cảm nhận về nhân vật phương định kyuminisreal

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nhắc đến khoảng trời Trường Sơn là nhắc đến biết bao sự hy sinh mất mát, nơi mà lính Mỹ đã thả bom dồn dập nhằm ngăn cản bước tiền dũng mãnh của các đoàn quân tiến về Sài Gòn giải phóng miền Nam. Nhưng Trường Sơn đâu chỉ mang trong mình bao sự thương đau, Trường Sơn con là nơi ghi dấu của những tâm hồn tự nhiên, lạc quan của những người chiến sĩ lái xe không kính, những chàng trai cô gái thanh niên xung phong đã hy sinh tuổi trẻ để cống hiến cho đất nước. Là một người đã từng gắn bó với khoảng trời bom đạn ấy, nhà văn Lê Minh Khuê đã khai thác đề tài quen thuộc đã làm nên nhiều tên tuổi lớn trân văn đàn chống Mỹ nhưng cùng với sự sáng tạo và một chút lãng mạn của mình, “Những ngôi sao xa xôi” của bà, đã khắc họa hình ảnh của những cô gái thanh niên xung phong, mà tiêu biểu là nhân vật Phương Định với những vẻ đẹp hồn nhiên vốn có của tuổi trẻ Việt Nam trong thời chống Mỹ.

Câu chuyện kể về ba cô gái, ba cô gái thanh niên xung phong Nho, Thao và Phương Định, sống trên một cao điểm giữa mênh mông khói bụi Trường Sơn, nơi mà “màu đất đỏ, trắng lẫn lộn”. Công việc của họ là “ngôi đây”,”khi có bom nổ thì chạy lên, đo khối lượng đất lấp vào hồ bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom”. Trong lúc đơn vị thường làm việc khi mặt trời lặn, thì tổ trinh sát lại làm việc ban ngày, khi thần chết luôn “lẩn trong ruột những quả bom”, khi mà lính Mỹ thả bom nhiều nhất và cái chết luôn theo sát ba cô gái ấy. Công việc của họ là công việc quan trọng và cũng đầy gian khổ hy sinh, đòi hỏi tinh thần dũng cảm, sự nhạy bén quyết đoán và sự nhanh nhẹn. Trong hoàn cảnh ấy, ta mới thấy sáng ngời lên là những phẩm chất cao đẹp của ba nhân vật, và đặc biệt là Phương Định, nhân vật chính của truyện.

Phương Định là một cô gái Hà Nội, “một cô gái khá”, chỉ vừa mới bước ra khỏi cuộc đời hồn nhiên vô tư lự của mình. Cô có vẻ bề ngoài đáng yêu trẻ trung và xinh xắn, “ hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn”, còn đôi mặt thì có “cái nhìn sao mà xa xăm”. Những nét đẹp của cô đã được những anh lái xe để ý đến, bằng chứng là những bức thư dài gửi đường dây mặc dù có thể chào nhau hằng ngày, nhưng Phương Định cũng không săn sóc vồn vã, cô gái vẫn hay đứng ra xa, khoanh tay trước mặt và nhìn đi nơi khác mỗi khi một đám con gái xúm lại đối đáp với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy. Một hành động đó thôi đã làm Phương Định trở nên thật kiêu kì, cái điệu của cô thật đáng yêu và cũng thật phù hợp với một người con gái như vậy. 

Tâm hồn cô giữa khoảng trời Trường Sơn thật làm cho người ta thật ngạc nhiên. Cô mê hát, “thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát”, lời cô bịa lộn xộn ngớ, ngẩn ngởn đến không ngờ, đôi lúc nó cũng làm cho cô bò ra mà cười một mình, cô thích “những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận”, cô thích “dân ca quan họ mềm mại dịu dàng” và kể cả “Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô”, “ ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh””. Và Phương Định hát khi có sự im lặng không bình thường, “tiếng máy bay trinh sát rè rè”, cô hát để cổ động viên hai người đồng đội Nho, Thao và cũng là hát để động viên chính bản thân mình. Chính những lúc mê hát ấy đã làm cô quên đi cái sự buồn chán của cuộc sống Trường Sơn, quên đi mùi khói bom đạn mà cô vẫn tiếp xúc hằng ngày, và đó cũng là bước đà để cô có được một tâm hồn mơ mộng khi cơn mưa đá vừa ập đến. Mang theo tuổi trẻ của mình vào Trường Sơn, Phương Định còn mang theo cả những kỉ niệm đẹp về góc phố Hà Nội của mình, đó là hình ảnh người mẹ, cái cửa sổ, tiếng rao của bà bán xôi có cái mủng đội trên đầu, kể cả những cú sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Cơn mưa đá đi nhanh cũng như lúc nó vừa đến, nhưng lại mang những dòng kí ức tuổi thơ về cho Phương Định, và tất cả như xoáy mạnh trong tâm trí cô. Có lẽ chính những điều ấy đã tiếp thêm sức mạnh cho cô gái, để cô luôn nghĩ rằng, gia đình, bạn thân và cả những kỉ niệm kia sẽ luôn theo cô trong suốt quãng đời ở Trường Sơn.

Tâm hồn, tính cách của Phương Định hồn nhiên như thế, nhưng nổi bật lên trên tất cả vẫn là tinh thần dũng cảm, vượt lên trên hiểm nguy luôn ẩn chứa trong thân hình nhỏ bé của cô gái Hà Nội kia. Đó là những lúc mà bom của giặc Mỹ vẫn còn chưa nổ, và cô phải làm nhiệm vụ của mình, còn thần chết thì có vẻ vẫn đang “lẩn trong ruột những quả bom” chờ đợi cô. Tuy vậy, Phương Định vẫn tỏ ra thật bình thản, cái chết thì cô có nghĩ đến nhưng lại là “một cái chết mờ nhạt, không cụ thể”, mà cô quan tâm nhất là liệu bom có nổ hay không, không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai, cô luôn đặt nhiệm vụ của mình lên hàng đầu. Và trong những lúc phá bom như vậy, ta vẫn còn thấy thấp thoáng cái sự nhạy cảm, tinh tế trong cảm xúc của cô, “một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! ! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành.”, phải là một người bình tĩnh mới có dược những cảm nhận chân thực như vậy. Chính những lúc đó, ta mới thấy được cái sự dũng cảm của cô gái. Công việc không có một chút gì là an toàn, nhưng do “quen rồi”, ngày nào cũng phải phá bom đến năm lần, ngày nào ít thì ba lần, mà Phương Định luôn cố gắng hoàn thành nhiệm vụ của mình.

 Và trong cái sự dũng cảm ấy, ta vẫn thấy Phương Định luôn thường trực một tình cảm đồng chí đồng đội nồng ấm và chân thành. Đó là tấm lòng vị tha với mọi người mà cô quan tâm, cô lo lắng khi Thao lên cao điểm chưa về, cô tận tình, vỗ về chăm sóc Nho khi cô ấy bị thương lúc phá bom. Ngược lại, chính tình cảm đồng chí đồng đội, đã làm cho Phương Định thêm một chút tự tin, ấm lòng khi được sống giữa tình yêu thương của mọi người. Hiểu được công việc của mình là gian khổ, nhưng Phương Định vẫn luôn ngưỡng mộ “những người mặc quân phục, có ngôi sao trên mũ” bởi họ là những đẹp nhất, thông mình, can đảm và cao thượng nhất. Những lúc chạy đi phá bom, vẫn mang một chút lo sợ trong người, nhưng nhờ những cái nhìn của những người chiến sĩ, đã dập tan đi nỗi sợ trong cô và chỉ còn một mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ, “ cảm thấy có ánh mắt các chiến sĩ dõi theo mình, tôi không sợ nữa. Tôi sẽ không đi khom. Các anh ấy không thích cái kiểu đi khom khi mà có thể đàng hoàng mà bước tới”.

Trong truyện ngắn, nhân vật kể chuyện cũng là nhân vật chính, điều đó giúp cho tác phẩm càng trở nên chân thực, những cảm xúc, thế giới nội tâm của nhân vật đều được thể hiện tự nhiên rõ nét, vẽ lên một khoảng trời mộng mơ ngay giữa Trường Sơn mênh mông và ác liệt.

Mang trong mình những phẩm chất cao đẹp, Phương Định xứng đáng là biểu tượng của những cô gái thanh niên thời chồng Mỹ, là hình tượng người con gái Việt Nam trong thời gian chiến đấu, là đại diện của thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến chống Mỹ. Cũng giống như tựa đề “Những ngôi sao xa xôi”, những con người được ví như vì sao lấp lánh giữa bầu trời đêm, mang trong mình những phẩm chất đáng quý, “xa xôi” là bởi vì phải ngắm nhìn thật kỹ thì mới có thể thấy được những tâm hồn cao đẹp ấy.

Truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê đã phản ánh chân thực một phần cuộc sống của những thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn. Trong đó, nhân vật chính - Phương Định, cũng là người kể chuyện trong tác phẩm, đã được tác giả khắc họa với nhiều phẩm chất, vẻ đẹp đáng trân trọng.

Phương Định là cô gái Hà Nội với ngoại hình khá. Cô tự hào với vẻ đẹp của mình: “hai bím tóc dày,... cái cổ cao, kiêu hãnh.” Cô đặc biệt thích ngắm mình trong gương. Đôi mắt dài, màu nâu của cô được các anh lái xe nhận xét là “có cái nhìn sao mà xa xăm”.

Phương Định không chỉ có vẻ đẹp ngoại hình mà quan trọng hơn, cô còn có vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, mơ mộng nhưng cũng rất dũng cảm, kiên cường. Như chúng ta đã biết, Phương Định là thành viên trong tổ trinh sát mặt đường nên hằng ngày, cô luôn phải đối mặt với thần chết mà theo lời cô thì “thần chết không phải là một tay thích đùa”. Ba năm tại cao điểm, dường như đã khiến cô quá quen với công việc này nhưng không lúc nào nó hết nguy hiểm. Nó khiến cô có một vết thương chưa lành ở miệng đùi nhưng cô không vào viện quân y mà tiếp tục ở lại chiến đấu. Thậm chí, nó còn khiến cô kiên cường hơn. Lúc đi tới qủ bom, cô không đi khom và cũng không bao giờ muốn vậy. Cô đàng hoàng đi tới và tin rằng các anh lái xe, cao xạ luôn nhìn theo cô qua cái ống nhòm. Cô lo lắng­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ cho các đồng đội của mình khi họ bị thương. Trên hết, cô hiểu và luôn quan tâm, ủng hộ họ. Gan dạ, dũng cảm, kiên cường trong công việc nhưng Phương Định ngoài đời vẫn mang những nét nữ tính của người con gái tuổi hai mươi mốt. Cô là người có tâm hồn mơ mộng. Cô hay nghĩ về những kỉ niệm của thời học sinh khi ở với mẹ. Những kỉ niệm ấy làm dịu mát tâm hồn cô. Đặc biệt, Phương Định rất mê hát, thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó là cô lại bịa ra lời mà hát. Tâm hồn trong sáng của cô đã gây cho độc giả nhiều ấn tượng.

Phương Định xứng đáng là một đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam những năm 60, 70 của thế kỉ XX. Vẻ đẹp của cô đáng để chúng ta phải khâm phục và học tập.

Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực cuộc sống . Truyện ngắn những ngôi sao xa xôi của nhà văn Lê Minh Khuê đã làm sống dậy một thời bom đạn ác liệt trên con đường Trường Sơn thời chống Mỹ cứu nước . Đây là một tác phẩm hay viết về những cô gái thanh niên xung phong có tâm hồn trong sáng lạc quan yêu đời nhưng cũng rất dũng cảm hiên ngang . Tác phẩm để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc mà tiêu biểu nhất là nhân vật Phương Định

Trước khi vào chiến trường , Phương Định có một cuộc sống bình yên hạnh phúc với người mẹ trên 1 con đường nhỏ ở Hà Nội . Về ngoại hình đây là 1 cô gái đẹp . Cô gái có bím tóc dày mềm , cổ cao kiêu hãnh như đài hoa la kèn . Đôi mắt cô có cái nhìn xa xăm . Đã vậy Phương Định còn có một sở thích rất đáng yêu . Cô hay hát , hát bất kể ngày đêm . Một Phương Định đầy nữ tính hồn nhiên lạc quan 

Như bao thanh niên khác khi chiến trường miền Nam vẫy gọi , cô từ giã gia đình quê hương vào Trường Sơn trở thành cô gái thanh niên xung phong . Công việc của cô quan sát địch ném bom , đo khối lượng đất đá cần phải san lấp , đánh dấu vị trí bom chưa nổ và phá bom . Từ một cô gái đời thường Phương Định đã trở thành một chiến sĩ dũng cảm , sẵn sàng hi sinh tuổi trẻ để bảo vệ quê hương , sống có lý tưởng cô đã ý thức việc đánh giặc giữ nước là nhiệm vụ của mọi người trong đó có cô . Cô đã hiểu hiện lòng yêu nước của một thanh niên thời chiến . Khi vào chiến trường , tiếng hát của cô lại ngân vang khi tiếng súng đã lặng yên . Hình như ở nơi Trường Sơn hiểm nguy Phương Định cùng đồng đội đã được rèn luyện ý chí và nghị lực để tô luyện sức mình . Cô đã tìm thấy niềm hạnh phúc của chính mình là cống hiến sức mình cho Tổ quốc . Phương Định kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam :" Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh "." Còn cái lai quần cũng đánh "

Chẳng những thế khí phách của Phương Định còn được thể hiện rất rõ trong 1 lần phá bom . Lúc khởi đầu công việc , Phương Định đã thể hiện một bản năng rất tự nhiên . Phá bom là đối mặt với cái chết , ai mà chẳng sợ . Phương Định cũng thế . Nhưng đằng sau tâm trạng đó cô lại có một niềm tin . Vì cô nghĩ rằng sau lưng mình có ánh mắt của đồng đội đang dội theo :" Tôi đến gần quả bom. Cảm thấy các ánh mắt chiến sĩ dội theo mình , tôi không sợ nữa tôi không đi khom". Một Phương Định bản lĩnh , hiên nganh dáng khâm phục.Khi bắt tay vào công việc , với từng thao tác thành thạo chuẩn mực của mình cô dùng xẻng đào đất , cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào , châm ngòi , quả đất rồi chạy lại chỗ ẩn nấp của mình . Tất cả việc làm này chứng tỏ việc phá bom đối với Phương Định đã trở thành công việc thường ngày . Cô rất bình tĩnh , chủ động đầy khí phách

Trông khi chờ đợi kết quả việc phá bom , cô có nghĩ đến cái chết . Đây cũng là truyện tất yếu đối với người lính . Đối với việc phá bom thì sự sống và cái chết luôn gần kề trong gan tất làm sao biết được . Biết thế mà cô vẫn làm nhiều . Cô có sợ gì sau những suy nghĩ mà cô nghĩ đến kết quả công việc mình làm " Liệu mìn có nổ bom có nổ không . Làm thế nào để châm mìn lần thứ hai ?" . Phương Định đã thể hiện tinh thần trách nhiệm cao rất đáng quý , cô sẵn sàng hi sinh vì nhiệm vụ . Bom nổ , công việc của cô đã hoàn thành nhưng Nho bị thương . Cô khẩn cấp cứu thương cho bạn . Phương Định như 1 cô y tá lành nghề có tình yêu thương đồng đội thắm thiết 

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ , cô trở về cuộc sống bình thường . Cô cũng biết buồn vui trước những tác động của khách quan khi phát hiện cơn mưa đá . Cô cuốn cuồn lên " Mưa đá ! Cha mẹ ơi ! Mưa đá ! " Cô trở về bản chất hồn nhiên ngay thơ . Sau đó là một chuỗi hồi ức sống dậy , cô nhớ về nhà , mẹ , quê hương , những vì sao trên bầu trời thành phố . Cô giành cho tình cảm đó thật nồng ấm . Cái quý nhất của cô là đặt tình nước lên trên tình nhà . 

Phương Định là hình ảnh tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam thời đánh Mỹ cứu nước , dũng cảm kiên cường bất khuất nhưng cũng đầy mơ mộng , hồn nhiên . Cô và đồng đội là những con người " sẽ dọc Trường Sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dạy tương lại "

A - MB : " Trường Sơn Đông nắng Tây mưa / Ai chưa đến đó như chưa rõ mình " . Đã có 1 thời TS là thế. Chẳng ai ngờ con đg' TS nhừ nát vì mưa bom bão đạn lại trở thành điểm hẹn cho rất nhiều văn nghệ sĩ. LMK đã đến với TS và mảnh đất huyền thoại này đã để lại có bà những văn phẩm cực kỳ đẹp đẽ. Nổi bật trong số đó là NSSXX, ở đó bà đã xây dựng thành công vẻ đẹp của con ng' trong Ctranh, tiêu biểu là PĐịnh.

B - TB

I - Sự xhiện

- Là nv chính - NNSXX....

- Là thành viên của tổ nữ......................( nói rõ hoàn cảnh sống ở cao điểm )

=> Ctranh là 1 dạng sống bất thường. Nó là thứ lửa giúp ta fân biệt rõ vàng hay là thau, cao cả hay thấp hèn. Trong Ctranh kô có chỗ cho sắc màu trung tính. Đặt nv PĐ vào bối cảnh lịch sử đầy khắc nghiệt này, LMK đã để nv tỏa sáng pc anh hùng.

II - Phân tích

1. Ngoại hình

......................................…

2. Phẩm chất

a) Anh hùng

- Cũng như bao thanh niên thời đó, sớm xđịnh lý tưởng cho mình

- Sống ở cao điểm

- Cảnh phá bom

=> LMk đã tập trung miêu tả diễn biến tâm lý của Định lúc fá bom. Tâm lý ấy ko fức tạp, nó đơn giản xuôi chiều bở NV đã chấp nhận hi sinh tất cả, miễn thông xe thông đwòng cho các đoàn quân kịp giờ ra mặt trận. Trên cao điểm Định jống như 1 ngôi sao xa xôi

b) Hồn nhiên mơ mộng giàu cảm xúc

- Ctranh đưa PĐ trở thành anh hùng nhưng không làm mất đi ở cô gái HNội nét hồn nhiên lạc quan

+ Trong tiếng máy bay nạo vét sự yen lặng của rừng núi, cô vẫn để mình ngân nga trong tiếng hát......

+ Ý thức vẻ đẹp của mình : soi gương......................

+ Yêu thương gắn bó vs đồng đội..............................

- Tâm hồn tinh tế mơ mộng. Chỉ 1 trận mưa đá cũng nhớ mẹ, nhớ Hnội, nhớ ô cửa sổ nhìn ra con fố nhỏ trồng nhiều cây xanh.......................Đó kô fải sự yếu mềm mà là những rung động rất người, cho DỊnh thêm SMạnh để cđấu, CThắng trở về

C - KB

- LMk đã đặt PĐ vào bối cảnh ctranh với tình huống thử thách giữa sống và chết, Kthác diễn biến tâm lý nvật trong cảnh phá bom để làm rõ cái vĩ đại xem lẫn cái bình dị đời thường của nvật. PĐ là con ng' lý tưởng, đc XDựng = ngòi bút lý tưởng hóa vs cảm hứng lãng mạn CMạng

- PĐ là đại diện tiêu biểu cho hàng vạn nữ TNXP ở TS. Qua nvật này tác giả kô chỉ ngợi ca hào khí lãng mạn của tuổi trẻ VNam trên đg' TS mà còn khơi gợi ý thức trách nhiệm với tổ quốc ở mỗi ng'

Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”

“Đi giữa trời khuya sao đêm lấp lánh, tiếng hát ai rung động cây rừng. Phải chăng em cô gái mở đường. Không thấy mặt người chỉ nghe tiếng hát. ơi những cô em gái đang ngày đêm mở đường. Hỏi em bao nhiêu tuổi mà sức em phi thường”. Có lẽ hầu hết những chàng trai, cô gái TNXP trong thời kì kháng chiến chống Mĩ đều có những điểm chung hồn nhiên, trong sáng trong cuộc sống; dũng cảm, sẵn sàng hy sinh trong chiến đấu và luôn lạc quan, yêu đời. Song 3 nữ TNXP trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi” của LMK lại mang 1 vẻ đẹp, 1 tiếng nói riêng. Tiếng nói của những TNXP trên tuyến đường Trường Sơn.

Trường Sơn – con đường trường chinh của cuộc giải phóng dân tộc về miền Nam, nơi được gọi là “túi bom khổng lồ”. Chính tại đây, quân Mĩ đã thử nghiệm tất cả những thứ vũ khí, bọm đạn tối tân nhất lúc ấy. Nơi mà không khí ác liệt, giữ dội của chiến tranh, sức hủy diệt vô cùng ghê gớm của bom đạn kẻ thù luôn bao trùm. Và đây cũng chính là nơi sống và làm việc của 3 nữ TNXP trẻ tuổi với nhiệm vụ lấp hố bom, phá bom đầy khó khăn, nguy hiểm. Qua đó, tác giả đã khắc họa rõ nét hình ảnh những người chiến sĩ trên tuyến đường Trường Sơn, mà nhất là nhân vật Phương Định.

Phương Định là một cô gái Hà Nội có 1 thời thơ ấu thật hồn nhiên và vô tư bên cạnh người mẹ thân yêu trong 1 căn gác nhỏ. Thời học trò của Định là khoảng thời gian tràn đầy những kỉ niệm đẹp đẽ. Xung phong vào chiến trường, giữa cuộc sống ác liệt, những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ sống lại trong trí nhớ của Phương Định đã làm dịu mát tâm hồn cô trong hoàn cảnh khốc liệt. Ở đây nơi cái chết luồn rình rập, cô vẫn luôn vui vẻ, hồn nhiên và có những ước mơ thật đẹp về tương lại sau này. Với 2 bím tóc dày nhưng mềm, cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn và đôi mắt được các anh chiến sĩ khen là “có ánh nhìn sao mà xa xăm”. Điều đó khiến cho cô càng thích ngắm mắt mình trong gương hơn. Phương Định là 1 cô gái nhạy cảm, hay mơ mộng, thích làm điệu 1 chút trước những anh lính trẻ, cô rất thích hát dù hát không hay. Tiếng hát của Phương Định đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của tổ trinh sát mặt đường. Ta còn bắt gặp ở cô 1 con người có tấm lòng yêu thương đồng đội của mình – chính là Nho và Thao. Có lần, Nho bị thương, vì chị Thao rất sợ máu nên Phương Định đã chăm sóc Nho rất tận tình. 3 người họ xem nhau như chị em ruột thịt, luôn yêu quý, chia sẻ. chăm sóc nhau chu đáo. Chính điều đó đã tạo nên sức mạnh giúp họ vượt qua mọi khó khăn trong chiến đấu. 

Trường Sơn một dãi quê nhà

Bốn phương tụ hội đều là anh em.

Cuộc sống của 3 cô gái luôn phải đối mặt với bom đạn. Ở đây, sự sống và cái chết chỉ cách nhau trong găng tấc. Công việc kể ra tưởng dễ nhưng thực chất lại khó khăn và nguy hiểm vô cùng. Trong hoàn cảnh “đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần” thì thần kinh “căng như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chân chạy mà vẫn biết rằng khắp chung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể bây giờ. Có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổi”. Và đây, 1 lần phá bom của Phương Định: “Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn, những hòn sỏi theo tay tôi ra 2 bên. Thỉnh thoảng, lưỡi xẻng chạm vào quả bom 1 tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi”. Vừa làm việc nhưng Định cũng đang lo lắng vô cùng. Lo rằng nếu làm không đúng, không tốt thì qu ả bom sẽ nổ tung lên. Và thế là cô sẽ hy sinh trong khi chưa hoàn thành công việc. Vì vậy, tuy sợ hãi, lo lắng nhưng Phương Định vẫn rất dũng cảm luôn cố gắng để hoàn thành thật xuất sắc nhiệm vụ được giao. Cuối cùng quả bom cũng đã nổ tạo ra “1 thứ tiếng kì quái đến váng óc” Đã hoàn thành công việc của mình thật xuất sắc nhưng Phương Định vẫn còn hồi hộp, lo lắng và căng thẳng khi sự sống kề cận cái chết. Tuy vậy, cô đã rất dũng cảm, gan dạ, can trường, bất chấp khó khăn gian khổ, coi thường hiểm nguy. Với 1 tinh thần, trách nhiệm cao trong công việc, không chỉ riêng Phương Định

* Mở bài

- Giới thiệu những nét chính về tác giả Lê Minh Khuê, truyện ngắn "Những ngôi sao xa xôi" và ba nhân vật trong truyện.

- Cả ba cô, cô nào cũng đáng mến, đáng cảm phục. Nhưng Phương Định là cô gái để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng ta. 

* Thân bài:

- Phương Định, con gái Hà Nội hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái

cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Đôi mắt cô được các anh lái xe

bảo là có cái nhìn sao mà xa xăm. Nhiều pháo thủ và lái xe hay "hỏi

thăm" hoặc "viết những bức thư dài gửi đường dây" cho Định. Cô có vẻ

kiêu kì, làm "điệu" khi tiếp xúc với một anh bộ đội nói giỏi nào đấy,

nhưng trong suy nghĩ của cô thì những người đẹp nhất, thông minh, can

đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục, có ngôi sao trên

mũ.

- Phương Định là một cô gái rất hồn nhiên, yêu đời, giàu cá tính. Thuở

nhỏ đã hay hát. Cô có thể ngời lên thành cửa sổ căn phòng nhỏ bé nhà

mình hát say sưa ầm ĩ. Bàn học lúc nào cũng bày bừa bãi lên, để đến nỗi

mẹ phải mắng. Sống trong cảnh bom đạn ác liệt, cái chết kề bên, Định

lại càng hay hát. 

Những bài hành khúc, những điệu dân ca quan họ, bài Ca-chiu-sa của Hồng

quân Liên Xô, bài dân ca ý...Định còn bịa ra lời những bài hát, Định

hát trong những khoảng khắc im lặng, hát để động viên Nho, chị Thao và

động viên mình. Hát khi máy bay rít, bom nổ. Đúng là tiếng hát át tiếng

bom của những người con gái trong tổ trinh sát mặt đường, những con

người khao khát làm nên những sự tích anh hùng.

- Trong kháng chiến chống Mĩ, tiền tuyến vẫy gọi, hàng vạn cô gái mang

chí khí Bà Trưng, Bà Triệu xung phong ra tiền tuyến trong đó có Phương

Định. Con đường Trường Sơn huyền thoại được làm nên bằng xương máu, mồ

hôi và bao sự tích phi thường của những người con gái Việt Nam anh hùng.

- Những ngôi sao xa xôi tái hiện chân thực diễn biến tâm lí Phương Định

trong một lần phá bom nổ chậm. Cô dũng cảm, bình tĩnh tiến đến gần quả

bom đàng hoàng mà bước tới. Định dung lưỡi xẻng đào đất, có lúc lưỡi

xẻng chạm vào quả bom, có lúc Định rùng mình vì cảm thấy tại sao mình

làm chậm thế! Rồi bom nổ váng óc, đất rơi lộp bộp, mắt cay mãi mới mở

được, cát lạo xạo trong miệng. Đó là cuộc sống thường nhật của họ.

Phương Định cho biết tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng đó là một cái chết

mờ nhạt không cụ thể.. 

Phương Định cùng Nho, chị Thao đã sáng ngời trong khói bom lửa đạn.

Chiến công thầm lặng của họ bất tử với năm tháng và lòng người.

- Phương Định cô gái Hà Nội xinh đẹp, dũng cảm trong lửa đạn, giàu tình

yêu thương đồng đội, trong sáng, mộng mơ, thích làm duyên như cô thôn

nữ ngày xưa soi mình xuống giếng làng vừa mỉm cười vừa vuốt tóc. Họ có

mặt trên những trọng điểm của con đường Trường Sơn chiến lược và trái

tim rực đỏ của họ của những người con gái Việt Nam anh hùng là những

ngôi sao xa xôi mãi mãi lung linh, toả sáng.

* Kết bài.

- "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê đã làm sống lại trong lòng

ta hình ảnh tuyệt đẹp về những chiến công phi thường của tổ trinh sát

mặt đường, của Nho, Định, Thao, của hàng vạn cô thanh niên xung phong

thời đánh Mĩ. Chiến công thầm lặng của Phương Định và đồng đội là bài

ca anh hùng.

- Đọc "Những ngôi sao xa xôi" ta như được sống lại những năm tháng hào

hùng của đất nước. Những Phương Định gần xa vẫn toả sáng hồn ta với bao

ngưỡng mộ.

Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê -  một  truyện thật lãng mạn, rất đặc trưng của văn học thời chống Mỹ. Câu chuyện tái hiện không gian của Trường Sơn và thể hiện vẻ đẹp của thế hệ trẻ thời chống Mỹ qua một tổ trinh sát mặt đường gồm ba cô gái trẻ. Trong tác phẩm ấy, nhân vật chính Phương Định, cô nữ sinh Hà thành trở thành nữ thanh niên xung phong được tác giả thể hiện vẻ đẹp tâm hồn thật chân thực giữa chiến trường khốc liệt.

Phương Định, nhân vật kể trong tác phẩm, trước hết là một cô gái có tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, mơ mộng. Giữa chiến trường ác liệt, Phương Định vẫn được tác giả thể hiện như một nữ sinh với những nét đẹp giàu nữ tính. Phương Định tự  đánh giá về mình ở phần đầu truyện là  cô gái có hai bím tóc dày, tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn... có đôi mắt nhìn xa xăm.Phương Định thích hát, mê hát, thích ngắm mình trong gương, thích ngồi bó gối mơ màng. Thấp thoáng trong những lời giới thiệu ấy, ta thấy tâm hồn trong sáng, lãng mạn của một cô gái ở tuổi mới lớn giàu mơ mộng. Cuối tác phẩm, khi cơn mưa đá đột ngột xuất hiện, trong lòng PĐ, một niềm vui con trẻ nở ra, say sưa, tràn đầy. Cơn mưa tạnh, nỗi nhớ Hà Nội, nhớ mẹ, nhớ kỉ niệm ùa về...Ngay giữa không gian chiến trường, vẻ đẹp trong sáng, hồn nhiên, mơ mộng và lãng mạn ấy của Phương Định cùng những đồng đội của mình đẹp như những ngôi sao xa xôi...

Phương Định còn là một nữ thanh niên xung phong gan dạ, dũng cảm. Mỗi lần phá bom là mỗi lần tiếp xúc với công việc vô cùng nguy hiểm. Phương Định có cảm giác là “Các anh cao xạ”ở trên kia đang dõi theo từng động tác, cử chỉ của mình để rồi lòng dũng cảm ở cô như được kích thích bởi sự tự trọng. Cô không sợ nữa, không đi khom mà cứ đàng hoàng mà bước tới”. Đó là những ý nghĩ trong sáng, cao thượng. Đó là tư thế ngẩng cao đầu của cô gái bằng một tâm lý kiêu hãnh trước cái nhìn động viên tin tưởng của đồng đội. Bên quả bom, bên cái chết im lìm và bất ngờ, từng cảm giác của con người cũng trở nên sắc nhọn hơn : “Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom, một tiếng động sắc đến gai người cứa vào da thịt tôi, tôi rùng mình và bỗng thấy  tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành”.  Mỗi chữ, mỗi lời trong đoạn miêu tả ấy làm hiện lên đậm đặc, sắc sảo từng nét cảm giác của cô gái đang đối diện với cái chết. Không thể hiện sự  gan dạ, dũng cảm trước hiểm nguy một cách thô cứng theo kiểu ngợi ca: “Đường ra trận mùa này đẹp lắm”( Phạm Tiến Duật) hay “Vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng”( Tố Hữu). Minh Khuê thể hiện những nét tâm lý tinh tế, chân thật làm hiện lên vẻ đẹp tâm hồn. Phải chăng chất mơ mộng của tâm hồn giữa khói lửa là chiều sâu của tinh thần gan dạ, dũng cảm?

Như hai động đội của mình, Phương Định yêu thương, chăm sóc đồng đội bằng một tình cảm đặc biệt. Phương Định kể về Thao, về Nho với những hiểu biét sâu sắc về tính tình sở thích của từng người. Đặc biệt là tình cảm mà PĐ dành cho Nho khi Nho bị thương. Phương Định moi đất, bế Nho đặt lên đùi mình...rửa vết thương cho Nho, pha sửa cho Nho... cử chỉ  chăm sóc ấy là tất cả tình thương yêu đồng đội mà Phương Định dành cho Nho. PĐ đã tùng nói họ chỉ nhìn nhau, đọc trong mắt nhau...Tình đồng đội của ba cô gái trong cảnh cùng lo lắng cho nhau, cùng vui sướng đón cơm mưa đá là những tình cảm trẻ trung thật cảm động trongtình đồng đội.

Trong đội ngũ điệp trùng ấy của thế hệ trẻ trên đường Trường Sơn thời đánh Mĩ, bên cạnh những người lính trẻ, hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong làm nên vẻ đẹp của thời đại toàn dân đánh Mỹ. Đã có biết bao cô gái để lại cả tuổi xuân của mình ở Trường Sơn, họ mãi mãi là những ngôi sao sáng, ánh sáng của tâm hồn ấy, tình yêu Tổ quốc ấy được Lâm Thị Mỹ Dạ ca ngợi :

Em đã lấy tình yêu Tổ Quốc của mình thắp lên ngọn lửa

đánh lạc hướng quân thù hứng lấy luồng bom.

Cùng với đồng đội của mình. PĐ là vẻ đẹp đầy tự hào của thế hệ trẻ thời chống Mĩ. Họ là nhũng người có tâm hồn trong sáng, giàu mơ mộng, có tinh thần dũng cảm. Giữa cuộc sống gian khổ vẫn hồn nhiên, lạc quan, gắn bó với nhau bằng tình đồng đội keo sơn. Đọc Những ngôi sao xa xôi cuả Lê Minh khuê, người đọc hôm nay càng thấm thía về những mất mát, đau thương của một thời bom đạn, càng tự hào về thế hệ trẻ thời đánh Mĩ, tự hào về tinh thần gan dạ, dũng cảm, vẻ đẹp trẻ trung, trong sáng, tinh thần lạc quan và biết bao vẻ đẹp tâm hồn ở những con người đáng yêu ấy.

Là con gái Hà Nội vào chiến trường đánh giặc, cô mang theo những kỉ niệm đẹp của  một thời học sinh vô tư lự bên người mẹ và những hình ảnh, những kỉ niệm thân thương quá đối với thành phố của cô (1). Ở chiến trường 3 năm, đã quen với những thử thách nguy hiểm, giáp mặt hàng ngày với cái chết, nhưng cô không hề  mất đi sự hồn nhiên, trong sáng và những ước mơ về tương lai : nhạy cảm, mơ mộng và thích được hát(2). Cô hồn nhiên đến đáng yêu khi gặp cơn mưa đá trên cao điểm : « Tôi chạy vào, bỏ trên bàn tay đang xoè ra của Nho mấy viên đá nhỏ. Lại chạy ra, vui thích cuống cuồng. Rồi mưa tạnh, tôi bỗng thẫn thờ tiếc không nói nổi »(3). Cùng với trận mưa đá ấy, những kỉ niệm thời thiếu nữ lại trào lên trong cô « xoáy mạnh như sóng » biết bao hình ảnh thân thương của gia đình, thành phố và quê hương (4). Nó vừa là niềm khao khát, vừa làm dịu mát tâm hồn trong hoàn cảnh căng thẳng, khốc liệt của chiến trường (5). Là cô gái xinh đẹp, đầy nữ tính, biết điệu đà làm dáng nhưng lại rất kín đáo, tế nhị, có chiều sâu  trong tình cảm và tự trọng về bản thân mình (6). Biết mình được các anh lính  để mắt, điều đó khiến cô vui và tự hào nhưng cô không hề tỏ ra vồn vã, săn đón, cô luôn kín đáo giữa đám đông : « đứng ra xa, khoanh tay lại trước ngực và nhìn đi nơi khác, môi mìm chặt » (7).  Cô yêu mến đồng đội, đặc biệt là hai người bạn gái cùng tổ, luôn lo lắng sau mỗi lần phá bom : « Tôi phủi áo, căng mắt nhìn qua khói và chạy theo chị Thao… Chi Thao vấp ngã. Tôi đỡ chị… Tôi moi đất, bế Nho đặt lên đùi mình », rồi chăm sóc đồng đội như một y tá(8). Cô còn yêu mến và cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô gặp trên tuyến đường Trường Sơn (9).  Trong suy nghĩ của cô : « những người đẹp nhất, thông mình, can đảm và cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ (10).  Cuộc sống chiến đấu đối mặt với kẻ thù hàng ngày, thần Chết luôn đe doạ từng giây phút  đã rèn luyện cho cô gái Hà thành đức tính dũng cảm, gan dạ, tự tin để hoàn thành mọi nhiệm vụ (11). Công việc hàng ngày của cô và đồng đội rất nhiều và nguy hiểm : phá bom, ít nhất là 3 quả, có ngày 5 quả », công việc khủng khiếp bóp nghẹt trái tim, nhưng cô nói về chừng ấy công việc gọn gàng, khô khốc, tĩnh nhẹ như không, cô nghĩ về công việc của mình quá giản dị và còn cho là có cái thú riêng : « có ở đâu như thê này không. Đất bốc khói, không khí bàng hoàng, máy bay đang ầm ì xa dần. Thần kinh căng ra như chão, tim đập bất chấp cả nhịp điệu, chận chạy mà vẫn không biết rằng khắp xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ.  Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa. Nhưng nhất định sẽ nổ » (12). Chiến tranh và đạn bom giặc Mỹ đã làm cô lớn lên, trở thành dũng sĩ mạnh mẽ mà cô không hề biết : « quen rồi. Một ngày tôi phá bom đến 5 lần. Ngày nào ít : ba lần. Tôi có nghĩ đến cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể » (13). Thế đấy, những cảm xúc, suy nghĩ chân thực của cô đã truyền sang cho người đọc nỗi niềm đồng cảm, yêu mến và sự kính phục (14).Tất cả đã được tác giả kể chân thực, sinh động và tự nhiên qua tâm lí nhân vật ở những sự việc và chi tiết có ý nghĩa trong truyện,  và những nét tâm lí này lại được chính nhân vật nói lên qua vai kể của mình nên lại càng thấm thía(15).

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro