Campuchia

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

VƯƠNG QUỐC CAMPUCHIA

I. Khái quát chung về Vương quốc Campuchia

* Một số thông tin cơ bản về đất nước Campuchia:

- Diện tích: 181.040 km2, xếp hạng 87 trên thế giới.

- Dân số: 13.388.910 người (năm 2008), xếp hạng 65 trên thế giới.

- Mật độ dân số: 74 người/km2, xếp hạng 121 trên thế giới.

- Ngôn ngữ chính thức: tiếng Khmer. Tiếng Anh và tiếng Pháp được    dùng thông dụng.

- Quốc khánh: 9 - 11 - 1953

- Thủ đô: Phnom Pênh, thành phố lớn nhất của campuchia.

- Chính phủ: Quân chủ lập hiến.

- Đơn vị tiền tệ: Riel(KHR)

- Tên miền Internet: .kh

- Mã số điện thoại: + 855

- Tôn giáo chính: Đạo Phật (trên 80%) được coi là quốc đạo, còn lại là đạo Hồi và một số ít đạo Công giáo, Tin lành.

* Vị trí địa lí:

          - nằm trên bán đảo Đông Dương ở khu vực Đông Nam Á

- phía Nam giáp với vịnh Thái Lan, phía Tây giáp với Thái Lan, phía Bắc giáp với Lào và phía Đông giáp với Việt Nam.

* Tên gọi:

          - Các tên gọi cũ của Vương quốc Campuchia là: Cộng hòa Khmer, Campuchia Dân chủ, Cộng hòa Nhân dân Campuchia, Nhà nước Campuchia. Tên gọi đầy đủ hiện nay là Vương quốc Campuchia.

* Thủ đô:

- còn gọi là Nam Vang

- là thành phố lớn nhất, đông dân nhất

- từng được biết đến như là "Hòn ngọc châu Á" thập niên 1920, cùng với Xiêm Riệp là thành phố thu hút khách du lịch nội địa và quốc tế của Campuchia.

          - ý nghĩa tên gọi: bắt nguồn từ một truyền thuyết dân gian. Theo truyền thuyết này, ngày xưa có một bà góa rất giàu tên là Pênh sống trên một cái gò thuộc đất Phnom Pênh hiện nay. Một hôm vào mùa nước lũ, bà Pênh nhìn thấy một cây gỗ đẹp trôi từ thượng lưu xuống và dạt vào chân gò. Bà kéo cây gỗ lên bờ định đem về làm củi thì thấy trong một hõm của cây gỗ có bốn tượng Phật. Bà liền xây một ngôi chùa trên đỉnh gò để thờ các tượng Phật đó. Từ đó, tín đồ ở các nơi đến lễ chùa ngày một đông, nhiều người đến quanh gò sinh cơ lập nghiệp và gò được đặt tên là Phnom Pênh, nghĩa là núi bà Pênh.

* Quốc kì:

- hình chữ nhật với hai màu sắc chính: đỏ và xanh.

- gồm ba dải ngang. Hai dải ở phía trên và phía dưới có bề rộng bằng nhau màu xanh lam. Dải ở giữa rộng hơn có màu đỏ. Ở giữa nền đỏ là ngôi đền Angkor wat có màu trắng viền vàng.

- Ý nghĩa của quốc kì Campuchia: Màu xanh trên lá cờ tượng trưng cho hoàng tộc của đất nước. Màu đỏ tượng trưng cho quốc gia và màu trắng tượng trưng cho tôn giáo, bắt đầu với đạo Bà La Môn và các tôn giáo hiện nay chính là Phật giáo. Các biểu tượng của ngôi chùa đại diện cho cấu trúc của vũ trụ. Đền Angkor wat tượng trưng cho lịch sử lâu đời và văn hóa cổ xưa của Campuchia.

* Quốc huy:

          - Một thanh kiếm vàng đặt trên đỉnh của hai bát lễ úp chồng lên nhau, phía trên là đỉnh thiêng, bên dưới là một vòng hoa nguyệt quế và huy hiệu hoàng gia, tượng trưng cho mọi quyền lực thuộc về quốc vương, vương quyền chí cao vô thượng.

- Tất cả được nâng đỡ bởi một con gajasing và một con singha ( một con voi và một con sư tử). Mỗi con cầm một chiếc dù hoàng gia có năm tầng kép. Trên đỉnh là vương miện hoàng gia với những tia sáng tỏa ra từ nó. Bên dưới là dải băng với các chữ Khmer: " Vua của Vương quốc Campuchia". Toàn bộ tượng trưng cho vương quốc Campuchia dưới sự lãnh đạo của quốc vương là một nước thống nhất, hoàn chỉnh, đoàn kết và hạnh phúc.

* Quốc ca: Nokoreach

- được sáng tác bởi tộc trưởng Chuôn Nat

- Bài hát đã được chọn làm quốc ca cho đất nước Campuchia từ năm 1941

 - bị thay thế sau khi Khmer Đỏ lên nắm chính quyền năm 1976

- " Nokoreach" đã được khôi phục lại là quốc ca vào năm 1993 khi Campuchia theo chế độ quân chủ lập hiến.

* Quốc hoa: Hoa Rumdul

          - là một loại hoa nhỏ, màu trắng hơi vàng.

- có mùi thơm đặc trưng, đặc biệt là vào buổi tối.      

* Khẩu hiệu của Campuchia: " Quốc gia, Tôn giáo, Hoàng tộc"

II. Văn hoá vật chất

1. Nhà cửa

- Đơn vị cư trú: Srock (từ 120 đến 150 nóc nhà)

- hầu hết không có hàng rào cách biệt giữa hai nhà.

- nhà nào cũng trồng cây thốt nốt.

   * Nhà ở truyền thống của người Campuchia là nhà sàn (nó rất phù hợp với môi trường khí hậu nhiệt đới nóng ẩm)

  Đặc điểm:

+ Có chân cao với bộ khung liền cột chịu lực, chắc chắn, mái dốc để tránh tác hại của mưa nắng.

+ Mát mẻ, thoáng đãng, thông gió, tránh được côn trùng, thú dữ và tận dụng được nguồn nguyên liệu sẵn có.

+ Có hình khối chữ nhật, ít có hàng hiên trước nhà hay xung quanh.

- Lí do ở nhà sàn:

+ để tránh lũ.

+ tránh rắn bò lên cũng như tránh cá sấu và các loài thú dữ khác.

+ phù hợp với điều kiện làm ăn (chăn nuôi) và thời tiết (nắng nóng) ở Campuchia

Typically a house contains three rooms separated by partitions of woven bam- Urban housing and commercial buildings may be of brick, masonry, or wooNhà ở đô thị và các tòa nhà thương mại có thể được xây bằng gạch hoặc gỗ.

   - Người Campuchia rất chú trọng ngôi nhà. Đó không chỉ là tổ ấm, mà còn là nơi để thể hiện danh giá của gia chủ. Thế cho nên bằng bất cứ giá nào, họ cũng phải xây cho bằng được ngôi nhà đẹp, để rồi không tiền mua sắm vật dụng bên trong nên ngôi nhà trống rỗng.

- ngôi nhà treo màn cửa màu hồng là những nhà mà gia chủ muốn thông báo với mọi người là: Nhà tôi có con gái chưa chồng!".

2. Trang phục

* Trang phục phụ nữ.

- Khăn Krama: được dệt bằng sợi bông, có hoa văn hình ô vuông nhỏ màu đỏ, hồng hoặc xanh trên nền trắng. Khăn này có rất nhiều công dụng như làm khăn tắm, khăn quàng cổ, đội đầu, thắt lưng, làm võng cho trẻ em, gói lương thực đi đường...

- Áo ngắn, bó sát người, cổ hở và tay ngắn.

- Săm pết (xà rông): là một loại váy quấn, một tấm vải rộng , khi mặc thì quấn quanh người từ phần hông, kéo vải từ phía trước luồn giữa hai chân vòng ra sau thành một loại quần phồng to và ngắn ngang gối.

* Trang phục nam.

   Nam giới cũng mặc xà rông, là một tấm vải rộng và cách quấn tương tự như xà rông nữ.

* Trang phục cưới.

+ Cô dâu:

- Đội chiếc mũ cưới hình tháp nhọn ba tầng kết hoa lộng lẫy làm bằng kim loại hoặc giấy cứng.

- Áo ngắn tay bó chẽn hoặc để hở một bên vai.

- Một tấm "sronko" như cái yếm hình bán nguyệt, màu đỏ, được trang trí những hạt chai, thêu hoa sặc sỡ, quàng phía trước chân cổ, che hết phần ngực áo.

- Chiếc Sam pết kim tuyến hay tơ tằm màu đỏ sậm hay màu cánh sen có dệt hoa văn. Áo và sam pết được giữ chặt và gọn bằng một chiếc thắt lưng kim loại.

- Cô dâu còn quàng xéo ngang ngực một tấm khăn kim tuyến rực rỡ.

+ Chú rể:

- Áo ngắn màu đỏ hoặc màu trắng, cổ đứng, tay dài, mở ngực và cài cúc.

- Vai trái vắt dải khăn.

- Mặc Sam pết hôl màu đỏ hoặc màu sậm có hoa văn.

- Đeo thêm con dao cưới để bảo vệ cô dâu, múa mở đường theo phong tục, còn thể hiện cho lòng chung thuỷ và sẵn sàng hy sinh cho tình yêu.

● thường mặc mỗi ngày một màu y phục: thứ hai (màu vàng sẫm để cầu mong mọi sự trong tuần đều tốt đẹp, may mắn), thứ ba (màu hồng, màu của ước mong, tình yêu); thứ tư (màu xanh và màu đồng), thứ năm (xanh dương), thứ sáu xanh lơ, thứ bảy tím, còn chủ nhật đỏ thắm - màu của sự thành công, của vầng mặt trời ấm áp.

3. Ẩm thực

- nguồn lương thực chính: gạo tẻ.

- bữa ăn hàng ngày: cơm tẻ và các món ăn chế từ cá như mắm pohok, các loại cá khô...

- món ăn chế biến từ thịt cá là những món ăn được ưa chuộng nhất

 - món ăn nào, nấu theo cách nào thì cũng rất nhiều gia vị (giống các món ăn của Ấn Độ) và béo (giống đồ ăn Trung Hoa).

* Một số món ăn

- Các món ăn được chế biến từ mắm bò hóc: bò hóc kthik, bò hóc lin, bò hóc amok hoặc có thể ăn cơm với mắm bò hóc sống.

+ làm từ cá tươi ủ trong muối đến 1-2 tháng. Mắm bò hóc rất mặn nên khi chế biến phải trộn thêm đường để giảm độ mặn của mắm. Họ có thể dùng lá chuối gói thành nhiều gói nhỏ và kẹp lại bằng vỉ rồi đem nướng trên bếp than. Sau khi chín thì ăn cùng với cơm và rau sống.

+ Bún mắm bò hóc:

nguyên liệu chính: cá nước ngọt, gia vị (muối, đường, tiêu, tỏi, ớt), cơm nguội theo một tỷ lệ nhất định

ăn kèm với đậu đũa, rau muống.

- Các món chế biến từ côn trùng ( nhện, dế, cà cuống...)

  + Dế chiên:

+ Nhện chiên: loại nhện đen, to, chúng thường trú ngụ tại những khu rừng nhiệt đới quanh năm ẩm ướt.

    Nhện bắt trực tiếp từ hang, ướp nguyên cả con với muối, đường và một chút mì chính, rồi cho vào rang trong dầu cùng tỏi phi thơm. Chiên  nhện cho tới khi chân chúng cứng lại, mình chưa bị nứt là có thể đem ra thưởng thức. Nhện tẩm bột hay bọc đường sẽ làm người ăn khó lòng nhận ra những đám lông gần như vẫn còn nguyên vẹn của những chú nhện này.

- Hủ tiếu Nam Vang:

   + Nguyên liệu chính: hủ tiếu khô, nước dùng chính là thịt bằm nhỏ, lòng heo nấu cùng.

+ sơ mì với nuớc dùng sau đó cho các nguyên liệu phụ vào như giá, hẹ, thịt bằm cùng lòng heo vào.

+ Tùy theo khẩu vị của từng người, có thể thay thế lòng heo bằng tôm, cua, mực v.v. nhưng nhất thiết phải có thịt bằm.

-                                 một số món khác: từ đường thốt nốt

  + Bánh thốt nốt: trái thốt nốt già có màu vàng, thơm, mang giã ra và lọc được bột, đem trộn với bột gạo, thêm một ít dừa nạo, lấy lá thốt nốt gói lại và hấp. Loại bánh này sau khi hấp chín có màu vàng, hương vị rất thơm ngon.

  + Đường thốt nốt: được làm từ nước hoa thốt nốt đem thắng lên thành đường. Loại đường này có thể dùng nấu chè, nêm các món ăn.

  + Bia thốt nốt: từ nước hoa thốt nốt ngâm với một số loại thảo dược để lên men khoảng 30 ngày là có thể uống được, có màu xanh lơ và rất thơm.

- Bên cạnh đó còn có một số món ăn khác:

+ Cơm lam: nướng trong ống tre. Nguyên liệu chính: nếp thơm

+ Hoa sầu đâu: vị đắng mang tính trầm - có vị thuốc, ăn xong có cảm giác vị ngọt nơi đầu lưỡi.

 III. Văn hóa tinh thần

1.Tôn giáo tín ngưỡng

- Đại đa số dân Cambodia theo đạo Phật Giáo Tiểu Thừa

- Phật giáo ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống thế tục, quy định các tiêu chuẩn đạo đức trong nhân dân.

+ hiến pháp của Campuchia có điều lệ "nhân dân tự do tính ngưỡng", và quy định "Phật giáo là quốc giáo"

+ đa số thanh thiếu niên đều phải xuất gia một lần, trải qua một khoảng thời gian nhất định rồi hoàn tục

2. Văn hóa nghệ thuật

- truyền thống về múa, múa cổ điển và múa dân gian. Nổi tiếng nhất là các điệu múa: múa vòng, múa Saravan, múa Romkher Bach, múa voi, múa cộng đồng...

3. Lễ hội

*Tết

- giữa tháng 4 dương lịch hàng năm ( từ 13 đến 16 tháng tư)

- trong đêm giao thừa, mọi gia đình làm một cái đèn thật đẹp trên một cái mảng xinh xắn rồi đem ra thả trên mặt hồ. Mọi người tin rằng đèn của nhà nào vừa đẹp, vừa sáng suốt đêm thì nhà ấy sang năm mới sẽ gặp nhiều điều tốt lành.

- ngày đầu năm mới, mỗi nhà đều đem thức ăn lên chùa để nhờ các nhà sư làm lễ cúng thức ăn đó lên tổ tiên của mình.

- té nước vào nhau nhằm cầu may mắn và tin tưởng vào một vụ mùa bội thu

* Lễ hội đua ghe

- tổ chức vào ngày 15 trăng tròn theo lịch âm (thường vào ngày 11 đến 13 tháng 11 dương lịch) để:

+ bày tỏ lòng cảm ơn đối với Đức Phật.

+ bày tỏ sự biết ơn và kính trọng đối với thần sông và thần đất đã mang đến cho người dân cuộc sống no đủ và yên bình.

+ là dịp thể hiện sự yêu chuộng hòa bình, sự đoàn kết cộng đồng, niềm tự hào dân tộc và trên hết là lòng yêu nước cũng như ý thức bảo vệ đất nước, bảo vệ lãnh thổ, bảo vệ dân tộc.

*L Noel

Lễ hội này dành riêng cho đồng bào Công Giáo ở Campuchia. Mặc dù là một nước Phật Giáo nhưng lễ này ở Campuchia cũng được tổ chức khá rầm rộ.

4. Phong tục tập quán

* Hôn nhân

-                          Lễ rước và trao tặng của hồi môn:

+ Lễ vật mà nhà trai mang đến cho nhà gái là những khay quà, thường là bánh và hoa quả

-                          lễ cúng tổ tiên

-                          Lễ cắt tóc: Tóc của cô dâu chú rể sẽ được cắt tượng trưng, thể hiện cho sự bắt đầu mới mẻ trong mối quan hệ vợ chồng cũng như xua tan đi những điều không may mắn của hai người

-                          Lễ tạ ơn cha mẹ: cô dâu sẽ cầm chiếc ô che cho mẹ, một cử chỉ thể hiện sự bảo vệ của con cái với cha mẹ

-                          Truyền ( trao) hạnh phúc:

+ Chỉ có những người có đủ vợ chồng mới được mời tham dự lễ này với niềm tin họ sẽ truyền được những yếu tố cần thiết cho đôi trẻ để giữ gìn gia đình.

+ Mọi người sẽ truyền nhau qua tay phải một cây nến, hướng nó về phía cô dâu, chú rể, nguyện cầu hạnh phúc cho họ

-                          Lễ buộc chỉ tay: Mọi người buộc những sợi chỉ hoặc dây ruy băng một vòng vào cổ tay cô dâu chú rể cùng với những lời chúc hạnh phúc

*Tang ma

- Thi hài sẽ được lau rửa, mặc quần áo, và được đặt vào quan tài

- Các nhà sư đến nhà và giảng kinh mỗi buổi tối

- đưa quan tài đến chùa

- Sau khi hỏa táng, tro (xương) được thu thập, làm sạch và thường được giữ trong một bảo tháp( stupa) trong khuôn viên chùa

IV.Du lịch Campuchia

1.Một số lưu ý và kiêng kị trong giao tiếp

- tránh gọi tiếng  "A" hoặc " Mí" trước tên họ của người nào đó vì như vậy tỏ ý miệt thị, khinh thường

- chào với động tác chắp tay trước ngực, đầu hơi cúi nhẹ xuống.

- nếu bạn là phụ nữ, hãy cẩn thận khi đi cạnh các thầy tu, và tránh ngồi cạnh thầy tu trên các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt hay tàu điện chẳng hạn

- Hai người khác giới nắm tay hoặc khoác tay ở nơi công cộng là điều không thể chấp nhận

- Không nên véo tai hay gõ lên đầu người khác vì họ cho rằng tinh túy của linh hồn được đặt ở trong đầu.

- Nên tránh gợi lại quá khứ đau thương của dân tộc Campuchia trong thời kỳ Khmer đỏ thống trị.

- Kiêng tặng đồ vật có màu tím vì người Campuchia cho rằng màu tím biểu thị sự đa tình, không chung thủy.

                                  + Nên dùng cả hai tay khi trao quà.

                                  + Không được mở quà ngay sau khi nhận.

2. Thủ tục xuất nhập cảnh

- Bắt đầu từ ngày 4/12/2009 du khách Việt Nam du lịch Campuchia được miễn visa du lịch trong thời hạn 14 ngày.

- mang tiền dưới 7000 USD thì không phải khai báo Hải quan. Khi mua hàng tổng trị giá không vượt quá 300 USD thì không phải nộp thuế.

- đem máy Camera, băng từ thì phải thông báo trước với hướng dẫn để khai duyệt Hải quan. Tuyệt đối không đem theo hàng quốc cấm. Không đem theo hung khí.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro