Chương 20

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Đầu năm nay, ông Nhập nội Thiếu Úy được điều về vùng Quốc Oai để quản lý lại một vài việc. Lần ấy, ông còn đưa đi theo người con trai lớn. Người con trai lớn tên Lý Bộc, người con trai thứ tên Lý Chương. Hai cậu bé từ nhỏ gắn bó với Đông Kinh, chốn tấp nập người qua kẻ lại nên có vẻ hứng thú với khung cảnh ở nơi đây. Những cánh đồng thẳng cánh cò bay và những mái nhà tranh lụp xụp, khói bếp nghi ngút buổi chiều. Những đứa trẻ hồn nhiên nô đùa và những người nông dân chất phác. Đang mùa gặt nên ai cũng bận rộn cả.

Cậu bé Lý Bộc có vẻ chăm chú hơn người em trai còn mải chơi. Ngồi trên xe ngựa, Lý Bộc đưa mắt ra xa. Bỗng đâu, lướt qua trước mặt là một dáng dấp có vẻ quen. Dù vẫn là cái dáng khom khom, cầm liềm gặt, nhưng cô bé vừa lướt qua ấy thì có vẻ quen lắm...

Hai mẹ con làm một lúc nữa thì trời tối, mọi người cũng đã nghỉ ngơi và về nhà, nghỉ sớm mai còn đi làm sớm. Cuộc sống vất vả nhưng vui.

Bà Ngô Thị thì ngồi giã cua, còn con bé Yến thì vừa nhặt rau vừa ghế cơm. Một lúc sau, cơm nước đã xon, ngồi nồi canh cua với nồi cơm nóng hổi, khói nghi ngút còn có một bát cà pháo với hai quả trứng gà luộc nữa. Dưới ánh trăng tròn vành vạnh. Người mẹ với đứa con gái đang tuổi xuân thì vừa ăn cơm vừa nói những câu chuyện đời thường:

- Mẹ thấy, thằng Hơn, nó cũng chân thành với con. Nhà nó cũng ở gần đây. Con cũng lớn rồi, phải tính dần đến chuyện trăm năm đi chứ!

Con bé đỏ mặt, ngượng nghịu:

- Mẹ!

- Mẹ không nói đùa đâu.

- Con đi lấy chồng thì mẹ ở với ai? - Con bé nửa đùa nửa thật.

- Thế mẹ mới bảo. Nhà thằng Hơn ở ngay bên kia. Chứ con mà đi lấy chồng tận đâu. Mẹ cũng chẳng cho.

Con bé thở dài, nó cũng nói thật:

- Thằng Hơn sinh trước con có mấy tháng. Nhà nó nghèo rớt ra, cưới về, lấy gì mà ăn?

Bà Ngô Thị mắng con:

- Nhà nó nghèo, nhưng nó chăm chỉ. Đi làm thuê làm mướn suốt đấy. Còn hơn khối thằng công tử mà để cáng, lười chảy thây, con ạ!

Bà lại nói tiếp:

- Đời mẹ đã khổ lắm rồi. Cũng chỉ mong con đừng có dẫm lên cái vết xe đổ của mẹ. Mẹ không ép. Nhưng đừng có dây vào cái đám công tử. Chẳng thằng nào ra gì cả đâu.

Con bé lảng sang chuyện khác:

- Mẹ cứ nói thế. Con thấy cậu Lộc cũng tốt mà.

- Cậu Lộc mà công tử à?

- Ơ, con tưởng thế.

- Ngày xưa, ông ngoại đi đánh giặc, bà ngoại mất sớm, chẳng có mà ăn đấy chứ ở đấy mà công tử. Thôi, ăn cơm đi.

Sáng hôm sau, cậu bé Lý Bộc thức sớm, đi dạo từ huyện đường vào đến trong làng. Nhìn chàng công tử khôi ngô, đi đến đâu, đám con gái đi gặt sớm, đứa nào cũng đều khúc khích cười đùa, mấy thằng con trai thì nóng mặt mà không dám làm gì. Chỉ có con bé Yến không quan tâm lắm. Lý Bộc đi ngang qua ruộng, nhìn thấy cái dáng dấp ấy. Mà cũng không dám lại gần.

- Thôi! Về mà nghỉ ngơi đi con. Làm từ sáng sớm rồi. Để mẹ làm nốt.

- Vâng...

Con bé về đến nhà lại đi gánh nước. Lúc này, Lý Bộc mới xuất hiện trước mặt nó:

- Có nhận ra tôi không?

Cái Yến đặt gánh nước xuống, chớp chớp mắt:

- Công tử...

Khi chàng công tử ấy nở một nụ cười, con bé mới dần nhớ ra. Nó vội vàng cúi xuống, gánh nước lên:

- Không. Dân nữ không nhớ là đã gặp Công tử khi nào.

Càng công tử kia vẫn bước theo:

- Nhưng tôi nhớ.

Cái Yến vẫn rảo bước dùng khuỷu tay để che mặt. Thế mà Lý Bộc vẫn đi theo:

- Dân nữ là hạng cùng đinh. Công tử đừng làm thế. Người ta dị nghị.

Cha con Lý Bộc chỉ ở lại Quốc Oai có vài ngày thôi. Hôm cuối cùng trước khi rời đi, Lý Bộc vẫn ra ruộng tìm Yến nhưng không gặp. Còn Yến, sau khi nghe Lý Bộc nói ra nỗi lòng, cô bé cảm thấy lo sợ nhiều hơn là vui. Dù là... nó cũng có cái gì đấy lạ lắm. Nó ngồi trên bến sông với ánh mắt miên man.

- Yến!

Là cậu thanh niên tên Hơn. Hơn tháo cái gùi đầy măng xuống rồi ngồi trên bến sông, ngay cạnh Yến.

- Hôm nay, Hơn bẻ được nhiều măng lắm. Yến lấy một ít về mà ăn.

Con bé tiếp tục từ chối, đứng dậy để ra về. Hơn cũng đứng theo, nắm lấy tay con bé:

- Yến... - Cậu ta khẽ cúi mặt - Hơn thương Yến thật lòng. Yến không nhận ra hay cố tình không công nhận?

Cái Yến không nói gì, chỉ dứt tay ra.

- Yến...

Nó quay mặt đi:

- Nhưng tôi không thương Hơn. Hơn nghèo lắm. Tôi không muốn cả đời sống với một kẻ suốt ngày đi làm thuê làm mướn. 

[...]

Lý Bộc vốn sinh ra trong gia đình danh gia vọng tộc. Bộc là con trưởng cũng là cháu đích tôn trong nhà. Từ nhỏ đã sớm bộc lộ tư chất thông minh, giỏi cả văn cả võ. Con trai cũng đã đến tuổi trưởng thành nên ông Nhập nội Thiếu Úy cùng với bà Chính thất phu nhân đã sớm nhắm cho con trai một nàng tiểu thư danh giá ở Đông Kinh. Nhưng thấy đôi trẻ có vẻ không nặng tình với nhau. Nói nhẹ không được. Ông Lý Lăng nóng tính. Hỏi lý do thì con trai không nói. Ông mới cầm lấy cái roi, dọa đánh. May có bà mẹ cản kịp.

- Thôi ông ơi. Con nó lớn rồi.

- Lớn mà lì, tôi đánh cho tuốt xác!

Lý Bộc vẫn quỳ ở đó. Ông Lý Lăng lại giơ cái roi lên.

- Cha mẹ đặt đâu, con ngồi đấy. Mày thích chống đối không?

Con trai vẫn không nói, ông mới vung roi lên, nhưng chưa kịp đánh, bà mẹ đã cản lại và giục giã.

- Con ơi. Con nói đi xem nào.

Ông Nhập nội Thiếu Úy là người nóng tính, mắng cả vợ:

- Bà cứ thế này thì làm sao tôi dạy được con?

- Ông dạy ác lắm.

- Mẹ con bà cứ liệu mà bảo nhau.

Sau khi ông quay mặt đi thì bà mắng con trai:

- Mày làm sao thế hả con, ông ý đã nóng thì chớ, mày cứ lỳ, muốn ăn roi à. Thế làm sao?

Chàng công tử chưa biết nói với cha mẹ thế nào. Chỉ biết là... khi chạm mắt cô bé nông thôn nhưng toát nên dáng vẻ quyền quý sau lớp áo nâu kia đã có cảm giác thật khó tả thành lời. Thực sự không biết giải thích như thế nào.

Hết chương 20.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro