanh niên tại địa

phương. Do đó nhiều thanh niên địa phương tìm

đánh bộ đội tập kết vì cho rằng các anh em

tập kết đã chiếm đất lại còn chiếm cả vợ

của họ nữạ

Vấn đề gai góc thứ hai là tại Việt cộng có

nhiều nơi ở đồng bằng dân cư quá đông, mà

đất đai cằn cỗi không canh tác được, trong khi

ở miền thượng du nhiều nơi đất còn nguyên

mầu mỡ chưa được khai phá. Những người nông

dân Việt Nam rất sợ nơi rừng thiêng nước

độc, vả lại công việc phá rừng lấy đất

trồng trọt là một công tác cực kỳ gian khổ.

Đề ra chính sách Tổng Biên Chế quân đội,

đảng và nhà nước có một lực lượng nhân công

có sẵn tinh thần kỷ luật, chịu đựng gian khổ.

Có nhiều nông trường "quê hương mới" được

bắt đầu thiết lập từ 1957-1958, mà quan trọng

nhất phải kể nông trường Lam Sơn ở Thanh Hóa,

nông trường Đồng Vàng ở Phú Thọ, nông trường

Gỗ Cao-Bắc-Lạng (thuộc ba tỉnh Cao Bằng, Bắc

Kạn và Lạng Sơn).

Tại nông trường Lam Sơn, chính sách Tổng Biên

Chế sử dụng bộ đội của Sư đoàn 338 tập

kết, mỗi tiểu đoàn lấy ra một đại đội

xuất sắc. Sự gian khổ cực nhọc của công việc

khai phá nông trường có khi còn vượt quá mức

độ ở nông thôn, nơi giờ lao động hàng ngày

là 12 giờ, từ 6 giờ sáng tới 6 giờ tốị Một

cán binh tập kết thuộc Sư đoàn 338 đã phải

phục vụ tại nông trường Lam Sơn 3 năm từ 1958

đến 1961, kể lại nỗi gian khổ và công trình

trồng cà phê, cao su:

"Công việc khai thác rừng để thành lập nông

trường là một công tác cực nhọc vô biên, không

tả xiết. Từ nhỏ đến lớn, chưa bao giờ tôi

phải làm cực nhọc như thế. Nông trường lấy

tên là nông trường Lam Sơn tại huyện Hòa Lạc,

tỉnh Thanh Hóa, quê hương vua Lê Lợị Chúng tôi

đến đây phá rừng để trồng cà phê, cao su và

chăn nuôi trâu bò gà vịt. Chiến sĩ lúc này trở

thành một tên cu-li, đầu đội nón lá tay cầm

rựa suốt ngày đi chặt cây đốt rừng, cuốc

đất v.v.... Nắng cháy da thịt. Chúng tôi có cảm

tưởng như tù khổ sai bị đầy ải..." (Nguyễn

Văn Hoài). Ngoài Sư đoàn 338 tập kết, tại Nông

trường Lam Sơn còn có nhiều đơn vị khác nữa

vì tổng số bộ đội tập kết tại đây là 39

đại đội, mỗi đại đội phụ trách một khu

rừng và được tăng cường thêm một số công

nhân địa phương.

"Đời sống anh em mình ngày Bắc đêm Nam" đó là

câu nói thường xuyên của các anh em tập kết, có

nghĩa là ban ngày gian lao khổ cực không còn thì

giờ suy nghĩ nhưng đêm xuống là tâm hồn bộ

đội tập kết đều hướng về miền Nam nơi gia

đình thân yêu đương sống.

Tại nông trường Đồng Vàng, Phú Thọ, bộ đội

tập kết được tổng biên chế để khai khẩn

nông trường trồng trà và cà phệ Thượng uý

Đặng Anh Kiến thuộc Trung đoàn tập kết 96 từ

An Khê ra Bắc và hoạt động tại nông trường

Đồng Vàng, cho biết hai phần ba trung đoàn và cơ

quan Trung đoàn Bộ được đưa tới nông trường:

"...Lúc mới đầu tuy sản xuất nhưng vẫn giữ

nguyên cách thức tổ chức và điều hành của

quân đội, nhưng về sau, khi nông trường đã

hoạt động đều, hình thức quân đội được

xoá bỏ. Anh em bộ đội biến thành công nhân của

nông trường, trực thuộc Bộ Nông Trường. Nghĩa

là họ chính thức thành công nhân, họ ăn lương

theo cấp bậc công nhân nông trường chứ không

còn ăn lương của quân đội nữa.... Trong thời

gian khai phá nông trường Đồng Vàng (lúc ban

đầu) chúng tôi vẫn ăn uống theo chế độ cung

cấp của quân đội) 1 ngày là 0.70 đồng (tức là

21 đồng một tháng). Ngoài ra chúng tôi không

được bồi dưỡng thêm gì cả. Có thể nói thời

gian này mồ hôi chúng tôi đổ rất nhiều..."

"... Sau khi các nông trường đã hoàn chỉnh, nghĩa

là các nông trường đã bắt đầu hoạt động

thì nhà nước đẩy các chị em phụ nữ chưa

chồng vào các nông trường. Và sau đó, anh em bộ

đội và chị em phụ nữ xây dựng với nhau thành

những cặp vợ chồng. Trong tinh thần đó các

nông trường dần dần lớn mạnh và trở thành

những trung tâm kinh tế đông dân cư...". Chính

sách Tổng Biên Chế không phải chỉ đem quân đội

vào nông trường, mà nói chung vào tất cả mọi

ngành:

"Nông trường là ngành mà quân đội xây dựng

đến 80% hay 90% Về công nghiệp (công trường)

quân đội cũng chuyển ngành qua xây dựng, như khu

công nghiệp Việt Trì là do Trung đoàn 108 thuộc

Sư đoàn 305 xây dựng hoàn toàn, hoặc khu Liên

Hợp Gang Thép Thái Nguyên là do Sư đoàn 316 xây

dựng.... Hoặc công tác cải tạo tư bản tư doanh,

công tư hợp doanh ở thành thị cũng đều do cán

bộ quân đội đảm trách... "Có thể nói quân

đội chiếm trên 90%.Ngay công an dân cảnh Hà Nội

bây giờ, các hầm mỏ, cảng Hải Phòng". (Đăng Anh

Kiến). Ngoài việc Tổng Biên Chế các đơn vị

chiến đấu chính quy để làm công tác sản xuất,

Việt cộng bắt bộ đội phải thi hành Lời Thề

Thứ 5: "Quân đội làm tròn trách nhiệm là chiến

đấu và sản xuất" . Vì thế các đơn vị chủ

lực của các tỉnh, hay các đơn vị công binh, cầu

đường sống tại căn cứ, ít di chuyển cũng phải

sản xuất để tự túc cung cấp lương thực một

tháng mỗi năm. Các đơn vị này còn phải chăn

nuôi thêm để trực tiếp cung cấp thịt ăn.

2. Các Nông Trường, Công Trường Do Quân Đội

Được Tổng Biên Chế Để Xây Dựng Và Quản Lý

Mặc dầu các cán binh bị đem vào nông trường và

công trường làm công tác sản xuất như một công

nhân viên, họ vẫn phải nằm trong khuôn khổ huấn

luyện quân sư.. Trên toàn miền Bắc có 43 nông

trường, thì 32 cái được gọi là nông trường

quân đội, trong đó hàng tuần công nhân được

huấn luyện quân sự, và được biên chế vào

các đơn vị đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn

chiến đấụ

Một hồi chánh viên cho biết như sau:

"Mỗi nông trường coi như một trung đoàn tự

vê.. Khi cần thiết họ có thể điều động một

lúc hàng trăm người ra chiến đấu ngay được,

ví dụ cụ thể năm 1961, nông trường Rạng Đông

tỉnh Nam Định thuộc Quân khu Hữu Ngạn Sông Hồng

điều động một lần được 300 sĩ quan và binh

sĩ đi chiến đấu ở chiến trường B (miền Nam)

chiến trường C (Lào) và sau đó mỗi quý, mỗi 6

tháng hay một năm lại điều động một loạt cho

đến khi hết cựu sĩ quan và binh sĩ ở nông

trường mới ngưng lạị Như vậy mục đích họ

thành lập nông trường Quốc doanh do bộ đội

chuyển ngành sang (Tổng Biên Chế) là để giữ

lượng cựu sĩ quan và binh sĩ lại để vừa sản

xuất kinh doanh vừa huấn luyện quân sự, và khi

cần thiết có thể điều động ngay ra chiến

trường chiến đấu...". Các nông trường còn là

nguồn bổ sung lực lượng trừ bi.. Đó là các

thanh niên được tuyển từ các thành phố, thị

xã hoặc các vùng nông thôn vào làm công nhân

trong nông trường. Một khi đã vào nông trường,

họ bị khép vào kỷ luật quân đội, kỷ luật tập

thể, phải học tập chính trị và bị nhồi sọ

bằng tư tưởng Mác-xít.

Trên phương diện an ninh diện địa, các nông

trường còn có nhiệm vụ phòng thủ biên giới,

bờ biển và các vị trí trọng yếu như ta sẽ

thấy trên bản đồ dưới đâỵ

(xem bản đồ)

- Hai tỉnh Sơn La, Lai Châu ở phía Tây-Bắc của

Việt cộng có 2 nông trường Điện Biên Phủ và

nông trường Mộc Châu do hai trung đoàn thuộc Sư

đoàn 305 tập kết và 316 đóng giữ.

- Tỉnh Sơn Tây có nông trường Xuân Mai do một

trung đoàn của Sư đoàn 338 tập kết trấn đóng.

- Tỉnh Thanh Hóa có nông trường Sao Vàng do một

trung đoàn của Sư đoàn 338 quản trị, cùng với

nhiều đơn vị khác, tổng cộng 39 đại đội tập

kết (tương đương một Sư đoàn).

- Tỉnh Nam Định có nông trường Rạng Đông do Trung

đoàn độc lập 269 quản tri..

- Tỉnh Ninh Bình có nông trường Bình Minh do Trung

đoàn độc lập 271 quản tri..

- Tỉnh Nghệ An có các nông trường Sông Con, Đông

Tây Hiếu do một trung đoàn của Sư đoàn 324 tập

kết quản tri..

- Tỉnh Quảng Bình có nông trường Lệ Thủy do một

trung đoàn của Sư đoàn 325 tập kết quản tri..

- Tỉnh Phú Thọ có nông trường Đồng Vàng do Trung

đoàn tập kết 96 (từ An khê ra Bắc) quản tri..

- Khu công nghiệp Việt Trì do Trung đoàn 108 thuộc

Sư đoàn 305 tập kết quản tri..

- Khu Liên Hợp Gang Thép Thái Nguyên do Sư đoàn 316

xây dựng và quản tri..

2003-10-19 21:51:27

10. Hệ Thống Tổ Chức Các Nông Trường, Công Trường

Mặc dầu các nông trường, công trường quốc

doanh là do quân đội xây dựng và quản trị, nhưng

các nông trường đều do một bộ nông trường

chỉ huy trên phương diện chính quyền, và các

Đảng uỷ trong nông trường thì chịu sự lãnh đạo

trực tiếp của Tỉnh uỷ chứ không ở dưới sự

lãnh đạo của Huyện uỷ địa phương, mặc dầu

trên phương diện địa dư nó có thể nằm trong

phạm vi một huyện. Ví dụ nông trường Rạng Đông

thuộc phạm vi địa dư và hành chánh huyện Nghĩa

Hưng, tỉnh Nam Định, thì Đảng uỷ nông trường

chịu sự điều khiển của tỉnh uỷ Nam Định, mặc

dầu trong những vấn đề hành chánh thì cũng có

liên lạc hội ý với cơ quan hành chánh địa

phương của huyện Nghĩa Hưng.

Những nông trường hoặc công trường tùy theo

phạm vi lớn nhỏ phải sử dụng ít hoặc nhiều

công nhân, hoặc phải dùng cơ giớị Ví dụ khu

Liên hợp Gang Thép Thái Nguyên là một công

trường đại quy mô có tới 20.000 nhân công. Nông

trường Rạng Đông là một nông trường trung quy

mô, còn gọi là nông trường loại II, sử dụng

khoảng 2500 cán bộ và công nhân (từ 2.500 đến

5.000 nhân công là trung quy mộ Theo tài liệu phỏng

vấn các hồi chánh viên, hệ thống tổ chức của

một nông trường điển hình có thể được mô

tả theo sơ đồ dưới đây của nông trường Rạng

Đông. (xem sơ đồ)

Nông trường trung quy mô nói trên có một Giám

đốc và 2 Phó giám đốc, dưới sự lãnh đạo

của một bí thư Đảng uỷ với cấp bậc Đại úy

hoặc Thiếu tá trong quân độị Quân hàm của Phó

giám đốc là Thượng úỵ

Bên công đoàn có một thư ký công đoàn cấp

bậc Thượng úy và 2 thư ký công đoàn cấp bậc

Trung úy có nhiệm vụ giám sát kiểm tra từ Giám

đốc xuống đến công nhân, mặc dầu trên danh

nghĩa là để bảo vệ quyền lợi công nhân.

Tổ Chức Công Đoàn Trong Nông Trường

Công đoàn là tổ chức hàng dọc để đoàn ngũ

hoá mọi công nhân không phải là đảng viên, và

như vậy, không có một công nhân nào thoát ra

khỏi màng lưới của đảng và nhà nước.

Danh từ Công Đoàn khiến nhiều người bên ngoài

nhầm lẫn với Công Đoàn của các nước tự do

nhằm bảo vệ quyền lợi của công nhân, hoặc

trong một số trường hợp bảo vệ quyền lợi

riêng của một bọn đầu nậụ Dưới chế độ

Việt cộng, bọn đầu nậu chính là đảng, và

đảng kiểm soát công nhân một cách chặt chẽ qua

Công Đoàn và hệ thống Đảng ủỵ

Tổ Chức Đảng Ủy Trong Nông Trường

Giống như trong hợp tác xã nông nghiệp hay bất

cứ một tổ chức quy mô nào của cộng sản, Đảng

ủy giống như hệ thống thần kinh nối liền cấp

chỉ huy xuống tới mọi thành phần nhỏ nhất là

một đội hoặc một tổ sản xuất. Đảng ủy từ

cao xuống thấp có tên gọi là Chi ủy, Chi bộ,

Liên tổ đảng và Tổ đảng, có nhiệm vụ lãnh

đạo, giám sát, làm đầu tàu gương mẫu để

thúc đẩy và bắt buộc công nhân lao động sản

xuất. Cũng giống như trong hợp tác xã nông

nghiệp, "làm việc tại đồng, phân công tại sở",

trong nông trường quốc doanh cán bộ có nhiệm vụ

thi công, tức là thi hành công tác bằng cách chỉ

tay năm ngón phân phối công việc, còn công nhân

đổ mồ hôi và sức lao động xuống nông

trường. Về tình trạng bóc lột công nhân trong

các nông trường và công trường, ta sẽ có dịp

nghiên cứu một cách chi tiết trong tương lai, khi

nói về những nỗ lực đẩy mạnh chiến tranh của

Việt cô.ng.

IỊ Xây Dựng Các Công Trình Sản Xuất ChiếN

Lược, Cơ Sở Quân Sự Và Xa Lộ Chiến Lược

Đầu tháng 9 năm 1960, Đại Hội Đảng Lao Động

Việt cộng lần thứ III họp tại Hà Nội để

thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, nhằm

xây dựng một nền công nghiệp làm "cơ sở vật

chất của xã hội chủ nghĩa", mà căn bản là

chiến tranh bành trướng.

Bắt đầu từ năm 1961 trở đi rất nhiều xí

nghiệp kỹ nghệ được thiết lập, và các nhà

máy này được xây dựng chung quanh các khu công

nghiệp quan trọng nhất sau đây:

- Khu công nghiệp Hà Nội

- Khu công nghiệp Hải Phòng

- Khu công nghiệp Việt Trì (khánh thành ngày

18-1-1962)

- Khu liên hợp gang thép Thái Nguyên

1. Sản xuất chiến lược

Nằm trong mục tiêu chiến lược dài hạn, ngành

công nghiệp nặng được chú trọng đặc biệt.

Với sự giúp đỡ của Liên Xô và khối cộng

sản, Việt cộng đã đẩy mạnh việc sản xuất

điện lực, khai thác than đá và luyện thép.

Các nhà Máy Điện quan trọng nhất là:

Nhà máy thủy điện Bàn Thạch, Thanh Hóa (khánh

thành ngày 2-1-1962)

Nhà máy thủy điện Thác Bà, Bắc Kạn

Nhà máy nhiệt điện Uông Bí, Hồng Quảng

Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn, Thái Nguyên

Nhà máy nhiệt điện Cọc 5, Cẩm Phả

Nhà máy nhiệt điện Lào Kay

Nhà máy nhiệt điện Việt Trì

Nhà máy nhiệt điện Hà Nội

Nhà máy nhiệt điện Vinh

và một trạm biến điện lớn nhất miền Bắc

tại Đông Anh, ngoại thành Hà Nội, với đường

giây điện cao thế Đông Anh Thái Nguyên, khánh

thành ngày 5-1-1963.

Khu liên hợp gang thép Thái Nguyên do Trung Quốc

viện trợ là một kỳ vọng của Việt cộng cho

nền công nghiệp nặng và nền kinh tế tự túc

và chiến lược. Khu gang thép dùng 20.000 công nhân

làm việc ngày đêm, và năm 1965 mức sản xuất

lên tới 150,000 tấn. Ngày 20-12-1963 Việt cộng

khánh thành lò luyện thép đầu tiên tại Thái

Nguyên. Ngày 23-9-1965, lò luyện thép số II được

khánh thành.

Song song với nền công nghiệp gang thép là việc

khai thác than đá tại khu vực Hòn Gay, Đông

Triều, Cẩm Phả, Vàng Gianh, Thái Nguyên phần lớn

là loại anthracite (năng xuất nhiệt rất cao) và

số lượng sản xuất năm 1965 đã lên tới

4.000.000 tấn.

Vẫn trong phạm vi mục tiêu chiến lược lâu dài,

Việt cộng thiết lập những ngành sản xuất có

tính chất lưỡng thể, cần thiết trong thời

bình cũng như thời chiến:

- Các nhà máy phân đạm Hà-Bắc: Trong thời bình,

các nhà máy này yểm trợ cho canh nông, còn trong

thời chiến chỉ cần thay đổi công thức hóa học

một chút để sản xuất thuốc nổ.

- Các nhà máy cơ khí: nhà máy cơ khí Hà Nội,

nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo, nhà máy cơ khí xe

lửa Gia Lâm, nhà máy cơ khí Lương Yên, nhà máy

sửa chữa xe hơi "1 tháng 5", nhà máy cơ khí ZK

120. Để phục vụ chiến tranh các nhà máy có thể

sản xuất võ khí, vỏ lựu đạn, vỏ mìn, một số

phụ tùng thay thế cho đại bác, xe tăng v.v....

Cải cách ruộng đất Miền Bắc (8)

2. Sản xuất hàng tiêu thu..

- Có lẽ Hà Nội nghĩ rằng với sách lược chiến

tranh nhân dân, chiến tranh giải phóng, các nước

chống cộng không có lý do can thiệp mạnh tới

mức độ oanh tạc Miền Bắc và tàn phá nền kỹ

nghệ của cộng sản. Vì thế Hà Nội đã xây

dựng hàng loạt những nhà máy sản xuất đồ tiêu

thụ (danh từ Việt cộng gọi là hàng tiêu dùng)

để cho các cấp cán bộ đảng được ưu đãi

sử dụng theo "phiếu cung cấp", còn công nhân viên

phải là những người xuất sắc trong những

người xuất sắc nhất mới được rút thăm (danh

từ Việt cộng gọi là "bình bầu chiến sĩ thi

đua") để mua trong những dịp đặc biệt. Những

nhà máy này tập trung ở những khu vực quan trọng

dưới đâỵ

- Khu Hải Phòng: Nhà máy len, nhà máy đồ hộp,

nhà máy hóa chất, nhà máy thủy tinh.

-Khu công nghiệp Việt Trì: Nhà máy hoá chất, nhà

máy mì chính, nhà máy giấy, nhà máy đường, nhà

máy sấy chuối khộ

-Khu công nghiệp Hà Nội: Nhà máy phích nước,

bóng đèn, nhà máy Cao-Xà-Lá (cao su, xà phòng,

thuốc lá) do Trung Quốc viện trợ và được

khánh thành ngày 18-5-1960; nhà máy dệt kim Đồng

Xuân (dệt áo lót và bí tất) do Trung Quốc viện

trợ, khánh thành ngày 13-4-1959; nhà máy xe đạp

Thống Nhất, nhà máy Pin Văn Điể^n tà máy in

Tiến Bộ, nhà máy diêm Thống Nhất v.v....

3. Những công trình xây cất chiến lược.

Ngoài những nhà máy sản xuất võ khí như công

trường 14 ở Tuyên Quang (sản xuất súng AK mang

nhãn hiệu Trung Quốc, lựu đạn, súng đại bác,

mìn) Việt cộng xúc tiến mạnh mẽ những công

trình chiến lược có tính cách quan trọng như sân

bay, đường chiến lược với sự giúp đỡ của

Liên Xô và Trung Quốc. Tại mỗi tỉnh của miền

Bắc ngày nay đều có một phi trường chiến

lược dành riêng cho mục tiêu quân sư.. Ngoài

những phi trường quan trọng có từ trước như

sân bay Cát-Bi, sân bay Bạch Mai, sân bay Gia Lâm,

được mở rộng, Việt cộng còn xây cất thêm

các phi đạo quan trọng khác như:

- Sân bay Đa Phúc (Vĩnh Yên)

- Sân bay Hòa Lạc (Sơn Tây)

- Sân bay Kép (Bắc Giang)

- Sân bay Sao Vàng (Thanh Hóa)

Nguyễn Văn Thân, kỹ sư thủy lợi nói về phi

trường Đa Phúc tại Vĩnh Yên:

"...Tôi biết rõ nhất là sân bay Đa Phúc vì sân

bay này ở ngay cạnh đập Đại Lãị Khi bộ Giao

thông Vận tải thiết kế sân bay này cũng có tham

khảo ý kiến của tôị Theo như họ nói thì sân bay

Đa Phúc là sân bay chiến lược lớn nhất Đông

Nam Á, có thể chứa được từ 500 tới 700 phi cơ

phản lực Mig, tuyệt đối không có máy bay vận

tải tại đâỵ Phi trường này rộng một chiều 12

km và một chiều 9km. Nằm theo trục quốc lộ số

2 và số 3. Đường bay được làm rất kỹ với

các lớp đệm cát rất dày và mặt đường bay

được lát bằng tấm bê tông dày từ 50 phân

tới 70 phân. Bởi vì làm bằng các tấm bê tông

như vậy nên khi bị đánh phá hư hỏng trong các vụ

oanh tạc của Mỹ ở miền Bắc, phi trường được

sửa chữa và sử dụng lại mau chóng bởi vì đã

có sẵn các tấm bê tông. Hơn nữa phi trường Đa

Phúc ở cạnh núi Sóc Sơn nên có nhiều hầm hố

kiên cố do Nhật để lại, nay Việt cộng dùng

để chứa nhiên liệu hoặc cất dấu máy bay rất

kín đáo..." (Nguyễn Văn Thân). Về đường bộ

có việc xây cất hai con đường chiến lược quan

trọng do Trung Quốc thiết kế và thi công:

"...Đường thứ nhất là đường từ biên giới

Trung Quốc qua các tỉnh Bắc Kạn, Bắc-Thái (Bắc

Giang và Thái Nguyên) đường rộng từ 18 thước

tới 24 thước, không tráng nhựa mà trải đá lớn

dầy 50 phân rồi đổ đá dăm và đất Biên Hòa

cán bằng. Nói tóm lại các tỉnh ven biên giới

Việt Nam-Trung Quốc đều do Trung Quốc đài tho..

Các đường này đều được mở cấp tốc từ

khoảng năm 1961-1962, và có thể chịu đựng được

các chiến xa nặng khoảng 70 tấn".

Con đường chiến lược lớn thứ hai là đường

lộ từ Trung Quốc qua biên giới Việt Nam đến

Điện Biên Phủ rồi sang Lào tới Cánh đồng Chum,

Savanakhet. Đường này đã có từ trước, nay chỉ

làm công tác mở rộng và đảm bảo lại cho chắc

chắn, kỹ càng hơn..." (Nguyễn Văn Thân). Theo kỹ

sư Nguyễn Văn Thân thì con đường chiến lược

Điện Biên Phủ tới cánh đồng Chum và Savanakhet

đã có từ trước, nhưng đương sự không cho

biết có từ bao giờ. Hệ thống này không thể

là hệ thống quốc lộ số 13 vì quốc lộ này

nằm trong khu vực quân đội Hoàng gia Lào, khiến

cho Việt cộng không thể sử dụng thường xuyên

cho những đoàn xe vận tải như thực tế đã

chứng tỏ. Ở một đoạn khác, Nguyễn Văn Thân

nói rõ con đường chiến lược này song song với

đường mòn thượng đạo (sách báo Tây phương

quen gọi là đường mòn Hồ Chí Minh) vì trong khi

đi đường vẫn nghe thấy tiếng xe ô tô di

chuyển gần đó. Nhưng đương sự lại gọi lầm

đường đó là đường số 9 đưa đến Khe Sanh

bởi vì đường số 9 băng ngang từ Việt Nam qua

Lào tới Savanakhet, chứ không chạy song song với

đường mòn thượng đạo dọc biên giới Việt

Làọ

Ngoài ra Nguyễn Văn Thân không nói đến con

đường chiến lược từ Bắc Việt băng qua khu

Bắc Lào sang Thái Lan.

2003-10-19 21:52:08

11. Xây Dựng Lực Lượng Chính Quy Bắc Việt

Năm 1956, sau khi việc chia đôi hai miền Nam Bằc

đã dứt khoát, vấn đề an ninh lãnh thổ tạm ổn

định, Hà Nội bằt đầu bỏ ra nhiều năm xây

dựng quân đội chính quỵ Lực lượng võ trang

của Việt cộng nói chung có ba ngành: lực lượng

chính quy, lực lượng địa phương và dân quân du

kích. Tại mỗi xã ngoài Bằc, lực lượng địa

phương có một xã đội với ban chỉ huy và lực

lượng du kích có từ một trung đội đến một

đại đội tùy theo xã lớn hay nhỏ và tùy theo

tầm quan tro.ng. Tại mỗi huyện có một huyện

đội và ít nhất một đại đội, còn tại mỗi

tỉnh có tỉnh đội và một tiểu đoàn. Ngoài ra

tại các đô thị, thị xã, xí nghiệp còn có các

đơn vị tự vệ giữ an ninh, và có một cán bộ

cấp Đảng uỷ-viên tại mỗi nơi này phụ trách

việc tổ chức, lãnh đạo, huấn luyện các lực

lượng tự vê..

Ở một phần khác ta sẽ nói kỹ về lực lượng

địa phương quân và dân du quân kích trong vai trò

giữ nhà. Ở đây ta chỉ nói về công trình xây

dựng quân đội chính quy Việt cộng trong kế

hoạch thôn tính Đông Dương, kể từ năm 1956 khi

Phạm Văn Đồng đệ trình lên quốc hội Việt

cộng dự luật "giảm trừ quân bị".

Đạo luật "giảm trừ quân bị" được thông qua

nằm trong chính sách Tổng Biên Chế quân đội

Miền Bằc, và 80.000 quân chính quy giải ngũ gồm

một số lớn thương phế binh, số còn lại quy tụ

các thành phần bị coi là địa chủ, cường hào,

ác bá, tư sản v.v... và được đem vào khai thác

các nông trường "quê hương mới" cùng với một

số lớn các bộ đội tập kết miền Nam (ở

những nông trường riêng).

Những đơn vị Nam Bộ tập kết năm 1954 ra Bằc

được tổ chức thành những sư đoàn mang phiên

hiệu Việt cộng 305, 324, 325, 330, 338 và một số

trung đoàn biệt lập. Như ta đã thấy trong bài

trước, một phần của các sư đoàn này được

chia ra xây dựng và quản trị các nông trường,

phần còn lại có nhiệm vụ giữ an ninh, hoặc

được huấn luyện tại các quân trường như sẽ

được trình bày trong phần dưới đâỵ

Theo đạo luật về "Nghĩa vụ quân sự" của Việt

cộng năm 1960, tất cả các thanh niên từ 18 đến

28 tuổi đều phải nhập ngũ và phục vụ ít nhất

3 năm. Bằt đầu từ đó, Việt cộng xúc tiến

công tác xây dựng quân đội chính quy, mà xuyên

qua các tài liệu về Việt cộng, ta có thể nhận

định thấy hai nét chính yếu:

- Hiện đại hóa quân đội

- Chính trị hóa quân đội

1. Hiện đại hóa quân đội

Hiện đại hóa là khuynh hướng chung của bất cứ

một nhà cầm quyền mới nào chứ không riêng gì

Việt cô.ng. Nhưng việc hiện đại hóa quân đội

của Việt cộng có một số đặc điểm làm nổi

bật những ưu điểm cũng như khuyết điểm của

Hà Nội trong khung cảnh chiến tranh Đông Dương.

Sau khi đã nằm vững được tình hình chính trị

Miền Bằc, Hồ Chí Minh và cấp đầu lãnh Việt

cộng có nhiều vấn đề phải giải quyết liên

quan đến công tác hiện đại hóa quân độị Năm

1956, khi dự tính nuốt trôi miền Nam qua âm mưu

Tổng Tuyển Cử không thành, viễn ảnh xâm chiếm

Miền Nam bằng một cuộc chiến tranh võ trang đã

trở thành một sự lựa chọn chằc chằn. Trong

dự tính xâm lăng Miền Nam, Việt cộng cũng nhìn

thấy khả năng can thiệp của Hoa Kỳ bằng một

lực lượng quân sự hiện đạị

Mặt khác, trong khi rêu rao rằng "không có gì quý

hơn độc lập và tự do", Hồ Chí Minh và đảng

Việt cộng còn nhằm thôn tính Đông Dương và

Thái Lan, một công tác phục vụ cho quan thầy

được mệnh danh là "nghĩa vụ quốc tế".

Quân đội Việt cộng Miền Bằc lúc đó còn mang

tính chất một lực lượng võ trang của một

cuộc chiến tranh du kích, thích hợp với một

cuộc chiến tranh phi quy ước, nhưng thiếu những

đặc tính cần có trong một cuộc viễn chinh quy

ước tại các chiến trường ngoại lai như Kampuchia

và Thái Lan, hoặc trong trường hợp phải đương

đầu với quân đội Việt Nam Cộng Hòa và lực

lượng yểm trợ của Hoa Kỳ tại miền Nam.

Cho tới năm 1958, ngay các đơn vị chủ lực của

quân đội Việt cộng còn được trang bị bằng

đủ loại võ khí hỗn tạp của Pháp và Nhật để

lại cùng với võ khí và trang bị của Trung Quốc.

Các sĩ quan và binh lính Việt cộng còn mang quân

phục của thời kháng Pháp.

Ngày 20-6-1958, chính quyền Việt cộng ký nghị

định số 307/TTG chính thức ấn định quân hàm cho

các cấp trong quân đội, và ngày 22 tháng 12, Hồ

Chí Minh và Phạm Văn Đồng gằn lon cho các cấp

Tướng Miền Bằc. Từ ngày các cấp Tướng Tá

Việt cộng mang lon, báo chí Việt cộng lại mở

một chiến dịch tuyên truyền về sự khác biệt

giữa hệ thống "lon tư bản phản cách mạng" và

hệ thống "quân hàm tiến bộ" của quân đội

nhân dân (bài diễn văn của Nguyễn Chí Thanh đăng

trong báo Quân Đội Nhân Dân ngày 9-9-1958).

Nhưng vấn đề quan trọng nhất của công tác hiện

đại hóa là vấn đề tổ chức, huấn luyện và

trang bi.. Trên phương diện tổ chức một đạo

quân hiện đại, Việt cộng Miền Bằc phải thành

lập thêm các quân chủng ngoài quân chủng Bộ binh.

Đó là các quân chủng Hải quân, Không quân, và

các binh chủng Pháo binh, Công binh, Truyền tin và

Thiết ky.. Việc thành lập thêm những binh chủng

mới đòi hỏi công tác huấn luyện trong nước

cũng như gửi các thành phần đảng viên trung kiên

hoặc con của các lãnh tụ và cán bộ đầu sỏ đi

học ở các trường quân sự của các nước cộng

sản khác.

Từ năm 1958, Việt cộng thiết lập các trường

huấn luyện sĩ quan và hạ sĩ quan thuộc mọi quân

binh chủng:

- Trường Bộ binh

- Trường Hải quân Bãi Cháy, Hòn Gay

- Trường Hải quân Hải Phòng

- Trường Hải quân Vinh

- Trường Pháo binh Sơn Tây

- Trường Truyền tin

- Trường Công binh

- Trường sĩ quan Thiết kỵ

Việt cộng đã gửi quân nhân đi các nước cộng

sản để được huấn luyện về không quân,

rađda, tên lửa (hỏa tiễn), hải quân (chủ yếu là

tàu ngầm và phóng ngư lôi), công binh, quân giới,

đặc công v.v.... Đồng thời các chế độ cộng

sản, nhất là Liên Xô và Trung Quốc, đã trang bị

võ khí hiện đại cho Việt cô.ng. Quan niệm hiện

đại hóa quân đội của Việt cộng bị giằng co

giữa hai khuynh hướng đối nghi.ch. Khuynh hướng

Võ Nguyên Giáp chủ trương sử dụng võ khí hiện

đại, kỹ thuật hiện đạị Vì "chiến tranh nhân

dân" đã lỗi thờị Dĩ nhiên, trong khối cộng

sản chỉ Liên Xô là có khả năng trang bị đầy đủ

võ khí hiện đại cho Việt cô.ng. Đối nghịch

với khuynh hướng Võ Nguyên Giáp là khuynh hướng

Trường Chinh gồm có Trường Chinh, Nguyễn Chí

Thanh và Lê Đức Thọ chủ trương lấy "chiến tranh

nhân dân" để đánh thắng chiến tranh hiện đại

và trong chủ trương "chiến tranh nhân dân", vấn

đề tối quan trọng là lãnh đạo tư tưởng, là

chính trị hóa quân đội, và võ trang một cách dư

thừa bằng võ khí cổ điển. Quan điểm của

Trường Chinh cũng là quan điểm Mao Trạch Đông

đã thằng thế trong Bộ chính trị, vì thế việc

hiện đại hóa quân đội Miền Bằc chỉ được

thực một cách hạn chế. Hậu quả là Việt cộng

nhận tương đối ít võ khí hiện đại của Liên

Xô, mặc dầu tính thành tiền, con số viện trợ

của Liên Xô rất lớn vì vũ khí hiện đại trị

giá caọ Mặt khác Việt cộng nhận được rất

nhiều võ khí cổ điển của Trung Quốc từ súng

lục súng trường tới tiểu liên, trung liên, súng

phòng không 37, phòng không 57, đại bác phòng không

v.v....

Ưu điểm thứ nhất của đường lối hiện đại

hóa quân đội Việt cộng là việc thành lập binh

chủng đặc công, tượng trưng cho quan điểm trang

bị hạn chế võ khí hiện đại nhưng chú trọng

tới chiến thuật, kỹ thuật chiến đấu chuyên

biệt và tinh nhuê.. Bộ Tư lệnh Đặc công trực

thuộc Bộ Tổng Tư lệnh quân đội Miền Bằc và

Bộ Tổng Tham Mưụ Ban chỉ huy rường cột là Lữ

đoàn 305 tức là Lữ đoàn Dù được thành lập

từ năm 1958. Nhưng vì binh chủng Dù không đắc

dụng trong cuộc chiến tranh Đông Dương nên bộ

Tổng Tư lệnh Việt cộng đã giải tán và lấy

toàn thể Bộ Tư lệnh Dù lập thành Bộ Tư lệnh

Đặc công, do Đại tá Điều làm Tư Lệnh trưởng

và Thượng tá Đạo làm Chính ủỵ Đặc điểm về

tổ chức là binh chủng này không có cấp trung

đoàn, trung đội và tiểu đội, chỉ có cấp

tiểu đoàn, đại đội, phân đội và thấp nhất

là tổ, gồm từ 3 đến 5 ngườị Từ 4 tới 5

tổ hợp thành một phân đội và 5 phân đội

thành một đại độị Đặc điểm thứ hai là sự

chuyên biệt. Ví dụ Tiểu đoàn 5 chuyên đánh

dưới nước, đánh cầu, đánh tàụ Tiểu đoàn 2

chuyên huấn luyện bổ sung miền Nam. Tiểu đoàn 4

chuyên đánh thành phố....

Ưu điểm của đặc công là lấy chuyên môn đánh

không chuyên môn, lấy ít đánh nhiều, và về

phương diện này, bộ đội đặc công giống các

chiến sĩ biệt kích và các chiến sĩ người nhái

của Việt Nam Cộng Hòa trước đâỵ

Ưu điểm thứ hai của đường lối hiện đại hóa

hạn chế là ngành pháo binh của Việt cô.ng. Pháo

binh đã dùng hỏa lực cực kỳ ồ ạt phối hợp

với việc quan trằc địa hình rất kỹ lưỡng.

Pháo diện địa cũng như pháo phòng không của

Việt cộng đã nằm ưu thế tại miền Bằc cũng

như ở Hạ Làọ Ở Miền Nam, pháo của cộng quân

đã nâng đỡ cho chúng rất nhiều trước ưu thế

trên không, ưu thế lưu động tính, và ưu thế

cơ giới của quân đội Miền Nam và Đồng Minh.

Mặt khác, đường lối hiện đại hóa hạn chế

cũng có một số khuyết điểm. Trước hết, quân

chủng Hải quân, mặc dầu với tàu ngầm, với

phóng ngư lôi hạm, với tên lửa trang bị cho

chiến hạm, đã bị Hạm đội 7 của Hoa Kỳ đè bẹp

ngay trong giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh

không tập và Việt cộng đã phải giải tán quân

chủng này, chỉ giữ lại một ít tàu tượng trưng

để tuần tiểụ Toàn bộ sĩ quan và binh sĩ tàu

nổi đều được chuyển sang các quân chủng khác,

phần lớn là bộ binh. Riêng quân số tàu ngầm

được tăng cường thêm. Một khuyết điểm thứ

hai là về không quân. Sau 10 năm chiến tranh, không

quân Việt cộng hầu như đã không có dịp nào

tung hoành trên mặt trận Đông Dương, mà chỉ

quanh quẩn trong nội bộ Việt cộng, hơn nữa,

còn bị đàn áp trước ưu thế của không lực Hoa

Kỳ, suốt trong 3 năm không tập từ 1965 tới 1968,

Việt cộng đã mất 50% không lực trong các cuộc

không chiến cũng như trong các cuộc không tập

của Hoa Kỳ. Khuyết điểm thứ ba là về hoả

tiễn. Từ 1965 tới tháng 1-1967, Việt cộng đã

bằn 1.000 hỏa tiễn SAM mà chỉ hạ 30 máy bay Hoa Kỳ

trị giá 60 triệu Mỹ kim.

Trong khi các loại võ khí thường hạ được 430

máy bay trị giá hơn 1 tỷ Mỹ kim, thì trong suốt

thời gian chiến tranh không tập, Việt cộng đã

bằn hơn 3.500 hỏa tiễn SAM trị giá gần 100 triệu

Mỹ kim mà không đạt được kết quả mong muốn.

2. Chính trị hoá quân đội

Đường lối hiện đại hoá quân đội một cách

hạn chế và khuynh hướng ngả về loại chiến tranh

phi quy ước mà Việt cộng mệnh danh là "chiến

tranh nhân dân" đã đưa đến việc rập khuôn

mẫu tổ chức của Trung Quốc trong công tác "chính

trị hóa" quân độị

Cấp cao nhất của hệ thống chính quyền trong

quân đội Việt cộng là Hội Đồng Tối Cao

Quốc Phòng gồm toàn Ủy viên chính trị bộ và

Trung ương đảng: Chủ tịch: là Chủ tịch Nhà nước

Hồ Chí Minh (chủ tịch đầu tiên)

và là Tôn Đức Thắng (chủ tịch thứ hai).

Phó chủ tịch:

Phạm Văn Đồng (chính trị bộ)

Võ Nguyên Giáp (chính trị bộ)

Ủy viên:

Nguyễn Chí Thanh (chính trị bộ)

Văn Tiến Dũng (chính trị bộ)

Nguyễn Duy Trinh (chính trị bộ)

Trần Quốc Hoàn (chính trị bộ)

Nguyễn Văn Trân (Trung ương đảng bộ)

Chu Văn Tấn (Trung ương đảng bộ)

Song Hào (Trung ương đảng Bộ)

(sơ đồ tổ chức)

Dưới Hội đồng Tối cao Quốc phòng là Bộ

Quốc phòng rồi đến Bộ Tổng Tư lê.nh. Cấp

đảng ủy kiểm soát Bộ Tổng Tư lệnh Miền Bằc

là Tổng Quân ủy Trung ương, gồm một số Tướng

lãnh Việt cộng: Võ Nguyên Giáp (quân hàm Đại

tướng), Song Hào (Trung tướng), Phạm Ngọc Mẫu

(Thiếu tướng) và một số Ủy viên Trung ương

đảng như Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Lương Bằng

v.v....

Đường lối chính trị hóa quân đội, theo sơ

đồ, cho thấy mấy đặc điểm chính sau đây:

- Thủ trưởng (chỉ huy) các cấp đơn vị từ Bộ

chỉ huy đến ban chỉ huy đều phải chịu sự lãnh

đạo của đảng. Sự lãnh đạo của đảng đi tới

cấp thấp nhất là một tổ trong một tiểu

độị Đơn vị nhỏ nhất của quân đội là "Tổ

tam tam", gồm 3 người, trong đó tổ trưởng hoặc

phải là một đảng viên, hoặc một thành phần

trung kiên cơ bản. Một tiểu đội có ba ba "Tổ

tam tam".

- Cấp chỉ huy quân đội chịu sự kiểm tra của

cấp đảng ủy đơn vị, ví dụ Sư đoàn Trưởng

chịu sự kiểm tra của Chính ủy sư đoàn là

người chấp hành đường lối đảng thi hành các

Nghị Quyết do đảng đề rạ

- Các chức vụ Chính trị viên hay Chính ủy trong

quân đội đều do Bí thư Đảng ủy, Đảng bộ

cấp đó nằm giữ mà bí thư là nhân vật quan

trọng nhất của Đảng ủy, Đảng bô..

Dĩ nhiên đường lối chính trị hóa quân đội

nói trên cũng được áp dụng cho tất cả các đơn

vị võ trang của Việt cộng ở trong Nam, và đảng

của Việt cộng ở trong Nam mang "ngụy danh" là

Đảng Nhân Dân Cách Mạng để che dấu sự can

thiệp của Việt cô.ng.

Tóm lại, với tổ chức chính trị hóa như trên,

đảng đã nằm chằc quân đội trong tay, đã nhào

nặn cả triệu thanh niên trong một hệ thống "bịt

mằt bằt hào quang giải phóng miền Nam ruột

thịt", đã lừa bịp và thúc đẩy cả triệu thanh

niên miền Bằc chết cho cái ảo vọng đẫm máu

của Các-Mác, Lê-nin.

Cũng theo sơ đồ nói trên, song song với vai trò

kiểm soát và lãnh đạo chính trị của hệ thống

Đảng ủy, Tổng cục Chính trị có nhiệm vụ thi

hành các công tác chính trị qua các Cục Tuyên

huấn, Cục Cán bộ, Cục Tổ chức, Cục Bảo vệ,

Cục Địch vận, Cục Dân vận và Cục Văn hoá.

Chuẩn Bị Xâm Nhập Miền Nam

Đồng thời với công việc xây dựng lực lượng

quân đội Miền Bằc, Việt cộng đã bí mật

huấn luyện cán binh để âm thầm xâm nhập miền

Nam, thành lập khung cho lực lượng cộng quân ở

miền Nam mệnh danh là "Lực lượng võ trang giải

phóng miền Nam". Các cán binh Việt cộng ở miền

Nam tập kết ra Bằc được huấn luyện tại các

trung tâm sau đây:

- Trung tâm Mạch Lũng ở làng Mạch Lũng, huyện

Đông Anh, tỉnh Hải Dương.

- Trung tâm Xuân Mai, tỉnh Hòa Bình.

- Trung tâm Sơn Tâỵ

- Trung tâm Phú Yên, tỉnh Bằc-Thái (Băc Ka.n-Thái

Nguyên)

- Khu vực "Thép" tại Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, huấn

luyện bộ binh, pháo binh, cơ giới, công binh,

thông tin, hóa học.

- Trường đặc công, núi Na-Sơn, tỉnh Sơn Tâỵ

- Trường đặc công xã Đông Yên, huyện Quốc

Oai, tỉnh Sơn Tâỵ

Các cán binh thuộc Sư đoàn Nam Bộ tập kết 324

là những cán binh xâm nhập trong đợt đầu tiên

vào năm 1960, và được bí mật huấn luyện tại

một doanh trại của bản doanh Sư đoàn 338 của Tô

Ký.

Riêng trung tâm Xuân Mai có khả năng huấn luyện

mỗi đợt 1.000 ngườị

Tổng Kết

Những nỗ lực của Hồ Chí Minh và Việt cộng

trong việc xây dựng cơ sở vật chất nhằm thôn

tính Đông Dương đã làm nổi bật kế hoạch hai

mặt của Việt cộng: mặt chìm và mặt nổị Mặt

nổi là xây dựng và phát triển, mặt chìm là

chiến tranh thôn tính và bành trướng mà Hồ Chí

Minh gọi là "nghĩa vụ quốc tế", trong đó Hồ

bằt nhân dân Việt Nam đóng vai trò tên lính

tiền phong cho cộng sản Liên Xộ

Trong giai đoạn chuẩn bị cơ sở vật chất cho

cuộc chiến tranh, một nhà máy phân đạm (chlorure

de potassium) được Việt cộng đề cao là để

phục vụ cho nông nghiệp, tăng gia năng xuất và

nâng cao mức sống nhân dân. Nhưng khi phát động

cuộc chiến tranh, nhà máy phân đạm biến thành

nhà máy thuốc súng (sản xuất chlorate de potassium)

và nhà nước nói là để "giải phóng miền Nam

ruột thịt và các nước anh em Miên-Lào".

Khi nhân dân phải ăn đói để nhà nước xây cất

các nhà máy cơ khí, thì họ hy vọng có máy cày,

máy nổ, xe đạp, bình thủy, để nâng cao mức

sống. Nhưng khi Việt cộng phát động chiến tranh

thôn tính, nhân dân mới vỡ lẽ ra rằng nhà máy

cơ khí là nơi sản xuất vỏ lựu đạn, mìn, súng

đạn, cơ giới chiến tranh.

Xây dựng xã hội chủ nghĩa trong mấy chục năm qua

đã gằn liền với chiến tranh thôn tính. Hình

thức bề ngoài có khác, nhưng bản chất bên trong

nếu có khác thì cũng chỉ là sự khác biệt giữa

chlorure de potassium và chlorate de potassium.

Chiến tranh thôn tính trong mấy chục năm qua đã

đem lại gì cho nhân dân, và đã phục vụ cho aỉ

Nhân dân nghĩ gì về cuộc chiến tranh mà Hồ Chí

Minh nói là sẽ đem lại Thống Nhất, Độc Lập và

Tự Dỏ Ta hãy đọc những vần thơ dưới đây của

thi sĩ Nguyễn Chí Thiện:

Không có gì quý hơn độc lập tự do!

Tôi biết nó, thằng nói câu đó.

Tôi biết nó, đồng bào miền Bằc này biết nó

Việc nó làm, tội phạm nó ra sao

Nó đầu tiên đem râu nó bện vào

Hình xác lão Mao lông lá

Bàn tay Nga đầy băng tuyết giá

Cũng nhoài qua lục địa Trung Hoa

Không phải xoa đầu mà túm tóc nó từ xa

Nó không đứng yên, tất bật điên đầu

Lúc rụi vào Tàu, lúc rụi vào Nga

Nó gọi Tàu Nga là cha anh nó

Và tình nguyện làm con chó nhỏ

Xông xáo giữ nhà gác ngõ cho cha anh

Nó tận thu từ quả trứng trái chanh

Học lối hung tàn của cha anh nó

Cuộc chiến tranh chết vội hết thanh niên

Đương diễn ra triền miên ghê gớm đó

Cũng là do Nga giật Tàu co

Tiếp nhiên liệu gây mồi cho nó:

-Súng, tăng, tên lửa, tàu bay

Nếu không, nó đánh bằng taỷ

Ôi đó, thứ độc lập không có gì quý hơn của nó!

Tôi biết rõ, đồng bào miền Bằc này biết rõ Việc nó làm,

tội phạm nó ra sao Nó là tên trùm đao phủ năm nào Hồi cải cách

đã đem tù, đem bằn Độ nửa triệu nông dân Rồi bảo là

nhầm lẫn Đường nó đi trùng điệp bất nhân Hâm hấp trời

đêm nguyên thủy Đói khổ dựng cờ đại súy Con cá, lá rau nát

nhầu quản lý Tiếng thớt tiếng dao vọng từ hồi ký Tiếng thở

lời than đan họa ụp vào thân Nó tập trung hàng chục vạn "ngụy

quân" Nạn nhân của đường lối "khoan hồng chí nhân" của nó Mọi

tầng lớp nhân dân bị cầm chân trên đất nó Tự do, không thời

hạn đi tù! Mắt nó nhìn ai cũng hóa kẻ thù Vì ai cũng đói mòn

nhục nhằn cằn răng tạm nuốt Hiếm có gia đình không có người

bị nó cho đi suốt Đất nó thầm câm cũng chẳng được tha! Tất

cả phải thành loa Sa sả đêm ngày ngợi ca nó và đảng nó Đó là

thứ tự do không có gì quý hơn của nó!

Ôi! Độc Lập! Tự Do

Xưa cũng chỉ vì quý hai thứ đó

Đất Bằc mằc lừa mất vào tay nó

Nhưng nay mà vẫn còn có người mơ hồ nghe nó!

Nó mới vạn lần cần nguyền rủa thực to!

2003-10-19 21:52:39

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#chinh#tri