Cái chung và cái riêng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I. CÁI RIÊNG – CÁI CHUNG – CÁI ĐƠN NHẤT.

1- Định nghĩa

- CÁI RIÊNG là phạm trù triết học, dùng để chỉ một sự vật, một hiện tượng, một quá trình nhất định.

- CÁI CHUNG là phạm trù triết học, dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính giống nhau, được lặp lại trong nhiều sự vật, nhiều hiện tượng, nhiều quá trình riêng lẻ. Thí dụ :

- CÁI ĐƠN NHẤT là phạm trù triết học, dùng để chỉ những mặt, thuộc tính, quá trình chỉ có ở một kết cấu vật chất (sự vật, hiện tượng, quá trình) nhất định, mà không lặp lại ở kết cấu vật chất khác. (thí dụ : chỉ tay của mỗi người).

2- Quan hệ biện chứng giữa CÁI RIÊNG, CÁI CHUNG và CÁI ĐƠN NHẤT

2.1- Cái riêng, cái chung, cái đơn nhất có tồn tại thực không ? Cái riêng, cái chung, cái đơn nhất đều tồn tại khách quan (không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người). Phê phán quan niệm của phái duy danh, duy thực, của Kant.

2.2- Chúng tồn tại như thế nào ? Giữa chúng có mối quan hệ biện chứng :

– CÁI CHUNG chỉ tồn tại trong CÁI RIÊNG, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự tồn tại của mình. (thí dụ).

– CÁI RIÊNG chỉ tồn tại trong mối liên hệ với CÁI CHUNG, đưa tới cái chung (thí dụ của Lênin: Ivan là người, Ivan là “cái riêng”, người là “cái chung”).

– CÁI RIÊNG là cái toàn bộ, phong phú hơn CÁI CHUNG. CÁI CHUNG là cái bộ phận, nhưng sâu sắc hơn CÁI RIÊNG.

– CÁI ĐƠN NHẤT và CÁI CHUNG có thể chuyển hoá lẫn nhau, trong quá trình phát triển của sự vật. (thí dụ).

3- ý nghĩa phương pháp luận

3.1- Vì CÁI CHUNG chỉ tồn tại trong những CÁI RIÊNG, thông qua cái riêng mà biểu hiện mình, nên muốn phát hiện CÁI CHUNG của chúng, phải thông qua việc nghiên cứu nhiều CÁI RIÊNG cụ thể. (Muốn khái quát thành lý luận (cái chung), phải đúc kết từ các kinh nghiệm trong nhiều trường hợp cụ thể).

3.2- Vì CÁI CHUNG là cái sâu sắc, cái bản chất, chi phối CÁI RIÊNG, nên trước khi nghiên cứu cụ thể CÁI RIÊNG nào đó, cần nắm bắt CÁI CHUNG trước, để khỏi mất phương hướng. (Chẳng hạn: nắm vững phương pháp học tập chung trước khi học những bài cụ thể). Lênin dạy: “Người nào bắt tay vào những vấn đề riêng trước khi giải quyết những vấn đề chung thì người đó, trên mỗi bước đi, sẽ không sao tránh khỏi “vấp phải” những vấn đề chung đó một cách không tự giác. Mà mù quáng vấp phải những vấn đề đó trong từng trường hợp riêng, thì có nghĩa là đưa chính sách của mình đến chỗ có những sự dao động tồi tệ nhất và mất hẳn tính nguyên tắc”.

3.3- Vì CÁI CHUNG chỉ tồn tại trong những CÁI RIÊNG khác nhau, dưới dạng đã bị cải biến (do có sự tác động một cách khách quan giữa“cái chung” với “cái đơn nhất” trong cái riêng đó), nên khi vận dụng CÁI CHUNG vào CÁI RIÊNG cần phải được “cá biệt hoá” cho thích hợp. (Vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin “cái chung” vào Việt Nam “cái riêng” chẳng hạn).

3.4- Không được tuyệt đối hóa mặt nào. Nếu tuyệt đối hóa CÁI CHUNG sẽ rơi vào giáo điều, rập khuôn, kinh viện, “tả khuynh”. Nếu tuyệt đối hóa CÁI RIÊNG sẽ rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm, và về tư tưởng là xét lại, hữu khuynh.

3.5- Vì CÁI ĐƠN NHẤT và CÁI CHUNG có thể chuyển hóa lẫn nhau, nên trong thực tiễn, cần tạo điều kiện cho CÁI ĐƠN NHẤT trở thành CÁI CHUNG, nếu điều đó có lợi cho con người. Và làm cho CÁI CHUNG bất lợi trở thành CÁI ĐƠN NHẤT.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro