Can giuoc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nguyễn Đình Chiểu một nhà thơ lớn của nước ta, một ngôi sao sáng trên bầu trời văn nghệ dân tộc. Xuất thân từ một gia đình quan lại nhỏ ở đất Gia Định. Nguyễn Đình Chiểu lớn lên và trưởng thành vào giữa thế kỷ XIX, lúc triều đình phong kiến nhà Nguyễn đang suy vong và thực dân Pháp bước đầu xâm lược Việt Nam. Khi nhắc về ông người ta không chỉ nhớ đến tác phẩm nổi tiếng Lục Vân Tiên mà còn nhớ đến ông với tư cách một sĩ phu yêu nước. Không như những sĩ phu khác ông dùng ngòi bút của để ca ngợi những con người đã hi sinh anh dũng. Tác phẩm Văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc là một khúc ca bi tráng nó đẫ thúc đẩy phong trào chống Pháp trở lên mãnh liệt khi chúng vừ mới đặt chân xâm luọc nước ta, Mở đầu bài thơ sao ma " đau thương nhưng anh dũng "

"Hỡi ơi! / Súng giặc đất rền / Lòng dân trời tỏ..."

Đây là tiếng khóc: khóc cho đất nước, cho nhân dân, cho đời, khóc cho vong linh của những nghĩa sĩ Cần Giuộc đã anh dũng hy sinh vì vận mệnh của Tổ quốc. Tiếng khóc cao cả và trân trọng biết bao.

Nước đã mất thì nhà tan, tội ác của quân xâm lược "Trời không dung, đất không tha", những hình ảnh thật điêu linh: "Bến Nghé của tiền tan bọt nước / Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây".

Hy sinh cho người khác, hành động vì nghĩa, Nguyễn Đình Chiểu đã vượt khỏi tư tưởng của một đồ đệ Cửa Khổng Sân Trình - một tư tưởng tiến bộ của một nhà nho yêu nước. Ông quan tâm đến những người dân đen, chú ý đến cái lòng của họ rồi khẳng định: Hành động của họ được trời thấu rõ. Lời văn điếu phúng đã giới thiệu về hình ảnh những nghĩa sĩ: "Mười năm công vỡ ruộng, chưa chắc đã còn mà danh nổi như phao / Một trận nghĩa đánh Tây, tuy là mất mà tiếng vang như mõ".

Hành động đánh Tây của họ là hành động vì nghĩa, là một hành động cao cả. Có thể phải trả giá bằng tính mạng. Đây là lần đầu tiên người nông dân có tên trong danh mục của văn chương đất Việt với tư cách đường hoàng, mang tầm vóc và vẻ đẹp có thực của một giai cấp, một kiếp người bị lãng quên trong lịch sử... Bởi cuộc sống nhỏ lẻ, đời tiếp đời nối cái nghèo khó để tồn tại: "Nhớ linh xưa / Côi cút làm ăn / Toan lo nghèo khó / Chưa quen cung ngựa... chỉ biết ruộng trâu ở theo làng bộ" họ là những "dân ấp, dân lân" - lam lũ quẩn quanh sau lũy tre làng.

Đất nước bị xâm lược, triều đình nhà Nguyễn yếu hèn đã án binh bất động: "Tiếng phong hạc phập phồng hơn mười tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa". Thì chính những người dân bình thường ấy, chứ không phải triều đình, không phải nhà vua nữa, họ đã là sức mạnh để cứu nước. Như một phản ứng tất yếu, lòng căm thù giặc cao độ, đã làm nảy sinh một khát vọng cao độ - khát vọng đánh giặc hoàn toàn tự nguyện - "giặc đến nhà đàn bà cũng đánh": "Nào ai đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình / Chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ". Trái tim của những người nông dân Cần Giuộc đã bốc lửa - lửa căm thù giặc: "Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan / Ngày xem ống khói chạy đen xì, muốn ra cắn cổ".

Thực ra, hành động của họ cũng không phải hoàn toàn tự phát, mà trong tâm hồn họ có những nghĩ suy đến vận mệnh của quốc gia: "Một mối sa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu / Hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó". Họ đã như người dân quê mộc mạc bình dị, bản chất ấy của họ vẫn không thay đổi trong cả những khi xung trận. Họ đánh giặc bằng những gì mà họ có trong cuộc sống sinh hoạt và lao động hàng ngày: "Manh áo vải" - vẫn mặc, với "ngọn tầm vông", "rơm con cúi" thường ngày mang ra đồng đốt cỏ và với "lưỡi dao phay" thường ngày dùng để chặt cây, bổ củi, thái rau những tấm lòng mến nghĩa cao cả đã khiến họ làm được những việc "kinh thiên động địa": "Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dậy đạo kia / Gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ". Nguyễn Đình Chiểu bằng ngôn ngữ, hình ảnh đậm đà chất Nam bộ, đã xây dựng được hình tượng người nông dân nói chung, người nghĩa sĩ Cần Giuộc nói riêng bừng bừng một khí thế xung trận. Quần chúng nổi dậy như vũ bão: "...Đạp rào lướt tới coi giặc cũng như không / Nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào liều mình như chẳng có / Kẻ đâm ngang, người chém ngược làm cho mã tà ma ní hồn kinh". Hàng loạt những động từ liên tiếp nhau, nhịp thơ ngắn, mạnh mẽ, tác giả miêu tả cuộc hỗn chiến với khí thế xung thiên, xung trận ào ào như thác đổ của nghĩa quân Cần Giuộc thật oai phong và lẫm liệt làm cho trời thảm, quỷ sầu.

Âm điệu thơ như những trận sóng lừng xô bờ, bỗng dưng lắng xuống, chìm sâu vào đất trời: "Một giấc sa trường rằng chữ "hạnh", nào ai da ngựa bọc thây / Trăm năm âm phủ ấy chữ "quy" nào đợi gươm hùm treo mộ / Đoái sông Cần Giuộc, cỏ cây mấy dặm sầu giăng / Nhìn chợ Trường Bình, già trẻ hai hàng lụy nhỏ".

Nguyễn Đình Chiểu đã nhân danh lịch sử mà cất tiếng khóc cho những người nông dân - "Nghĩa sĩ Cần Giuộc" - họ đứng trên triều đại, đã làm nên lịch sử. Họ hy sinh vì non sông vì dân tộc, cái chết cao đẹp của họ đã đi vào vĩnh cửu. Cái chết của họ đã nhuộm đau thương, tang tóc trùm lên vạn vật.

Lời văn đang đắm chìm trong thảm đạm, bỗng sáng hẳn lên - một nhân sinh quan tiến bộ đã kế thừa và vượt lên thời đại tác giả: "Sống làm chi theo quân tà đạo, quăng bùa hương, xô bàn độc, thấy lại thêm buồn / Sống làm chi ở lính mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì nghe càng thêm hổ / Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo Tổ phụ cũng vinh, hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ". Lời văn lại chuyển sang một đợt sóng khác trầm hơn, sâu hơn. Ông đã dùng thể loại phú Đường luật với lời văn ảo não khiến người nghe đều thương tâm nhỏ lệ: "Chùa Tân Thạnh năm canh ưng đóng lại, tấm lòng son giữ lại bóng trăng rằm / Đồn La Sa, một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ / Đau đớn thay mẹ già ngồi khóc trẻ, ngọn đèn khuya leo lét trong lều / Não nùng thay vợ yếu chạy tìm chồng, cơn bóng xế dật dờ trước ngõ". Lời văn tế khiến ta ngậm ngùi - đau xót - thấu hiểu sâu sắc hơn sự hy sinh của những nghĩa sĩ Cần Giuộc. Họ ra đi còn để lại sau đời mình: "Mẹ già", "vợ yếu", để "Bến Nghé", "Đồng Nai" còn "bốn phía mây đen". Tuy vậy những người nghĩa sĩ Cần Giuộc là những con người: "Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc" để "danh thơm đồn sáu tỉnh chúng còn khen".

Với lòng yêu mến và kính phục, Nguyễn Đình Chiểu đã tạc lên một bức tượng đài của người nông dân. Nhưng đây không phải tượng đài của một người, mà của nhiều người, của một tập thể anh hùng . Bức tượng đài của ông chỉ có một tên gọi chung là "Nghĩa sĩ Cần Giuộc", còn mỗi người ở đó đều là vô danh. Họ đã sống những cuộc đời của quần chúng vô danh, chết cái chết của quần chúng vô danh. Cái điều duy nhất họ gửi lại cho đời mà tác giả ghi bên dưới bức tượng đài ấy là "chết vinh hơn sống nhục".

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro