Hố Xuân Hương-nỗi đau trong tâm khảm

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

   Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Người nghệ sĩ tài năng là người nghệ sĩ biết sáng tạo "chất liệu" ngôn ngữ của dân tộc để làm nên tác phẩm của riêng mình và tạo cho mình một giọng điệu riêng, một phong cách riêng không nhầm lẫn vào đâu được. Trong các tác phẩm được sáng tác vào thời kì trung đại,Hồ Xuân Hương nổi lên như một nhà thơ của cái chất trào phúng nhưng lại đầy cá tính, cười chê thói đời đen bạc mà cũng xót thương, đồng cảm cho thân phận của chính mình, là một người phụ nữ. Gửi gắm những nỗi niềm ưu tư, cô đơn, tủi khổ, "Tự tình2" như một bức chân dung tự hoạ mà nữ thi sĩ đang giãi bày tâm khảm đầy chua xót, đau thương trước duyên phận lỡ làng cùng khát vọng sống để có được hạnh phúc vẫn dường như chưa hề nguôi ngoai.
    Sinh ra và lớn lên trong thời đại xã hội có nhiều biến cố, khi cái tư tưởng "trọng nam khinh nữ" đã ăn sâu vào tiềm thức của người đời, hơn ai hết, Hồ Xuân Hương - người con gái tài sắc, vẹn toàn nhưng cuộc đời và tình duyên đầy éo le, trắc trở có một sự đồng cảm, sẻ chia cũng như trân trọng, đề cao thân phận, vẻ đẹp của người phụ nữ, kể cả những khát vọng sống phi thường của họ vượt lên trên hoàn cảnh mà tìm đến hạnh phúc của riêng mình. "Tự tình 2" cũng chính bởi đúc kết từ những ý nghĩa như thế, nằm trong chùm ba bài thơ trong tập thơ cùng tên lại có một sức hút mãnh liệt bởi những cung bậc cảm xúc khác nhau mà nữ thi sĩ đã thổi hồn vào giọng điệu câu ca ấy. Đó là cái cô đơn, trống vắng mở ra ở đầu bài thơ của cảnh vật hay của chính lòng người:
     "Đêm khuya vắng vẳng trống canh dồn.
      Trơ cái hồng nhan với nước non".
    Thời gian được nhắc đến như một dấu hiệu, là lúc "đêm khuya" khi vốn dĩ con người đã chìm vào giấc ngủ, thì nó lại để lại một điều gì đó thật tĩnh mịch, quạnh hiu, gợi cảm nhận về một nỗi buồn man mác đến đau lòng. Người phụ nữ chìm đắm trong màn đêm lạnh lẽo, chỉ có một mình làm bạn với vầng trăng khuyết, với chén rượu nồng để cố xua tan đi nỗi nhức nhối trong tâm khảm về hạnh phúc đầy xa vời và huyễn hoặc. Nghệ thuật thơ tài tình lấy động tả tĩnh, dùng hình ảnh "trống canh dồn" cùng từ láy "văng vẳng" tạo nên một nhịp điệu nhanh, dồn dập, gợi tả về sự luân chuyển không ngừng của thời gian dường như đêm đã trôi qua quá nửa mà tưởng như lòng người vẫn rối bời đan xen chìm đắm trong dòng tâm trạng không thể giãi bày. Đó là những suy nghĩ về thân phận tủi khổ, bẽ bàng, là cái hồng nhan đầy rẻ rúng, mỉa mai, dù cho có đẹp, có tài sắc như Hồ Xuân Hương kia cũng chỉ là thân phận lẽ mọn, chịu cảnh chung chồng, thói săm soi, khinh bạc của người đời. Hình ảnh thơ mang sắc thái trữ tình nhưng đầy trào phúng, đặt trong mối tương quan với "nước non" tạo nên một khí chất ngang tàn nhưng đầy cá tính. Nó vừa gợi ra cái trơ trọi, cô đơn, nhỏ bé của con người trước thiên nhiên qua đảo ngữ "trơ"đặt ở đầu câu nhưng đồng thời cũng khắc họa ấy là một Hồ Xuân Hương đầy bản lĩnh, thách thức với lẽ đời và không dễ dàng buông xuôi trước số phận.
    Để tự làm vơi đi nỗi lòng đang ngổn ngang tâm trạng, nhân vật trữ tình tìm đến với vầng trăng, chén rượu mà giải sầu:
    "Chén rượu hương đưa,say lại tỉnh.
      Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn"
     Hình ảnh thơ trữ tình giàu tính biểu cảm đã bao lần xuất hiện trong văn thơ trung đại, làm bạn với người thi sĩ nhưng đến đây lại dường như chất chứa một nỗi đau vô hình, khi "say lại tỉnh".Muốn "say" để quên đi hết tất thảy nhưng sau mỗi cơn say, người thi sĩ dường như càng tỉnh táo, mà thấm thía ra cái thân phận bẽ bàng, đầy tủi khổ của chính mình. Như Lý Bạch cũng đã từng viết:.
    "Dùng gươm chém nước, nước chẳng đứt.
      Uống rượu tiêu sầu, sầu vẫn sầu."
    Cái gọi là "càng đau xót, đau thương lại càng tìm kiếm cái cười.. ra nước mắt" mà Lê Trí Viễn đã từng nhận xét trong thơ Hồ Xuân Hương ấy là tiếng cười xuất phát từ nội tâm, tiếng cười của trào phúng và sự ý thức rõ ràng về thân phận. Đó là khát vọng về hạnh phúc chưa 1 lần trọn vẹn, giống như "vầng trăng" đã "bóng xế" mà vẫn "khuyết chưa tròn". Nếu trăng trong thi ca cổ đại diện cho lời thề nguyền son sắc cho tình yêu đôi lứa, thì hình ảnh thơ ở đây lại sử dụng biện pháp nghệ thuật ẩn dụ là tượng trưng cho tuổi xuân của người con gái đã trôi qua quá nửa mà duyên phận vẫn còn hẩm hiu, niềm hạnh phúc vẫn chưa một lần nào có thể viên mãn, đủ đầy. Bút pháp tả cảnh ngụ tình đặc sắc khiến cho thiên nhiên có sự động nhất trong tâm trạng con người, càng diễn tả một cách chân thực nỗi đau xót, thân than thân, trách phận của Hồ Xuân Hương trước thân phận hẩm hiu của mình, sự cay đắng tủi hờn trước thói vô tình của người đời đã làm trôi đi tuổi xuân của người phụ nữ sẽ chẳng bao giờ có thể trở lại.
   Nhưng vượt lên trên tất cả, điều đáng nói ở đây chính là ta vẫn bắt gặp một bà chúa thơ nôm đầy bản lĩnh, kiên cường, bền bỉ trước số phận, phá tan bảo rằng một của khuôn khổ lễ giáo phong kiến, bất công:
    "Xiên ngang mặt đất rêu từng đám.
      Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.".
    Khi những hình ảnh "rêu từng đám/ đá ấy hòn" gợi cái nhỏ bé, bình thường, giản dị là thân phận và con người Hồ Xuân Hương thì đảo ngữ với các động từ mạnh "xuyên ngang, đâm toạc" lại như một lời khẳng định đầy mạnh mẽ, đầy cá tính của bà muốn phản kháng, muốn đấu tranh. Hình ảnh thiên nhiên trong thơ Hồ Xuân Hương bình thường và chất phác nhưng không hề tĩnh lại mà ẩn chứa bên trong là một nguồn sức mạnh to lớn hơn, muốn phá tan cái vỏ bọc bên ngoài để vươn lên, tự tìm kiếm lối đi mới để sinh tồn và phát triển. Ý thơ có sự thống nhất, bởi đây cũng là tâm trạng của con người trước tình cảnh sống trớ trêu và là một Hồ Xuân Hương không dễ dàng bị nhấn chìm bởi nỗi đau số phận mà luôn khát khao hạnh phúc của riêng mình.
    Nhưng dù cho có nhiều những gắng gượng để vươn lên với đời nhân vật trữ tình vẫn rơi vào cõi lòng đầy bi kịch bởi ý thức được quy luật nghiệt ngã của thời gian và tuổi trẻ sẽ chẳng chừa một ai: 
    "Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại.
      Mảnh tình san sẻ tí con con.".
  Nếu mùa xuân mà thi sĩ Tản Đà vừa ôm giữ, vừa mềm lòng chung thủy là:
   "Gặp Xuân ta giữ Xuân chơi.
    Câu thơ chén rượu là nơi đi về."
   Hay cái quấn quýt, mơ mộng đến nao lòng những lời chân quê của Nguyễn Bính:
   "Từng đàn thục nữ dậy thì Xuân." Đều gây cho người đọc cái thích thú, cái say mê thì xuân trong thơ Hồ Xuân Hương lại "ngán". Hình ảnh thơ được nhấn mạnh bằng điệp từ, cùng với từ láy "lại lại" gợi vòng tuần hoàn không ngừng luân chuyển của thời gian cứ qua đi rồi lại đến. Nó mang cho cảnh vật sức sống tràn trề, sự đổi mới nhưng lại vô tình mài giũa đi cái hữu hạn của tuổi xuân con người một đi không trở lại. Chính nghịch lý ấy đã mang đến cho người thi sĩ một cảm giác chán ngán, ngậm mùi đồng thời cũng đầy xót thương, chua chát trước ý thức về thân phận và cuộc đời của chính mình. Ý thơ có sự gặp gỡ với "Vội Vàng" của Xuân diệu tạo nên những cung bậc cảm xúc sâu lắng trong lòng người đọc:
    "Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua/ Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già....Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn/ Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại.".
    Cứ chờ đợi mãi, khao khát mãi niềm hạnh phúc viên mãn, đủ đầy như vậy nhưng bỗng chốc lại nhận ra cái "mảnh tình" đã "san sẻ" giờ chỉ còn "tí con con" đó không phải là khối tình trong "Đá ông chồng, đá bà chồng" mà Hồ Xuân Hương đã từng viết:
   "Gan nghĩa giãi ra cùng nhật nguyệt.
     Khối tình cọ mãi với non sông."mà nó nhỏ bé, dẫu vậy vẫn phải "san sẻ" chỉ còn chút ít. Thủ pháp nghệ thuật tăng tiến được sử dụng thành công thể hiện tâm trạng chua xót, cay đắng về thân phận lẽ mọn của chính bản thân tác giả về đường tình duyên và cuộc đời đầy éo le, trắc trở. Rộng hơn nữa, ý thơ còn là sự đồng cảm, thấu hiểu của người thi sĩ trước tình cảnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, cũng chính bởi bà là người trong cuộc, người từng trải nên ý thức về điều này càng trở nên sâu sắc, khao khát về quyền sống cá nhân về hạnh phúc chính đáng từ đó được khẳng định và đẹp đẽ hơn. Như người ta từng nhận xét về bà "Đọc thơ của Hồ Xuân Hương ta không chỉ thấy hình ảnh của người phụ nữ mà còn thấy được tất cả những gì thuộc về phụ nữ". 
    Điều đặc biệt xuất hiện xuyên suốt trong các tác phẩm của "Bà chúa thơ nôm" là sự trân trọng tiếng nói, ngôn ngữ dân tộc rất chất phác và giản dị nhưng lại thật tài tình, mang nhiều lớp nghĩa, đặc sắc và lột tả một cách chân thực, "trần trụi" từng nấc tâm trạng, cảm xúc của con người. Không giống như thơ của bà huyện Thanh quan "làm thơ như có con hầu theo sau" (Xuân Diệu), chính cái cá tính mạnh mẽ, bộc trực mà cũng rất trữ tình, trào phúng đã làm nên Hồ Xuân Hương xứng đáng lưu danh trong làng văn học dân tộc. "Thứ thơ ấy không chịu ở trong khuôn khổ thông thường mà là một thứ thơ muốn lặn sâu vào sự vật, vào những thứ đáy rất kín, thẳm sâu trong tâm tư. Những thứ kín thẳm sâu ấy không phải lạc lõng, cô đơn, cá nhân chủ nghĩa mà trái lại được hàng vạn người đồng tình thông cảm (Xuân diệu)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro