Chương 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Thôn P mỗi năm đều đón hạ bằng mùa lúa chín ngập lòng thung, ngoài đồng những bông lúa trĩu nặng toàn những hạt vàng thơm ngào ngạt nơi khoang mũi, nhìn xa xăm nom như ai đang trải thảm dát vàng đón nắng, đợi gió ghé chân sang. Men theo đường từ huyện xuống sẽ thấy một gốc đa to ở đầu làng, từ đó đi thẳng hơn hai ba cây số sẽ bắt gặp được vài hộ nhà dân. Thôn này tuy rằng đông đúc nhưng yên bình lắm, người dân thì cần cù chất phát lương thiện, từ sớm đã thấy các cô các chú làm việc ngoài đồng, ngoài ruộng đến khi chập tối mới dắt trâu về nhà. Trẻ con nơi đây khi chưa đến tuổi đi học đều ở nhà phụ cha mẹ, sáng bảnh mắt đã thấy chúng nó lùa trâu bò lên đồng ăn cỏ chiều về thì thấy bầy đủ thứ trò ra chơi đến khi mẹ xách cây đi tìm thì mới chịu về nhà.

Trong thôn đó có gia đình ông Hùng bà Ngọc, hai vợ chồng kinh doanh dịch vụ nấu ăn chuyên nhận tổ chức cho các đám tiệc từ đầu thôn cuối xóm. Họ sống hiền hòa lại hay giúp đỡ người khó khăn nên danh tiếng ít nhiều cũng vang xa, với lại khu này tuy đông đúc nhưng ai cũng quen mặt nhau cả nên muốn tìm người hay nhà cửa thì cứ nói tên và nghề nghiệp cái là họ chỉ cho tới tận ngõ. Nhà bà Ngọc có hai đứa con, đứa gái là con út năm nay học lớp 7 tên Trúc My, nó nhỏ xinh nghe lời nhưng hơi nhút nhát và mít ướt, mấy đứa trong xóm thích trêu nó lắm cơ mà để anh hai nó biết là tới công tới chuyện. Đứa trai là con lớn tên Quốc Thiên, năm nay tròn 21 tuổi là sinh viên năm hai ngành kiến trúc trường H, ngoại hình của cậu rất ưa nhìn vóc dáng cao ráo khuôn mặt sáng sủa hài hòa. Ngoài mấy dịp về thăm nhà ngắn thì mỗi hè đều thấy cậu con cả ở chơi cả mấy tháng, vốn là đứa con hiếu thuận tháo vác nên về nhà hầu như là phụ gia đình làm việc lâu lâu mới thấy đi loanh quanh trong xóm. Con gái làng này mê như điếu đổ nhưng mà hầu như không có dịp để cưa cẩm cậu Thiên.

Sáng hôm nay ở cuối thôn có tiệc hỏi cưới của con nhà cô Bảy, nghe đâu là đứa con gái lớn lấy chồng thành phố nên trong thôn xôn xao nhộn nhịp lắm. Từ sớm bà Ngọc đã cho lính đem đồ xuống nhà cô Bảy dựng rạp, xếp bàn ghế mà không hiểu sao để quên một ít đồ nên Thiên phụ mẹ đưa đồ đến đó cho kịp lễ. Đến nơi thì cũng đã dựng xong kha khá, mấy bạn phục vụ mới ít gặp con của bà chủ nên khi thấy Thiên đến thì hối vào trong vì họ tưởng là "ma mới" đến. Tính Thiên thì ngại từ chối người khác nên cũng thật thà vào làm việc, xong đám thì Thiên rời đi sớm để về chơi với em gái. Ngoài hiếu thảo với ba mẹ thì Thiên rất thương em gái, em thích gì cũng đều cho em đổi lại bé My cũng rất hiểu chuyện và dễ bảo.

Mọi thứ nhìn thì có vẻ rất hoàn hảo tốt đẹp, ai dòm vào cũng không khỏi xuýt xoa khen ngợi, thế nhưng mà vận mệnh của Thiên thì không mấy là may mắn, điều may mắn nhất trong cuộc đời của cậu có lẽ là gia đình này. Lúc Quốc Thiên còn bé, bà Ngọc có dẫn con trai đi xem bói, thầy bói bảo rằng đứa con của bà sau này sẽ là một người cực kì giỏi giang, hiếu thảo nhưng có lẽ tình duyên của nó hơi lận đận và vận may của nó không nhiều. Nghe xong bà Ngọc cũng xanh mặt nhưng ông thầy bói nói bà không cần lo vì sau này con trai bà ắt gặp quý nhân phù trợ, sau đó chắc kèo lên như diều gặp gió.

Không biết tương lai có hên như ông thầy bói nói không, chứ mà từ khi có mặt trên cõi đời này thì "may" quên đi "xui" thôi. Xui như thế nào thì lấy ví dụ ngày hôm nay vậy, đang chạy chiếc xe cúp của tiệm đi về nhà, lúc ngang qua một đoạn vắng thì có người chạy hối hả từ con ngõ phía tay trái khiến Thiên phanh gấp. May là Thiên chạy con xe 50 hồi cấp ba nên không nhanh lắm cộng thêm phản xạ nhạy nên cậu phanh vừa kịp trước khi tông trúng người kia. Vừa dừng lại thì Thiên bực dọc quát:

- Trời ơi là trời, anh chạy cái gì mà mắt mũi để trên trời vậy hả suýt nữa là tôi đụng trúng anh rồi.

Mặc kệ lời trách móc của Thiên, người thanh niên kia đột nhiên chạy ra phía yên , cứ tự nhiên mà đặt mông lên đó, tay đập đập lên vai Thiên gấp gáp nói:

- Chạy! Chạy nhanh lên bọn nó đuổi sắp tới rồi!

Thiên còn đang chần chừ vì chưa hiểu chuyện gì đang xảy ra thì nghe tiếng la ó phát ra từ con hẻm lúc nãy:

- Má thằng chó mày đứng lại đó cho tao!

Rồi có mấy thanh niên mặt hổ báo cáo chồn xuất hiện tay đứa nào cũng lăm lăm mấy khúc gỗ dài, chúng nó vừa ra khỏi ngõ thấy Thiên và thanh niên lúc nãy thì như sói vồ mồi hô lên mấy tiếng liền đuổi đến. Không phải lần đầu gặp xui nhưng mà cái tình huống này là lần đầu gặp thật, Thiên đạp ga bẻ đầu sang con ngỏ bên phải cắm đầu cắm cổ chạy hết tốc lực. Phải đến khi nghe tiếng đám giang hồ kia xa dần rồi im bặt hẳn thì Thiên mới nhìn vào gương chiếu hậu, không còn thấy người nữa liền nhẹ nhàng thở ra cũng từ từ hãm phanh dừng lại. Thiên gằng giọng:

- Xuống xe nhanh lên.

Ấy thế mà hình như cái người ngồi sau mặt hơi dày lại còn giả điếc khiến Thiên phải ngoái đầu lại không khách sáo nữa mà bày ra khuôn mặt khó chịu và lặp lại lần nữa:

- Xuống xe!

Lúc này người kia mới vờ cười huề bảo:

- Ấy đừng có nóng chứ, cũng sắp đến quán quen của tao rồi, mày chở tao đến đó đi tao hậu tạ sau. Hì Hì

U là trời! Cái ngày gì mà đen đủi thế không biết, cái thằng này mình đâu có quen đâu lỡ chở đến đó nó trấn lột đồ của mình hay bắt cóc mình bán nội tạng thì sao. Tôi không ngu nhé. Thiên nghe xong liền bảo:

- Tôi không có rảnh đâu nếu gần đây thì anh tự mà lết bộ đến đó.

Tên kia vẫn cứ cứng đầu, thẳng thắn không được thì vòng vo, hắn ta tỏ ra tội nghiệp năn nỉ Thiên:

- Làm ơn đi mà mày xem như là giúp một mạng người xây bảy tháp chùa, lúc nãy tao chạy nhanh quá trật chân rồi giờ bảo tao cuốc bộ đến đó chắc tao liệt luôn quá. Đi mà nha? Nha?

Thôi rồi, Thiên là chúa dễ mềm lòng cứ hễ nghe người khác năn nỉ là cái lòng trắc ẩn khốn nạn liền dấy lên, Thiên thở dài nghĩ thôi thì như nó nói: "Cứu mạng người xây bảy tháp chùa". Cậu không nói nữa mà đạp ga chạy đi. Thấy vậy thanh niên kia vui ra mặt xong bày đặt làm như thân lắm, cứ ở sau lưng líu lo:

- Nè mày tên gì, nhà ở đâu để mà tao còn đến hậu tạ chứ.

- Hỏi làm cái gì, tôi không có nhu cầu gặp lại mà tốt nhất là nên né mặt nhau ra để sống.

Tên kia bĩu môi bảo:

- Mày làm gì căng vậy, người cùng xóm giúp nhau tí chứ. Ê, ê, dừng lại cái quán có cái bảng xanh phía trước kìa.

Thiên tăng tốc khi đến nơi thì đạp phanh gấp dừng ngay trước quán nước tên Hương, động tác dứt khoát không kịp để tên kia luyên thuyên thêm lời nào.

- Rồi đó mau xuống xe nhanh lên.

Tên kia cuối cùng cũng sống đàng hoàng một tí, nghe giọng nói khó ở của Thiên liền vọt xuống, ngay khi miệng còn định mở ra nói cái gì đó thì Thiên nhấn ga chạy mất hút. Một người phụ nữ trạt 30 thấy cậu thanh niên vừa đến thì đi ra hỏi:

- Ủa mày quen thằng nhóc đó hả Quân?

- Dạ không, chị biết nó hả?

- Ừa thằng con lớn nhà bà Ngọc nấu đám đó. Tao thấy hơi lạ khi nó đi với đứa như mày nên hỏi.

Quân nhíu mày rồi bĩu môi quay lại trêu chị Hương:

- Ý chị người như em là sao? Bộ thằng đó tốt lắm hả?

Chị Hương đang dọn mấy cái ly của khách vào khay nghe Quân nói xong thì phì cười:

- Mày nói chuẩn luôn, nó cũng bằng tuổi mày đó nhưng mà thuộc dạng con nhà người ta, ngoan ngoãn, ưa nhìn, tính tình hiền lành điềm đạm, học giỏi, thương ba mẹ em gái, không trăng hoa. Không như mày có tí nhan sắc chứ mấy cái còn lại ta nói nó nát.

- Chị có lộn không vậy em thấy thằng đó dữ dằn gớm chứ hiền lành gì?

- Trời thắng nhóc đó nổi tiếng hiền lành ai mà không biết, có cái mặt mày chọc gì nó khiến nó cáu chứ gì.

Chị Hương nói trúng tim đen của Quân khiến hắn im bặt, kiểu như là tui có làm gì đâu tui không biết gì cả. Quen thằng Quân từ nhỏ nên chị Hương chả lạ gì tính tình của nó nữa. Từ lúc Quân còn là thằng nhóc con loi choi chị đã hay thấy nó xuống khu này chơi dù nhà nó tít trên tỉnh. Nó bảo nó thích về đây tại có nhà ông bà ngoại với một phần nữa là nó thích chơi với tụi trẻ con xóm này. Nó chê rằng tụi trẻ con trên tỉnh đều bận học cả không nhộn nhịp như dưới này. Hồi đầu tụi nhỏ ở đây còn e dè thằng Quân, nhưng trẻ con mà lúc chưa thân thì đứa nào ra đứa đến khi thân rồi thì như đám giặc nhỏ. Chiều nào cũng thấy mấy đứa tụm ba tụm bảy bày đủ thứ trò đi phá làng phá xóm, mà tất nhiên thằng Quân là đứa dẫn đầu.

Quân là con trai của hai ông bà chủ vựa gạo K lớn trên tỉnh, ba mẹ hắn bận tối mặt tối mũi ít khi có thì giờ dành cho con cái, đứa con trai cả thì gửi đi du học Mỹ, đứa con út là Quân thì gửi học trường nội trú nên đâm ra thằng Quân cũng chả ham học mà thường trốn xuống nhà ông bà hắn chơi, riết rồi ba mẹ cũng chả thèm nói nữa. Học xong cấp ba hắn cũng chẳng tính đi học tiếp đại học hay học nghề tại có sẵn cái vựa gạo của ba mẹ rồi. Hai ông bà cũng tính trong bụng là sau này để Quân làm chủ nên mấy việc cần thiết đều dạy cho hắn cả. Vốn Quân thông minh, nhanh nhẹn nên hiểu cái một, mà tại hắn không có hứng thứ cũng không thích làm lắm nên lâu lâu ghé qua kho kiểm kê lại hàng và sổ sách thôi. Tuy rằng nghe thì Quân trông như đứa ngổ ngáo nhưng mà hắn cũng sống tình cảm thương gia đình, chưa làm việc gì mà để có tiền án tiền sự cả, hắn cũng không tiêu pha tiền của bố mẹ mà hầu hết đều dùng tiền ăn vặt hoặc tự đi làm thêm bên ngoài. Còn hầu hết thời gian đều chạy xuống thôn thăm ông bà ngoại. Ba mẹ không trách móc Quân trốn học vì từ khi hắn chăm xuống là mấy việc trong nhà ông bà toàn Quân giúp, từ bé hắn tự học nấu ăn nên cơm nước của ông bà cũng do hắn lo nhưng mà cái thói bốc đồng, thích xen vào chuyện người khác thường gây ra phiền phức cho Quân, lâu lâu dở chứng lại đi kiếm chuyện với tụi máu mặt. Lúc cấp hai máu lắm hôm nào cũng đánh lộn đánh lạo, nhẹ thì bầm dập nặng thì sức đầu mẻ trán, khiến ba mẹ Quân lo sốt vó cấm tiệt không cho đi chơi nữa. Nhưng mà cũng không phải tự nhiên mà hắn kiếm chuyện, lúc cấp hai khi chưa được chuyển vào trường nội trú, Quân hay giúp mấy đứa bị trấn lột tiền hay bị bắt nạt nên đăm ra có nhiều kẻ thù, tụi nó hay đánh hội đồng mà chơi bẩn nên hôm nào lớ ngớ thì " liều ăn nhiều không liều cũng phải liều". Như hôm nay là một ví dụ, Quân cứu được một cô bé khỏi bị tụi đốn mạc cưỡng hiếp tiện tay tiện chân đơm vào đầu một đứa vài phát, xui sao anh em tụi nó gần đó liền kéo đến "thanh toán" Quân. Bình thường thì đánh lại nhưng mà hôm nay tụi nó đông quá, nhắm làm không lại nên "chạy là thượng sách" may sao gặp được Thiên tạt qua chỗ đó chứ không là no đòn.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro