cap nuoc tn 22-35

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 22: Vẽ SDCT và tính toán HTTN mưa trên mái

Hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà có nhiệm vụ dẫn nước mưa trên mái nhà vào hệ thoát nước mưa bên nhà. Đảm bảo công trình khỏi dột và ảnh hưởng tới người sống trong nhà.

1.Sơ đồ cấu tạo

2.Tính toán hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà

Tính toán hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà bao gồm: chọn đường kính ống đứng, xác định số ống đứng cần thiết và kích thước của máng dẫn (xênô) sau đó tính toán thuỷ lực ML.

Trình tự tính toán hệ thống thoát nước mưa trên mái nhà như sau:

Bước 1: Tính ống đứng và ống nhánh

Chọn đường kính ống đứng sau đó tính diện tích phục vụ giới hạn của một ống đứng và số ống đứng cần thiết.

Diện tích phục vụ giới hạn lớn nhất của một ống đứng (hoặc ống nhánh) xác định theo công thức:

Bước 2: Tính toán máng dẫn nước (xênô)

Xác định kích thước máng dẫn nước trên cơ sở lượng nước mưa thực tế chảy trên máng dẫn đến phễu thu và phải dựa trên cơ sở tính toán thực tế.

Lượng nước mưa tính toán qm và lớn nhất qm. max chảy đến phễu thu xác định theo công thức sau:

Trong đó F – diện tích mái thực tế trên mặt bằng mà một phễu phục vụ, m2 ( tức là diện tích thu nước của một ống đứng). Các trị số khác giống như trên.

Từ  qm có thể tra các biểu đồ, các bảng tính toán thuỷ lợi cho máng dẫn hình chữ nhật hoặck bán nguyệt để tìm các trị số V ( vânj tốc nước chảy trên máng); i ( độ dốc lòng máng); b (chiều rộng máng); H ( chiều sâu máng ở phễu thu khi đã chọn độ sâu đầu tiên h của máng), theo các biểu đồ hình 9.9, 9.10.

Khi tính toán cần tuân theo một số quy định sau:

Vận tốc nhỏ nhất nước chảy trong máng Vmin = 0,4 m/s.

Độ dốc lòng máng lấy là 0,002 – 0,01

Chiều cao lớp nước ở miệng phễu trong trường hợp thông thường (ứng với h5) lấy 4-5 cm và khi lớn nhất (ứng với h5max ) là 8-10 cm.

Bước 3 Tính toán ML ngầm dưới nền nhà và ngoài sân nhà

Tính với chế độ chảy không áp và fiống như ML thoát nước mưa bên ngoài. Biết lưu lượng của mỗi ống đứng, xác định lưu lượng nước trong từng đoạn ống ngầm, dùng biểu đồ hoặc tra bảng để xác định: d, V, i h/d theo các điều kiện sau.

Vmin = 0,6 m/s;

imin = 1/d,mm;h/d thông thường lấy nhỏ hơn 0,5, trường hợp bất lợi ( úng với h5max) lấy h/d =< 1.

Câu 30: Đặc điểm cấu tạo MLCN nước nóng bên trong CT

Nhiệm vụ của hệ thống cấp nước nóng là cung cấp nước nóng tới mọi thiết bị vệ sinh hay máy móc sản xuất.Hệ thống gồm các bộ phận sau:

+Trạm chuẩn bị nước nóng: gồm nồi đun nước nóng hoặc thiết bị đun nước nóng hoặc cả hai loại.

+Các thiết bị, dụng cụ dùng nước nóng: vòi trộn nước nóng và lạnh, hương sen có vòi trộn, van, khoá, van xả khí tự động, thiết bị tự động điều chỉnh nhiệt độ, bình ngưng tụ nước, van giảm áp...

+ ML đường ống: gồm ống phân phối nước nóng, ống tuần hoàn, ống dẫn nhiệt, ống ngưng tụ...

Ngoài ra khi cần thiết, có thể thêm một số công trình khác nữa như: két nước nóng, bơm tuần hoàn...

Câu 31: Tính toán nồi và lò đun nước nóng

Bao gồm các việc xác định: Diện tích đun nóng cần thiết, Các kích thước của nồi lò, Chiều cao ống khói, lượng nhiên liệu tiêu thụ

1.Diện tích đun nóng thiết Fđ

Diện tích đun nóng cần thiết là phần diện tích xung quanh các ống thông khói của cột đun hoặc nồi đun nước nóng hay diện tích truyền nhiệt cần thiết, được tính theo công thức:

Fđ = 1,15Pnh/Hnh(m2)

Trong đó:

1,15 – hệ số dự trữ diện tích đun nóng

Pnh – công suất nguồn cấp nhiệt kCal/h

Hnh – cường độ nhiệt độ tính cho 1m2 bề mặt đun nóng tính bằng kCal/m2.h, phụ thuộc vào loại nồi đun và các thông số khác

2.Xác định kích thước nồi đun

Trước hết chọn ống khói với đường kính d = 25 – 70mm và chiều dài l = 1 – 2m, diện tích đun nóng của một ống thông khói là:

 Fn = p . d. l

Số ống thông khói cần thiết là:

N = Fđ/ (fn.N)(cái)

Trong đó: N – số nồi đun đã chọn.

Trên cơ sở biết số ống thông khói n, bố trí các ống thông khói cách nhau a = 100 – 150mm ta sẽ biết được đường kính nồi đun D. Chiều cao nòi đun chính là chiều dài của ống thông khói l. Ngoài ra nếu dùng nòi đun cải tiến có các ống tiết kiệm nhiệt thì có thêm chiều cao phần tiết kiẹem nhiệt, có thể lấy từ 0,3 – 0,7m.

Đối với cột đun nước nóng, tính toán cũng như trên nhưng có số ống thông khói là 1, đường kính ống thông khói lớn hơn, d = 80 – 120mm.

3.Xác định kích thước của lò

Đường kính của lò có thể lấy bằng nồi đun. Chiều cao của lò là tổng chiều cao của: phần cời tro, thu khí, buồng đốt. Chiều cao buồng đốt bao gồm chiều cao xếp nhiên liệu và chiều cao phần phụ (chiều cao phần không gian trên bề mặt nhiên liệu nơi thu gom lửa cháy).

Chiều cao phần phụ theo kinh nghiệm có thể lấy 0,3 – 0,8m

Chiều cao xếp nhiện liệu phụ thuộc vào loại nhiên liệu đốt lò

Chiều cao phần cời cho và thu khí phải đảm bảo lấy được tro dễ dàng và bảo đảm lượng không khí cần thiết vào lò.

Lượng không khí cần thiết vào lò được xác định theo công thức

Lk=[1,12.QH.p.a]/1000  m3/h

Trong đó

1,12 – hệ số dự trữ

a - hệ số thừa không khí, là lượng không khí cần thiết để tạo thành 1 kCal

p – lượng nhiên liệu tiêu thụ trong một giờ của lò, tính theo công thức

P – Pnh/(QH . h) kG/h

Thay vào trên ta có

LK =1,12 pnh.a/(1000.h)   KG/h      

Trong đó 

pnh – công suất suất nguồn cấp nhiệt, Klal/h;

h - hiệu suất của lò,

h = 0,5 ¸ 0,7;

QH – nhiệt trị thấp nhất của nhiên liệu

Câu 33: Các bộ phận và chức năng của HTCNc trong nhà

Hệ thống cấp nước trong nhà gồm các bộ phận sau :

+Đường ống dẫn nước vào nhà nối liền đường ống cấp nước bên ngoài với nút đồng hồ đo nước.

+Nút đồng hồ đo nước gồm đồng hồ đo nước và các thiết bị khác dùng để đo lượng nước tiêu thụ.

+Các đường ống chính dẫn nước từ nút đồng hồ đo nước đến các đường ống đứng cấp nước.

+Các đường ống đứng cấp nước dẫn lên các tầng nhà.

+Các đường ống nhánh câp nước, dẫn nước từ các ống nhánh đến các dụng cụ vệ sinh.

+Các dụng cụ lấy nước. Ngoài ra còn có các các thiết bị đóng mở, điều chỉnh, xả nước, ... để quản lý ML.

Ngoài ra, trong các ngôi nhà có hệ thống cấp nước chữa cháy, còn có các vòi phun chữa cháy. Nếu áp lực đường ống cấp nước bên ngoàI không đủ đảm bảo nước tới một dụng cụ vệ sinh trong nhà thì có thể bổ sung thêm các công trình khác như: két nước, trạm bơm, bể chứa, trạm khí ép....

Câu 34: Xác định áp lực của đường ống cấp nước bên ngoài

Để xác định Hng có thể có nhiều phương pháp :

Xác định Hng bằng  áp kế hoặc vòi nước cạnh đó (gần đúng) trong các giờ khác nhau về mùa hè.

Xây dựng biểu đồ áp lực trong từng ngày bằng ống thuỷ tinh cong chứa thuỷ ngân

Xác định sơ bộ qua áp lực của nước ở các thiết bị vệ sinh ở các tầng nhà của ngôi nhà gần nhất .

Tham khảo các số liệu của các cơ quan quản lý ML cấp nước

Câu 35: Xác định áp lực cần thiết :

Khi xác định sơ bộ, áp lực cần thiết của ngôi nhà Hnhct có thể lấy như sau: Đối với nhà một tầng: Hnhct =8-10 m

Đối với nhà hai tầng: Hnhct =12m.

Đối với nhà ba tàng: Hnhct =16m.

Cứ tăng thêm một tầng thì cộng thêm 4 m.

Áp lực cần thiết của ngôi nhà Hnhct có thể xác định theo công thức sau:

Hnhct = hhh + hđh + htd + åh + hcb              

Trong đó

hhh _- độ cao hình học đưa nước từ trục đường ống đến dụng cụ vệ sinh bất lợi nhất (xa nhất và cao nhâts so với đIểm lấy nước vào nhà )

hđh  - tổn thất áp lực qua đồng hồ đo nước , m

htd  - áp lực tự do cần thiết ở các dụng cụ vệ sinh hoặc các máy móc dùng nước, được chọn theo yêu chuẩn, ví dụ: nước và dụng cụ vệ sinh thông thường là 2m, tối thiểu là 1m, vòi rửa hố xí tối thiểu là 3m, hòi tắm hương sen tối thiểu là 3m.

åh - tổng tổn thất áp lực do ma sát theo chiều dài của MLCN trong nhà theo tuyến tính toán bất lợi nhất

hcb - tổn thất áp lực cục bộ thao tuyến ống tính toán bất lợi nhất của ML cấp nước bên trong nhà ,m có thể lấy như sau

Trong hệ thống cấp nước sinh hoạt: hcb =20 +30 %åh.

Trong hệ thống cấp nước chữa cháy: hcb  = 10 %åh khi chữa cháy

Trong hệ thống cấp nước sinh hoạt + chữa cháy: hcb =15 + 20 %åh khi có cháy

Trong trường hợp dùng máy bơm, bơm nước từ bể chứa thì độ cao bơm nước của máy bơm Hb cũng tính toán như trên chỉ khác là hhh tính từ mức nước thấp nhất trong bể chứa đến dụng cụ vệ sinh ở vị trí bất lợi nhất . Nếu bơm trực tiếp từ đường ống cấp nước bên ngoài có áp lực bảo đảm thường xuyên là Hbđ thì độ cao bơm nước của máy bơm sẽ là:

Hb = Hnhct   - Hbđ  Nếu áp lực ở đường ống cấp nước bên ngoài dao động thì độ cao bơm nước của máy bơm là:Hb = Hnhct   - Hngmin

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#thanhdat