Cau 1 & 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1: HH và 2 thuộc tính của HH? Ý nghĩa?

a.       ĐN: Hàng hoá là sản phẩm của LĐ, thoả mãn được nhu cầu nào đó của con người thong qua trao đổi mua bán.

HH tồn tại ở 2 dạng: Vô hình (internet, EMS,…), hữu hình (sắt, gạo, thép..)

b. Hai thuộc tính của HH.

* Giá trị SD:

- GTSD của HH là công dụng của HH có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. VD: gạo, rau, thịt thỏa mãn nhu cầu ăn uống của con người.

- Cơ sởcủa GTSD của HH do những thuộc tính tự nhiên (vật lý, hóa học) của vật quy định. VD: than có tính chất vật lý là tỏa nhiệt nên đc dùng làm chất đốt.

- GTSD phụ thuộc vào sự phát triển của KHKT và LLSX, KHKT ngày càng phát triển thì ta càng phát hiện thêm các thuộc tính mới của sản phầm và lợi dụng chúng để tạo ra những giá trị SD mới. VD: Trong gạo có chất làm trắng da nên được SD làm kem dưỡng trắng da, sữa rửa mặt.

- GTSD chỉ thể hiện ở việc SD hay tiêu dùng nó. Nó là nội dụng vật chất của cải, không kể hình thức XH của cải đó ntn.

- GTSD là một phạm trù vĩnh viễn, tồn tại lâu dài không phụ thuộc vào tính chất XH.

- Một vật đã là HH thì phải có giá trị SD nhưng không phải bất kỳ vật gì có giá trị SD cũng đều có tính chất HH. VD: nước, không khí…  Trong KT HH thì GTSD là vật mang giá trị trao đổi.

* Giá trị: để hiểu đc giá trị của HH, phải đi từ giá trị trao đổi.

- Giá trị trao đổi là 1 quan hệ về số lượng, tỷ lệ theo đó 1 giá trị SD loại này được trao đổi với những giá trị SD loại khác. VD: 1m vải = 8kg thóc.

Cơ sở để thực hiện trao đổi HH chính là LĐ hao phí để tạo ra HH, nó tạo thánh giá trị của HH > Giá trị của HH là hao phí LĐ XH của ng SX kết tinh trong HH, phản ánh quan hệ XH giữa những ng SX > là thuộc tính XH của HH. Là phạm trù lịch sử, gắn liền với nền SX hàng hòa và là thuộc tính SX của HH

- Vậy, giá trị là nội dung cơ sở của giá trị trao đổi, còn giá  trị trao đổi là hình thức biểu hiện bên ngoài của giá trị.

* Ý nghĩa: Nghiên cứu 2 thuộc tính của HH có YN thực tiễn trong công việc nâng cao năng lực cạnh tranh của HH nước ta hiện nay cần phải chú ý cả 2 mặt: Giá trị SD và giá trị.

- Thực trạng năng lực cạnh tranh của HH VN so với các nước khác trên TG còn thua kém cả về giá cả và giá trị SD.

- Biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh: Giảm CFSX, hạ giá thành SP: Áp dụng, cải tiến KHKT để tăng NSLĐ, hợp lý hóa SX, tổ chức LĐ kế hoạch và chiến lược SD LĐ, tổ chức quản lý SXKD và quản lý tài chính, thực hiện tiết kêimj > HH có giá cả hợp lý; Nâng cao giá trị SD của HH: Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ cho các cán bộ công nhân viên chức của DN. Đổi mới, thay thế máy moc, thiết bị dây chuyền công nghệ, nghiên cứu áp dụng các tiến bộ KHKT vào SX > SX tốt hơn, phù hợp nhu cầu ng tiêu dùng.

Câu 2: ND và tác động của quy luật giá trị (QLGT)

a.       ND:

-          Tính tất yếu: Là quy luật KT của SX và trao đổi HH, ở đâu có SX và trao đổi HH ở đó có quy luật này tồn tại và phát huy tác dụng.

-          Yêu cầu: + Việc SX và trao đổi HH dựa trên cơ sở giá trị của nó tức là dựa trên hao phí LĐ XH cần thiết. VD: trong SX, các chủ thể muốn tồn tại cần phải có hao phí LĐ cần thiết. + Trong SX: hao phí LĐ cá biệt của các chủ thể SX ≤ hao phí LĐ XH cần thiêt để SX ra HH. + Trong lưu thông: Tất cả HH tham gia lưu thông phải tuân thủ nguyên tắc trao đổi ngang giá.

-          Biểu hiện: Thông qua sự vận động của giá cả trên thị trường.

+ Giá trị HH biểu hiện ra = tiền đc gọi là giá cả HH, trong nền KT XHCN, tiền tệ cũng dùng là tiểu chuẩn giá cả. tùy vào từng giai đoạn mà QLGT có các hình thức chuyển háo khác nhau. Trong giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh, QLGT chuyển hóa thành quy luật giá cả SX. Trong giai đoạn CNTB độc quyền, QLGT đc chuyển hóa thành quy luật giá cả độc quyền cao.

+ Giá cả ko phải lúc nào cũng phù hợp với giá trị mà nó thường biến động lên xuống xoay quanh giá trị do nhiều nhân tố ảnh hưởng trong đó cạnh tranh, cung-cầu và sức mua của đồng tiền là những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp. Cung > cầu " Giá cả có xu hướng giảm, cung < cầu " giá cả có xu hướng tăng, cung = cầu " giá cả tương đối ổn định " cơ chế tự điều chỉnh, giá cả thị trường có xu hướng trở về trạng thái cân bằng.

b.      Tác động của QLGT

-          Điều tiểt SX và lưu thông HH thông qua sự biến động của giá cả thị trường: thể hiện trong 3 trường hợp sau:

+ TH1: Mặt hàng A có giá cả > giá trị > bán chạy, lãi cao " mở rộng quy mô SX những ng khác cũng tham gia SX mặt hàng này " tư liệu SX và sức LĐ ở ngành này tăng lên, quy mô SX đc mở rộng.

+ TH2: Mặt hàng B có giá cả < giá trị " lỗ vốn " thu hẹp SX hoặc chuyển sang SX 1 mặt hàng khác " TLSX ở ngành này giảm, ở ngành khác tăng.

+ TH3: Mặt hàng C có giá cả = giá trị thì ng SX có thể tiếp tục SX mặt hàng này.

" QLGT tự động điều tiết tỷ lệ phân chia TLSX và sức LĐ vào các ngành SX khác nhau, đáp ứng nhu cầu XH.

Tác động điều tiết lưu thông thể hiện ở chỗ thu hút HH ở nơi có giá trị thấp hơn đến nơi có giá trị cao hơn" giúp phần làm cho HH giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.

-          Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa SX, tăng NSLĐ, giảm giá thành, thúc đẩy LLSX XH phát triển: HH đc SX trong những điều kiện khác nhau " hao phí LĐ cá biệt khác nhau nhưng trên thị trường HH phải trao đổi them mức hao phí LĐ XH cần thiết " mức hao phí LĐ càng thấp hơn mức hao phí LĐ XH cần thiết thì sẽ thu lại đc càng nhiều lãi " kích thích những ng SX HH, kích thíc hạ CF, giá thành SP. Sự cạnh tranh quyết liệt càng làm cho các quá trình này diễn ra mạnh mẽ " toàn bộ NSLĐ XH ko ngừng tăng lên, CFSX XH ko ngừng giảm xuống.

-          Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa ng SX thành kẻ giàu, ng nghèo, làm xuất hiện quan hệ SX TBCN: Những ng có điều kiện SX thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao…nên có hao phí LĐ cá biệt thấp hơn hao phí LĐ XH cần thiết "…Ngược lại, những ng có điều kiện SX ko thuận lợi, làm ăn kém, gặp RR trong KD " thua lỗ " phá sản " nghèo khó.

c.       YN:

Nghiên cứu QLGT ko chỉ để hiểu biết sự vận động của SX HH, trên cơ sở đó nghiên cứu 1 số vẫn đề khác trong XH TBCN mà còn có YN quan trọng đối với thực tiễn xây dựng CNXH.

-          Lý luận: Ở nc ta hiện nay, QLGT còn tồn tại và phát huy tác dụng là tất yếu khách quan. Chúng ta phải ko thể phủ nhận tính tất yếu khách quan của QLGT. QLGT có những tác động tiêu cực và tích cực với sự phát triển của XH. trước khi đổi mới, cơ chế KT nc ta hoạt động theo cơ chế tập trung bao cấp. NN lãnh đạo nền KT 1 cách có kế hoạch mang nhiều yếu tố chủ quan, điều này đã phủ nhận tính khách quan của QLGT, làm triệt tiêu những nhân tố tích cực, năng động của XH. nền KT rơi vào tình trạng kém phát triển. sau khi đổi mới QLGT đc NN vận dụng vào kế hoạch hóa mang tính định hướng. NN phải dựa trên tình hình định hướng giá cả thị trường để tính toán vận dụng QLGT vào việc xây dựng kế hoạch. Do giá cả là hình thức biểu hiện riêng của giá trị, nhưng nó còn chịu sự tác động của các quy luật khác như quy luật cung cầu.

-          Thực tiễn:

+ Kết quả của việc vận dụng QLGT vào nc ta: Sau 15 năm thực hiển đổi mới nền KT, nc ta đã đạt đc những thành quả nhất định. GDP năm 1991 từ 139.634 tỷ đồng đã tăng lên 1.487 ngàn tỷ đồng vào năm 2008, tăng ~ 9,6 lần. về cơ cấu GDP theo ngành có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm tỷ trọng của khu vực nông-lâm-ngư nghiệp và tăng tỷ trọng khu vực CN-TM-DV. Năng lực cạnh tranh của nc ta trong những năm gần đây đã đc nâng cao, trình độ ng LĐ đc cải thiện đáng kể. về vấn đề dân số, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm nhiều. tổng số LĐ, việc làm tăng, cơ cấu LĐ có nhiều thay đổi theo hướng tích cực. đời sống nhân dân đc cải thiện đáng kể, xóa đói giảm nghèo đạt thành tích cao. Bên cạnh những mặt tích cực, QLGT vẫn còn biểu hiện những mặt tiêu cực, phân hóa giàu nghèo trong XH vẫn diễn ra mạnh mẽ và sâu sắc. vì vậy NN cần có những biện pháp phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực, cụ thể: BP phát huy tác động tích cực: Điều tiết khống chế quản lý vĩ mô nhằm khắc phục nhược điểm và những mặt tiêu cực của thị trường. Nâng cao sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập, quan tâm đầu tư hơn nữa vào nền giáo dục; BP hạn chế mặt tiêu cực: tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các DN (xác định hành lang phaps lý, hoàn thiện luật DN…), có các chính sách, quỹ phúc lợi, trợ cấp XH cho những đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#ktct